Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 24

Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 24

A.MỤC TIÊU :

 - Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định.

 - Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 +HS khá,giỏi: Phân biệt được những hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định.

 Lồng ghép GDKNS: Kĩ năng phê phán , đánh giá những hành vi đi bộ không đúng quy định .

B.CHUẨN BỊ :

 - Vở BT – Đạo đức.

 - Tranh BT 3 + 4 trang 35, 36.

 - Ba chiếc đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu đỏ, vàng, xanh, hình tròn đường kính 15 hoặc 20 cm.

C. Hoạt động dạy , học :

 

doc 46 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
œ & 
THỨ,NGÀY
TIẾT
MÔN DẠY
BÀI DẠY
THỨ HAI
14/2/2011
1
24
ĐẠO ĐỨC
BÀI: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH ( T2)
2
243
244
TẬP ĐỌC
BÀI 4 : BÀN TAY MẸ
THỨ BA
15/2/2011
1
245
CHÍNH TẢ
BÀI : BÀN TAY MẸ
2
24
TNXH
CÂY GỖ
3
246
TẬP VIẾT
TÔ C , an – at – bàn tay – hạt thóc .
4
93
TOÁN
LUYỆN TẬP
THỨ TƯ 16/2/2011
1
24
MĨ THUẬT
VẼ CÂY VẼ NHÀ
2
247
248
TẬP ĐỌC
BÀI 5: CÁI BỐNG
3
94
TOÁN
CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
THỨ NĂM
17/2/2011
1
24
THỦ CÔNG
CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT
2
249
250
CHÍNH TẢ
BÀI : CÁI BỐNG
3
251
TẬP VIẾT
TÔ D - Đ – anh – ach – giúp đỡ -sạch sẽ
4
95
TOÁN
LUYỆN TẬP 
THỨ SÁU
18/2//2011
1
96
TOÁN
TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
2
252
KỂ CHUYỆN
CÔ BÉ TRÙM KHĂN ĐỎ
3
253
254
 TẬP ĐỌC
BÀI 6 : VẼ NGỰA
 MÔN : ĐẠO ĐỨC ( Tiết 24 )
 BÀI : ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH ( Tiết 2)
A.MỤC TIÊU :
 - Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định.
 - Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 +HS khá,giỏi: Phân biệt được những hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định. 
Lồng ghép GDKNS: Kĩ năng phê phán , đánh giá những hành vi đi bộ không đúng quy định .
B.CHUẨN BỊ :
 - Vở BT – Đạo đức.
 - Tranh BT 3 + 4 trang 35, 36.
 - Ba chiếc đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu đỏ, vàng, xanh, hình tròn đường kính 15 hoặc 20 cm.
C. Hoạt động dạy , học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 I/ Ổn định: 
 II/ Bài cũ: 
 -Vừa qua đạo đức học bài gì ?
GV: Ở thành phố, đi bộ cần đi ở phần đường nào ? GV: Khi qua đường, cần đi theo sự chỉ dẫn nào ?
GV: Ở nông thôn, khi đi bộ đi ở phần đường nào ? Tại sao ?
 -GV nhận xét 
 III/ Bài mới:
 1.Giới thiệu :
 - Hôm nay chúng ta học bài : Đi bộ đúng qui định. 
 -GV ghi tựa bài
 2. Những hoạt động :
 +Hoạt động 1 : Làm BT 3.
- GV nêu yêu cầu BT 3: Con thử đoán xem điều gì có thể xảy ra với ba bạn nhỏ đi dưới lòng đường ? Nếu thấy bạn mình đi như thế, em sẽ nói gì với các bạn ?
- Các con quan sát tranh và dựa vào yêu cầu BT 3, các con thảo luận xem trong tranh các bạn đi thế nào ?
- Một số đôi lên trình bày.
- GV kết luận: Hai bạn đi trên vỉa hè đúng quy định; ba bạn đi dưới lòng đường là sai. Vì dưới lòng đường như vậy gây cản trở giao thông, có thể gây tai nạn nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. Nếu thấy bạn mình đi như thế, các em cần khuyên bảo các bạn đi trên vỉa hè, vì đi dưới lòng đường là sai quy định, rất nguy hiểm. 
Hát
- Đi bộ đúng quy định (T 1).
HS:.ở thành phố, cần đi trên vỉa hè. 
HS:theo sự chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch quy định.
HS: Ở nông thôn, cần sát lề đường, vì không có vỉa hè.
- HS đọc
- HS nêu lại yêu cầu BT 3 câu a. 
- HS thảo luận theo từng đôi ( 2 em ).
HS1: Bạn nào đi đúng quy định ? Vì sao ?
HS2: hai bạn đi đúng quy định. Vì đi trên vỉa hè phía bên phải.
- HS nhận xét.
HS1: Các bạn nào đi sai quy định ? Vì sao ? HS2: Ba bạn đi sai quy định. Vì đi dưới lòng đường .
- HS nhận xét.
HS1: Những bạn đi dưới lòng đường có thể gặp điều nguy hiểm gì ?
HS2: Những bạn đi dưới lòng đường như vậy có thể gây tai nạn nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
- HS nhận xét.
HS1: Nếu thấy bạn mình đi như thế, các em sẽ nói gì với các bạn.
HS2: Nếu thấy bạn đi như thế, em khuyên bạn đi trên vỉa hè.
- HS nhận xét.
THƯ GIÃN
 3.Hoạt động 2: Làm BT 4.
- GV nêu yêu cầu bài tập 4. 
a) Nối các tranh vẽ nhười đi bộ đúng quy định với “ khuôn mặt” tươi cười.
b) Trong những việc đó, việc nào em đã làm ? ( đánh dấu + vào ô vuông dưới tranh).
- Trong BT 4 có 8 tranh, các con quan sát, thảo luận xem tranh vẽ người nào đi đúng qui định thì nối tranh đúng đó với “ khuôn mặt” tươi cười và trong những việc làm ở tranh việc nào con đã thực hiện được thì đánh dấu + vào ố trống.
- Bây giờ các con ngồi gần lại để thảo luận.
GV: Tranh nào vẽ hình người đi bộ đúng quy định.
GV: Vậy các con nối 5 tranh đó vào khuôn mặt đang cười được không nào ?
GV: Ai nối sai 1 tranh, 2 tranh, 3 tranhai nối đúng hết.
 GV kết luận:
- “ Khuôn mặt” tươi cười nối với các tranh này đã đi bộ đúng quy định.
- Các bạn ở những tranh 5, 7, 8 thực hiện sai quy định về an toàn giao thông, có thể gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến tính mạng.
- Đi bộ đúng quy định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
GV: Đọc yêu cầu câu b: Trong những việc đó, việc nào em đã làm (đánh dấu vào ô trống dưới tranh).
GV: Trong những tranh đúng các con vừa nối, có việc nào con đã thực hiện làm thì đánh dấu vào ô trống dưới tranh.
- GV gọi HS đọc lại bài vừa làm.
Ÿ Các con đã làm xong rồi, để tập lên bàn, 1 chút cô sẽ chấm.
 Hoạt động 3: Trò chơi; “ Đèn xanh, đèn đỏ”.
- Các con đã hiểu bài rồi, giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “ Đèn xanh, đèn đỏ”.
+ Cách chơi:
GV làm mẫu – HS làm theo.
- Cô hô: Đèn xanh: Hai tay quay nhanh.
- Cô hô: Đèn vàng: Hai tay quay từ từ.
- Cô hô: Đèn đỏ: Tay không chuyển động.
. IV. Củng cố , dặn dò :
- Cô vừa dạy con học bài gì ?
- HS lấy vở bài tập trang 37.
- Cô HD các con đọc bài trang khung.
- GV đọc mẫu.
- Khi đọc cuối câu nghỉ hơi 1 chút.
 + Dặn dò:
- Các con đã học bài: “ Đi bộ đúng quy định” thì từ đây về sau các con phải thực hiện đúng luật đi đường để tránh tai nạn giao thông.
- Về nhà đọc lại bài trong khung.
- Xem trước tranh bài: “ Cảm ơn và xin lỗi” để tiết sau học cho tốt. 
Nhận xét tiết học
- HS thảo luận.
HS1: Tranh 1,vì 2 bạn đi trên vỉa hè phía bên phải. 
- 1 HS nhận xét.
HS2: Tranh 2, bạn qua đường theo tín hiệu giao thông đèn xanh, theo vạch quy định là đúng.
- 1 HS nhận xét.
HS3: Tranh 3: Hai bạn đi sát lề đường phía bên phải là đúng.
- 1 HS nhận xét.
HS4: Tranh 4: Xe và người đi bộ theo sự HD của chú công an và đi đúng luật giao thông.
HS5: Tranh 6: Cô giáo và HS đi qua đường đúng vạch quy định.
 - 1 HS nhận xét.
- HS nối.
- 2 HS đọc lại bài làm của mình cho cả lớp dò theo sửa.
- 1 HS nhận xét.
- HS giơ tay.
- 1 HS đọc câu b.
- HS làm bài.
- HS đọc lại số những tranh em đánh dấu.
- HS làm theo GV.
- Lớp trưởng lên điều khiển chơi vài lần (hô lộn xộn đèn).
HS: Đi bộ dúng quy định.
- HS dò theo.
- Cả lớp đọc bài, tổ, cá nhân.
****************************************
 MÔN : TẬP ĐỌC (Tiết 4 ) 
 BÀI : BÀN TAY MẸ (Tiết 1)
A.MỤC TIÊU :
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Yêu nhất, nấu cơm, rám nắng,
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK)
 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Tranh + bộ chữ.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GV
HS
I.Ổn định : Hát.
II.Bài cũ :
- Tiết TĐ trước đọc bài gì ?
- GV nhận xét 1 số nhãn vở.
- 2 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi.
GV: Bạn Giang viết những gì trên nhản vở?
GV: Bố Giang khen bạn ấy thế nào ?
- 2 HS đọc cả bài.
GV: Nhãn vở đã giúp các con trong học tập như thế nào ?
 -GV nhận xét
III.Bài mới :
 1.Giới thiệu :
 Hôm nay, cô HD các con đọc bài “ Bàn tay mẹ”.
 -GV ghi tựa bài.
 2. HD HS Luyện đọc:
 a. GV đọc mẫu lần 1: 
- GV treo tranh nói: Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ vì hằng ngày bàn tay đó nấu cơm, tắm cho em bé, giặt đồ, nên Bình yêu đôi bàn tay rám nắng, gầy gầy, xương xương của mẹ.
 b. HS luyện đọc.
+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ.
- Trong bài này có 1 số từ khó mà các con cần luyện đọc.
- GV đọc câu thứ nhất. 
- GV gạch: “Yêu nhất”. Gọi HS phân tích.
GV: Tại sao tiếng “ yêu” viết bằng y dài.
GV đọc tiếp và gạch chân “nấu cơm”. Gọi HS phân tích.
GV đọc tiếp và gạch chân “rám nắng”.
+ Rám nắng: Da bị nắng làm cho đen lại.
- Gọi HS phân tích: Rám nắng.
GV đọc tiếp và gạch chân “xương xương”.
+ Xương xương: Bàn tay gầy, nhìn rõ xương.
- Gọi HS phân tích: Xương xương.
 Ÿ Bảng cài:
- GV cài lên bảng vần “ yêu” hỏi:
GV: Cô cài vần gì ?
GV: Vần yêu được tạo nên từ những âm nào ?
GV: Cô cài âm nh, lấy vần gì ghép với âm nh và dấu gì để có tiếng “ nhất”.
- GV gắn bảng cài.
- Các con cái: yêu nhất.
- GV nhận xét.
Ÿ GV đọc nấu cơm, và cho HS phân tích.
 - GV nhận xét.
HS: Cái nhãn vở.
HS: Bạn Giang viết tên trường, tên lớp, họ và tên của mình vào nhãn vở.
HS: Bố Giang khen bạn tự viết được nhãn vở.
HS1: Nhãn vở giúp con biết quyển vở đó là vở toán, ĐĐ, TN-XH, Mĩ Thuật, hay Thủ Công.
HS2: Nhờ nhãn vở ta không nhầm lẫn vở của mình với vở của bạn.
 -HS đọc.
- nhất: âm nh ghép vần ât, dấu sắc trên a. (HS yếu)
HS: Vì không có âm đầu i viết bằng y.
- 3 HS đọc: yêu nhất. ( có HS yếu)
- 1 HS phân tích: nấu cơm.
- 3 HS đọc lại.
- 1 HS phân tích: rám nắng.
- 3 HS đọc lại.
- 1 HS phân tích: rám nắng.
- 3 HS đọc lại.
HS: yêu.
HS:tạo nên từ yê và u.
HS: âm nh ghép vần ât, dấu sắc trên âm â.
- Cả lớp đt: yêu nhất.
- HS gắn bảng cài.
- 1 HS phân tích tiếng nấu; 1 HS phân tích tiếng cơm.
- Cả lớp cài bảng tiếng nấu cơm.
- HS cất bảng cài.
THƯ GIÃN
 Ÿ Luyện đọc câu:
- Đọc theo dãy, mỗi dãy đọc câu ( 4 em ).
- Khi đọc ngắt giọng cho đúng dấu phẩy, dấu chấm.
- Cô mời dãy 1 đọc câu 1.
 dãy 2 đọc câu 2.
 dãy 3 đọc câu 3.
 dãy 4 đọc câu 4.
 dã ... ng cháu
 + Bà trông thấy con ngựa
 -HS nhận xét 
HS1:Người dẫn chuyện.
HS2:Em bé
HS3: Chị của bé
 -Các nhóm bắt đầu đọc bài
 -Cả lớp nhận xét
THƯ GIÃN
 b . Luyện nói:
 Đề tài : Bạn có thích vẽ không ?Bạn thích vẽ gì?
 -Gọi 2 HS lên làm mẫu
 IV.Củng cố dặn dò :
- Hôm nay học TĐ bài gì ?. 
 +Dặn dò : 
 - Về nhà đọc lại bài thật trôi chảy và lưu loát
 Nhận xét tiết học.
 Mẫu :
H: Bạn có thích vẽ không
T:Có
H:Bạn thích vẽ gì?
T:Tớ thích vẽ phong cảnh
HS: Vẽ ngựa .
*************************************
 MÔN : TOÁN ( TIẾT 94 )
 BÀI : TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
A. MỤC TIÊU:
 - Biết đặt tính, làm tính trừ nhẩm các số tròn chục ; biết giải toán có lời văn .
HS khá, giỏi làm bài 4 
B. CHUẨN BỊ:
 Các bó que tính.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
GV
HS
 I. ỔN ĐỊNH:
 II. BÀI CŨ:
GV: Tiết rồi ta học toán bài gì ?
 Đặt tính rồi tính 
 40 + 30 20 + 70 60 + 10 
- GV nhận xét.
 III. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu:
 Hôm nay cô dạy các con biết trừ các số tròn chục.
 -GV ghi tựa bài.
 2. Giới thiệu phép trừ các số tròn chục .
 Bước 1: Giới thiệu 50 – 20 = 30
- GV cho HS lấy 5 chục que tính.
- GV cài 50 que tính lên bảng cài.
GV: Con đã lấy bao nhiêu que tính ?
- GV cài 5 chục và viết 50 lên bảng . Con tách ra 20 chục que tính 
- GV rút hàng trên gắn xuống hàng dưới 2 chục que tính
GV: Các con vừa tách ra bao nhiêu que tính ?
- GV gắn 20 và viết cùng hàng 50
GV:Sau khi tách ra 20 que tính thì còn lại bao nhiêu que tính ?
GV:Con đã làm thế nào để biết điều đó ?
- Hãy đọc lại phép cộng ( GV chỉ bảng)
Kết luận: Để biết sau khi lấy ra 20 que tính thì còn lại bao nhiêu que tính, chúng a phải làm phép trừ: 50 – 20 = 30 
 Bước 2 : HD cách đặt tính 
- GV nêu: Vừa rồi chúng ta đã sử dụng que tính để tách ra kết quả. Bây giờ cô hướng dẫn cách đặt tính.
 -Viết 50 rồi viết 30 sao cho chục thẳng cột với chục , đơn vị thẳng cột với đơn vị , Viết dấu trừ 
 -Kẻ vạch ngang
 -Tính từ phải sang trái 
 0 trừ 0 bằng 0 viết 0
 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
 Vậy 50 – 20 = 30 
Hát
HS: Luyện tập.
- HS làm bảng con
- HS đọc.
- HS lấy 5 chục que tính .
HS: 50 que tính.
HS: tách ra 20 que tính. 
HS: 20 que tính.( HS khá , giỏi)
- Còn lại 30 que tính
- đếm , trừ ( HS yếu )
 -HS: 50 – 20 = 30
 -HS nhắc lại cách tính
THƯ GIÃN
 3. Luyện tập. 
 Bài 1 : 
GV: Đọc Yêu cầu bài 1.
- Khi thực hiện tính viết ta phải chú ý điều gì ?
- GV nhận xét.
 Bài 2: 
GV: Đọc Yêu cầu bài 2.
GV: Muốn tính 50 – 30 ? ta nhẩm : 5 chục – 3 chục = 2 chục
 Vậy : 50 – 30 = 20
Bài 3 : 
- Đọc bài toán.
GV: Đề toán cho biết gì ?
GV ghi bảng.
- Đề toán hỏi gì ?
- GV ghi bảng:
GV: Muốn biết có bao nhiêu cái kẹo ta làm phép tính gì ? 
 IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Tiết toán hôm nay học bài gì ?
+ Trò chơi: Tiếp sức
 Dặn dò:
- Về xem lại các bài tập cô vừa hướng dẫn .
- Xem trước: 
+ Nhận xét tiết học.
HS: Tính.
- Viết kết quả thẳng hàng với các số tròn chục và phép tính.
- HS làm bài.
-1 HS đọc và nhận xét.
-1 HS lên bảng sửa và đọc cách tính.
HS: Tính nhẩm.
- HS làm bài, đọc kết quả bài làm của mình.
- 1 HS đọc bài toán.
HS:Có 30 cái kẹo, thêm 10 cái kẹo.
- Có tất cả bao nhiêu cái kẹo .
HS: Phép tính cộng.
- HS làm bài.
- 1 HS lên bảng giải bài toán.
- HS sửa bài.
- Trừ các số tròn chục.
******************************************
 MÔN : KỂ CHUYỆN ( TIẾT 2 )
 BÀI : CÔ BÉ TRÙM KHĂN ĐỎ 
A.MỤC TIÊU :
 - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
 - Hiểu lời khuyên của câu chuyện:
 HS khá giỏi: Kể được 2 – 3 đoạn của câu chuyện.
 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Tranh minh họa 
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GV
HS
I.Ổn định : Hát.
II.Bài cũ :
- Tiết trước cô kể cho các con nghe chuyện gì?
- GV cho HS lấy SGK kể lại chuyện Rùa và Tho.û
GV: Ý nghĩa câu chuyện khuyên ta điều gì ?
- GV nhận xét.
III.Bài mới :
 1.Giới thiệu :
 - Hôm nay cô kể cho các con nghe câu chuyện: Cô bé trùm khăn đỏ.
- GV ghi tựa
 2. GV kể chuyện “ Cô bé trùm khăn đỏ”.
- GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1.
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ lên từng bức tranh.
HS: Rùa và thỏ.
- HS mở SGK/ 54.
HS xem tranh và kể lại câu chuyện ( 4 HS kể, mỗi em kể 1 nội dung tranh ).
HS:không nên kiêu ngạo, không chủ quan. 
 -HS đọc.
- HS nghe và nhớ.
THƯ GIÃN
 3. HD HS tập kể từng đoạn theo tranh.
- HS lấy SGK.
- Cô chia lớp thành 4 nhóm.
 Ÿ Nhóm 1 kể tranh 1.
 Ÿ Nhóm 2 kể tranh 2.
 Ÿ Nhóm 3 kể tranh 3.
 Ÿ Nhóm 4 kể tranh 4.
Tranh 1 – nhóm 1:
- Tranh vẽ gì ?
- Hãy đọc câu hỏi dưới tranh ?
Tranh 2 – nhóm 2:
- Khăn Đỏ gặp con gì trong rừng ?
- Khăn Đỏ bị chó Sói lừa như thế nào ?
Tranh 3 – nhóm 3:
- Sói đến nhà bà để làm gì ?
- Khăn Đỏ hỏi gì ? và Sói trả lời thế nào ?
Tranh 4 – nhóm 4:
- Bác thợ săn thấy gì lạ ?
- Bác đã làm gì ?
- Lúc này Khăn Đỏ làm gì ?
+ Thảo luận xong, từng tổ lên kể. 
 4. HD HS phân vai kể toàn truyện:
- GV tổ chức cho các nhóm thi kể.
- Mỗi nhóm 3 em đóng vai: Cô bé, Sói, người dẫn truyện.
- Lần 1: GV là người dẫn truyện, những lần sau HS dẫn truyện.
- GV nhận xét.
 5. Tìm hiểu ý nghĩa truyện.
GV: Câu chuyện khuyên các con điều gì ?
GV chốt ý: Khuyên chúng ta phải biết vâng lời cha mẹ, đi đến nơi về đến chốn, không la cà dọc đường, dễ bị kẻ xấu làm hại.
 IV.Củng cố dặn dò :
 - Hôm nay các con được nghe cô kể chuyện gì +Dặn dò : 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Xem trước tranh truyện “ Trí khôn”.
 Nhận xét tiết học.
- Mỗi nhóm thảo luận 1 tranh.
- HS thảo luận ở SGK.
- Vẽ mẹ giao bánh cho khăn đỏ.
-Khăn Đỏ được mẹ giao việc gì ?
- Kể lại nội dung bức tranh 1.
- Khăn Đỏ gặp chó Sói trong rừng.
- trong rừng có những hoa rực rỡ, chim hót véo von
- 1 HS kể lại nội dung tranh 2.
- Sói đến nhà bà để ăn thịt bà.
- Bà ơi, sao tai bà to thế ? Tai bà to để nghe cháu nói được rõ hơn
- Bà ơi, sao hôm nay tay bà to thế ? Tay bà to để bà ôm cháu được chặt hơn.
- Bà ơi, sao hôm nay mồm bà to thế ? Mồm bà to để ăn cháu được đễ hơn.
- 1 HS kể lại nội dung tranh 3.
- Nghe tiếng ngáy to.
- Bác rạch bung5 Sói ra.
- Khăn Đỏ ăn hận lắm và hứa từ nay phải nghe lời mẹ dặn, đi đâu không được la cà dọc đường.
- Mỗi tổ cử 1 bạn lên kể.
- 1 em kể lại toàn câu chuyện.
- Các nhóm thi kể.
- 1 HS nhận xét.
HS: Phải biết vâng lời cha mẹ đi đến nơi về đến chốn, không la cà đọc đường.
- Cố bé trùm Khăn Đỏ.
MÔN : SINH HOẠT LỚP (TIẾT 24 )
BÀI : QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ 
A. MỤC TIÊU:
 - Biết kính trọng và biết ơn Bà, mẹ, cô và chị.
Lồng ghép ATGT :Bài 6: Ngồi an toàn trên xa đạp và xe máy
B. CHUẨN BỊ:
 -Một số yêu cầu giao việc
 C.HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
GV
HS
 I. An toàn giao thông :
 1. Hoạt động 1 : Cho HS xemlại các hình ở SGK và trả lời câu hỏi:
 -Khi đi xe máy con phải làm gì ?
-Lên xe từ bên nào ?
- Khi ngồi trên xe máy cần lưu ý điều gì ?
* GV chốt lại:
 2. Hoạt động 2:Thực hành lên xuống xe
-Cho HS ra sân	
-GV ngồi trên xe và HS sẽ thực hành lên xuống xe
*GV chốt lại : 
 3. Hoạt động 3: Thực hành đội mũ bảo hiểm
- Làm mẫu đội mũ bảo hiểm đúng thao tác ( 2 lần)
-Sau đó cử 3 em 1 nhóm lên thực hiện 
- Nhận xét
* GV chốt lại:
 II. Sinh hoạt lớp :	
 1. Kiểm điểm công việc tuần qua.
 - Yêu cầu các tổ báo cáo kết quả theo dõi nếp “ Đối xử tố với bạn.” tuần trước.
 -Mấy bạn vi phạm ?
 -Bạn nào không vi phạm ?
 -Yêu cầu các tổ còn lại báo cáo kết quả
 -GV nhận xét
 -Tuyên dương
 -Nhắc nhở
 2.Công việc thực hiện :
 - Hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt nếp “ Quý trọng phụ nữ”.
 -GV ghi tựa bài
 -Yêu cầu HS thảo luận:
GV: Những ai là phụ nữ ?
GV: Vì sao phải quý trọng phụ nữ ?
GV: Kính trọng và yêu quý bà, mẹ, cô các con phải làm gì ?
GV: Nói là quý trọng phụ nữ như bà, mẹ, cô, chịVậy thì các con có xem thường ông, bà và thầy giáo, anh mình không ?
GV: Các con có biết ngày 8/3 là ngày gì ?
GV: Vào ngày này các con cần làm gì ?
- Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận:
 3.Công việc tuần tới :
 + Giao việc :
 -Tổ trưởng theo dõi các bạn tổ mình xem đã thực hiện tốt nếp vừa sinh hoạt chưa ?
 -Tiết sau báo cáo kết quả cho cô 
+ Dặn dò:
 - Các con nên thực hiện tốt nếp vừa sinh hoạt. 
Nhận xét tiết sinh hoạt lớp
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Đội mũ bảo hiểm
-Bên trái
- Ngồi ngay ngắn
-HS ra sân
- Vài em thực hành
- Quan sát
-3 em lên
-Nhận xét
 - Tổ trưởng từng tổ báo cáo.
-..đứng dậy
 - ..đứng dậy
-Các tổ khác bổ sung , góp ý
 -Vỗ tay
-Bà, mẹ, cô, dì, chị.
-Vì bà, mẹ, côlà những người rất vất vả và nuôi nấng, chăm sóc, dạy các con nên người tốt.
-chăm ngoan biết nghe lời mẹ, bà và cô,chăm học, chăm làm.
 -Không xem thường.
HS: Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
HS: cần chăm học, chăm làm, vâng lời bà, mẹ, cô, học được điểm 10 để tặng mẹ và cô.
- HS nêu
 -Tổ trưởng nhận nhiệm vụ và làm tốt công việc của mình.
***********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc