Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp

Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

NĂM HỌC 2010-2011

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động không thể thiếu trong quy trình thực hiện mục tiêu đào tạo; là cầu nối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội đồng thời là phương tiện phát huy mọi nguồn lực làm tôt công tác giáo dục học sinh trong nhà trường.

Xác định rõ đây là một hoạt động giáo dục cơ bản thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức góp phần hình thành nhân cách của HS, năm học 2010-2011 trường TH Gio Mỹ số 1 đề ra kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp như sau:

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG.

- cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tương đối dầy đủ phục vụ cho việc dạy và học .

-Phòng học đủ .

- Tổng số học sinh 198 emđược chia làm 10 lớp.

1. Thuận lợi:

Đa số học sinh có tinh thần học tập tốt, chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi.

2. Khó khăn:

Các em là học sinh nông thôn nên còn rụt rè chưa mạnh dạn vì vậy khó khăn trong viêc sinh hoạt tập thể, ngoại khóa.

Một số học sinh còn có hoàn cảnh gia đình còn khó khăn.

Địa bàn dàn trải trường chia 2 điểm trường nên việc tổ chức các hoạt động ít nhiều còn gặp khó khăn.

B. MỤC TIÊU:

- Tổ chức các hoạt động theo hình thức hoạt động mới để học sinh làm quen với phương pháp hoạt động chủ động phù hợp với mục tiêu đào tạo mới.

- Nội dung hoạt động cơ bản bám sát nội dung hoạt động Đội các cấp, theo chương trình rèn luyện đội viên và các nội dung giáo dục truyền thống (kỷ niệm các ngày lễ lớn, truyền thống trường, quê hương .) hằng năm cũng như các vấn đề bức thiết đối với học sinh như: An toàn giao thông, quyền trẻ em, Tai nạn thương tích .

- Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học ở trên lớp; tạo điều kiện thuận lợi để các em làm quen với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội ; giúp các em có cơ hội liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống .

- Làm quen và tập luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết của học sinh TH như: kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm, kỹ năng giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động tập thể .

- Có thái độ đúng đắn, có tình cảm tích cực thể hiện ở sự hứng thú với hoạt động, được góp sức lực, khả năng của mình vào hoạt động của tập thể.

 

docx 12 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT GIO LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH GIO MỸ SỐ 1 Độc lập - Tự do - hạnh phúc
Số: 01- KH/ĐTNTP Gio Mỹ, ngày 20 tháng 09 năm 2010
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
NĂM HỌC 2010-2011
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động không thể thiếu trong quy trình thực hiện mục tiêu đào tạo; là cầu nối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội đồng thời là phương tiện phát huy mọi nguồn lực làm tôt công tác giáo dục học sinh trong nhà trường.
Xác định rõ đây là một hoạt động giáo dục cơ bản thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức góp phần hình thành nhân cách của HS, năm học 2010-2011 trường TH Gio Mỹ số 1 đề ra kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp như sau:
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG.
- cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tương đối dầy đủ phục vụ cho việc dạy và học .
-Phòng học đủ .
- Tổng số học sinh 198 emđược chia làm 10 lớp.
1. Thuận lợi:
Đa số học sinh có tinh thần học tập tốt, chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi.
2. Khó khăn:
Các em là học sinh nông thôn nên còn rụt rè chưa mạnh dạn vì vậy khó khăn trong viêc sinh hoạt tập thể, ngoại khóa.
Một số học sinh còn có hoàn cảnh gia đình còn khó khăn.
Địa bàn dàn trải trường chia 2 điểm trường nên việc tổ chức các hoạt động ít nhiều còn gặp khó khăn.
B. MỤC TIÊU:
- Tổ chức các hoạt động theo hình thức hoạt động mới để học sinh làm quen với phương pháp hoạt động chủ động phù hợp với mục tiêu đào tạo mới.
- Nội dung hoạt động cơ bản bám sát nội dung hoạt động Đội các cấp, theo chương trình rèn luyện đội viên và các nội dung giáo dục truyền thống (kỷ niệm các ngày lễ lớn, truyền thống trường, quê hương ...) hằng năm cũng như các vấn đề bức thiết đối với học sinh như: An toàn giao thông, quyền trẻ em, Tai nạn thương tích ...
- Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học ở trên lớp; tạo điều kiện thuận lợi để các em làm quen với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội ; giúp các em có cơ hội liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống .
- Làm quen và tập luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết của học sinh TH như: kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm, kỹ năng giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động tập thể ...
- Có thái độ đúng đắn, có tình cảm tích cực thể hiện ở sự hứng thú với hoạt động, được góp sức lực, khả năng của mình vào hoạt động của tập thể.
C. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 
I . Hoạt động giáo dục đạo đức
- Tham gia các hoạt động tại địa phương như: Chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ, tham gia các chương trình từ thiện, nhân đạo thông qua tổ chức hội Chữ thập đỏ trong nhà trường .
- Chú trọng việc xây dựng nếp sống văn hoá trong nhà trường trên cơ sở phát huy tốt vai trò của đội tự quản, vai trò của ban cán sự lớp, ban chỉ huy liên, chi đội.
- Tổ chức tuyên truyền nội quy quy chế của nhà trường thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi sinh hoạt và bằng các phương tiện truyền thông trong trường. 
- Tổ chức tìm hiểu lịch sử địa phương thông qua các hội thi dưới dạng như thi đố vui để học.
- Tổ chức cho học sinh biết và phát huy giá trị di tich văn hóa, lịch sử đia phương qua việc chăm sóc và giả ngoại giếng thủy cổ
II. Hoạt động học tập
- Khai thác tối đa tiềm năng về CSVC của nhà trường đặc biệt là các phương tiện thiết bị mới để học sinh nhanh chóng làm quen như sử dụng máy chiếu, băng đĩa ... trong các hoạt động ngoại khoá.
- Thành lập các nhóm sinh hoạt học tập trên cơ sở rèn luyện theo các chương trình hoạt động đội .
- Thành lập các câu lạc bộ văn học, toán học, nhà sử học nhỏ tuổi. Tổ chức các hội thi để kích thích hoạt động của học sinh.
- Tổ chức các chương trình giao lưu các hội thi để học sinh học tập như: “Rung chuông vàng”, Giao lưu đố vui học giỏi, hội thi mỹ thuật
- Thường xuyên chú trọng công tác kiểm tra việc hoạc tập của hoạc sinh ở trường củng như ở nhà
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 Mục tiêu:
- Mở rộng và nâng cao hiểu biết cho HS trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
- Rèn các kĩ năng: giao tiếp ứng xử, tổ chức quản lí và tham gia hoạt động tập thể. Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả với tư cách là chủ thể hoạt động
- Củng cố phát triển các hành vi, thói quen trong học tập, lao động, công tác xã hội.
- Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động; Hình thành tình cảm và niềm tin trong cuộc sống.
 Đặc điểm tâm sinh lí của HS THCS:
       - Có sự thay đổi về tâm sinh lí
      - Khó bảo, biểu hiện nửa trẻ con, nửa người lớn về thái độ lẫn hành vi. 
      - Muốn tự khẳng định mình nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống.
Định hướng của chương trình NGLL:
- Lựa chọn các hình thức hoạt động đa dạng nhằm thỏa mãn nhu cầu của các em nhưng phải bám sát mục tiêu.
- Cho các em chủ động xây dựng kế hoạch, tự bàn bạc và tìm ra biện pháp thực hiện để tiến hành hoạt động.
- Hướng dẫn các em tự đánh giá kết quả, rút ra những hạn chế cần khắc phục.
Phương châm của chương trình NGLL:
- “ Trò tự thiết kế - Tự thi công” dưới sự cố vấn của GVCN
- Sự tham gia của GVCN sẽ giảm dần theo từng khối lớp
              Khối 6:  Giáo viên hỗ trợ 100% 
                      Khối 7:  80% 
     Khối 8:  Giáo viên hỗ trợ 60% 
                  Khối 9: 30%
 - BGH sắp xếp TKB sao cho cả khối hoặc cả trường cùng sinh hoạt chung một giờ để tiện quản lí và không khí sinh hoạt thêm phần hào hứng sôi nổi.
Nhung yeu cau chung:
- Đa dạng hóa các hình thức HĐNGLL: khắc phục tính đơn điệu lập đi lập lại vài hình thức đã quá quen thuộc với HS.
- Nắm vững nội dung hoạt động tháng, cụ thể hóa thành nội dung hoạt động tuần.
- Lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung tuần.
- Phát huy tính tích cực của HS.
- Tăng cường vận dụng các thiết bị phục vụ cho hoạt động như máy vi tính, projector
- Bước 1: Chuẩn bị hoạt động.
+ Lựa chọn nội dung và hình thức hoạt động.
      + Xây dựng kế hoạch.
      + Giao nhiệm vụ cho từng thành viên.
- Bước 2: Tiến hành và kết thúc hoạt động.
- Bước 3: Đánh giá kết quả hoạt động.
Nhận xét về ý thức, tinh thần thái độ tham gia hoạt. động của HS. Cần chú ý tuyên dương những học sinh nhút nhát, học yếu nhưng thể hiện khá tốt trong khi tiến hành họat động.
Các phương pháp tổ chức:\
 - Phương pháp thảo luận.
 - Phương pháp diễn đàn.
  - Phương pháp Câu lạc bộ.
- Phương pháp trò chơi    .
- Tổ chức hội thi   
  - Tổ chức hoạt động giao lưu.
A/ NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GDNGLL TRONG TRƯỜNG THPT
I. Khái niệm
-Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
- Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp (theo chương trình, kế hoạch dạy học). Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc.
II. Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục 
Theo cách chia hiện nay, hoạt động giáo dục trong nhà trường được chia thành 2 bộ phận:
- Hoạt động dạy học trên lớp.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Mỗi bộ phận đều có vị trí chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều góp phần tích cực trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
2.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ giữa nhà trường với xã hội
- Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình đối với cuộc sống. Ở mỗi địa phương trên địa bàn quận, huyện, thị xã đều có một hoặc nhiều trường THPT. Nhà trường thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như lao động xã hội, văn hóa văn nghệ, lao động sản xuất để phục vụ cuộc sống, xã hội, gắn nhà trường với địa phương.
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng cả về mặt vật chất và tinh thần nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục nói chung.
III. Chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
1. Củng cố, bổ sung kiến thức các bộ môn văn hóa, khoa học
Trong trường THPT, việc dạy học trên lớp được tiến hành theo chương trình, kế hoạch của Bộ GD-ĐT ban hành. Vì thế, trong khuôn khổ thời gian có hạn, việc mở rộng, khắc sâu kiến thức gặp nhiều khó khăn. Những hoạt động ngoài giờ lên lớp như sinh hoạt tổ, nhóm học tập, dạ hội, câu lạc bộ sẽ góp phần của cố, mở rộng những kiến thức đã học ở trên lớp.
2. Trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng và thiên hướng nghềnghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, với thiên nhiên và môi trường sống.
3. Thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho họcsinh hòa nhập vào đời sống xã hội.
4. Phát huy tác dụng của nhà trường đối với đời sống, tạo điều kiện để huy độngcộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục.
IV. Tính chất của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
1.Bình diện hoạt động rộng
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động phong phú, đa dạng. Nó diễn ra trong nhà trường với những hoạt động: hoạt động vệ sinh hàng ngày, hàng tuần trong nhà trường, hoạt động của đội ngũ cờ đỏ theo dõi các hoạt động của mỗi lớp, hoạt động thể dục giữa giờ giúp các em học sinh thư giãn cơ bắp, thay đổi hoạt động, hoạt động ca hát, báo trí, nhóm cán sự Tất cả hoạt động trên nhằm phục vụ cho việc nắm tri thức khoa học trên lớp và giáo dục kỷ luật, nề nếp cho học sinh.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng có thể diễn ra ngoài nhà trường như sinh hoạt câu lạc bộ, nhà văn hóa, hoạt động lễ hội, tham quan, thưởng thức các loại hình nghệ thuật, vệ sinh đường phố, lao động công ích nhằm giúp học sinh củng cố, khắc sâu, mở rộng tri thức, có điều kiện giao lưu, hòa nhập với đời sống xã hội, gắn “học với hành”.
- ...                        (ngoài ngân sách+ CĐ)
          -02 lẳng hoa                                                               (Đội + HC mẹ)
          -Trang phục văn nghệ                                                  (Đội)
          -Bồi dưỡng HS diễn Văn nghệ.                                      (ngoài ngân sách)
          -Làm giấy khen +khung.                                               (ngân sách)
          -Chụp hình                                                                  (ngân sách)
6/Nội dung và hình thức sinh hoạt trong buổi lễ: 
+ Văn nghệ chào mừng-                                                                       -Thìn + Điệp.
+ Ổn định tổ chức- Nghi thức thường lệ - HS dâng hoa,chúc mừng           - Điệp +Huyên
+ Diễn văn kỷ niệm 20/11 của Hiệu trưởng.                                            -Túc
+ Điều hành phát thưởng                                                                     -Anh. 
+ Phát biểu của đại diện CB,GV đã nghỉ hưu. 
+ Văn nghệ phụ diễn (các tiết mục chọn lọc Hội diễn văn nghệ của Đoàn TN, các tiết mục của CBGV trong trường, các tiết mục văn nghệ của các đơn vị kết nghĩa). 
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ: 
Phó ban HĐNGLL chỉ đạo thực hiên:
        -Nghi thức thường lệ.
        -Tập lại các bài trống thật tốt.
        -Kiểm tra lại các bộ trang phục Đội đã có (Giặt ủi sắp xếp để nhà trường kiểm tra)
        -Kiểm ta, sắp xếp lại các dụng cụ trống, cờ, băng rôn... để nhà trường kiểm tra.
        -Luyện tập chương trình văn nghệ phụ diễn: các tiết mục phải được chọn lọc thật kỷ, nhà trường tổ chức duyệt vào 15/11. 
        -VP kết hợp Trưởng ban HĐNGLL, Kế toán: lập kế hoạch hoạt động, dự trù kinh phí hoạt động cấp trường. trang trí, khánh tiết các hoạt động. 
Lập danh sách mời đại biểu tham dự. Phối hợp công tác tổ chức, phục vụ cơ sở vật chất cho các hoạt động trong toàn trường. 
       -Ban HĐNGLLtổ chức tuyên truyền; theo dõi và phối hợp tổ chức các hoạt động với các bộ phân,
       -Đoàn TN – Đội TNTP: Tăng cường chỉ đạo và thực hiện tốt các hoạt động theo kế hoạch của Đoàn, động viên đội viên thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, phối hợp với Chưyên môn tổ chức tốt các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra. Chỉ đạo Đội Cờ đỏ làm tốt công tác theo dõi nề nếp học tập, sinh hoạt, rèn luyện. 
       -Các Tổ chuyên môn: Chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động cấp Tổ theo kế hoạch của PHT; động viên và quản lý CBCC của Tổ tham gia các hoạt động chung của nhà trường. 
       - KT-TV: chuẩn bị kinh phí để hoạt động (mời cô Thu, thầy Năm tham gia xây dựng kế hoạch tài chính phục vụ 20/11 vào chiều 5/11/2011).
        Đảm bảo kinh phí theo quy chế chi tiêu nội bộ cho các hoạt động theo kế hoạch đã được lãnh đạo nhà trường đồng ý. 
      -Thư viện: tổ chức tốt công tác giới thiệu sách, phục vụ sách cho ban đọc thuộc chủ điểm 20/11.
                                                                                                                                       H
Cấu trúc thiết kế hoạt động
 TÊN CHỦ ĐIỂM THÁNG
Tên hoạt động:
(Số tiết)
I/ Mục tiêu 
1.Về kiến thức
2. Về kĩ năng
3. Về thái độ (nếu có)
II/ Các KNS có liên quan 
III/ Các PP/KTDH tích cực được sử dụng
IV/ Tài liệu và phương tiện 
(Chỉ ghi tên phương tiện,  ND cụ thể sẽ được trình bày cụ thể trong phần Tư liệu cuối bài soạn. 
VD:Hai trường hợp điển hình (để sử dụng trong HĐ 2)
Phiếu giao việc cho các nhóm (để sử dụng trong HĐ 3)
V/ Tiến trình hoạt động (4 giai đoạn)
          1.Khám phá (Mở đầu)
          2.Kết nối (Phát triển)
                             HĐ 1: .
                             HĐ 2:
                             .
          3.Thực hành/luyện tập (Luyện tập/củng cố)
                             HĐ 3:
                             HĐ  4 :
          4. Vận dụng (Hoạt động tiếp nối)
          (Chú ý: Ghi rõ tên bốn giai đoạn, 
          Mỗi giai đoạn, có thể gồm nhiều hơn một hoạt động và nên đánh số HĐ nối tiếp nhau giữa các giai đoạn)
VI/ Tư liệu :
 (Ghi rõ ND các phiếu bài tập cá nhân, phiếu giao việc cho các nhóm, các tình huống, các trường hợp điển hình,)
Chủ điểm tháng 9 - Hoạt động 3
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
    Sau hoạt động học sinh có khả năng:
-  Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau hai năm học tập và rèn luyện.
-  Biết trân trọng những truyền thống đó.
- Biết xây dựng kế hoạch phấn dấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.
II. CÁC KNS CƠ BẢN GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống nhà trường.
- KN xác định/tìm kiếm các lựa chọn để phát huy truyền thống nhà trường.
- KN lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của bạn khác về phát huy truyền thống nhà trường.
- KN trình bày  ý tưởng về việc giữ gìn, thực hiện và phát huy truyền thống nhà trường
III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Bản đồ tư duy.
- Thảo luận .
- Biểu đạt sáng tạo.
- Hỏi và trả lời.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà HS cần học tập, giữ gìn và phát huy như :
+ Truyền thống học tập  : Những gương HS giỏi; HS vượt khó vươn lên; HS đạt các giải thưởng trong các kì thi HS giỏi các cấp; HS đã ra trường thành đạt; những gương học tập tốt, rèn luyện tốt của lớp; ...  
+ Các truyền thống tốt đẹp khác : Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; xây dựng tập thể vững mạnh; rèn luyện đạo đức; tôn sư trọng đạo; ...
+ Truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục của trường, của lớp : văn nghệ; thể dục thể thao; rèn luyện sức khoẻ; đền ơn đáp nghĩa; ...
- Một số câu hỏi thảo luận.
- Các tiết mục văn nghệ.
- Giấy A0, bút lông.
- Các phiếu học tập.
- Hồ dán.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Khám phá 
- Xây dựng bản đồ tư duy :
+ Người điều khiển treo lên bảng 2 tờ giấy A0 : ở tâm điểm một tờ viết chữ “Truyền thống trường ta”, tờ kia viết “Truyền thống lớp ta”.
+ Phát cho mỗi HS một tờ phiếu nhỏ màu sắc khác nhau, yêu cầu một nửa số HS viết tên các truyền thống của trường, một nửa viết tên các truyền thống của lớp. Mỗi HS chỉ được viết tên 1 truyền thống vào tờ phiếu của mình, viết to, rõ (Ví dụ : Truyền thống học giỏi; Truyền thống đoàn kết; ...) .
+ HS lên dán vào xung quanh tâm điểm “Truyền thống của trường” và “Truyền thống của lớp” các phiếu đã viết tên truyền thống.
+ Người điều khiển cho một, hai HS lần lượt lên đọc to các phiếu ở mỗi bên sau khi đã loại bỏ đi những phiếu trùng nhau.
- Như vậy, chúng ta đã có một bức tranh khái quát về truyền thống của lớp và của trường. Hoạt động tiếp theo sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn các truyền thống và tiếp tục bổ sung thêm các truyền thống của trường và của lớp.
2. Kết nối
* Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
- Người điều khiển chia mỗi tổ thành một nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và bút dạ.
- Mỗi nhóm làm việc với 1 hoặc 2 câu hỏi. Câu hỏi được biết sẵn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm.
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0.
- Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp.
* Hoạt động 2 : Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm (với các hình thức do các nhóm sáng tạo).
- Khi một nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó; có thể tranh luận khi cần thiết.
- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời GV cho ý kiến.
- Tiếp tục, người điều khiển nêu câu hỏi chung cho cả lớp thảo luận.
   Câu hỏi : Theo bạn, HS chúng ta phải làm thế nào để giữ gìn, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp? (Cần nêu rõ các ý tưởng/biện pháp).
- Cho HS suy nghĩ và động viên các em xung phong biểu đạt ý kiến của mình.
- Cuối cùng người điều khiển kết luận.
* Hoạt động 3 : Văn nghệ ca ngợi truyền thống của lớp, của trường.
- Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm, ...
- Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp trình diễn một số tiết mục văn nghệ.
- Các tiết mục văn nghệ cần đa dạng về hình thức, biểu đạt sáng tạo xoay quanh nội dung ca ngợi vẻ đẹp tuổi học trò, vẻ đẹp nhà trường, truyền thống tốt đẹp của nhà trường ... 
3. Thực hành/luyện tập 
  * Hoạt động 4 : Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường
- Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ. Bản kế hoạch được trình bày trên giấy khổ to A0. 
- Các tổ tổ chức thảo luận để ra được bản kế hoạch của tổ.
- Các bản kế hoach các tổ được treo lên trên bảng.
- Mời đại diện của các tổ  trình bày kế hoạch hành động của tổ để xây dựng, phát huy các truyền thống tốt dẹp.
- Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến bổ sung hoặc góp ý cho kế hoạch của tổ bạn.
- Người điều khiển mời GVCN nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của các tổ. Sau đó GV nhấn mạnh các bản kế hoạch đã thể hiện ý chí của mọi HS, của cả lớp để xây dựng, giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp ta, của trường ta. 
4. Vận dụng 
      GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy nghĩ về bản kế hoạch của tổ mình. Từ đó mỗi HS hãy xây dựng kế hoạch cá nhân tuỳ thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản thân (ví dụ như khả năng học toán, ngoại ngữ, thể thao, văn nghệ, ...) phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy các điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.
VI. TƯ LIỆU
1. Một số câu hỏi tham khảo dùng cho Hoạt động 1
- Bạn hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của nhà trường mà bạn thấy cần phải  giữ gìn và phát huy?
- Theo bạn, lớp ta đã xây dựng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nào?
- Bạn hãy kể chuyện về một gương tốt trong trường hoặc trong lớp mà bạn thấy cần phải học tập?
- Theo bạn, do đâu mà trường ta có được những truyền thống tốt đẹp đó?
- Bạn hãy kể những tấm gương tiêu biểu mà bạn biết về những HS hoặc thầy cô giáo đã có công xây dựng, vun đắp cho truyền thống tốt đẹp của nhà trường?
2. Gợi ý mẫu kế hoạch của tổ dùng cho hoạt động 4
    Bản kế hoạch phấn đấu của tổ : (tên tổ)

Tài liệu đính kèm:

  • docxtham khao.docx