Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 24

Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 24

I. MỤC TIÊU:

- Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Bàn tay mẹ. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương Ngắt nghỉ hơi sau dấu hai chấm, dấu phẩy.

- Ôn các vần am, at. Học sinh tìm được tiếng có vần an trong bài. Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần an, at.

- Hiểu: Hiển nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý biết ơn mẹ.

- Học sinh chủ động nói theo chủ đề: trả lời câu hỏi theo tranh.

 

doc 39 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24: Thứ hai ngày 23 tháng 02 năm 2004
	Chào Cờ
	Tiết 1: 	 SINH HOẠT LỚP
	------------------------------------------------
	Tiết 2: 	Môn:	 Tập Đọc
	 	 Bài: BÀN TAY MẸ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Bàn tay mẹ. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương Ngắt nghỉ hơi sau dấu hai chấm, dấu phẩy.
Ôn các vần am, at. Học sinh tìm được tiếng có vần an trong bài. Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần an, at.
Hiểu: Hiển nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý biết ơn mẹ.
Học sinh chủ động nói theo chủ đề: trả lời câu hỏi theo tranh.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK.
Học sinh: Bộ chữ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên chấm nhãn vở làm của học sinh.
- Giáo viên cho học sinh viết: bàn tay, hằng ngày, yêu nhất, làm việc, rám nắng.
- Giáo viên nhận xét, ghi vở.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Giáo viên treo tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Giáo viên ghi tựa bài.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó và tìm hiểu nghĩa.
- Phương pháp: Trực quan–Đàm thoại.
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1: giọng chậm, nhẹ nhàng.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Luyện đọc các tiếng, từ ngữ yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương.
- Giáo viên giải nghĩa từ: rám nắng, xương xương.
- Luyện đọc câu.
- Luyện đọc đoạn, bài.
- Thi đọc trơn cả bài.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn lại các vần an-at.
- Mục tiêu: Tìm tiếng, câu có chứa vần đó.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
a. Tìm tiếng có vần an trong bài.
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần n, at.
- Giáo viên cho học sinh đọc câu mẫu SGK.
- Thảo luận tìm tiếng chứa vần an, at.
- Giáo viên cho học sinh trình bày. Giáo viên ghi bảng các từ ngữ.
- Giáo viên cho viết vào vở BT.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- Học sinh làm vở.
- Viết bảng con.
- Học sinh đọc bảng lớp 3 – 5 em CN – ĐT.
- Phân tích tiếng khó.
- Học sinh đọc từ.
- Mỗi câu 2 học sinh đọc.
- Mỗi bài ĐT một câu.
- 3 Học sinh đọc đoạn 1.
- 3 Học sinh đọc đoạn 2.
- 3 Học sinh đọc đoạn 3.
- Mỗi tổ cử một bạn.
- Học sinh đọc, học sinh chấm điểm.
- Học sinh tìm đọc và phân tích tiếng có vần an.
- Học sinh đọc.
- Chia thành 4 nhóm thảo luận.
- Học sinh đọc đồng thanh.
- Học sinh làm VBT.
Tiết 3: 	 Môn:	 Tiếng Việt
 	 Bài: BÀN TAY MẸ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Bàn tay mẹ. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương Ngắt nghỉ hơi sau dấu hai chấm, dấu phẩy.
Ôn các vần am, at. Học sinh tìm được tiếng có vần an trong bài. Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần an, at.
Hiểu: Hiển nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý biết ơn mẹ.
Học sinh chủ động nói theo chủ đề: trả lời câu hỏi theo tranh.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK.
Học sinh: Bộ chữ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Các hoạt động: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và nội dung luyện nói.
- Phương pháp: Luyện tập.
a. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
Đọc đoạn 1, 2: Bàn tay mẹ đã làm gì cho chị em Bình?
Đọc đoạn 3: bàn tay mẹ Bình như thế nào?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
b. Luyện nói:
- Đề bài: Trả lời câu hỏi theo tranh.
- Giáo viên yêu cầu quan sát tranh, đọc câu mẫu.
- Giáo viên khuyến khích học sinh hỏi những câu khác.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố: 
- Giáo viên gọi học sinh đọc toàn bài.
- Vì sao bàn tay mẹ lại trở nên gầy gầy, xương xương?
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tập đọc bài Cái Bống.
- Học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi.
- 3 Học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh thực hành hỏi đáp theo mẫu.
- 1 – 2 Học sinh đọc.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------------------
	Tiết 4: 	Môn:	 Đạo Đức
	 Bài: ĐI BỘ ĐÚNG QUI ĐỊNH (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu phảo đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường, qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch qui định.
Kĩ năng: Đi bộ đúng theo qui định là bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người.
Thái độ: Giáo dục học sinh thực hiện đi bộ đúng theo qui định.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đèn hiệu, các điều 3, 6, 18, 36 công ước quốc tế.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: (4’)
- Ở thành phố phải đi ở phần đường nào?
- Ở nông thôn, đi bộ đi ở phần đường nào? Tại sao?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: làm BT3.
 - Mục tiêu: Bước đầu biết luật đèn trên đường và luật của người đi bộ.
 - Phương pháp: Trực quan – Thảo luận.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vả thảo luận.
Bạn nhỏ trong tranh có đi bộ đúng quy định không?
Điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?
- Giáo viên mời từng đội lên trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp bổ sung và trả lời:
Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình như thế?
- Giáo viên kết luận: Đi dười lòng đường là sai qui định, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Hoạt động 2: Làm BT4.
- Mục tiêu: Biết giữ luật đem lại an toàn cho mình và cho người khác.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên giải thích yêu cầu bài tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện.
- Giáo viên kết luận:
Tranh 1, 2, 3, 4, 6: Đúng qui định.
Tranh 5, 7, 8: Sai qui định.
- Đi bộ đúng qui định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
Hoạt động 3: Trò chơi: Đèn xanh – Đèn Đỏ.
- Mục tiêu: Rèn luật giao thông qua trò chơi.
- Giáo viên tổ chức học sinh xếp thành 2 hàng khi đưa đèn đỏ thì dừng lại. Khi đưa dèn xanh thì đi nhanh.
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố:
- Đọc bài thơ cuối bài.
- Dặn dò.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài 12.
Hát 
- Học sinh: Đi sát lề đường.
- Trên vỉa hè.
- Học sinh thảo luận nhóm 2 bạn theo câu hỏi gợi ý.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp thảo luận bổ sung và trả lời.
- Học sinh xem tranh và tô màu vào những tranh đảm bào đi bộ an toàn.
- Học sinh nối tranh với bộ mặt cười.
- Học sinh xếp hàng.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Thứ ba ngày 24 tháng 02 năm 2004	
Tiết 1: 	Môn: 	 Tập Viết
	 	 Bài:	 TÔ CHỮ HOA C
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh tô đúng và đẹp các chữ A, Ă, Â.
Kĩ năng: Viết đúng và đẹp các vần an, at, các từ ngữ: mái trường, điều hay. Viết theo chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét.
Thái độ: Giáo dục học sinh rèn chữ giữ vở.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Chữ hoa, các từ ngữ.
Học sinh: Vở tập viết.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Nhận xét bài tô mẫu chữ B.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Tập tô chữ C hoa.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn tô chữ hoa, nắm các nét.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên treo chữ mẫu:
C C C
- Giáo viên treo bảng con viết chữ C hoa và hỏi gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
- Giáo viên vừa viết vừa nêu qui trình viết chữ hoa C. 
- Yêu cầu viết bảng con.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng, giảng từ.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh đọc các vần và từ ngữ.
- Giáo viên đưa vần, từ mẫu.
an at
bàn tay
hạt thóc
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Hướng dẫn viết vở, rèn chữ viết đúng đẹp, chính xác độ cao.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên cho các em tô chữ C và tập viết các vần, từ ngữ ở vở tập viết.
- Giáo viên quan sát hướng dẫn học sinh cách cầm bút và tư thế ngồi.
- Giáo viên chấm 1 số vở, sửa bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Tổng kết: 
- Giáo viên cho học sinh bình chọn bạn nào viết đúng, đẹp, tuyên dương.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tô chữ D – Đ.
Hát
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nêu các nét.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh đọc: an, at, bàn tay, hạt thóc.
- Học sinh viết bảng con.
an at
bàn tay
hạt thóc
- Học sinh viết vở tập viết.
- Học sinh nhận xét.
Tiết 2: 	Môn: 	 Chính Tả
	 	 Bài:	 BÀN TAY MẸ	
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh chép lại chính xác, trình bày đúng và đẹp một đoạn trong bài Bàn tay mẹ.
Kĩ năng: Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần an, at, điền chữ g hoặc gh.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nội dung đoạn văn. BT 2, 3.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng – Đồ dùng học tập.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên nhận xét 1 số vở của tiết chính tả trước. 
- Giáo viên mời học sinh làm BT t ... ïc sinh đọc.
- Học sinh đọc.
- Học sinh chấm điểm.
- Học sinh tìm tiếng.
- Học sinh đọc, phân tích tiếng.
- Học sinh đọc câu mẫu.
- Học sinh chia nhóm thảo luận.
- Học sinh đọc tiếng.
- Học sinh bổ sung.
- Học sinh ĐT các từ vừa tìm được.
- Học sinh quan sát tranh mẫu.
Môn:	 Tập Đọc
 	 Bài:	 VẼ NGỰA (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài Vẽ Ngựa. Đọc đúng các từ ngữ: sao, bao giờ, bức tranh. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, phẩy.
Ôn các tiếng có vần ua, ưa: Học sinh tìm được tiếng có vần ưa trong bài. Tìm được tiếng có vần ua, ưa ngoài bài.
Hiểu: Học sinh hiểu được nội dung bài. Bé vẽ ngựa không ra hình ngựa khiến bà không nhận ra con vật gì. Khi bà hỏi bé lại ngây thơ tưởng rằng bà chưa bao giờ trông thấy con ngựa nên không nhận ra.
Học sinh chủ động nói theo đề tài: Bạn có thích vẽ không?
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, phần luyện nói.
Học sinh: Nhãn vở, bảng, bộ chữ, 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: 
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
- Phương pháp: Đàm thoại.
a. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
Bạn nhỏ muốn vẽ con gì?
Vì sao nhìn tranh bà lại không nhận ra con ngựa?
- Giáo viên: Em bé trong bài còn rất nhỏ. Vẽ không ra hình ngựa nên bà không nhận ra. Bà hỏi bé vẽ con gì, bé lại ngây thơ tưởng rằng bà chưa nhìn thấy ngựa bao giờ.
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
- Giáo viên cho học sinh làm VBT.
- Luyện đọc phân vai.
- Giáo viên hướng dẫn và cho phân vai.
Giọng người dẫn chuyện: vui, chậm.
Giọng bé: hồn nhiên, ngộ nghĩnh.
Giọng chị: ngạc nhiên.
b. Luyện nói.
- Đề tài: Bạn có thích vẽ không? Bạn thích vẽ gì?
- Giáo viên gọi học sinh lên làm mẫu.
- Giáo viên gọi vài cặp khác lên hỏi đáp. Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố:
- Đọc lại toàn bài.
- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Hoa ngọc lan.
Hát
- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 2 Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 2 Học sinh làm miệng.
- 2 Học sinh làm bảng.
- Học sinh chọn 3 bạn.
- Học sinh: Bạn có thích vẽ không?
- Giáo viên: Có.
- Học sinh: Bạn thích vẽ gì?
- Giáo viên: Tớ thích vẽ phong cảnh.
- 1 – 2 Học sinh.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 3: 	Môn:	 Kể Chuyện
 Bài:	 CÔ BÉ TRÙM KHĂN ĐỎ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi của giáo viên, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Kĩ năng: Biết thể hiện giọng của Sói.
Thái độ: Giúp học sinh phải ghi nhớ lời mẹ dặn, đi đến nơi, về đến chốn. Không được la cà dọc đường dễ bị kẻ xấu làm hại.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa câu chuyện, mặt nạ chó sói, khăn đỏ.
Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
- Hãy kể lại một đoạn em thích trong câu chuyện Rùa và Thỏ. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Cô bé trùm khăn đỏ.
- Giáo viên ghi bảng.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Kể chuyện, giảng giải nội dung phân đoạn.
- Phương pháp: Kể chuyện.
- Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện lần 1.
- Giáo viên kể lần 2 kết hợp chỉ tranh để học sinh nhớ chi tiết.
- Chú ý giọng kể:
Đoạn đầu: Kể khoan thai, đúng giọng nhân vật cô bé và chó sói.
Đoạn kết: Đọc với giọng hồ hởi.
Bài học rút ra: Đọc chậm rãi.
Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tập kể từng đoạn theo tranh và theo gợi ý.
- Mục tiêu: Rèn học sinh kể lại được câu chuyện.
- Giáo viên treo tranh 1.
Tranh 1 vẽ cảnh gì?
Hãy đọc câu hỏi dưới bức tranh?
- Tiến hành tương tự với các bức tranh khác.
- Tranh 2: 
Khăn đỏ gặp con gì trong rừng?
Khăn đỏ bị sói lừa như thế nào?
- Tranh 3: 
Sói đến nhà bà làm gì?
Khăn đỏ hỏi gì? Sói trả lời như thế nào?
- Tranh 4: 
Bác thợ săn thấy gì lạ?
Bác đã làm gì? Khăn đỏ hiểu ra điều gì?
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh kể toàn chuyện, rèn nhớ cả chuyện.
- Phương pháp: Trực quan.
- Giáo viên cho học sinh phân vai.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 4:
- Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Câu chuyện này khuyên em điều gì?
- Giáo viên chốt ý nghĩa câu chuyện.
4. Củng cố:
- Các con phải làm gì sau câu chuyện này?
- Dặn dò về kể cho gia đình.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài Trí Khôn.
Hát
- Học sinh 2, 3 em kể chuyện.
- Học sinh: Mẹ giao bánh cho khăn đỏ.
- Học sinh đọc và trả lời.
- Học sinh kể lại nội dung bức tranh 1.
- Học sinh nhận xét bạn kể.
- Học sinh chọn vai: người dẫn chuyện, khăn đỏ, sói.
- Học sinh nhận vai chuẩn bị và kể lại câu chuyện.
- Học sinh nhận xét bạn kể.
- Học sinh: Phải biết vâng lời cha mẹ, đi đến nơi về đến chốn.
Tiết 4: 	Môn:	 Toán
	 Bài 93:	 TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Bước đầu giúp học sinh biết làm tính trừ hai số tròn chục trong phạm vi 100 (đặt tính, thực hiện phép tính).
Kĩ năng: Tập trừ nhẩm hai số tròn chục trong phạm vi 100, củng cố về giải toán.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính nhanh, chính xác, cẩn thận trong học toán.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các bó, mỗi bó 1 chục que tính.
Học sinh: Các bó chục.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giới thiệu cách trừ hai số tròn chục.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy 50 que tính (5 bó chục).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết 50 có 5 chục và 0 đơn vị (viết 5 ở cột chục và 0 ở cột đơn vị).
- Giáo viên tiến hành tách ra 20 que tính (2 bó que tính).
- Giáo viên cho học sinh nhận biết 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị (viết 2 ở cột chục dưới 5 và viết 0 ở cột đơn vị, dưới 0).
- Số que tính còn lại gồm 3 bó chục và 0 que rời, viết 3 ở cột chục, và 0 ở cột đơn vị (dưới hàng ngang).
Bước 2: Hướng dẫn kỹ thuật làm tính trừ.
- Giáo viên hướng dẫn thực hiện 2 bước.
- Đặt tính:
Viết 50 rồi viết 20 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị.
Viết dấu “–“.
Kẻ vạch ngang.
- Tính: (từ phải sang trái).
50: 0 trừ 0 bằng 0, viết 0
20: 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
Vậy 50 – 20 = 30.
- Giáo viên gọi vài học sinh nêu lại cách trừ.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Thực hành, thực hành tính đúng, nhanh.
- Phuơng pháp: Luyện tập – Thực hành.
Bài 1: Giáo viên cho học sinh tự làm rồi sửa bài.
Bài 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trừ nhẩm hai số tròn chục. 
- Chẳng hạn: 50 – 30.
- Ta nhẩm: 5 chục – 3 chục = 2 chục.
- Vậy: 50 – 30 = 20.
Bài 3: Cho học sinh nêu đề toán và tự tóm tắt rồi giải toán.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
- Học sinh lấy que tính.
Chục
Đơn vị
-
5
2
0
0
3
0
- Học sinh tính dọc.
- Học sinh làm tương tự.
- Học sinh sửa bài.
- Học sinh làm bài.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
---------------------------------------------------------
Tiết 5: 	Môn:	 	 	 Mỹ Thuật
	 Tên bài dạy: VẼ CÂY – VẼ NHÀ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh biết hình dáng của cây, của nhà.
Kĩ năng: Biết cách vẽ cây và nhà.
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý ngôi nhà mình đang sống.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh một số cây và nhà.
Học sinh: Vở tập vẽ, chì, tẩy, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh xem tranh.
- Mục tiêu: Giới thiệu hình ảnh cây và nhà.
- Phương pháp: Trực quan.
- Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh có cây, có nhà để học sinh quan sát.
Cây: lá, vòm lá, tán lá.
Thân cây, cành cây.
Ngôi nhà: mái nhà hình thang hay hình tam giác.
Tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào.
- Giáo viên giới thiệu thêm một số tranh ảnh về phong cảnh.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh cách vẽ cây và nhà.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên giới thiệu hình minh họa cách vẽ.
Vẽ cây: vẽ cành trước, vòm lá sau.
Vẽ nhà: vẽ mái trước, tường và cửa sổ sau.
- Giáo viên yêu cầu xem tranh ở vở tập vẽ trước.
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh thực àhnh.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên gợi ý cách vẽ cây, nhà theo ý thích.
Vẽ cây, nhà to vừa phải.
Vẽ thêm các chi tiết phụ như trời, mây, người
Chọn màu vẽ phù hợp.
4. Nhận xét:
- Giáo viên cho xem bài vẽ đẹp.
- Hình vẽ và cách sắp xếp hình vẽ.
- Cách vẽ màu.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bì bài 25.
Hát
- Học sinh quan sát.
- Học sinh: cây, ao, đường, nhà
- Học sinh vẽ vào vở tập vẽ.
- Học sinh nhận xét.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
KHỐI TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 24.doc