Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 3

Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 3

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh đọc và viết được O, C, bò, cỏ và câu ứng dụng: bò bê có cỏ cả. Luyện nói được theo chủ đề “vó, bè”.

- Kĩ năng: Biết ghép âm tạo tiếng. Rèn viết đúng mẫu, đều, nét đẹp. Phát triển lờo nói tự nhiên theo chủ đề: vó, bè.

- Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa các từ khóa: bò, cỏ.

 Câu ứng dụng: bò bê có cỏ cả. Tranh minh họa phần luyện nói: vó, bè.

- Học sinh: Sách giáo khoa – bảng con

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 43 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch lên lớp các môn lớp 1 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3:
Thứ Hai:	Chào Cờ
	Tiết 1: 	SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
	------------------------------------------------
	Tiết 2: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 9:	 O – C – Tiết 1
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh đọc và viết được O, C, bò, cỏ và câu ứng dụng: bò bê có cỏ cả. Luyện nói được theo chủ đề “vó, bè”.
Kĩ năng: Biết ghép âm tạo tiếng. Rèn viết đúng mẫu, đều, nét đẹp. Phát triển lờo nói tự nhiên theo chủ đề: vó, bè.
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa các từ khóa: bò, cỏ.
 Câu ứng dụng: bò bê có cỏ cả. Tranh minh họa phần luyện nói: vó, bè.
Học sinh: Sách giáo khoa – bảng con
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Bài cũ: (5’)
- Cho 2 –3 học sinh đọc bài.
- Đọc câu ứng dụng: ve ve ve, hè về.
- Viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động: (25’- 30’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’)
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đưa tranh và hỏi:
- Tranh vẽ gì?
- Giáo viên rút ra chữ mới và âm mới O – C - Giáo viên viết lên bảng.
Hoạt động 2:Dạy chữ ghi âm (10’ – 12’)
Nhận diện chữ O:
- Giáo viên đưa chữ O và hỏi học sinh gốm có mấy nét?
- Chữ này giống vật gì?
Phát âm và đánh vần tiếng:
- Giáo viên phát âm mẫu âm O (miệng mở rộng, môi tròn).
- Giáo viên viết bảng bò và đọc.
- Chữ bò âm nào đứng trước âm nào đứng sau?
- Giáo viên đánh vần: bờ – o – bo huyền bò.
- Giáo viên chỉnh sửa.
Hướng dẫn viết chữ.
- Giáo viên đưa chữ mẫu lên viết phóng to.
- Hướng dẫn qui trình viết.
- Hướng dẫn viết: bò.
Hoạt động 3: Dạy chữ ghi âm (10’)
- Qui trình tương tự.
- Giáo viên lưu ý:
Chữ C gồm một nét cong hở phải.
So sánh chữ C với O.
Giống nhau nét cong.
Khác nhau nét hở – cong kín.
Hoạt động 4: Đọc tiếng ứng dụng (5’)
- Giáo viên đưa tiếng ứng dụng:
bo bò bó
co cò cọ
- Giáo viên cho học sinh xem SGK và đọc.
4. Hát chuyển tiết 2: (2’)
- Học sinh: l, h, lê, hè.
- Học sinh đọc.
- Học sinh: l, h, lê, hè.
- Học sinh: bò – cỏ.
- Học sinh nêu tựa bài.
- 1 Nét cong kín.
- Quả banh, bi
- Học sinh phát âm: O.
- Học sinh đọc theo.
- b đứng trước, o đứng sau.
- Học sinh đánh vần.
- Học sinhviết không trung.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết bảng: bò.
Tranh bò, cỏ
Chữ mẫu
Chữ mẫu
Chữ mẫu
Tiết 3: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 9:	 O – C – Tiết 2
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh đọc và viết được O, C, bò, cỏ và câu ứng dụng: bò bê có cỏ cả. Luyện nói được theo chủ đề “vó, bè”.
Kĩ năng: Biết ghép âm tạo tiếng. Rèn viết đúng mẫu, đều, nét đẹp. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: vó, bè.
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa các từ khóa: bò, cỏ.
 Câu ứng dụng: bò bê có cỏ cả. Tranh minh họa phần luyện nói: vó, bè.
Học sinh: Sách giáo khoa – bảng con
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng dạy học
1. Các hoạt động: (27’- 32’)
Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)
- Phương pháp: Thực hành – Luyện tập.
- Giáo viên cho mở SGK.
- Đọc trang trái.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận tranh minh họa.
- Giáo viên chỉnh sửa và đọc mẫu.
Hoạt động 2:Luyện viết (8’)
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên khống chế viết từng dòng.
o
o
o
o
c
c
c
c
bò
bò
bò
bò
cỏ
cỏ
cỏ
cỏ
Hoạt động 3: Luyện nói (10’)
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh đọc tên chủ đề bài luyện nói.
- Giáo viên gơi ý:
Trong tranh em thấy những gì?
Vó bè dùng làm gì?
Vó bè thường đặt ở đâu?
Quê em có vó bè không?
Em còn biết những loại vó nào?
Hoạt động 4: Trò chơi (4’)
- Ghép chữ tạo thành tiếng. Giáo viên cho 2 nhóm một số chữ và yêu cầu học sinh ghép và tạo thành tiếng.
- Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
4. Tổng kết: (3’)
- Giáo viên cho học sinh về nhà đọc bài nhiều lần.
- Xem trước bài 10.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh mở SGK.
- Học sinh đọc nhiều em.
- Học sinh thảo luận và đọc câu ứng dụng.
- Học sinh đọc 2–3 học sinh.
- Học sinh viết vở tập viết.
- Học sinh nêu tựa bài.
o
c
bò
cỏ
- Học sinh trả lời.
- Thi đua ghép tiếng.
- SGK
Vở tập viết
Tranh vẽ
-Chữ rời o, c, l, h.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 4: 	Môn:	 Đạo Đức
	 Bài 2:	 GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu được như thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Kĩ năng: Học sinh biết cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Thái độ: học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân: đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Vở bài tập đạo đức – Tranh vẽ BT1 và BT2.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức – Bút chì hoặc bút màu.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng dạy học
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Bài cũ: Em là học sinh lớp một (5’).
- Em có vui và tự hào mình là học sinh lớp 1 không?
- Em phải làm gì để xứng đáng là học sinh lớp một?
- Đọc 2 câu thơ.
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động: (25’- 27’)
Hoạt động 1: Nhận biết bạn có trang phục gọn gàng, sạch sẽ. (8’ – 10’)
 - Phương pháp: Thảo luận nhóm – Đàm thoại.
- Tìm và nêu tên bạn trong nhóm hôm nay có đầu tóc, quần áo gọn gàng.
- Vì sao bạn đó gọn gàng sạch sẽ là đầu tóc phải chải gọn gàng, quần áo mặc sạch sẽ, lành lặn không nhăn nhúm.
Hoạt động 2: Biết cách chỉnh sửa quần áo gọn gàng (10’)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm BT1.
- Giáo viên đưa ra 1 số câu hỏi.
Tìm xem bạn nào có đầu tóc quần áo gọn gàng sạch sẽ?
Tại sao em cho rằng bạn gọn gàng?
Bạn nào chưa gọn gàng? Vì sao?
Aùo bẩn thì làm sao?
- Giáo viên chốt ý: Ở nhà hay ra ngoài đường phố các em phải luôn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
(Nghỉ giải lao)
Hoạt động 3: Lựa chọn trang phục đến trường. (8’ – 10’)
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập 2.
- Giáo viên treo tranh.
- Giáo viên chốt ý: Mỗi khi đến trường học, chúng ta phải mặc quần áo sạch sẽ, gọn gàng đúng đồng phục của trường.
Hoạt động 4: Củng cố (8’ – 10’)
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng là như thế nào? Giáo viên giáo dục học sinh.
4. Tổng kết: (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Xem trước nội dung tranh BT 3, 4, 5.
- Em rất vui vì được biết thêm nhiều bạn.
- Chăm, ngoan.
- Học sinh đọc.
- Nhóm 2 bàn.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh làm BT.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh làm BT2.
- Đại diện nhóm lên sửa bài.
- Học sinh trả lời.
Tranh bài tập 4
Tranh SGK
Tranh SGK
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Thứ Ba:	
Tiết 1: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 10:	 Ô – Ơ – Tiết 1
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết đọc và viết được ô, ơ, cô, cờ và câu ứng dụng: bé có vở vẽ. Luyện nói theo chủ đề: bờ hồ.
Kĩ năng: Biết ghép âm tạo tiếng. Rèn chữ viết đúng mẫu đều nét đẹp. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bờ hồ.
Thái độ: Giáo dục học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng và phần luyện nói.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng – Vở tập viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng dạy học
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Bài cũ: O – C (5’)
- Cho 2 –3 học sinh đọc và viết: o, c, bò, cỏ.
- 1-2 Học sinh đọc câu ứng dụng.
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động: (25’ – 27’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3’)
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại
- Giáo viên treo tranh và hỏi:
- Tranh này vẽ gì?
- Giáo viên giới thiệu chữ mới: Ô, Ơ.
- Giáo viên viết bảng.
- Giáo viên đọc ô – cô – ơ – cờ.
Hoạt động 2:Dạy chữ ghi âm (10’)
a. Nhận diện chữ Ô:
- Chữ Ô gồm những nét nào?
- So sánh O và Ô?
b. Hướng dẫn học sinh và đánh vần tiếng:
- Giáo viên phát âm mẫu Ô. (miệng mở hẹp, môi tròn).
- Giáo viên chỉ bảng.
- Giáo viên hỏi vị trí các chữ trong tiếng Cô.
- Giáo viên đánh vần: cờ – ô – cô. 
c. Hướng dẫn viết chữ:
- Giáo viên giới thiệu viết chữ.
- Giáo viên hướng dẫn qui trình viết.
- Giáo viên hướng dẫn viết tiếng: Cô.
Ô
Ô
CÔ
CÔ
- Giáo viên lưu ý nét nối giữa C và Ô.
Hoạt động 3: Dạy chữ ghi âm Ơ (10’)
- Qui trình tương tự.
- Lưu ý:
- Chữ Ơ gồm một chữ O và nét râu.
- So sánh giống và khác nhau O – Ơ.
- Phát âm: môi không tròn.
Hoạt động 4: Đọc tiếng ứng dụng (5’)
- Giáo viên đưa tiếng ứng dụng.
hô
hồ
hổ
bơ
bờ
bở
- Giáo viên chỉnh sửa.
4. Hát chuyển tiết 2: (2’)
- Học sinh đọc và viết.
- Học sinh đọc.
- Học sinh rút ra chữ mới.
- Học sinh nêu lại tựa bài.
- Học sinh đọc theo giáo viên.
- Nét cong kín và dấu mũ. 
- Học sinh so sánh giống nhau – khác nhau.
- Học sinh phát âm.
- Học sinh: C đứng trước Ô đứng sau.
- Học sinh đánh vần theo.
- Học sinh viết vào bảng con
Ô
Ô
Ô
- Học sinh đọc tiếng ứng dụng.
Tranh vẽ cô, cờ
Chữ mẫu
Chữ mẫu
Từ bảng phụ
Tiết 2: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 10:	 Ô – Ơ – Tiết 2
I. MỤC TIÊU ... có mấy nét? 
Chữ N cao mấy đơn vị?
Giáo viên viết mẫu và nêu qui trình viết điểm đặt bút và điểm kết thúc.
n
n
nơ
nơ
Lưu ý: Nét nối giữa N và Đ
Hoạt động 3: Dạy chữ ghi âm m (10’)
 (Qui trình tương tự chữ n)
- Giáo viên viết mẫu:
m
m
me
me
Lưu ý:
Chữ M gồm 3 nét.
So sánh với chữ N.
Phát âm: hai môi khép lại rồi bật ra.
Hoạt động 4: Đọc tiếng ứng dụng (7’)
Phương pháp: Thực hành.
Tìm tiếng có âm M, N.
Giáo viên chốt ý:
no
nô
nơ
mo
mô
mơ
Giáo viên hỏi đưa từ:
ca nô
bó mạ
Giải thích từ.
Giáo viên đọc mẫu các từ.
4. Hát chuyển tiết 2: (2’)
- Học sinh đọc theo yêu cầu.
- i, a, bi, cá.
- Học sinh nêu nhận xét và rút ra các âm mới.
- Học sinh: Ơ – E.
- Học sinh nêu tựa bài.
- Học sinh đọc N - M
- Học sinh 2 nét: nét thẳng và nét móc trên.
- Học sinh đọc cá nhân – ĐT.
- Học sinh: tiếng Nơ
- N đứng trước, Ơ đứng sau.
2 Nét: móc trên và móc 2 đầu.
- 1 Đơn vị.
- Học sinh viết trên không.
- Học sinh viết bảng con.
n
n
nơ
nơ
m
m
me
me
- Học sinh đọc cá nhân – ĐT.
Tranh nơ, me
Chữ mẫu in
Chữ mẫu
viết
Chữ mẫu
Tiết 2: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 13: 	 N – M (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh đọc và viết được n, m, nơ, me và các tiếng từ câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề “ bố mẹ”.
Kĩ năng: Biết ghép âm tạo tiếng, rèn viết đúng mẫu đều nét đẹp. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “bố mẹ”.
Thái độ: Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập. Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt, tự tin trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh minh họa theo SGK, mẫu vật thật.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng con – Đồ dùng môn Tiếng Việt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng dạy học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Các hoạt động: (32’)
Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)
 Phương pháp: Thực hành – Giảng giải.
Giáo viên cho học sinh mở SGK.
Giáo viên đọc mẫu trang trái.
Đọc tựa bài và từ dưới tranh.
Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh câu ứng dụng và hỏi tranh vẽ gì?
Giáo viên chốt ý: Tranh vẽ bò và bê đang ăn cỏ.
Vì sao gọi là bò? Vì sao gọi là bê?
Nuôi bò có ích lợi gì?
Giáo viên giới thiệu câu:
bò bê có cỏ
bò bê no nê
Đọc mẫu câu ứng dụng.
Hoạt động 2: Luyện viết (8’)
Giáo viên giới thiệu nội dung viết.
Hướng dẫn học sinh qui trình viết.
Cách cầm bút, tư thế ngồi.
Nhận xét phần luyện viết.
Nghỉ giữa tiết (3’).
Hoạt động 3: Luyện nói (12’)
- Phương pháp: Thực hành – Đàm thoại – Trực quan.
- Bài cả nhà thương nhau nói đến ai?
- Giáo viên giới thiệu chủ đề bài luyện nói.
- Giáo viên treo tranh.
Tranh vẽ ai?
Tranh vẽ ba mẹ đang làm gì?
Em có anh chị em không?
Em là con thứ mấy?
- Giáo viên kết hợp giáo dục tư tưởng.
Hoạt động 4: Trò chơi (4’)
Phương pháp trò chơi: Đàm thoại.
Nội dung ghép tiếng thành câu:
Câu 1: Bố / mẹ / thương / bé Lan.
Câu 2: Bé hà / nhớ / ba mà.
Ghép thành câu có nghĩa, đội nào nhanh sẽ thắng.
Nhận xét – Tuyên dương.
Câu hỏi củng cố:
Gạch dưới những từ có âm N – M trong câu.
Phân tích tiếng: mẹ, mi, nô, na.
4. Tổng kết: (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 14.
- Học sinh mở SGK.
- Học sinh đọc bên trái từng phần.
- Học sinh đọc cá nhân – ĐT.
- Học sinh quan sát và trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc cá nhân.
- Học sinh viết vào vở.
n
n
m
m
nơ
me
- Bài hát: Cả nhà thương nhau.
- Học sinh: Ba mẹ.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh trả lời.
- Thi đua.
- Học sinh gạch bảng lớp.
Sách giáo khoa
Vở tập viết
Tranh luyện nói
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 3: 	Môn:	 Tập Viết
	 Tên bài dạy:	LỄ – CỌ – BỜ - HỔ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh viết đúng các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ.
Kĩ năng: Rèn học sinh viết nắn nót, đẹp sạch.
Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chữ mẫu.
Học sinh: Vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng dạy học
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Bài cũ: (3’)
- Nhận xét bài viết tuần 2. 
3. Giới thiệu nội dung bài viết: (2’)
4. Các hoạt động: (20’ – 25’)
Hoạt động 1: Viết mẫu (20’)
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên viết mẫu chữ:
lễ
cọ
bờ
hổ
- Nêu các nét của tiếng lễ, cọ, bờ, hổ.
- Giáo viên chú ý cách nối nét giữa 2 âm.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con.
- Giáo viên nêu khoảng cách các chữ.
- Khống chế viết vở, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi.
Hoạt động 2: Nhận xét (5’)
- Cho học sinh xem bài viết đẹp.
- Nhận xét nét chữ đẹp.
- Giáo dục học sinh tính rèn chữ giữ vở.
5. Tổng kết: (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nêu.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết vở nắn nót.
- Học sinh quan sát.
Chữ mẫu
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 4: 	Môn:	 Toán
	 Bài 12:	 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố những khái niệm ban đầu về bé hơn, về sử dụng các dấu > < và các từ “bé hơn”, “lớn hơn” khi so sánh hai số.
Kĩ năng: Bước đầu giới thiệu quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn khi so sánh hai số.
 Thái độ: Giáo dục học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đồ dùng về môn toán.
Học sinh: Vở bài tập – Sách giáo khoa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng dạy học
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Bài cũ: Lớn hơn. Dấu > (5’)
- Giáo viên đọc: hai lớn hơn một, 
- Giáo viên ghi bảng: 5 > 1, 4 > 3.
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động: (27’)
Hoạt động 1: luyện tập
- Phương pháp: Thực hành – Luyện tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu yêu cầu B1.
- Giáo viên sửa bài: cho học sinh đọc kết quả.
- Giáo viên chốt ý: Có 2 số khác nhau thì bao giờ cũng có một số lớn hơn và một số bé hơn nên có 2 cách viết khi so sánh 2 số.
- Giáo viên hương dẫn học sinh nêu yêu cầu bài 2.
- Giáo viên yêu cầu đọc kết quả so sánh rồi viết số và điền dấu.
- Giáo viên cho BT3 thành trò chơi. Thi đua nối với các số thích hợp.
- Giáo viên sửa bài - Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố
- Phương pháp: Luyện tập.
- Giáo viên cho các số:
1 < 2 < 3 < 4 < 5
5 > 4 > 3 > 2 > 1
- Giáo viên cho học sinh đọc kết quả.
4. Tổng kết: (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Bằng nhau. Dấu =
- Học sinh viết bảng con 2 > 1, 3 > 2, 
- Học sinh đọc.
- Học sinh mở SGK.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài 1.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài 2.
- Chia 2 nhóm chơi tiếp sức.
Vở bài tập
Bảng phụ
Các số từ 1 đến 5 và dấu .
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 5: 	Môn:	 	Mỹ Thuật
	 Tên bài dạy:	 MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết 3 màu: đỏ, vàng, lam.
Kĩ năng: Biết vẽ màu vào hình đơn giản. Vẽ được màu kín hình, không ra ngoài hình vẽ.
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích cái đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh, ảnh có màu đỏ, vàng, lam.
Học sinh: Vở tập vẽ, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng dạy học
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Bài cũ: (5’)
- Cho học sinh xem 1 số bài đẹp.
- Học sinh nhắc lại cách vẽ nét thẳng.
- Giáo viên nhận xét chung.
3. Các hoạt động: (25’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5’)
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đưa tranh có 3 màu cơ bản và hỏi: Đây là màu gì?
- Giáo viên sửa nếu học sinh gọi sai tên.
- Các em hãy kể tên các đồ vật có màu đỏ, vàng, lam.
- Giáo viên kết luận mọi vật xung quanh ta đều có màu sắc. Màu sắc làm cho vật đẹp hơn, và hôm nay học 3 màu chính là màu đỏ, vàng và lam.
Hoạt động 2: Thực hành (20’)
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành – Giảng giải.
- Giáo viên cho học sinh đưa màu lên khi Giáo viên gọi lên:
Lấy bút màu vàng?
Lấy bút màu đỏ?
Lấy bút màu lam?
Thực hành hình 2 – 3 – 4.
Lá cờ tổ quốc nền cờ màu gì?
Ngôi sao màu gì?
Quả xanh màu gì?
Quả chín màu gì?
Hình quả núi màu gì?
Giáo viên hướng dẫn cách cầm bút và cách vẽ màu.
Cần bút thoải mái để vẽ màu dễ dàng.
Nên vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau.
Giáo viên theo dõi và giúp học sinh:
Tìm màu theo ý thích.
Vẽ màu ít ra ngoài hình vẽ.
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá (3’)
- Phương pháp: Quan sát – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh xem một số bài hoàn chỉnh và cho hướng dẫn các em nhận xét.
Bài nào màu đẹp?
Bài nào màu chưa đẹp?
4. Tổng kết: (2’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Chuẩn bị vẽ hình tam giác.
Học sinh nhắc lại
- Học sinh quan sát và đọc tên: màu vàng, đỏ, lam.
- Học sinh chỉ vào đồ vật và kể.
- Học sinh đưa bút màu theo tên gọi của giáo viên.
- Màu đỏ.
- Màu vàng.
- Màu xanh.
- Màu vàng.
- Màu lam, tím, 
Tranh vẽ
Có 3 màu cơ bản
Các màu vàng, đỏ, lam
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 6: 	Môn:	 Sinh hoạt lớp
	 Tên bài dạy:	 SINH HOẠT TUẦN 3
------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 03.doc