Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp 1

Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp 1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

A- PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Nhiệm vụ của đề tài.

B- NỘI DUNG

I. Vị trí của người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học.

II. Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học.

III. Nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học.

C- KẾT LUẬN

D- BÀI HỌC RÚT RA

 

doc 16 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt đề tài
A- Phần mở đầu 
1. Lý do chọn đề tài 
2. Nhiệm vụ của đề tài. 
B- Nội dung 
I. Vị trí của người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học.
II. Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học. 
III. Nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học. 
C- kết luận 
D- bài học rút ra 
A - Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài: 
	Công tác chủ nhiệm có vị trí hết sức quan trọng kết quả giáo dục toàn diện đối với học sinh. 
	Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch của nhà trường trong lớp mình phụ trách. 
	Trong trường tiểu học, muốn đạt danh hiệu tiên tiến thì trước hết phải có hệ thống các khối lớp điển hình tiên tiến. Muốn có khối lớp tốt, người giáo viên chủ nhiệm phải là người có trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm (bao gồm: Khả năng lãnh đạo, tổ chức chỉ huy quản lý, biết vận dụng phương châm, nguyên lý giáo dục). Ngoài những năng lực trên một yêu cầu quan trọng cần có của người giáo viên chủ nhiệm là phải thực sự yêu nghề mến trẻ. 
	Đối với lớp, người giáo viên chủ nhiệm vừa là người phụ trách đội, phụ trách sao nhi đồng vừa là người tổ chức chỉ đạo học sinh thực hiện toàn diện cả 4 mặt hoạt động. Đồng thời là hạt nhân liên kết các lực lượng giáo dục để thực hiện mục tiêu cấp học. 
	Công tác chủ nhiệm là giáo dục đào tạo con người vì thế nó hết sức sinh động, rất tế nhị và phức tạp. Nó đòi hỏi người thầy không những có phẩm chất tốt, có trách nhiệm lương tâm mà phải có năng lực sư phạm toàn diện và phải biết sáng tạo, linh hoạt trong các tình huống hoàn cảnh
	Những biện pháp mà người thầy đưa ra phải xuất phát từ cơ sở khoa học và phải tạo thành một hệ thống hoạt động logic (bao gồm thầy, trò, nhà trường, gia đình và xã hội, cả quá trình giáo dục và tự giáo dục). 
	Trong môi trường đào tạo phức tạp đó, người thầy bao giờ cũng là hạt nhân đóng vai trò chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động của lớp. Xác định được tầm quan trọng của người giáo viên như thế nên tôi chọn viết đề tài này nói trên một số kinh ngiệm nhỏ của mình. 
2. Nhiệm vụ của đề tài này: 
	- Vạch ra nội dung và chủ nhiệm của lớp mình. 
	- Tôi điều tra cụ thể từng học sinh để xác định một cách chính xác. 
- Tôi nắm bắt tình hình đặc điểm chung của cả lớp: 
	+ Trình độ năng lực các mặt. 
	+ Tình hình chất lượng nói chung 
	- Khả năng tự quản lý lớp: 
	+ Năng lực tự quản của cán bộ lớp 
	+ Thói quen sinh hoạt (hoạt động) của học sinh. 
	+ Thông tin hai chiều giữa giáo viên chủ nhiệm và lớp nhất là cán bộ lớp. 
	Từ đó tôi lập ra một số biện pháp sao cho phù hợp với lớp tôi đang dạy. 
B- Nội dung
I. Vị trí của người giáo viên chủ nhiệm lớp:
	- Là người thay mặt hiệu trưởng và hội đồng nhà trường, thay mặt hội phụ huynh quản lý tập thể học sinh lớp mình phấn đấu theo mục tiêu của nhà trường. 
	- Là lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách. 
	- Là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách. 
	- Là một nhân vật trung tâm để hình thành nhân cách cho học sinh.
	Người giáo viên còn là cầu nối giữa nhà trường và xã hội. 
II. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học:
	- Xây dựng tổ chức tập thể lớp thành một đơn vị vững mạnh. 
	- Tổ chức điều khiển, chỉ đạo các hoạt động giáo dục toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 
	- Thiết lập và phát triển quan hệ giữa các lực lượng giáo dục để hoàn thành trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm đối với lớp, với học sinh. 
III. Nhiệm vụ và phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học: 
	Nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm gồm 3 vấn đề chính: 
1. Điều tra cơ bản từng học sinh 
2. Trao đổi với đồng nghiệp và giáo viên dạy chuyên biệt 
3. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh 
Đối với 3. nội dung trên tôi đã xử lý như sau: 
1. Điều tra cơ bản từng học sinh trước khi nhân lớp :
	Tôi nghiên cứu hồ sơ của từng học sinh để nắm được hoàn cảnh của từng em, biết được học sinh của mình sống ra sao, học tập trong hoàn cảnh nào. Nếu hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, neo đơn thì phải có biện pháp giúp đỡ kịp thời như thế các em sẽ có điều kiện để chuyên tâm vào việc học tập. 
	Để làm tốt việc này tôi đã tìm hiểu các em và phụ huynh để biết được tình hình của lớp. Sau đó tôi sẽ bố trí thời gian để thăm gia đình các em học sinh (tối thiểu một tuần 3 học sinh). Và tôi đã tổng hợp được mức sống gia đình của các em như sau: 
Gia đình
Tổng số
Mức sống gia đình
Khá
Trung bình
Khó khăn
Con em gia đình làm, nghề tự do 
4
0
4
0
Con em gia đình buôn bán 
16
6
10
Con em gia đình CNVCNN
22
2
20
Lớp 1B có: 44 học sinh trong đó: 
	- Nam: 20 học sinh 
	- Nữ: 24 học sinh 
	Nhìn chung gia đình các em có cuộc sống tương đối ổn định. 
	- 14 gia đình chỉ có 1 con nên các em đước nuông chiều, rất lười học, hay nói leo, nói tự do trong giờ học điển hình đó là các em sau: Việt Linh, Nga, Hồng Anh, Đức Hưng, Minh Quân, Thu Trang. Biết được cá tính của mỗi em trên, tôi trực tiếp gọi điện về gia đình báo cáo từng ngày học, mắc lỗi gì tôi gọi ngay về gia đình để nhà trường cùng gia đình bàn hướng giáo dục cho phù hợp. Hiện nay các em đã đi vào nề nếp của lớp. 
	Đại đa số gia đình phụ huynh buôn bán và làm nghề tự do nhiều phụ huynh không đủ khả năng để kèm con em học: như em Hải Anh, Hạnh, Hiếu, Có một số phụ huynh mải công việc làm ăn quên cả chăm sóc con chu đáo, cụ thể như em: Nguyễn Thu Hạnh, Nguyễn Thu Hiếu thường xuyên mắc lỗi không làm bài tập, đi học ăn mặc rất luộm thuộm, mặc dù các em tiếp thu cũng nhanh, song không tự giác học tập. Nắm bắt được tình hình chung như thế, bằng tấm lòng yêu thương chia sẻ tôi động viên, đôn đốc các em mặt khác tôi trực tiếp gặp phụ huynh trao đổi, nhắc nhở họ quan tâm đến con mình hơn. Hiện nay việc học tập của các em đã có nhiều cố gắng. 
	- Em Nguyễn Hồng Hải là một học sinh nhỏ bé so với các bạn cùng tuổi bố mẹ bỏ nhau, mẹ lấy chồng khác. em ở nhà với bố, em cũng ít được quan tâm. Em ít nói lầm lì, hay buồn, hay khóc, nhưng em rất thông minh. Biêt nội tâm của em thiếu sự chăm sóc của đôi bàn tay mẹ, Tôi đã gần gũi em hơn kể cho em nghe những câu chuyện vui để em vui cùng các bạn, đồng thời tôi phân công hai bạn đến học nhóm cùng học. Hiện giờ em học chăm chỉ, ngoan ngoãn và có nhiều triển vọng về môn Tiếng Việt. 
	- Em Nguyễn Việt Hoàng: là một học sinh bố mẹ cho chuyển từ lớp khác sang. Em chưa quen lớp, rất nghịch, hay nói chuyện trong lớp không chịu làm bài, viết bài xong nhưng không chịu nộp. Tôi đã liên hệ với gia đình em laị biết mẹ mới sinh em bé không có thời gian kèm cho anh học. 	Tôi phải tranh thủ những giờ ra chơi và cuối buổi tan học ở lại giảng bài cho nên em hiện giờ chữ viết đã có tiến bộ, toàn khá 
	+ Em Lê Minh Thư thì không có khả năng tiếp thu đủ 9 môn (nói trước quên sau), lì lợm, rất lười học. Bố mẹ bỏ nhau, em ở với mẹ và ông bà ngoại nên không được quan tâm. Tôi đã cho hai bạn kèm em, song em vẫn không tiến bộ. Hiện giờ học lực vẫn còn yếu, đặc biệt là môn toán 
	Đặc biệt lớp tôi còn có trường hợp của em Nguyễn Xuân Bách. Em là 1 học sinh tiếp thu bài rất chậm, phát âm rất ngọng, mỗi khi tôi gọi em lên bảng đọc bài là học sinh ở dưới lại cười và trêu bạn. Tôi đã phải họp riêng lớp nhắc nhở các em và phân công giúp đỡ bạn luyện đọc. Tôi còn phải tranh thủ thời gian buổi tối hướng dẫn em học. Đến nay em đọc đã khá hơn. Toán đã theo kịp các bạn. 
 	Ngược lại với những em nói trên, lớp tôi có 9 có học sinh là con em cán bộ được bố mẹ quan tâm, các em tiếp thu bài rất nhanh đó là các em: Quỳnh Anh, Ngọc, Duy, Hải Đăng, Quốc Vương, Hồng Anh, Tuấn Anh, Dân, Mai Phương. Bố mẹ các rất nhiệt tình quan tâm đến việc học tập của con cũng như công việc của lớp. Khi tôi đến thăm những học sinh này đều có góc học tập riêng, gọn gàng, sạch sẽ và được các bậc phụ huynh nói về việc kèm cặp con họ học ở nhà rất tốt. 
	* Biện pháp tiến hành 
	Mỗi học sinh có những đặc tính riêng khác nhau, khi đã nắm bắt được tình hình cụ thể của các em tôi mới phân nhóm học sinh bằng cách: 5 học sinh một nhóm, trong nhóm học sinh khá, giỏi phải kèm học sinh trung bình yếu. Nhóm nào làm tốt cuối tuần sẽ có thưởng. 
	Muốn xây dựng và phát triển tập thể học sinh tốt thì việc đầu tiên tôi làm đó là: 
1. Thành lập - phân rõ trách nhiệm đối với cán bộ lớp 
	Ngay từ đầu năm tôi thành lập hệ thống cán bộ lớp, đề ra các tổ. Tôi giao nhiệm vụ và nói rõ chức năng của từng học sinh và cán bộ lớp. 
	+ Lớp trưởng: có nhiệm vụ thay mặt cô giáo chủ quản lý và tổ chức các giờ truy bài, thể dục giữa giờ, chào cờ và điều hành công việc vào, ra của lớp của các thành viên trong tổ, lớp. Thu thập kết quả của các tổ báo cáo với cô giáo. 
	+ Quản ca: phụ trách văn nghệ của lớp, thay lớp lớp trưởng nếu lớp trưởng vắng mặt.
	+ Các tổ trưởng: Điều hành tổ mình, đôn đốc các bạn làm bài tập, kiểm tra bài về nhà, bài học thuộc lòng để báo cáo với lớp trưởng. 
	Tất cả hệ thống cán bộ lớp đều phải gương mẫu điều hành công việc dưới sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm
2. Lập kế hoạch và đề ra yêu cầu phấn đấu 
	* Chỉ tiêu cá nhân: 
	Để có tập thể lớp vững mạnh về mọi mặt và các em có ý thức phấn đấu ngay từ đầu năm học.Tôi đã yêu cầu mỗi học sinh phải đăng ký chỉ tiêu phấn đấu cho riêng mình. Sau đó, tôi thông qua bảng đăng ký này tới từng phụ huynh trong buổi họp phụ huynh đầu năm. Nội dung chỉ tiêu đăng ký như sau: 
STT
họ và tên học sinh
Chỉ tiêu
VH
Chỉ tiêu
Đ2
Học sinh
ký
phụ huynh ký
1
Hoàng Hồng Anh
K
T
Anh
2
Nguyễn Hồng Anh
G
T
Anh
3
Nguyễn Thị Hải Anh 
K
T
Anh
4
Ngô Tuấn Anh
G
T
Anh
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
	* Chỉ tiêu tập thể: 
	- Lớp đạt tiên tiến 
	- Lớp VSCĐ 
Học tập
Giỏi : 25 học sinh 
Khá : 15 học sinh 
Trung bình : 4 học sinh 
Đạo đức
Thực hiện đầy đủ: 44 học sinh 
3. Bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu 
	- Ngay từ phần nghiên cứu hồ sơ học sinh, trên cơ sở sự phân loại tôi đã lưu ý học sinh có khả năng làm cán bộ lớp. Đó là những học sinh linh hoạt, có khả nă ... kiểm tra nhận thức và khả năng vận dụng của từng em. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời, chu đáo. Có như vậy hoạt động THI ĐUA của lớp mới tiến hành đồng bộ được. 
	+ Khi tổ chức các phong trào thi đua trong lớp tôi hướng dẫn các em biết cách lập sổ và chấm điểm thi đua. Việc phát động và chấm điểm thi đua trở nên liên tục và toàn diện (các nhiệm vụ được đưa vào nội dung thi đua và có biểu điểm cụ thể) việc đó trở thành nếp sống thường xuyên của lớp do tôi phụ trách. Tất nhiên trong từng thời điểm có những trọng tâm, những chủ đề khác nhau. Ví dụ: khi có một đợt THI ĐUA, tôi tiến hành phát động, phổ biến để các em hiểu được mục đích, ý nghĩa của đợt thi đua đó. Sau đó tôi thống nhất với Chi hội Phụ Huynh - Cán bộ lớp để có được một NộI DUNG và BIểU ĐIểM cụ thể... thời gian thực hiện... kế hoạch sơ kết, khen thưởng...
	Điểm này giúp các em có thước đo năng lực, ý thức so sánh được mặt mạnh, mặt yếu của mình so với bạn bè xung quanh. Từ đó thấy được sự tiến bộ của mình. Giúp giáo viên thấy được tường tận các em hơn qua việc theo dõi hàng ngày để có biện pháp giúp đỡ, bồi dưỡng...
	Ví dụ: Vaò bất cứ lúc nào, người giáo viên cũng có thể thống kê và đánh gía được kết quả học tập và ý thức rèn luyện của học sinh. Thông qua các hình thức thi đua đó, tôi thấy được chất lượng học tập của học sinh tháng này so với tháng trước có tiến bộ không?
	Dưới đây là một loại sổ theo dõi và cho điểm thi đua:
Thời gian đẩy mạnh học tập
Tổ
STT
 Các mặt
Họ và tên 
Phát biểu xây dựng bài
Truy bài
Xếp hàng
Nếp sống văn minh
Nói chuyện trong lớp
ý thức học tập
Cộng điểm
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
1
1
Hồng Anh
2
 Đức Dân
3
4
2
...
...
Cộng
	Bảng này theo dõi ghi chép hàng ngày cuối tuần tổng kết dùng cho lớp trưởng, lớp phó, giáo viên chủ nhiệm.
	 Ghi chép trên cơ sở các tổ phản ánh. Cột tổ dùng để so sánh giữa các cá nhân, giữa tổ này với tổ khác.
	+ Cộng hàng ngang để đánh giá kết quả thi đua học tập của các cá nhân qua các mặt.
	+ Cộng hàng dọc sẽ biết được từng mặt thi đua học tập của từng tổ, cả lớp.
	- Cột 1: Học sinh phát biểu 5 lần ghi 1 điểm.
	- Cột 2: Truy bài tốt: mỗi buổi: 1 điểm (ngược lại trừ một điểm).
	- Cột 3: Xếp hàng nhanh nhẹn, ngay ngắn mỗi hôm một điểm (ngược lại trừ 1 điểm).
	- Cột 4: Mặc đồng phục đầy đủ tuần 2 buổi vào thứ 2 và thứ 6. Mỗi buổi mặc đủ 2 điểm, (không mặc trừ 2 điểm).
	- Cột 5: Nói chuyện trong lớp: nói chuyện 5 lần trừ 1 điểm.
	- Cột 6: Quên vở trừ 1 điểm. Không chuẩn bị bài trừ 1 điểm.
	Sau mỗi đợt thi đua tôi tổ chức một buổi tổng kết. Đây là một khâu không thể thiếu được trong mỗi đợt thi đua. Tổng kết kịp thời, đánh giá đúng mức chẳng những có tác động duy trì mà còn tạo cơ sở để đẩy mạnh phong trào.
	+ Nội dung tổng kết là:
	- Đánh giá kết quả chung, so sánh sự tiến bộ của từng tổ, từng em. 
	- Uốn nắn phong trào rút kinh nghiệm.
	- Quyết định mức độ, hình thức động viên.
	- Bàn kế hoạch cho tuần sau trên cơ sở dựa vào kế hoạch tháng của trường.
	Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 việc động viên khen thưởng có ý nghĩa hết sức tích cực, nó sẽ gây cho học sinh hứng thú hoạt động và có ý thức hành động đúng.
	+ Có nhiều hình thức động viên khen thưởng :
	- Biểu dương trước lớp ,trước các học sinh trong trường trong buổi chào cờ.	- Ghi vào sổ liên lạc thông báo về gia đình.
	- Tặng thưởng bút , vở.
1. Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp 
	* Giáo dục ý thức lao động: ở lớp tôi giáo dục cho học sinh vệ sinh trong,ngoài , trước ,sau lớp sao cho sạch .Đồng thời rèn luyện cho các em thói quen giữ gìn vệ sinh chung .Trước cửa lớp có chồng các chậu hoa ,tôi đề nghị học sinh tưới cây vào trước hoặc sau buổi học .Tôi hướng dẫn các em chăm sóc để bồn hoa luôn xanh tốt .Từ đó giáo dục cho các em tình yêu lao động 
yêu trường ,yêu lớp mình hơn.
	* Tổ chức các hoạt động vui chơi ,rèn luyện thể lực ,bảo vệ sức khỏe cho học sinh.
	Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh tiểu học là rất hiếu động ,việc tổ chức các hoạt động vui chơi là cần thiết .Song trong thực tế nhiều lúc các em vẫn còn chưa ý thức được những hành động của mình .Do vậy sự hướng dẫn , tổ chức
của giáo viên trong hoạt động này là rất cần thiết .
	Ví dụ:- Giúp các em hoàn thành nhiệm vụ : Tổ chức hoạt động sao nhi đồng khi được phân công .
	- Thực hiện yêu cầu múa hát tập thể trong giờ chơi hoặc giờ chuyển tiết.
	- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ thi chào mừng : 8/3; 26/3; 20/11; 22/12...
	* Tổ chức các hội vui học tập, thi đọc hay , thi viết chữ đẹp, thi vẽ tranh làm báo tường tập san chào mừng ngày 8/3, 20/11...
	- Tổ chức cho các em vui Tết trung thu, chào Giáng Sinh 25/12.
2. Kết hợp với các giáo viên khác trong trường: 
	- Đầu năm học tham khảo kỹ đặc điểm tình hình của lớp, của học sinh.
	- Trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần (thứ 6). Tôi trao đổi với đồng nghịêp cùng khối về phương pháp giáo dục, hướng hoạt động trong tuần đối với các phong trào mà nhà trường đề ra. Từ đó đề ra kế hoạch cụ thể cho lớp mình.
	- Cũng từ việc trao đổi với đồng nghịêp tôi đã tổ chức nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến cho học sinh hợp lý và hiệu quả. Ví dụ: 
	+ Đôi bạn cùng tiến: Trung - Chi; Hồng Anh - Xuân Bách...
	+ Nhóm học tập như: Đăng - Uyên - Hải; Hoàng Anh - Q. Anh - Mai Phương...
	Hiện giờ các em: Bách, Hải, Chi ... đã có nhiều tiến bộ về mọi mặt.
	 Ngoài ra tôi còn thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp để học tập cụ thể cách thức tổ chức, quản lý học sinh, học hỏi những kinh nghiệm bạn mình giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm.
	- Thường xuyên trao đổi với giáo viên chuyên biệt để nắm bắt những thông tin của từng học sinh trong lớp về ý thức học tập môn đó có tốt không? Kết quả học tập như thế nào? Từ đó có biện pháp phù hợp.
3. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong toàn năm học:
	a. Với chi hội cha mẹ học sinh: 
	- Tôi đã kết hợp chặt chẽ với chi hội cha mẹ học sinh để có được kế hoạch khen thưởng tháng, từng học kỳ kịp thời, đã có tác dụng động viên, thúc đẩy phong trào học tập của lớp nói chung, của từng học sinh nói riêng...
	- Thống nhất với CHI HộI Kế HOạCH LàM VIệC giữa giáo viên và gia đình.
	- Thông báo kết quả học tập của học sinh cho gia đình qua sổ liên lạc (giữa kỳ I, cuối kỳ I, giữa kỳ II).
	b. Với gia đình:
	- Giáo viên sẽ trao đổi trực tiếp với gia đình nếu có hiện tượng đặc biệt.
	- Mỗi khi có trường hợp học sinh nghịch ngợm ảnh hưởng đến kỷ luật chung của lớp, tôi gặp phụ huynh để phản ánh và cùng bàn biện pháp giáo dục.
	Ví dụ: tôi mời phụ huynh em: Nguyễn Đức Hưng thường xuyên không học và không thuộc bài.
	- Tôi trực tiếp đến gia đình em: Nguyễn Việt Hoàng vệ sinh cá nhân bẩn, đến lớp là ngủ, ra chơi là gây gổ đánh nhau, học rất dốt.
	* Ngay từ đầu năm học, theo chủ trương chung của nhà trường chi hội CHa mẹ học sinh lớp đã được thành lập.
	Cụ thể: 
	+ Chi hội trưởng - Anh: Nguyễn Thái Hưng - phụ huynh em Nguyễn Thu Trang.
	+ Chi hội phó - Chị: Nguyễn Ngô Long Lâm - phụ huynh em Nguyễn Trần Sơn.
	+ ủy viên - Chị: Đinh Khánh Quỳnh - phụ huynh em Nguyễn Xuân Bách.
4. Kết quả đạt được:
	Từ xuất phát điểm lớp 1B là tập thể lớp rời rạc, mỗi một học sinh từ các nơi khác đến, có những học sinh không được đi học mẫu giáo, không có nề nếp. Đến nay:
	- Tập thể lớp là khối đoàn kết chan hòa với đầu tầu gương mẫu là đội ngũ cán bộ lớp.
	- Lớp có phong trào tự giác trong mọi việc làm.
	- ý thức tự quản tốt.
- Các em tự tin trung thực trong việc làm. 
	- Phong trào học tập sôi nổi, tinh thần thi đua được duy trì.
	- Được phụ huynh và học sinh tin tưởng quý mến.
	* Kết quả lớp đạt được như sau:
	- Đạt lớp tiên tiến.
	- Lớp VSCĐ.
	* Về học tập: 
	Học sinh giỏi: 38 em.
	Học sinh khá: 4 em.
	Học sinh trung bình: 0 em.
	Không có học sinh yếu kém.
	* Về đạo đức: 44 học sinh thực hiện đầy đủ.
c - kết luận
	Công tác chủ nhiệm lớp là vô cùng cần thiết và quan trọng trong yêu cầu giáo dục toàn diện hiện nay tại các nhà trường. Đặc biệt là trường tiểu học, một cấp học nền móng của Giáo dục phổ thông.
	Nếu mỗi giáo viên chủ nhiệm đều quan tâm làm tốt công tác này - trước mắt ta sẽ có được một tập thể học sinh ngoan, có ý thức... tự chủ... sáng tạo trong mọi yêu cầu hoạt động của nhà trường. Và đó cũng là mục tiêu cần thiết cho lớp người lao động mới mai sau với những nét nhân cách tốt đẹp; có ý thức trách nhiệm và kỷ luật cao ở mọi lúc, mọi nơi.
	Tuổi tiểu học là tuổi hoa, tuổi này sẽ rất đẹp nếu gia đình, nhà trường và xã hội cùng quan tâm. Chính vì vậy trách nhiệm của người giáo viên tiểu học rất quan trọng và nặng nề. Muốn hoàn thành nhiệm vụ của mình. Từng giáo viên tiểu học phải xác đinh đúng vai trò của mình trong việc cùng gia đình hình thành, xây dựng nhân cách cho các em ở cấp học nền móng này.
	 Trong đó việc rèn ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp là vô cùng quan trọng. ở lứa tuổi này các em vẫn “ Chơi để học, học để chơi”. Mọi việc làm và suy ghĩ theo cảm tính cụ thể.
Để đưa trẻ vào nề nếp là cả quá trình vất vả khó khăn.
	Với những nhân thức trên, bằng thực tế nghề nghiệp của mình trong những năm công tác, tôi đã rut ra một số biện pháp để làm tốt “công tác chủ nhiệm” như sau:
	- Có tinh thần trách nhiệm cao với mọi yêu cầu và quy định của nhà trường, hết lòng vì lớp mình phụ trách.
	- Thực sự gây được lòng tin yêu của trẻ đối với mình bằng trách nhiệm, tình thương yêu của chính mình với trẻ.
	- Thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo ở mọi lúc, mọi nơi trong từng việc làm, cách xử lý.
	- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, biết tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh trong mọi nhu cầu của học sinh.
	- Thường xuyên trao đổi với giáo viên chuyên biệt để nắm bắt những thông tin của mỗi học sinh trong lớp.
	Trên đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện trong suốt thời gian làm công tác chủ nhiệm lớp và có hiệu quả tốt. Vì trình độ và thời gian có hạn nên đề tài viết ra không khỏi có nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện đề tài và áp dụng trong các năm học tới được tốt hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so kinh nghiem trong cong tac chu nhiem o lop 1.doc