Một số kinh nghiệm về chỉ đạo, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở Trường tiểu học Lê Lợi

Một số kinh nghiệm về chỉ đạo, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở Trường tiểu học Lê Lợi

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Luật Giáo dục năm 2005 đã qui định mục tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục tiểu

học Việt Nam : “Giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí

tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động

và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư

cách và trách nhiệm công dân; Chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc

sống lao động.”. -Điều 27 của Luật Giáo dục cũng đã nêu rõ : “Giáo dục tiểu học nhằm

giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,

trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc học

Trung học cơ sở ”.

Để thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học đó việc tổ chức dạy - học trong nhà

trường không chỉ chú trọng vào các giờ học chính khoá mà cần chú ý tổ chức song hành

các hoạt động ngoài giờ lên lớp, bởi vì hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL) cùng với hoạt

động dạy học trên lớp là một quá trình hoạt động sư phạm tổng thể nhằm giúp học sinh

hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, là một quá trình hoạt động diễn ra suốt cả

trong năm học của nhà trường nói chung cũng như bậc học Tiểu học nói riêng.

-Hoạt động ngoài giờ lên lớp là các hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các

môn chính khoá bao gồm : hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội, tham

quan dã ngoại; hoạt động thực hành: Khoa học, tự nhiên xã hội; Lao động vệ sinh, giáo

dục truyền thống, hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong - Sao nhi đồng.

-Từ năm học 2002-2003 thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung Ương

Đảng khoá XI về đổi mới chương trình - sách giáo khoa ở bậc Tiểu học, Bộ Giáo dục-

Đào tạo đã xây dựng Nhiệm vụ năm học, ngành giáo dục các cấp đã chú trọng chỉ đạo

các hoạt động NGLL ở trong nhà trường thông qua qui định các chủ đề, chủ điểm từng

tháng trong phân phối chương trình. Đặc biệt từ năm học 2006-2007 trong phân phối

chương trình các môn học có qui định bắt buộc nhà trường Tiểu học phải tổ chức 4 tiết

dạy hoạt động NGLL. Việc tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp là yếu tố giúp học

sinh rèn lụyện kỷ năng tổ chức, tham gia, giao tiếp, tạo điều kiện để học sinh phát triển

các tố chất về trí, lực, thể, mỹ. góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức, lối sống,

nhân cách, sự nhạy bén, linh hoạt, hưng phấn cho học sinh cũng như tạo nên một môi

trường giáo dục an toàn , lành mạnh.

pdf 6 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm về chỉ đạo, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở Trường tiểu học Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 : MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 Luật Giáo dục năm 2005 đã qui định mục tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục tiểu 
học Việt Nam : “Giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí 
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động 
và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư 
cách và trách nhiệm công dân; Chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc 
sống lao động...”. -Điều 27 của Luật Giáo dục cũng đã nêu rõ : “Giáo dục tiểu học nhằm 
giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, 
trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc học 
Trung học cơ sở ”. 
 Để thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học đó việc tổ chức dạy - học trong nhà 
trường không chỉ chú trọng vào các giờ học chính khoá mà cần chú ý tổ chức song hành 
các hoạt động ngoài giờ lên lớp, bởi vì hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL) cùng với hoạt 
động dạy học trên lớp là một quá trình hoạt động sư phạm tổng thể nhằm giúp học sinh 
hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, là một quá trình hoạt động diễn ra suốt cả 
trong năm học của nhà trường nói chung cũng như bậc học Tiểu học nói riêng. 
 -Hoạt động ngoài giờ lên lớp là các hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các 
môn chính khoá bao gồm : hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội, tham 
quan dã ngoại; hoạt động thực hành: Khoa học, tự nhiên xã hội; Lao động vệ sinh, giáo 
dục truyền thống, hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong - Sao nhi đồng... 
 -Từ năm học 2002-2003 thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung Ương 
Đảng khoá XI về đổi mới chương trình - sách giáo khoa ở bậc Tiểu học, Bộ Giáo dục-
Đào tạo đã xây dựng Nhiệm vụ năm học, ngành giáo dục các cấp đã chú trọng chỉ đạo 
các hoạt động NGLL ở trong nhà trường thông qua qui định các chủ đề, chủ điểm từng 
tháng trong phân phối chương trình. Đặc biệt từ năm học 2006-2007 trong phân phối 
chương trình các môn học có qui định bắt buộc nhà trường Tiểu học phải tổ chức 4 tiết 
dạy hoạt động NGLL. Việc tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp là yếu tố giúp học 
sinh rèn lụyện kỷ năng tổ chức, tham gia, giao tiếp, tạo điều kiện để học sinh phát triển 
các tố chất về trí, lực, thể, mỹ... góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức, lối sống, 
nhân cách, sự nhạy bén, linh hoạt, hưng phấn cho học sinh cũng như tạo nên một môi 
trường giáo dục an toàn , lành mạnh. 
II. THỰC TRẠNG 
 1)Thuận lợi: 
 -Địa bàn nhà trường ở trung tâm Thành phố, thuộc khu vực dân cư tương đối 
thuận lợi về điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội. 
 -Đa số học sinh thuộc diện gia đình công chức hoặc có điều kiện về kinh tế nên 
được quan tâm chăm sóc về thể chất, tinh thần và các điều kiện phục vụ học tập. 
 -Nhà trường có truyền thống về chất lượng giáo dục toàn diện cũng như các hoạt 
động Đội Thiếu niên Tiền phong - Sao nhi đồng. 
 -Đội ngũ cán bộ-giáo viên-nhân viên ngày càng được trẻ hoá và có trình độ đạt 
chuẩn và trên chuẩn, có đủ giáo viên đặc thù : Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học, Ngoại ngữ... 
 -Hoạt động ngoài giờ lên lớp được đưa vào nhiệm vụ năm học của ngành giáo dục 
và tổ chức đoàn đội, đặc biệt từ năm học 2006-2007 : với chương trình 4 tiết/tháng. 
 2)Khó khăn: 
 Bên cạnh những ưu điểm trên thực trạng tình hình học sinh, cơ sở vật chất của nhà 
trường Lê Lợi nói chung và các trường trên địa bàn thành phố nói riêng có nhiều khó 
khăn. 
 -Địa bàn sinh sống của học sinh rãi rác trên toàn thành phố, có học sinh các huyện 
phụ cận : Hương Thuỷ, Phú Vang, Phong Điền. 
 -Một bộ phận nhỏ học sinh trong địa bàn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có bình 
quân hàng năm có từ 3 -> 5 hộ nghèo. 
 -Lối sống đặc trưng của “Người Huế” là nhỏ nhẹ, rụt rè và ít nhiều thiếu sự năng 
động trong giao tiếp. 
 -Học sinh nhà trường có đặc điểm trong giờ học chính khoá phát biểu xây dựng 
bài hoặc bày tỏ ý kiến chưa mạnh dạn, nói nhỏ, nói trống không. 
 -Do điều kiện gia đình khá giả nên nhiều em được “quan tâm” nuông chiều theo 
lối khép kín, học sinh ít được tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, với xã hội... do đó học 
sinh nhà trường được mệnh danh là “những chú gà công nghịêp”. 
 -Phụ huynh học sinh thường chỉ chú ý cho học sinh tập trung các môn văn hoá, 
thường ép học sinh vào các lớp học thêm. Ngoài các buổi học ở trường học sinh phải học 
thêm, luyện thi vào các ngày thứ 7, Chủ nhật và thậm chí các buổi tối trong tuần... do đó 
thời gian để học sinh tham gia các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ... hầu như rất ít phụ 
huynh quan tâm, tạo điều kiện. 
 -Đối với xã hội : Do điều kiện về cơ sở vật chất, về kinh phí nên trên địa bàn 
thành phố hiện nay rất ít các điểm vui chơi (công viên) nhà văn hoá, và các “sân chơi trí 
tuệ”. Các hoạt động của thiếu nhi hầu như dựa vào nhà trường, ngành giáo dục là chủ yếu. 
 -Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế: thiếu sân chơi, bãi tập, thiếu không 
ian để tổ chức các hoạt động có quy mô toàn trường. g 
III.-CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGLL: 
 -Từ tình hình thực tế trên, để tổ chức các hoạt động NGLL đạt hiệu quả nhà 
trường tiến hành các bước : 
 1)Xác định mục tiêu, ý nghĩa, tác dụng của hoạt động NGLL. 
 2)Căn cứ năng lực cán bộ-giáo viên-nhân viên bố trí thành các tiểu ban : Tiểu ban 
phụ trách Đội, Tiểu ban Đố vui để học, Tiểu Ban Văn nghệ, Tiểu ban Thể dục - vệ sinh, 
Tiểu Ban Trần Quốc Toản, Tiểu ban Kiến thiết xây dựng, Tiểu ban Kỷ luật trật tự, trong 
đó vai trò chủ đạo vẫn là Ban phụ trách Đội. 
 3)Xây dựng kế hoạch (qui trình hoạt động) trong từng năm học từ tháng tám năm 
này đến tháng bảy năm sau : trên cơ sở nhiệm vụ năm học, kế hoạch hoạt động của hội 
đồng đội, qui trình hoạt động của phòng Giáo dục-Đào tạo thành phố Huế và các chủ đề, 
chủ điểm theo từng năm học. 
LẬP BẢNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Thời gian Chủ điểm Các hoạt động Qui mô 
Tháng 8 - 9 
Giáo dục truyền 
thống nhà 
trường. 
-Tổ chức Lễ khai giảng. 
-Giới thiệu truyền thống nhà trường, 
cuộc đời và sự nghiệp của Anh hùng dân 
tộc Lê Lợi 
-Tổ chức vui Trung Thu. 
-Toàn trường. 
-Théo khối lớp. 
-Toàn trường. 
Tháng 10 
 -Tổ chức hội thi kể chuyện về Bác Hồ. 
-Giáo dục giới tính. 
-Giáo dục An toàn giao thông. 
-Toàn trường. 
Tháng 11 
Kính yêu thầy 
cô giáo. 
-Tổ chức hội thi văn nghệ chào mừng 
ngày Nhà giáo Việt Nam. 
-Lớp. 
-Toàn trường. 
Tháng 12 
Uống nước nhớ 
nguồn. 
-Tổ chức làm tập san về truyền thống 
anh hùng của đất nước và con người Việt 
Nam. 
-Dâng hương tại các điểm di tích lịch sử 
cách mạng (Nghĩa trang, nhà tưởng niệm 
Chín Hầm, đền thờ Huyền Trân Công 
Chúa...) 
-Tặng quà học sinh thuộc diện gia đình 
chính sách. 
-Tổ chức xem băng hình về Hà Nội 12 
ngày đêm, Huế Xuân 68... 
-Toàn trường. 
-Đại diện học 
sinh, giáo viên. 
-Lớp. 
Tháng 1 
Gìn giữ truyền 
thống văn hoá 
dân tộc. 
-Tổ chức hội thi Tiếng hát dân ca. 
-Giáo dục An toàn giao thông. 
-Lớp. 
-Toàn trường. 
Tháng 2 
Giáo dục truyền 
thống cách 
mạng. 
-Tổ chức dâng hoa, báo công, kết nạp 
đội tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. 
-Thi văn nghệ, vẽ, về chủ đề Ca ngợi đất 
nước, giáo dục môi trường. 
-Luyện tập Nghi thức, múa hát tập thể 
sân trường. 
-HS khối 5, 3. 
-Lớp. 
Tháng 3 Yêu quí Mẹ và Cô giáo. 
-Hội thao Nghi thức, kiểm tra công nhận 
chuyên hiệu đội viên kết hợp cắm trại, tổ 
chức hội thi khéo tay, vui chơi... 
-Tham quan dã ngoại tìm hiểu môi 
trường. 
-Hội thi vẽ tranh (hoặc phòng trưng bày 
tranh). 
-HS khối 3,4,5. 
-HS khối 1, 2 
-Toàn trường. 
Tháng 4 
Hoà bình và hữu 
nghị 
-Hội thi hoá trang một số dân tộc trên thế 
giới. 
-HS khối 3,4,5. 
Tháng 5 Kính yêu Bác Hồ 
-Tổ chức tuyên dương Cháu ngoan Bác 
Hồ. 
-Tham gia các hoạt động tuyên truyền. 
-Tổng kết phát thường và liên hoan văn 
nghệ. 
-Đại diện HS. 
-HS toàn trường. 
Tháng 6 - 7 Hè vui - khoẻ -Sinh hoạt câu lạc bộ -Một số HS. 
 (Bảng kế hoạch trên có sự điều chỉnh phù hợp với từng năm học) 
 4)Bên cạnh việc xây dựng và tổ chức các hoạt động theo từng tháng nhà trường 
còn kết hợp với đội Thiếu niên Tiền phong để tổ chức bồi dưỡng giúp đỡ, luyện tập cho 
học sinh các nội dung : 
 +Sinh hoạt sao nhi đồng cho khối 1, 2, 3 một tuần 1 lần. 
 +Luyện tập học sinh năng khiếu văn - thể - mỹ, kỹ thuật, nghệ thuật, cờ vua tham 
gia các hội thi vào các thời gian trong năm học. 
 5)Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường còn được thể hiện trong 
các tiết chào cờ hàng tuần : Đại diện học sinh các lớp lần lượt kể các câu chuyện về giáo 
dục an toàn giao thông; mỗi buổi chào cờ 1 học sinh đại diện lớp sẽ kể một câu chuyện về 
Bác Hồ. 
 6)Hàng tháng tổ chức đố vui để học kết hợp với thi năng khiếu học sinh theo chủ 
điểm và giáo dục vệ sinh trường lớp, vệ sinh thân thể 1 lần/1 tháng. 
 7)Phối hợp, thực hiện kế hoạch hoạt động của các tổ chức : Hội đồng đội Thành 
phố, đoàn phường, ngành giáo dục các cấp... 
 8)Tổ chức các hoạt động truyền thống. Phòng tranh “Góc nhìn tuổi thơ”, Hội trại 
tháng 3, Hội thao nghi thức, múa hát tập thể dành cho học sinh khối 3,4,5. Tham quan dã 
ngoại dành cho học sinh khối 1,2. Đặc biệt là phong trào múa hát sân trường, thể dục giữa 
giờ phải được duy trì thường xuyên. 
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
 1)Về nhận thức: 
 a)Đối với giáo viên: 
 -Nhận thức được vai trò, vị trí và tác dụng của hoạt động ngoài giờ lên lớp góp 
phần quan trọng trong chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh đặc biệt là công cụ 
hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. 
 -Bản thân cán bộ - giáo viên được tập huấn, học hỏi kinh nghiệm về phương pháp, 
cách thức tổ chức các hoạt động tập thể. 
 -Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn học sinh sinh 
hoạt nhóm, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội. 
 -Tạo được môi trường để cán bộ-giáo viên phát huy năng lực, thế mạnh của cá 
nhân, tính đoàn kết phối hợp công tác trong tập thể. 
 b)Đối với học sinh: 
 -Cung cấp thêm cho học sinh một số nội dung kiến thức văn hoá, xã hội, truyền 
thống dân tộc, về môi trường, con người và quê hương, giáo dục lòng yêu quê hương đất 
nước tự hào về đất nước, quê hương mình. 
 -Thông qua một số tiết (buổi) ngoại khoá đã giúp học sinh đặc biệt là học sinh 
khối 4, 5 một số kiến thức về văn tả cảnh, tường thuật, kể chuyện... 
 -Học sinh mạnh dạn, tự tin, năng động, sáng tạo và lễ phép hơn. Đã tạo được môi 
trường để học sinh phát huy năng lực cá nhân, ươm mầm cho từng lớp thế hệ con người 
năng động sáng tạo. 
 -Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh hấp dẫn học sinh. 
 2)Kết quả cụ thể: 
 a)Chất lượng giáo dục toàn diện : 
 -Giáo dục đạo đức: 
+Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Học sinh ngoan ngoãn có nề nếp kỷ 
cương. Không có tệ nạn xã hội trong học đường. 100% học sinh thực hiện đầy đủ 4 nhiệm 
vụ. 
-Chất lượng văn hóa các môn đánh giá bằng định lượng: 
Năm học Tiếng Việt Toán Khoa học Sử và Địa 
Năm học 
2005-2006 
Khá,giỏi: 100% 
T.Bình : 0 
Khá,giỏi: 100% 
T.Bình : 0 
Năm học 
2006-2007 
Khá,giỏi: 99,21% 
T.Bình : 0,79% 
Khá,giỏi: 98,95% 
T.Bình : 1,05% 
Khá,giỏi: 95,5% 
T.Bình : 4,5% 
Khá,giỏi: 100% 
T.Bình : 0 
Học kỳ 1 
Năm học 
2007-2008 
Khá,giỏi: 99,92% 
T.Bình : 2,08% 
Khá,giỏi: 97,53% 
T.Bình : 2,47% 
Khá,giỏi: 99,66% 
T.Bình : 0,34% 
Khá,giỏi: 97,21% 
T.Bình : 2,79% 
 -Liên tục nhiều năm đạt 100% Hoàn thành và Hoàn thành tốt các môn đánh giá 
bằng định tính. 
b)Chất lượng mũi nhọn: 
 -Học sinh giỏi các môn Toán, Tiếng Việt, Lịch sử, Khoa học, Kỹ thuật : 
KHỐI 4 KHỐI 5 NĂM HỌC 
Toán T.Việt L.Sử K.H K.T Toán T.Việt L.Sử K.H K.T 
2005-2006 8 11 / / / 12 14 / / / 
2006-2007 4 5 1 1 / 5 5 2 2 2 
2007-2008 14 11 2 2 2 16 13 12 1 2 
 -Học sinh giỏi các môn Văn - Thể - Mỹ: 
NĂM HỌC Cắm hoa Vẽ Nặn 
2005-2006 1 giải nhất, 1 giải ba TP 2 giải nhì T.P 1 giải nhì TP 
2006-2007 2 giải nhất TP 1 giải nhất TP, 1 giải 3 Tỉnh 1 giải nhì TP 
2007-2008 2 giải ba cấp TP. 1 giải nhất TP, 1 giải nhất Tỉnh 1 giải ba TP 
 c)Các hội thi cấp Thành phố, cấp Tỉnh: 
 *Thi kể chuyện sách, kể chuyện về chiến thắng Điện Biên Phủ, kể chuyện về Bác 
Hồ... đều đạt giải 3 đến giải nhất. 
 *Giáo dục an toàn giao thông: Giải nhất cấp Thành phố, giải nhất cấp Tỉnh. 
 *Thi văn nghệ : Liên tục đạt giải nhất, nhì cá nhân và toàn đoàn cấp Thành phố, 
giải nhất cấp Tỉnh. 
 *Hội khoẻ Phù Đổng và đại hội TDTT các cấp : 
 *Có học sinh đạt huy chương vàng Hội khoẻ Phù Đổng cấp Quốc gia về 
bơi lội, đá cầu... 
 *Đạt giải nhất, nhì môn Điền kinh Nam trong 2 năm liên tục. 
 *Đạt giải nhất đồng đội Nam, Nhì đồng đội Nữ, nhất toàn đoàn và có 
nhiều học sinh năng khiếu môn cờ vua. 
 *Trong 3 năm liên tục từ năm học 2004-2005 đạt 2 giải nhất, 1 giải nhì 
toàn đoàn Hội khoẻ Phù Đổng cấp Thành phố. Được Sở Thể dục Thể thao tặng giấy khen 
“Đơn vị có phong trào TDTT xuất sắc”. 
 d)Các phong trào và hoạt động truyền thống của Đội: 
 -Nhiều năm liên tục đạt giải nhất hội thao Nghi thức cấp Thành phố, cấp Tỉnh. 
 -2 lần đạt giải nhất hội thi giáo viên phụ trách đội giỏi cấp Thành phố, cấp Tỉnh 
trong 3 năm. Đạt Liên đội trưởng giỏi cấp Thành phố. 
 -Nhiều năm liền được tặng cờ liên đội có phong trào hoạt động đội xuất sắc, liên 
đội vững mạnh cấp Trung Ương. Được TW Đoàn tặng Bằng khen. 
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 Qua công tác chỉ đạo và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu 
học Lê Lợi bản thân rút ra một số kinh nghiệm sau : 
 -Trước hết người cán bộ quản lý cần quán triệt đầy đủ các chủ trương đường lối 
Nghị quyết của Đảng, Nhà nước; Các văn bản, chỉ thị, nhiệm vụ năm học của ngành giáo 
dục - đào tạo các cấp. Nghiên cứu nắm vững nội dung chương trình theo qui định của 
từng năm học. 
 -Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phải có sự phối hợp 
chặt chẽ với nội dung chương trình chính khoá theo từng tuần, tháng, học kỳ để đảm bảo 
mục tiêu vừa củng cố vừa mở rộng nâng cao kiến thức cũng như đảm bảo kế hoạch hoạt 
động của Đoàn-đội trong nhà trường. 
 -Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phải phù hợp tâm sinh lí học sinh, tạo 
điều kiện để tất cả học sinh đều được tham gia và coi học sinh là chủ thể hoạt động, tuyệt 
đối tránh tổ chức theo hình thức học sinh chỉ nghe, nhìn theo lối thụ động. Có chế độ 
miễn giảm cho học sinh gia đình khó khăn (trong hoạt động trại, tham quan, cũng như các 
loại quĩ hội, quĩ khen thưởng...) và phải tổ chức nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi, kích 
thích năng lực của cá nhân và tập thể. 
 -Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất 
của nhà trường : có thể tổ chức theo lớp, khối lớp, khối buổi hoặc toàn trường. Có thể tổ 
chức trong nhà trường, ngoài nhà trường như tại công viên, nhà hát, các danh lam thắng 
cảnh, các di tích lịch sử văn hoá... 
 -Quá trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cần : 
 +Các hoạt động được phân bố rãi đều trong năm theo chủ đề chủ điểm 
đồng thời các hình thức tổ chức cần đa dạng, phong phú. 
 +Có sự theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh phối hợp cho các 
hoạt động tiếp theo hoặc những năm học sau. 
 +Có sơ, tổng kết, biểu dương khen thưởng cá nhân, tập thể (kể cả giáo viên 
và học sinh) kịp thời, chính xác, công bằng trong mỗi hoạt động. 
 -Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, các phương tiện, điều kiện đáp ứng cho các hoạt 
động như : Âm thanh máy móc, ánh sáng, bàn ghế, phông màn. Vận động phụ huynh học 
sinh giúp đỡ thêm về kinh phí, phương tiện xe cộ để tổ chức các hoạt động dã ngoại cắm 
trại, tham quan... tạo nên môi trường giáo dục : nhà trường- gia đình-xã hội thêm gắn bó. 
 Tóm lại : 
 Quá trình chỉ đạo, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học nói 
chung và trường Tiểu học Lê Lợi nói riêng chỉ mới được quan tâm đầu tư trong thời gian 
vài năm học gần đây nhưng đã đem đến hiệu quả rất lớn góp phần hình thành cơ sở ban 
đầu về phát triển toàn diện của học sinh bậc Tiểu học về đạo đức, trí lực, thể chất, thẩm 
mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo... 
 Đó cũng là mục tiêu của giáo dục-đào tạo đã đang và sẽ hướng tới để xây dựng 
đất nước Dân giàu-Nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. 
Huế, ngày 22 tháng 4 năm 2008 
 Người viết 
 NGƯT Lê Thị Thảo 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfSangKienKinhNghiem_NGUTLeThiThao_1.pdf