Những mô hình hoạt động Đội

Những mô hình hoạt động Đội

Mô hình: TRƯỜNG EM XANH- SẠCH - ĐẸP

I. MỤC ĐÍCH:

- Nhằm nâng cao nhận thức của thiếu nhi trong việc giữ gìn môi trường, hiểu biết về những tác động nguy hại của việc ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người. Từ đó tích cực tham gia những hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm bảo vệ môi trường nhất là trong trường học.

- Để tạo ra những thói quen, những hành vi ứng xử tốt đối với môi trường, tham gia chương trình xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” của mỗi đội viên, nhi đồng.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thành lập ban chỉ đạo

a. Nhà Trường:

- Hiệu trưởng làm trưởng ban, chỉ đạo chung

- Bí thư chi đoàn: Phó ban, chỉ đạo đoàn viên giáo viên thực hiện các kế hoạch đề ra.

- Giáo viên - Tổng phụ trách: Phó ban, chịu trách nhiệm lên kế hoạch phân công cụ thể từng lớp, theo dõi đánh giá thi đua.

- Tổ trưởng các tổ bộ môn làm ủy viên - có trách nhiệm phổ biến kế hoạch cho từng thành giáo viên trong tổ.

b. Liên đội:

- Thành lập đội sao đỏ: gồm từ 4 đến 6 em học sinh có trách nhiệm theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các lớp trong tuần, tháng.

- Liên đội phó thi đua cùng với ủy viên, phụ trách lao động - kỷ luật có trách nhiệm truyền đạt những thông tin, công việc mà tổng phụ trách đề ra trong tuần cho BCH các chi đội và phụ trách Sao.

c. Chi đội:

- BCH các liên đội, cán sự lớp, phụ trách Sao phân công công việc cụ thể cho từng tổ, lên lịch trực hàng ngày, hằng tuần cho các tổ.

- Các tổ trưởng theo dõi việc thực hiện công việc của các thành viên trong tổ hằng ngày. Cuối tuần tổng kết, báo cáo và đánh giá trước tập thể lớp.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 

doc 13 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Những mô hình hoạt động Đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình: TRƯỜNG EM XANH- SẠCH - ĐẸP
I. MỤC ĐÍCH:
- Nhằm nâng cao nhận thức của thiếu nhi trong việc giữ gìn môi trường, hiểu biết về những tác động nguy hại của việc ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người. Từ đó tích cực tham gia những hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm bảo vệ môi trường nhất là trong trường học.
- Để tạo ra những thói quen, những hành vi ứng xử tốt đối với môi trường, tham gia chương trình xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” của mỗi đội viên, nhi đồng.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thành lập ban chỉ đạo
a. Nhà Trường:
- Hiệu trưởng làm trưởng ban, chỉ đạo chung
- Bí thư chi đoàn: Phó ban, chỉ đạo đoàn viên giáo viên thực hiện các kế hoạch đề ra.
- Giáo viên - Tổng phụ trách: Phó ban, chịu trách nhiệm lên kế hoạch phân công cụ thể từng lớp, theo dõi đánh giá thi đua.
- Tổ trưởng các tổ bộ môn làm ủy viên - có trách nhiệm phổ biến kế hoạch cho từng thành giáo viên trong tổ.
b. Liên đội:
- Thành lập đội sao đỏ: gồm từ 4 đến 6 em học sinh có trách nhiệm theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các lớp trong tuần, tháng.
- Liên đội phó thi đua cùng với ủy viên, phụ trách lao động - kỷ luật có trách nhiệm truyền đạt những thông tin, công việc mà tổng phụ trách đề ra trong tuần cho BCH các chi đội và phụ trách Sao.
c. Chi đội:
- BCH các liên đội, cán sự lớp, phụ trách Sao phân công công việc cụ thể cho từng tổ, lên lịch trực hàng ngày, hằng tuần cho các tổ.
- Các tổ trưởng theo dõi việc thực hiện công việc của các thành viên trong tổ hằng ngày. Cuối tuần tổng kết, báo cáo và đánh giá trước tập thể lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Xây dựng chỉ tiêu thi đua của liên đội:
BCH liên đội cùng với ban chấp hành Chi đoàn bàn bạc phối hợp với Ban giám hiệu đưa ra những biện pháp, chỉ tiêu thực hiện về cho từng khối, từng lớp coi đây là chỉ tiêu đánh giá xếp loại thi đua của từng lớp, từng khối trong từng giai đoạn.
3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền:
- Đội tuyên truyền măng non, Đội phát thanh măng non, Bảng tin liên đội thường xuyên tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường thông qua tiểu phẩm vui, những bài viết về gương tốt, đọc thơ hoặc hát bài hát về chủ đề môi trường
- Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua những giờ học trên lớp cũng như những buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao.
- Tổ chức cho các em tham gia đi cổ động về vệ sinh môi trường.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, học tập tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Hội đồng Đội huyện về những kỹ năng bảo vệ môi trường cho BCH các chi đội, phụ trách Sao.
4. Tổ chức các hoạt động hổ trợ cho phong trào:
- Thường xuyên tổ chức lao động don vệ sinh quanh trường và “Đoạn đường em chăm”.
- Hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh”
- Phân chia “Đọan đường em chăm “hoặc “Vườn cây em chăm” cho các chi đội.
- Các đội viên và các phụ trách Sao hướng dẫn cho các em nhi đồng cùng tham gia lao động.
- Tổ chức tham quan, các công viên cây xanh, các vườn cam, trang trại.
- Thành lập câu lạc bộ mỹ thuật - âm nhạc qua đó tổ chức các hội thi cải thiện vấn đề môi trường như: Thi vẽ tranh về môi trường, về ngôi trường mơ ước của em, Hạt mưa xanh
- Tổ chức cho các chi đội đăng ký công trình măng non “ Xanh hóa lớp học” và cam kết thực hiện tốt phong trào “Ăn sạch, uống sạch ,ở sạch và chơi sạch”.
- Các lớp học và phòng làm việc được trang trí đẹp, có góc thiên nhiên, có chậu cây cảnh và cây xanh treo tường được bố trí thích hợp.
5. Sơ kết, tổng kết và tuyên dương khen thưởng:
- Cuối tuần, đội Sao đỏ tổng hợp thi đua của các lớp trong tuần và báo cáo những hoạt động đã làm được, những công việc chưa hoàn thành và đưa ra những kiến nghị để Tổng phụ trách cùng các thành viên trong đội tìm ra hướng giải quyết thích hợp.
- Tổng phụ trách cùng với liên đội phó thi đua có trách nhiệm sơ kết thi đua, tuyên dương các lớp thực hiện tốt, phê bình nhắc nhở các lớp chưa hoàn thành công việc trong tuần.
- Vào giờ chào cờ đầu tuần, Tổng phụ trách nhận xét, tuyên dương các lớp thực hiện tốt, phê bình nhắc nhở các lớp thực hiện chưa tốt cần nổ lực hơn.
- Cuối tháng, cuối học kỳ nhà trường cùng với liên đội tổ chức tuyên dương khen thưởng những cá nhân, tập thể chi đội có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ nhà trường xanh - sạch - đẹp.
Mô hình: TỔ CHỨC TIẾT SINH HOẠT CHI ĐỘI ĐẦU TUẦN
I. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG:
- Hổ trợ hoạt động học tập của học sinh, giúp các em hoàn thiện hơn những nội dung đã học, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, bồi dưỡng những tình cảm đạo đức trong sáng, tính tích cực, năng động trong các hoạt động, khả năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, đội viên.
- Tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, thông qua hoạt động các em có dịp chứng tỏ khả năng của mình thu hút các em đến với tiết sinh hoạt đầu tuần của chi đội góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
II. YÊU CẦU THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG:
- Tất cả các hoạt động dù là lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo mục đích giáo dục. Đây là yêu cầu quan trọng nhất mà người thiết kế cần nắm vững.
- Thiết kế hoạt động phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, dễ thực hiện tạo hiệu quả giáo dục, góp phần nâng cao kíên thức tự nhiên, xã hội mà các em đã học.
- Thiết kế hoạt động phải dựa trên cơ sở điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất, phương diện của đơn vị.
- Thiết kế hoạt động phải đảm bảo về mặt thời gian trong 1 tiết:
 + 15 phút : Đánh giá thi đua trong tuần qua triển khai nội dung công việc của tuần mới.
 + 25 phút: Để tổ chức hoạt động trò chơi, cuộc thi, kể chuyện các anh hùng dân tộc, gương người tốt việc tốt, tiểu phẩm vuiMỗi phân đội phụ trách một tuần luân phiên.
 + 5 phút : Nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
- Thiết kế hoạt động phải thể hiện được “màu sắc”. Màu sắc ở đây chính là sự vui chơi lành mạnh “Học mà chơi”, “Chơi mà học” tạo nên những yếu tố bất ngờ, hấp dẫn, thu hút , lôi cuốn các em.
III. CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN:
- Khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung hình thức hoạt động. BCH chi đội báo cáo Tổng phụ trách. Sau khi được Tổng phụ trách duyệt chấp nhận, chi đội sẽ tiến hành phổ biến, thực hiện, phân công các thành viên trong BCH chi đội. Trong quá trình thực hiện, Tổng phụ trách chịu trách nhiệm hướng dẫn các chi đội đôn đốc kiểm tra đánh giá dể kịp thời động viên, tuyên dương cũng như nhắc nhở những thiếu xót của các em.
Mô hình: CÂU LẠC BỘ BẠN GÁI
I. MỤC ĐÍCH :
- Giúp các em học sinh hiểu các kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên; quyền trẻ em, phòng chống HIV/AIDS; những khúc mắc về tuổi dậy thì, thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính
II. PHẠM VI ÁP DỤNG:
- Cả 4 khối 6, 7, 8, 9 ( đặc biệt là học sinh nữ khối 8, 9)
III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG : Học sinh nữ
IV. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Sinh hoạt theo chủ đề.
Đối với chi đội : 1 buổi/ tháng.
Đối với liên đội : 1 buổi/ quý
- Nội dung hoạt động :
 + Trao đổi theo nhóm.
 + Hái hoa dân chủ, sân khấu hóa
 + Tổ chức xem phim
 + Tổ chức tham quan, du lịch
 + Tổ chức trao đổi tọa đàm giữa khách mời (Là các nhà tâm lý, các giáo sư, bác sỹ về vấn đề giới tính.
Mô hình: TỔ CHỨC NGÀY HỘI
“ THẮP SÁNG ƯỚC MƠ THIẾU NHI VIỆT NAM”
I. MỤC ĐÍCH :
- Tạo môi trường giáo dục mang tính thực tiễn cao để định hướng cho thiếu nhi trong việc xác định mục tiêu, lý tưởng sống, xây dựng hoài bão, ước mơ sống cho mình và cho xã hội.
- Tôn vinh những tấm gương giàu ước mơ, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống; hổ trợ, cổ vũ, tạo niềm tin và đồng hành cùng thiếu nhi trên con đường biến ước mơ thành hiện thực.
II. QUY MÔ TỔ CHỨC :
- Cấp liên đội.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ :
- Xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình ngày hội “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”.
- Lên danh sách khách mời giao lưu.
- Xây dựng kịch bản chương trình.
- Báo cáo với BGH nhà trường.
-Triệu tập lực lượng thiếu nhi và phụ trách.
- Mời lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, khách mời giao lưu.
- Xây dựng makét trang trí.
- Làm tốt công tác truyền thông : Thông qua đội tuyên truyền măng non, phát thanh măng non.
- Lựa chọn những tấm gương thiếu nhi tiêu biểu vượt khó vươn lên học tốt để tuyên dương trong ngày hội.
IV. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA, KHÁCH MỜI GIAO LƯU :
1. Đối tượng tham gia :
- 100% học sinh và các thầy cô giáo của trường.
- Ban thường vụ Đoàn, Hội đồng đội, Nhà thiếu nhi các cấp, lãnh đạo của các sở, ban, ngành.
2. Khách mời giao lưu :
Mỗi chương trình mời 03 khách giao lưu trong các lĩnh vực sau :
- Học sinh đạt giỏi, học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
- Anh hùng lao động, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
- Các tài năng trẻ, những tấm gương nỗ lực vươn lên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, doanh nhân, nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ và các nghệ sỹ gắn bó với phong trào thiếu nhi.
V. DIỄN BIẾN CHUƠNG TRÌNH :
- Ổn định tổ chức, đón khách về dự chương trình.
- Chương trình văn nghệ chào mừng.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Phát biểu của BGH nhà trường hoặc cấp trên.
- Phóng sự “Hành trình thắp sáng ước mơ thiếu nhi ( nếu có).
- Giao lưu “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”
 + Các em thiếu nhi chia sẻ ước mơ của mình.
 + Các khách mời định hướng, tư vấn và giúp đỡ các em biến ước mơ của mình thành hiện thực.
 + Tôn vinh những điển hình tiên tiến của thiếu nhi trong các lĩnh vực.
- Tặng sổ tiết kiệm, phương tiện đến trường cho thiếu nhi vượt khó học giỏi.
- Cảm ơn kết thúc chương trình.
VI. KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH: 
“NGÀY HỘI THẮP SÁNG ƯỚC MƠ THIẾU NHI VIỆT NAM”
 	Màn hát múa chào mừng của thiếu nhi (3 bài) hoặc màn trống khai hội, màn múa lân, sư tử, rồng( tùy theo thực tế cơ sở).
	Xin kính chào quý vị đại biểu, các anh chị phụ trách, các thầy cô giáo.
	Chào mừng tất cả các em thiếu nhi đang theo dõi chương trình” Ngày hội thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” được tổ chức tại trường THCS.................................
	Qúy vị và các em vừa thưởng thức màn múa hát của đội văn nghệ Măng non liên đội trường THCS Chương trình cũng là lời chào mở đầu cho một cuọc gặp mặt vô cùng ý ... c sinh nghèo học giỏi.
- Nguồn kinh phí đỡ đầu chủ yếu vận động trong các em học sinh từ các nguồn quỹ của Đội như Kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất... vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, tranh thủ từ các nguồn học bổng...để mỗi tháng đều có hổ trợ cho học sinh nhận đỡ đầu các khoản vật chất, trang thiết bị học tập nhất định.
III. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Hiệu quả:
Kết thúc năm học, 309 liên đội đã nhận đỡ đầu 651 em với số tiền 137.941.000. Tặng 95 xe đạp với số tiền 470500.000đ. Trao 127 xuất học bổng với số tiền 34.200.000đ và các trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập như: tập, bút, viết...
2. Bài học kinh nghiệm:
- Tích cực công tác tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa phong trào học sinh hiểu và hưởng ứng thực hiện.
- Phối hợp với các ngành, tổ chức liên quan như: Hội khuyến học. Sở lao động thương binh và xã hội, các tổ chức cá nhân, các nhà hảo tâm để tranh thủ các nguồn học bổng cho các em.
Mô hình: CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON TRONG LIÊN ĐỘI 
I. MỤC ĐÍCH: 
Nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình phát thanh năng non trong liên đội, phát huy hết tác dụng của chương trình mang tính giáo dục và thu hút học sinh tham gia.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Các em học sinh, đội viên người dân tộc trong toàn huyện Điện Bàn.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Lập kế hoạch thực hiện chương trình: đây là công việc đòi hỏi phải thường xuyên có những chủ đề theo từng chặng, từng chủ đề hoạt động của Đội.
- Lựa chọn các giáo viên văn, các học sinh có giọng đọc tốt cùng đội văn nghệ liên đội
- Tổ chức viết bài: Tuyên dương các cá nhân điển hình của liên đội hoặc các bài tuyên truyền phục vụ cho chủ đề sinh hoạt của liên đội...
- Tổ chức thu âm chương trình: Chon nhạc hiệu của chương trình, thu từng mục của chương trình nếu thu bằng máy casset thì thu theo nội dung của từng phát thanh viên bằng phần mềm vi tính, sau đó chỉnh sửa âm thanh, lồng nhạc và xếp thành chương trình hoàn chỉnh theo kế hoạch,
- Tổ chức phát thanh: Tuỳ theo từng điều kiện của liên đội có thể phát một tuần 2-3 lần.
IV. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG, BÀI HỌC:
1. Hiệu quả: Học sinh hứng thú theo dõi. Thông qua các chương trình giúp các em hiểu hơn về truyền thống của dân tộc và đặc biệt là học sinh có thể vận dụng những kiến thức được phổ biến trong chương trình Phát thanh Măng non vào trong việc học tập của mình.
- Nội dung chương trình luôn đổi mới không nhàm chán cho các em.
- Số lượng học sinh tham gia viết bài cho chương trình ngày càng nhiều và 90% học sinh khi được hỏi đều yêu thích chương trình Phát thanh Măng non.
2. Bài học kinh nghiệm: 
Để các chương trình phát thanh măng non trong liên đội thực sự là kênh thông tin bổ ích cho học sinh đồng thời cũng là phương pháp giáo dục tích cực góp phần giáo dục toàn diên cho học sinh, đòi hỏi người phụ trách đội không ngừng tìm tòi và sáng tạo để xây dựng chương trình hoàn chỉnh, có chất lượng nhằm thu hút học sinh tham gia.
Mô hình: THÁNG THI ĐUA CAO ĐIỂM 
“CHÚNG EM LÀ CHIẾN SĨ TRẦN QUỐC TOẢN” 
I. MỤC ĐÍCH:
- Tạo phong trào thi đua sâu rộng trong các cơ sở Đội, đội viên thiếu niên nhi đồng trong việc thực hiện phong trào “Trần Quốc Toản” bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
- Thông qua các hoạt động của đợt thi đua cao điểm nhằm giáo dục cho đội viên, thiếu niên nhi đồng ý thức trách nhiệm, lòng biết ơn đối với các Mẹ Việt Nam Anh Hùng, gia đình thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng; đẩy mạnh các hoạt động xã hội của Đội, công tác giao lưu kết nghĩa với các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn và các chiến sĩ bộ đội biên phòng...
II. Cách thức tiến hành:
- Xây dựng hướng dẫn và chỉ đạo HĐĐ các xã, thị trấn tổ chức đợt thi đua cao điểm: “chúng em là chiến sĩ Trần Quốc Toản”.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền ý nghĩa của đợt thi đua trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phát động phong trào thi đua sâu rộng trong đội viên, thiếu nhi theo chủ đề “Chúng em là chiến sĩ Trần Quốc Toản”, mỗi đội viên, nhi đồng có ít nhất một việc làm có ý nghĩa, thiết thực; mỗi chi đội, liên đội có ít nhất một công trình “Chúng em là chiến sĩ Trần Quốc Toàn” có giá trị kinh tế hoặc có ý nghĩa giáo dục thông qua việc đảm nhận và giúp đỡ các gia đình chính sách, xây dựng phòng học, nhà ở cho các em có hoàn cảnh khó khăn...
- Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giúp đỡ các gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng, các thương bệnh binh; các hoạt động thương binh xã hội từ thiện, giúp đỡ các bạn thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các bạn bị nhiễm chất độc da cam; các hoạt động giao lưu kết nghĩa các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn và các chiến sĩ bộ đội biên phòng.
- Tổ chức hoạt động cho thiếu nhi từ cơ sở đến tỉnh tham gia hoạt động “Về nguồn” tại các xã, căn cứ, xã anh hùng.
- Thực hiện tổng kết đánh giá tháng thi đua cao điểm tại cấp đặc biệt trong liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Trần Quốc Toản” các cấp, các đơn vị, tiến hành tổng kết và biểu dương các gương điển hình của cá nhân, tập thể, thực hiện tháng thi đua.
 III. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG:
- 100% các liên đội đều phát động và thực hiện tháng thi đua “Chúng em là chiến sĩ nhỏ trần Quốc Toản”
- Kết quả qua một tháng thực hiện: tổ chức cho thiếu nhi thăm hỏi tặng quà, chăm sóc, giúp đỡ các gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng, các thương bệnh binh; tổ chức các đợt hành trình “về nguồn” tại các khu căn cứ cách mạng, tổ chức tặng quà cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn, các em bị nhiễm chất động màu da cam và các hoạt động xã hội từ thiện khác, tổ chức rầm rộ các hoạt động giao lưu kết nghĩa với các lực lượng vũ trang đóng quân trên dịa bàn và các đồn biên phòng.
Mô hình: NHẬT KÝ ĐỘI EM LÀM THEO LỜI BÁC
I. MỤC ĐÍCH: 
Thực hiện cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”. Nhằm giáo dục cho thiếu nhi toàn huyện học tập và làm theo lời Bác.
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Hội đồng Đội huyện Điện Bàn làm mẫu cho 48 liên đội 48 quyển nhật ký đội em. Quyển nhật ký gồm 2 phần: Phần thứ nhất in sẵn về tiểu sử Bác Hồ, Bác Hồ với thiếu nhi; phần thứ 2 là giấy trắng để các em tự tìm hiểu, ghi chép những tư liệu, những tác phẩm văn học nghệ thuật, những mẫu chuyện kể về Bác, sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về chủ tich Hồ Chí Minh, những việc làm của cá nhân nhằm thực hiện phong trào “Thiếu nhi Điện Bàn thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác dạy”. Cuối năm học 48 liên đội tổ chức kiểm tra và khen thưởng cho các cuốn nhật kýcó chất lượng cao. Quyển nhật ký có thể sử dụng nhiều năm học, đồng thời sau này có thể trưng bày tại phòng truyền thống Đội.
III. HIỆU QỦA, MÔ HÌNH, BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Hiệu quả: Toàn huyện có trên 19.000 đội viên có nhật ký làm theo lời Bác. Thông qua phong trào này nhằm tạo cho các em ý thức tự giác và học tập làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. Mỗi đội viên thuộc và kể được ít nhất từ 1 đến 3 câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Kinh nghiệm của mô hình: 
- Giáo viên tổng phụ trách Đội cần làm tốt công tác tham mưu với chi bộ Đảng nhà trường về mục đích, ý nghĩa của phong trào để chỉ ra toàn diện và hiệu quả.
- Thường xuyên tuyên truyền cung cấp cho thiếu nhi những thông tin tài liệu có liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh để các em cập nhật
- Sử dụng các bài viết của các em để sử dụng trong chương trình “Phát thanh măng non”.
- Thường xuyên biểu dương, khen thưởng các em có nhật ký đạt chất lượng cao, nhân rộng các điển hình tiêu biểu để nhân rộng phong trào.
Mô hình: “HỘI CHỢ MỪNG XUÂN GIÚP BẠN” 
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA:
- Thực hiện tốt kế hoạch hoạt động đội và phong trào thiếu nhi hằng năm của liên đội trường tiểu học.
- Giúp học sinh nghéo có điều kiện “Vui tết” và tạo quỹ khuyến học giúp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong năm học.
- Hổ trợ học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn như: bệnh, tai nạn rủi ro do bất thường gia đình không có khả năng chăm lo, cuộc sống khó khăn không thể tiếp tục đến trường.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
- Những học sinh được hổ trợ trong “Hội chợ mừng xuân giúp bạn” là những hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng vui tết và những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong năm học được giúp đỡ như: khi bị tai nạn, ốm đau không có khả năng trả tiền viện phí...
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Từ đầu năm học liên đội thực hiện lên kế hoạch chung, trong đó kế hoạch: “Hội chợ mừng xuân giúp bạn” là mục tiêu khá quan trọng trong kế hoạch hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu nhi trong nhà trường. Kế hoạch được thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường và được biểu quyết thống nhất. Các kế hoạch khác cũng được tiến hành lấy ý kiến hoạt động bình thường theo chủ điểm từng tháng, tuần...
- Đến những ngày gần giáp tết, liên đội tiến hành lập kế hoạch cụ thể để thực hiện. Các bộ phận được họp triển khai và được phân công cụ thể như: Ban hậu cần, Ban trò chơi dân gian, Ban trò chơi vận động, Ban bán tranh sản phẩm của học sinh, gian hàng ẩm thực...
- Các hoạt động được diễn ra đồng loạt theo khu vực như: khu vực trò chơi dân gian, trò chơi vận động, gian hàng ẩm thực...trong đó quan trọng nhất là khu trưng bày và bán đấu giá các sản phẩm do các em tự làm tại chỗ như tranh vẽ, xé giấy dán tranh, các sản phẩm thủ công do các em tự làm...
- Các sản phẩm đó sẽ được phụ huynh, các nhà hảo tâm mua ủng hộ các em. Số tiền thu được sẽ được tạo thành ngừôn quỹ khuyến học của trường nhằm giúp đõ các em học sinh không có điều kiện vui tết, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường...
- Ngày đầu tiên trước khi tổ chức hội chợ, ban trang trí và các ban khác sẽ thực hiện trang trí các gian hàng của mình một cách hoàn chỉnh đẹp mắt để chuẩn bị ccho sáng hôm sau diễn ra Hội chợ.
- Buổi sáng khi khai mạc hội chợ các em được xem múa rồng, múa lân, nhà văn hóa huyện hổ trợ.
- “Hội chợ mừng xuân giúp bạn” được tổ chức một ngày. Bắt đầu khai mạc lúc 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều sẽ tổng kết, công bố kết quả thu được, tặng quà cho học sinh nghèo và phát thưởng cho các hội thi hoạt động trong ngày như: Hội thi rung chuông vàng, hội thi tiếng hát mừng xuân, trò chơi vận động. Riêng đối với các gian hàng trò chơi dân gian thì đều được phục vụ miễn phí...

Tài liệu đính kèm:

  • docDOI TNTP NHUNG MO HINH HOAT DONG DOI.doc