Những thang thuốc quý của vua Gia Long và vua Minh Mạng

Những thang thuốc quý của vua Gia Long và vua Minh Mạng

Trong gần 150 năm triều Nguyễn, hiện còn lưu truyền hai thang thuốc quý mà các Ngự Y đã bốc cho vua Gia Long và Minh Mạng . Cả hai thang thuốc đều là thuốc đại bổ.

 Sau đây là hai thang thuốc của vua Gia Long:

 Thang thuốc thất ( bảy) vị có gia giảm, dùng vào buổi sáng và buổi chiều: Thục địa 2 chỉ; Hoài sơn 3 chỉ; Du nhục 7 phân; Phục linh 5 phân; Nhục quế 3 phân; Ngũ vụ 1 phân;Liên nhục 5 phân; Tố ty tử 3 phân.

 Cách sắc : Nước một chén 5 phân, sắc còn 6 phân,thuốc uống lúc bụng đói.

 Thang thuốc thất vị có gia giảm dùng trong ngày: Sa sâm 2 chỉ; bạch truật 1 chỉ 5 phân; Hoàng kỳ 1 chỉ ; Hoài sơn 2 chỉ; Chích thảo chút ít; Toan tảo 3 phân; Viễn chí 2 phân; Bào khương 2 phân; Liên nhục 3 phân; còn thêm hai vị phụ : ô mai 2 quả, Thăng ma sao 1 phân.

 Cách sắc nước 1 chén 5 phân, sắc còn 6 phân, uống xa bữa ăn ( nghĩa là lúc bụng đói );

 sau khi uống hai thang thuốc thất vị này, vua Gia Long phê: "Đến ngày đông chí, dương khí (của trời đất )đã trở lại, chính nhờ thuốc này mà thu được công hiệu. Ta vui mừng khôn xiết " ( Này 6 - 11 -Năm Gia long thứ 18 ) (1820).

 Nổi tiếng hơn là thang thuốc của vua Minh Mạng. Tương truyền, đây là thang thuốc vua uống vào " Nhất dạ ngũ giao sinh ngũ tử "

 Vua Minh Mạng rất khỏe, ông người to, béo,vạm vỡ. vậy vua cần thuốc bổ để làm gì ?Vua Minh Mạng không ai thống khê chính xác có mấy trăm vợ,nhưng ông là người có nhiều hoàng tử và công chúa nhất trong số các vua nhà Nguyễn: 142 người! Ông lại là người trí tuệ sáng suốt nhất trong các vua Nguyễn. Nhà vua đã lãnh đạo công cuộc chấn hưng và phát triển đất nước Việt Nam đầu thế kỷ XIX trên nhiều lĩnh vực. Nhà vua còn là một nhà thơ để lại một di sản đồ sộ với bảy mươi ba quyển với ba nghìn rưởi bài thơ!Để làm được những việc lớn lao đó nhà vua phải có một sức khỏe phi thường, một trí tuệ anh minh và mẫn cảm. Có lẽ toa thuốc quí vua Minh Mạng đã giúp ông trí tuệ và sức khỏe để làm nhiều việc phi thường nói trên.

 Theo sách của lương y Lê Văn Sơn chép lại toa " Nhất dạ ngũ giao" có 22vị, Sa sâm 5 chỉ ; Độc hoạt 2 chỉ ; Câu kỳ tử 2 chỉ ; Bạch thược 3 chỉ ; Bạch truật 3 chỉ ; Trần bì 3 chỉ ; Đào nhân 5 chỉ ; Khương hoạt 2 chỉ ; Đương quy 3 chỉ ; Phục linh 3 chỉ ; Mộc qua 2 chỉ ; Đại hồi 2 chỉ ; Thục địa 2 chỉ ; Cam thảo 3 chỉ ; Tục đoạn 2 chỉ ; Đại táo 2 chỉ ; Phòng phong 3 chỉ ; Xuyên khung 3 chỉ ; Nhục quế 1 chỉ ; Đỗ trọng 2 chỉ ; Tần giao 2 chỉ ; Thương truật 2 chỉ .

 

doc 80 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những thang thuốc quý của vua Gia Long và vua Minh Mạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những thang thuốc quý của vua Gia Long và vua Minh Mạng
 Trong gần 150 năm triều Nguyễn, hiện còn lưu truyền hai thang thuốc quý mà các Ngự Y đã bốc cho vua Gia Long và Minh Mạng . Cả hai thang thuốc đều là thuốc đại bổ. 
 Sau đây là hai thang thuốc của vua Gia Long: 
 Thang thuốc thất ( bảy) vị có gia giảm, dùng vào buổi sáng và buổi chiều: Thục địa 2 chỉ; Hoài sơn 3 chỉ; Du nhục 7 phân; Phục linh 5 phân; Nhục quế 3 phân; Ngũ vụ 1 phân;Liên nhục 5 phân; Tố ty tử 3 phân.
 Cách sắc : Nước một chén 5 phân, sắc còn 6 phân,thuốc uống lúc bụng đói.
 Thang thuốc thất vị có gia giảm dùng trong ngày: Sa sâm 2 chỉ; bạch truật 1 chỉ 5 phân; Hoàng kỳ 1 chỉ ; Hoài sơn 2 chỉ; Chích thảo chút ít; Toan tảo 3 phân; Viễn chí 2 phân; Bào khương 2 phân; Liên nhục 3 phân; còn thêm hai vị phụ : ô mai 2 quả, Thăng ma sao 1 phân.
 Cách sắc nước 1 chén 5 phân, sắc còn 6 phân, uống xa bữa ăn ( nghĩa là lúc bụng đói );
 sau khi uống hai thang thuốc thất vị này, vua Gia Long phê: "Đến ngày đông chí, dương khí (của trời đất )đã trở lại, chính nhờ thuốc này mà thu được công hiệu. Ta vui mừng khôn xiết " ( Này 6 - 11 -Năm Gia long thứ 18 ) (1820). 
 Nổi tiếng hơn là thang thuốc của vua Minh Mạng. Tương truyền, đây là thang thuốc vua uống vào " Nhất dạ ngũ giao sinh ngũ tử "
 Vua Minh Mạng rất khỏe, ông người to, béo,vạm vỡ. vậy vua cần thuốc bổ để làm gì ?Vua Minh Mạng không ai thống khê chính xác có mấy trăm vợ,nhưng ông là người có nhiều hoàng tử và công chúa nhất trong số các vua nhà Nguyễn: 142 người! Ông lại là người trí tuệ sáng suốt nhất trong các vua Nguyễn. Nhà vua đã lãnh đạo công cuộc chấn hưng và phát triển đất nước Việt Nam đầu thế kỷ XIX trên nhiều lĩnh vực. Nhà vua còn là một nhà thơ để lại một di sản đồ sộ với bảy mươi ba quyển với ba nghìn rưởi bài thơ!Để làm được những việc lớn lao đó nhà vua phải có một sức khỏe phi thường, một trí tuệ anh minh và mẫn cảm. Có lẽ toa thuốc quí vua Minh Mạng đã giúp ông trí tuệ và sức khỏe để làm nhiều việc phi thường nói trên. 
 Theo sách của lương y Lê Văn Sơn chép lại toa " Nhất dạ ngũ giao" có 22vị, Sa sâm 5 chỉ ; Độc hoạt 2 chỉ ; Câu kỳ tử 2 chỉ ; Bạch thược 3 chỉ ; Bạch truật 3 chỉ ; Trần bì 3 chỉ ; Đào nhân 5 chỉ ; Khương hoạt 2 chỉ ; Đương quy 3 chỉ ; Phục linh 3 chỉ ; Mộc qua 2 chỉ ; Đại hồi 2 chỉ ; Thục địa 2 chỉ ; Cam thảo 3 chỉ ; Tục đoạn 2 chỉ ; Đại táo 2 chỉ ; Phòng phong 3 chỉ ; Xuyên khung 3 chỉ ; Nhục quế 1 chỉ ; Đỗ trọng 2 chỉ ; Tần giao 2 chỉ ; Thương truật 2 chỉ .
 Thang thuốc Minh Mạng của lương y Lê Văn Sơn còn bày cách chế thuốc bằng chưng rượu và ngâm rượu. Chưng thì cho rượu và thuốc vào bình bằng sành, dán kín không cho hơi thoát ra, cho vào nồi đun cách thủy hai nước.Nước nhất cho vào thuốc hai lít rượu nếp ngon đun hai giờ, nước nhì cho vào thuốc một lít rượu đun một giờ. Hai nước rượu thuốc chưng được trộn vào nhau, cho thêm dung dịch đường phèn 300g trong nửa lít nước. Còn ngâm thì một thang hai lít rượu ngâm trong 5 ngày đêm. Chắt rượu ra pha thêm dung dịch đường phèn ( 300g trong nửa lít ). Nước hai cho hai lít rượu vào nhưng ngâm tới một tháng, cũng cho dung dịch đường như trên vào . Rượu thuốc Minh Mạng uống một ly nhỏ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ mới có công hiệu. 
 đơn thuốc thì như vậy, nhưng hiệu quả của thuốc lại khác nhau vì trong pha chế cụ thể dâng vua uống hàng ngầy, các Ngự y đều có bí quyết riêng, thông qua bắt mạch, xem thể tạng của Vua nà gia giảm lượng các vị thuốc, gọi là phương pháp " Đối chứng lập phương ". Dù vậy, tìm được trong sử sách, chúng tôi xin phép giới thiệu để các lương y, cùng bạn đọc tham khảo. 
 Nguyễn Thị Minh Tâm
 ( Nguồn: Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở việt Nam , trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế xuất bản năm 2002) 
 Đơn thuốc bổ Mao chủ tịch tặng Hồ chủ tịch 
 Sa sâm 3 đồng, phục linh 3 đồng, bạch truật 3 đồng, cam thảo 3 đồng, tân giao 2 đồng, đương quy 3 đồng, xuyên khung 3 đồng, bạch thược 3 đồng, thục địa 5 dồng, phòng phong 2 đồng, tục đoạn 2 đồng, cam huy tử 2 đồng, đại hồi 2 đồng, nhục quế 1 đồng, táo nhân 5 đồng, đại táo 5 đồng, độc hoạt 2 đồng, mộc quả 2 đồng, đậu trọng 2 đồng, trần bì 3 đồng, khương hoạt 2 đồng, ngưu tất 2 đồng.
Người nóng thì bỏ ít quế, đại hồi hoặc bỏ hẳn. Người lạnh (hàn) thì bỏ bớt ít ngưu tất.
Cách ngâm rượu : Ngâm một lít rượu 3 ngày sau, cho thêm nửa cân đường, 1/4 lít nước đun sôi để nguội pha vào thuốc.
Cách dùng Uống trước bữa ăn mỗi lần nửa thìa xúp vào sáng chiều tối, trước lúc đi ngủ uống một thìa.
Tác dụng: Liệt dương uống từ 1-2 tháng là có thể có con.Các cụ già trên 60 tuổi uống vào có thêm sức sống; bán thân bất toại, cảm yếu mê man, không đi được, kinh nguyệt không đều, đẻ khó uống tốt, sống lâu hơn, đại bổ, người gần chết uống vào có thể sống được 2-5 ngày. 
 Bài thuốc bổ âm, bổ Dương 
Thục địa 14g, hoài sơn14g, sơn thú 10g, mẫu đơn bì10g, bạch linh 10g, trạch tả 5g, mạch môn 5g, ngũ vị tử 3g.
 Đơn thuốc bổ - cố tinh
Thỏ ty tử (hạt của gây tơ hồng) 8g, Ngũ vị tử (hạt lớn hơn hạt cay tiêu)1g, Xa tiền tử (hạt cây mã đề) 1g, Khởi tử (quả màu đỏ ăn ngọt sáng mắt) 8g, Phúc bồn tử 4g (có ở hiệu thuốc bắc). Tán nhỏ trỗn với mật ong viên thành viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 4 g (chú ‏‎ uống bài này kiêng thịt lợn, cá , dấm chua và tỏi )
 16 bài thuốc chữa bệnh trĩ.
- Bài một:Lươn 250g. Làm sạch nhớt, rửa sạch, mổ bỏ nội tạng, chặt thành khúc, ngâm với một số gia vị cần thiết rồi nấu chín dừ với lá xương sông, lá mùi tầu và hành để ăn. Chủ trị: Trĩ lở loét hoại hư. 
- Bài hai: Cuống hoa sen tươi (cắt bỏ thân cây ) 5 cái, đường phèn một chút. Đem rửa sạch, nấu với chút nước trong một giờ, lấy nước hoà đường phèn vào cho tan đều để uống. Chủ trĩ, đại tiện ra máu.
- Bài ba: Thương nhĩ tử 15g, gạo tẻ 150g, đem rang vàng thương nhĩ tử xong cho vào nồi nấu lấy nước thuốc, bỏ bã, dùng nước thuốc nấu cháo gạo để ăn lúc nóng hết trong ngày. Chủ trĩ : Trĩ, đãi tiện ra máu. 
- Bài bốn: Mứt quả hồng 2-3 quả, gạo tẻ 100g, nấu thành cháo để ăn lúc cháo nóng vào sáng và tối. Chủ trĩ: Trĩ đại tiện ra máu. 
	Đối với người vị hàn kiêng ăn cháo này.
- Bài năm: Rau kim châm (rau cúc hoa vàng)30g, đường đỏ lượng vừa đủ. Nấu rau kim chân lấy nước, cho đường đỏ vào cho tan là được. Ngày một thang. Chủ trĩ nội xuất huyết. 
- Bài sáu: Rễ cây hồng 12g, địa du thám (địa du đốt thành than)12g, nấu hai vị trên lấy nước uống, ngày một thang. Nếu uống được hơn nữa càng tốt. Chủ trĩ: Trĩ đại tiện ra máu. 
- Bài bảy: Thịt lợn nạc 200g, quả mướp 250g, rửa sạch thái thành miếng, đem xào nấu để ăn như một món ăn bình thường. ngày 2-3 lần . Chủ tại : trĩ nội, đại tiện ra máu .
- Bài tám: Rau muống 2kg, mật ong 250g; rửa sạch, thái nhỏ rau muống , giã hoặc xay lấy nước, cho nước rau này vào trong nồi đun to lửa cho sôi,sau đun nhỏ lửa , cô đạc nước rau lại cho đến khi đặc sệt (còn khoảng 250g) hoà trộn mật ong vào khoả đều cho đặc, để nguội cho vào lọ để uống.Ngày 2 lần, mỗi lần 30-60g, pha nước sôi vào uống . Chủ trị: Trĩ ngoại bí đại tiện. 
- bài chín: Ruột già lợn 1 đoạn, hoa hoè 30g, nếu không có hoa hoè có thể lấy lỏi cây chuối tiêu băm nhỏ vào, cho vào trong ruột lợn đã làn sạch thành món dồi. Luộc hoặc chế biến thành món ăn để ăn hét trong ngày. Chủ trị: trĩ loét hay thấp nhiệt.
- Bài 10: Củ mã thầy tươi 500g, đường đỏ 90g, rửa sạch củ mã thầy, nấu với ít nước,xong cho đường đỏ vào trộn đều để ăn hết trong ngày . Chủ trị: trĩ lở loét loại thấp nhiệt .
- Bài mười một : Hoàng kỳ 30g, gạo tẻ 200g. Nấu hoàng kỳ lấy nước , dùng nước đó nấu cháo gạo thật gừ để ăn. Chủ trị:Trĩ lở loét huyết hư. 
- Bài mười hai: Mộc nhĩ đen 6g, mứt hồng 50g, đường đỏ 50g. Ngâm nở , rửa sạch, thái nhỏ mộc nhĩ, thái mứt hồng ra thành miếng nhỏ, cho vào nấu ba thứ với nhau để ăn hết trong ngày . Chủ trị: Trĩ lở loét loại ứ trệ. 
- Bài mười ba: Đỗ xanh 50g, ý dĩ nhân 30g ruột già lợn đã làm sạch 250g, đãi sạch ngâm giã nát đỗ xanh với ý dĩ nhân cho vào trong ruột lợn, 2đầu buộc lại rồi luộc chín dừ để ăn như một món dồi, ăn nóng lúc bụng đói . Chủ trị:Trĩ lở loét loại thấp nhiệt .
- Bài mười bốn: Khổ sâm 6g, trứng gà 2 quả, đường đỏ 60g . Nấu khổ sâm lấy nước, bỏ bã, cô đặc nước thuốc, đập trứng gà và đường đỏ vào, nấu cho chín trứng để ăn. Chủ trị: trĩ lở loét loại thấp nhiệt .
- Bài mười lăn: Quả dâu 20-30g, gạo nếp 100g, đường phèn 25g, nấu ba thứ trên thành cháo , ăn nóng. Chủ trị: trĩ lở loét loại thấp nhiệt. 
- Bài mười sáu: Ngó sen 500g, con tằm khô 7 con,đường đỏ 120g. Nấu ba thứ trên ăn hết trong ngày. Chủ trị: Trĩ lở loét loại huyết hư.
 Nông thúy ngọc 
 Sáu bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt thiếu nữ vị thành niên
Đến kỳ hành kinh , máu ra đầm đìa không dứt hoặc sau khi đã sạch kinh kỳ này, bỏ cách quảng mấy tháng, sau mới lại hành kinh, hoặc cứ mười ngày rưỡi lại hành kinh một lần, lượng kinh lúc nhiều, lúc ít, thời gian hành kinh lúc dài lác ngắn, không có quy luật nhất định, thì đó gọi là "bệnh rối loạn kinh nguyệt thời kỳ thanh xuân". Theo đông y thì cơ sở để kinh nguyệt điều hoà là thận khí thịnh , khí huyết đủ. Thiếu nự vị thành niên bị bệnh này phần nhiều có liên quan đến thận khí bất túc, tì khí hư nhược. Một số bài thuốc hiệu nghiệm chữa bệnh này:
- Bài một: Hạnh đào nhân 30g, sơn dược ,đương quy, mỗi thứ 10g, thịt chó 200g, nấu chín nhừ để ăn. thích dụng với bệnh nhân thận hư sinh ra. 
- Bài hai: Hoàng kỳ 60g, đảng sâm, sơn dược, mỗi thứ 30g, thịt của một con gà giò, nấu với các vị thuốc trên để ăn. Thích dụng với bệnh nhân tì hư sinh ra.
- Bài ba : Đỗ den 60g, sơn dược 30g, gạo tẻ 200g, nấu thành cháo để ăn. thích dụng với bệnh nhân tì hư hoặc thận hư sinh ra. 
- Bài bốn: Hương phụ 30g, rượu 200ml, nấu sôi kĩ để uống trong 2 ngày. thích dụng với bệnh nhân cam uất sinh ra. 
- Bài năm: Đương quy, đẳng sâm, mỗi thứ 12g; thục địa, hoàng kì mỗi thứ 15g ; bạch thược hương phụ, mỗi thứ 10g; xuyên khung, cam thảo, mỗi thứ 6g, nhục quế 3g, sắc lấy nước uống ngày một thang. . thích dụng với bệnh nhân tì khí bất túc sinh ra.
- Bài sáu: Thọ ti tử (cây tơ hồng) 18g, thục địa 15g, ba kích thiên 12g; đương qui, hán liên thảo (cây nhọ nồi), bạch thược, tục đoạn, mỗ ... thứ nhất hành kinh bắy đầu uống 1 thìa canh, ngày 3 lần,uống liền 1 tháng không được gián đoạn ngày nào.
Chú ‏‎ thời gian uống thuốc không được giao hợp vợ chồng.
Bài 4 : Tiên linh tì 250g, thục địa 150g, nghiền thành bột hai vị thuốc trên, cho vào trong túi vải xô sạch, ngâm với 1,25 lít rượu trắng, đậy kín bình ngâm,về mùa xuân hè chỉ cần ngâm 3 ngày, về mùa thu ngâm 5 ngày sau là uống được. Tuỳ theo tửu lượng có thể uống rượu, nhưng không được uống đến mức say.
Bài 5 : Chó vàng con một con,men rượu 30g, gạo nếp 4kg, làm thịt chó, mổ bỏ nội tạng,rửa sạch, nấu chín dừ, để cả nước nấu, hoà men rượu vào; gạo nếp nấu thành cơm, rắc đổ thịt chóvà nước đã hoà lẫn men vào để ủ thành rượu nếp cái để ăn, ngày 3 lần, mỗi lần ăn 2-3 cốc rượu nếp cái này. Chú ‏‎: Bài thuốc này tính đại nhiệt, những người bệnh âm hư nội nhiệt không nên dùng bài thuốc này.
Bài 6 : Rễ cây chè tươi 15g, rễ cây lăng tiêu hoa 15g, tiểu hồi hương 15g, thịt gà mái già một con, đường đỏ, rượu gạo, mỗi thứ lượng vừa đủ. Đem hai vị thuốc trên cho lượng rượu vừa phải ninh trong 2-3 giờ, lấy nước thuốc hoà đường đỏ vàolà được. Còn tiểu hồi hương hầm với thịt gà mái già cho cín dừ. Khi hành kinh lấy nước thuốc uống trước, sau khi sạch kinh đến ngày thứ hai thì ăn món thịt gà hầm như tren với chút rượuvà mắm muối vừa để ăn. Mỗi tháng ăn một lần, ăn 3 tháng liền. Chủ trị : Chứng vô sinh đau kinh.
Bài 7 : Hạnh đào nhân 50g, cẩu khởi 15g, gạo tẻ lượng vừa đủ. Đem giã nát hạnh đầo nhân, cho vào nấu cháo voái các thứ còn lại để ăn hết trong ngày lúc cháo còn nóng.
Bài 8 : Thịt chó 200g, gừng tươi 10g, táo tầu 10 quả, nấu gừng tươi với táo tầu lấy nuớc, dùng nước đó hầm với thịt chó chín dừ để ăn hết trong ngày.
Bài 9 : Cẩu khởi 30g, thận dê một đôi làm sạch, gừng tươi 3 lát,gạo tẻ lượng vừa đủ. Rửa sach cẩu khởi, thái thận dê thành miếng, nấu với gừng cho chín, khi cháo chín dừ trỗn vào ăn hết trong ngày lúc cháo còn nóng.
Bài 10 : nhau thai tươi mơí của sản phụ khoẻ mạnh, gừng tươi 3 lát, hành củ lượng vừa đủ, làm sạch nhau thai,thái miếng,nấu gừng với hành lấy nước, dùng nước đó nấu với nhau thai cho chín dừ để ăn hết trong ngày, khi ăn có thể cho gia vị vừa ăn vào.
Bài 11 : Trứng gà 2 quả, lá ngải cứu 10g, gừng tưiơi 15g, rượu gạo 100ml, đem náu 4 thứ trên cho chín trứng, vớt trứng ra bóc bỏ vỏ lại cho vào nấu tiếp 10 phút sau là được. Ăn trứng uống nước nấu đó hết trong ngày. Bắt đầu từ ngày thứ 7 trước khi đến kỳ hành kinh ăn 1 lần món ăn trên.
Bài 12 : Thỏ ti tử 15g, lá ngải cứu 30g, xuyên khung 10g, thịt của hai con chim cút đẫ làm sạch, nấu 3 vị trên với 3 bát nước để còn 1 bát nuớc, bỏ bã lấy nước, dùng nước thuốc đó cho vào bát cùng với thịt chim cút nấu cách thủy cho chín kĩ để ăn trong ngày.
Các bài thuốc qúy từ cây gấc
	Cây gấc nói chung và đặc biệt là quả gấc nói riêng cho ta rất nhiều sinh tố A,E...để bồi dưỡng cơ thể. Gấc chín dùng dể nấu xôi vừa ngon thơm vừa quyến rũ! Song cái qúy nhất là gấc giúp cho con người chữa được nhiều bệnh (hạt gấc, rễ gấc, quả gấc).
1. Chữa bệnh chậm lớn cho trẻ em, giúp sáng mắt và phòng ngừa được bệnh thiếu sinh tố A: Dùng trái gấc chín nấu xôi hoặc nấu cháo gấc cho trẻ ăn thường xuyên, rất tốt.
2. Chữa phụ nữ sưng vú hay mụn nhọt: 
	Lấy 4-5 hạt gấc.
Một chén rượu trắng 40độ
Nướng qua hạt gấc, giã thật nhỏ, trỗn với rượu, đắp vào chỗ đau.
3. Chữa viêm tuyến vú, sưng tấy: Lấy 3-4 hạt gấc, bỏ lớp vỏ đen bên ngoài.Lấy nhân mài dưới bát ăn cơm hoặc vành địa. cho 100cc rượu 45độ: Khuấy đều thành một thứ nước đặc quánh. Lấy nước đó bôi lên chỗ sưng ở vú. Chỉ vài ba hôm là lành hẳn.
4. Lấy nhân hạt gấc mài với rượu trắng hoặc giấm thanh xoa vào nơi bị đâu phong tê thấp, chỗ mụn nhọt bắt đầu sưng đau là lành.
5. Phòng ung thư, làm đen tóc và tiêu hoá tốt:
Lấy toàn bộ hạt gấc trong một quả gấc. Cho vài thìa đường trắng vào, ddun cách thủy, rồi ăn hết các màng ở hạt, rất bổ và rất tốt!
6. Đập giập hạt gấc, giã ra ngâm với rượu 45độ. Rồi xoa vào những chỗ sưng đau, Rất hiệu quả!
7. Chữa đau sưng các khớp:
12g rễ gấc đã phơi khô. nếu không có rễ khô, thì lấy rễ tươi 18g.
12g rễ lá lốt.
8g cây mã đề.
8g rễ cây cỏ xước.
Tất cả sao vàng đun với 3 bát nước, còn hai bát, chia ra uống 2 lần trong ngày.
8. Chữa quai bị, chỗ bị sưng, bị giập nát:
Nướng hạt gấc cho vỏ hạt cháy thành than, còn nửa bên trong và nhâncó màu vàng chưa thành than, cho vào cối giã nhỏ. Đựng vào chai, cho rượu 40 độ vào ngâm. Mỗi lần xoa bóp từ 10 -15cc. Chữa quai bị rất mau khỏi và các chỗ bị giập nát, xoa bóp vào đó rất chóng lành!
 Thái Bá Đắc(st)
Bài thuốc từ địa long (giun đất)
Địa long có tính mặn, tính hàn, vào 3 kinh can,tỳ thận, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Đặcbiệt tác dụng trấn kinh, làm tan ứ huyết, cải thiện độ đàn hồi của mạch máu, nuôi dưỡng tế bào thần kinh và phục hồi trí nhớ trong các chứng hôn mê do tai biến mạch máu não. Từ năm 1911 các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy trong địa long có hoạt chất lumbritin có tác dụng phá huyết ứ. Có nghiên cứu ở nước ta cho biết trong dun đất có enzym fibrinolytic có khả năng thủy phân rất mạnh các sợi fibrin, giúp làm tan các cục máu đông trong các chứng tai biến não. Sau đay hai bài thuốc đặc trị di chứng tai biến não có sử dụng địa long.
Toa thuốc và tên bài thuốc Thần dược cứu mệnh xuất hiện từ khoảng đầu thế kỷ trước, được in lại trong quyển sách" Hai trăm bài thuốc qúy" của Ông Lê Văn Tình vào năm 1940 với ghi chú là"Chủ trị làm ban, ôn dịch và các bệnh nan y, công hiệu như thần, bệnh lui sau 60 phút". Sau này bài thuốc đã được Ông Nguyễn An Định, trưởng nam của cụ Nguyễn An Ninh Cho phổ biến lại trên một số tờ báo. Cho đến nay bài thuốc đơn giản này đã cứu chữa và phục hồi cho rất nhiều trường hợp hôn mê do đột qụy dù đã nhiều ngày trôi qua. Trong tài liệu được phổ biến vào năm 1977, Ông Định cho biết "Các dạng hôn mê do xuất huyết hoạc tai biến mạch máu não chưa quá 10 ngày chỉ cần 3 thang, có khi chỉ cần 1 thang cũng hết bệnh". Bài thuốc nguyên thủy gồm 3 vị: 
Địa long 50g, (địa long phơi khô có bán sẵn ở các tiêm thuốc bắc); đậu đen 100g; lá bồ ngót 200g (phơi khô saovàng). Dùng khoảng 4 chén nước, sắc còn độ hơn nửa chén, chia hai lần chonhười bệnh uống hoặc đổ vào miệng nếu đã bất tỉnh. Trong bài thuốc này ngoái địa long còn có hai vị đậu đen và lá bồ ngót.
Bổ dưỡng hoàn ngũ thang là một cổ phương chuyên trị các chứng trúng phong, tai biến mạch não: Địa long 8g; hoàng kỳ 16g; đương quy vỉ 8g; xích thược 6g; xuyên khung 4g; đào nhân 4g; hồng hoa 4g; Dùng khoảng 3 chén nước sắc còn hơn nửa chén, chia 2 lần cho người bệnh uống. Trong bài thuốc này liều lượng của địa long vhỉ trung bình nhưng lại được phối hợp với 5 vị thuốc quen thuộc khác có tác dụng hành khí hoạt huyết để tạo nên kết quả làm tan máu ứvà khai thông kinh mạch. Hoàng kỳ là một vị thuốc bổ khi được dùng với liều lượng chư đạo nhằm tăng cường chính khí. Ngoài ra ở đây hoàng kỳ còn có một số tác dụng hựu ích khác như lợi tiểu, hạ huyết ápvà tăng cường sức bền của mạch máu.
(Theo báo Nông Nghiệp số ra ngày 09 tháng 10 năm 2007, trong chuyên mục hỏi đáp của Nguyễn Lân Dũng).
	 	 15 bài thuốc chữa loét khoang miệng
	Bệnh nhân thường thấy ở mép cạnh đầu lưỡi, ở mé trong môi trên và môi dưới có biểu hiện ban đầu là mẩn lên những nốt ban đỏ hình tròn, hoặc hình bầu dục, to như hạt đậu ván có bờ mép rất rõ ràng, không lâu sau, các nốt ban đó đã lở loét ở mặt trên, nói hoặc ăn cảm thấy đau. Trong lúc bị bệnh không nên ânccs thức ăn quay, rán có thể bôi lên chỗ lở loét đó nước thuốc tím. Đồng thời chọn dùng trong những bài thuốc độc đáo hiệu nghiệm sau đây để chữa trị.
Bài 1. Hoài sơn dược 20g, đường phèn 30g, nấu hai thứ trên với lượng nước vừa phải cho chín dừ hoài sơn dược, sau khi chắt lấy nước lần đầu, lại đổ thêm nước nấu lần thứ hai, sau đỏ lẫn hai nước thuốc vao là thành, chia 2 lần uống vào sáng và tối, uống liền 2-3 ngày.
Bài 2. Thịt dê 120g, đỗ xanh 30g, gừng tươi 5g, táo tầu 10 quả, nấu cho chín dừ thịt dê là được, ăn hết trong ngày.
Bài 3. Dưa hấu 1 quả, quả dành dành sao 6g, kích thược10g, hoàng liên 1,5g, cam thảo 1,5g, rửa sạch quả dưa, bổ láy ruột để ăn, còn sử dụng vỏ đen ngoài cùngvà lượt cùi trắng ở giữa, thái nhỏ nấu với các vị thuốc trên lấy nước thuốc uống, ngày 1 thang.
Lưu í ‏‎ : 3 bài thuốc trên chủ trị loét miệng lưỡi.
Bài 4 . Tâm hạt sen 6g, cam thảo 15g, địa đinh9g, nấu lấy nước để uống ngày 1 lần.
Bài 5 . Đỗ xanh 50g, hoa cúc vàng15g, rửa sạch đỗ xanh, nấu sôi 10 phút lấy nước pha vào hoa cúc vàng như pha trà, để nguội, vừa súc miệng vừa uống nhiều lần trong ngày.
Bài 6 . Mộc nhĩ trắng 10g, đường phèn lượng vừa đủ, đem ngâm rửa sạch mộc nhĩ, nấu với đường phèn ăn hết trong ngày.
Bài 7 . Quả cà phơi hoặc sấy khô 1 quả, đem nghiền thành bột để bôi lên chỗ viêm loét ở khoang miệng ngày 3 lần.
Bài 8 . Hạt sen 100g, củ cải 250g, rửa sạch, thái củ cải thành miếng, nấu lẫn với hạt sen để ăn hết trong ngày.
Bài 9 . Khế tươi 1-3 quả, rửa sạch giã nát, vát lấy nước để ngậm và súc miệng ngày 2 lần.
Bài 10 . Bồ công anh 30g, dầu vừng 30ml, nhữa cây long não1g, dùng dầu vừng xào bồ công anh cho cháy, bỏ bã thuốc, cho nhữa long não vào dầu vừng đó, để nguội uống ngày 3 lần, mỗi lần 10ml.
Lưu í : 7 bài thuốc từ bài 4 đến bài 10 đều chủ trị loét khoang miệng.
Bài 11 . Thịt vịt 250g, thận lợn 1 quả đã làm sạch, nấu thịt vịt chín xong cho tận lợn vào nấu tiếp cho chín kĩ, chia 2-3 lần ăn hết trong ngày.
Bài 12 . Hà thủ ô 50g, gạo tẻ 100g, táo tầu 5 quả, đường phèn một ít. Nấu hà thủ ô cho sôi 20 phút, bỏ bã, dùng nước đó nấu cháo với các thứ còn lại để ăn hết trong ngày. 
Lưu í : Hai bài thuốc 11 và 12 chủ trị loét khoang miệng tái phát loại âm hư hoả vượng.
Bài 13 . Gạo tẻ 100g, rau hẹ 50g, nấu thành cháo để ăn hết trong ngày.
Bài 14 . Trứng gà 2 quả, rau hẹ 100g, rửa sạch, thái nhỏ rau hẹ, đập trứng đánh lẫn tráng lên thành món ăn trứng tráng để sưn cùng với gia vị kèm theo.
Lưu í : 2 bài thuốc 13 và 14 chủ trị loét khoang miệng tái phát loại tì vị hư hàn.
Bài 15 . Thịt gà 250g, hạt dẻ 50g, hầm nhừ hai thứ lên ăn hết trong ngày ...
 Ngô Quang Thái 

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUOC CHUA DAU DA DAY KHOI.doc