Rèn kĩ năng sống cho học sinh từ những điều nhỏ nhất

Rèn kĩ năng sống cho học sinh từ những điều nhỏ nhất

4. Lý do chọn đề tài:

 Công tác chăm lo bồi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ là điều quan tâm của toàn xã hội. Trong xã hội phát triển mạnh mẽ đầy thách thức hiện nay, nếu thiếu kĩ năng sống sẽ thiếu khả năng phân tích xử lí các tình huống khó khăn, xuống cấp về đạo đức, nhận thức và ứng xử lệch lạc, có phản ứng tiêu cực dễ rơi vào bế tắc không tự mình kéo lên được. Trong đó chương trình giáo dục hiện nay còn nặng về kiến thức, chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đáp ứng yêu cầu trên, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm đó là lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước sau này “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Vì vậy bồi dưỡng giáo dục chăm sóc và bảo vệ thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn xã hội trong đó ngành giáo dục và đào tạo giữ vai trò then chốt. Đất nước ta đang trong thời gian hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang trong giai đoạn phát triển cao. Do đó nhận thức của chúng ta cũng phải thay đổi phù hợp với thực tiến hiện nay. Ngoài việc dạy – học, chúng ta phải tạo cho các em sân chơi hấp dẫn, phong phú để thu hút các em tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện cả về “ Đức – Trí – Thể - Mỹ ” và từng bước tự hoàn thiện bản thân.

 

doc 17 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Rèn kĩ năng sống cho học sinh từ những điều nhỏ nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẢI PHÁP
RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TỪ NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẤT 
Họ và tên: Lê Thị An
Chức vụ : Giáo viên Tổng phụ trách
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Tân Nghĩa 1
 Lý do chọn đề tài:
 Công tác chăm lo bồi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ là điều quan tâm của toàn xã hội. Trong xã hội phát triển mạnh mẽ đầy thách thức hiện nay, nếu thiếu kĩ năng sống sẽ thiếu khả năng phân tích xử lí các tình huống khó khăn, xuống cấp về đạo đức, nhận thức và ứng xử lệch lạc, có phản ứng tiêu cực dễ rơi vào bế tắc không tự mình kéo lên được. Trong đó chương trình giáo dục hiện nay còn nặng về kiến thức, chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đáp ứng yêu cầu trên, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm đó là lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước sau này “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Vì vậy bồi dưỡng giáo dục chăm sóc và bảo vệ thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn xã hội trong đó ngành giáo dục và đào tạo giữ vai trò then chốt. Đất nước ta đang trong thời gian hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang trong giai đoạn phát triển cao. Do đó nhận thức của chúng ta cũng phải thay đổi phù hợp với thực tiến hiện nay. Ngoài việc dạy – học, chúng ta phải tạo cho các em sân chơi hấp dẫn, phong phú để thu hút các em tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện cả về “ Đức – Trí – Thể - Mỹ ” và từng bước tự hoàn thiện bản thân.
 Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn.
 Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt “ Đức – Trí – Thể - Mỹ ” để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
 Ở bậc tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới.
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội, để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình.
 Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng cho học sinh, tôi đã chọn đề tài về “Giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh từ những điều nhỏ nhất” thông qua các chương trình hoạt động Đội.
5. Nội dung giải pháp hữu ích:
5.1- Khó khăn, thuận lợi và sự cần thiết của giải pháp hữu ích:
 5.1.1- Thuận lợi:
 Trong hoạt động chuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc "Giáo dục kỹ năng sống" cho học sinh. Nhà trường coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chính vì thế ngay sau khi Bộ Giáo dục đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi thầy, cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Mỗi giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh.
Học sinh chăm ngoan biết vâng lời thầy cô, ông bà, cha mẹ.
Phụ huynh luôn quan tâm đến con em trong cuộc sống nhất là việc học.
 5.1.2- Khó khăn:
 5.1.2.1- Về giáo viên:
 Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mất sự hứng thú của học sinh.
 5.1.2.2- Về học sinh:
 Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
 Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau.
 Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy.
 5.1.2.3 - Về Phụ huynh:
Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức nên không cho con em tiếp cận các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội. 
Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình.
Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
 5.1.2.4 - Về nhà trường.
Trường tôi là một trường cách trung tâm huyện khoảng 10 ki-lô-mét, trường có nhiều điểm trường lẻ, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Năm học 2014-2015, nhà trường có 16 lớp với tổng số 397 học sinh. Trường chưa được công nhận trường chuẩn Quốc gia.
 5.1.3 Sự cần thiết của giải pháp hữu ích
Đất nước ta ngày càng phát triển về nhiều mặt. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Sự chăm sóc và trang bị mọi mặt cho con em là điều không thể thiếu để các em ngày một hoàn thiện hơn. Chính vì được sự quan tâm chăm sóc đó nên tạo ra tính ỷ lại, lười lao động, ít chịu suy nghĩ ở một số em. Bên cạnh những gia đình khá giả thì một số gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hằng ngày lo kiếm sống ít quan tâm đến các em, việc học hành và giáo dục các em phó mặc cho thầy cô, nhà trường. Với lứa tuổi tiểu học, đặc điểm về thể chất của trẻ: Cơ thể trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt. “Thân thể khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”, ngược lại “Tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”.
 Năm học 2015-2016 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung của phong trào. Chính vì vậy nhà trường chú trọng hơn đến nội dung “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”.
Nhận thấy được điều đó trong những năm học gần đây tôi luôn chú trọng đến công tác rèn kỹ năng sống cho các em học sinh từ những điều nhỏ nhất để các em có thể tự lo cho bản thân khi không có cha mẹ ở bên cạnh chăm sóc mình như những bạn khác. Việc rèn kỹ năng sống cho các em học sinh từ những điều nhỏ nhất là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân.
5.2- Phạm vi áp dụng: 
Bản thân áp dụng “Giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh từ những điều nhỏ nhất” thông qua các chương trình hoạt động Đội ở Liên đội nhà trường trong suốt năm học và những năm tiếp theo để việc giáo dục kĩ năng sống ngày một hiệu quả.
“Giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh từ những điều nhỏ nhất” thông qua các chương trình hoạt động đội có thể áp dụng cho toàn bộ học sinh ở bậc tiểu học trong toàn huyện. 
5.3- Thời gian áp dụng: Năm học 2014 -2015 cho đến nay.
5.4- Giải pháp thực hiện
5.4.1.Tính mới của đề tài
Trong cuộc sống thực tế cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại, phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm tự lập dần: rửa chân tay, mặc quần áo,... Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc tự lập của học sinh là hệ thần kinh của trẻ. Hệ thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh. Bộ óc của các em phát triển về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Đến 9, 10 tuổi hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện và chất lượng của nó sẽ được giữ lại trong suốt cuộc đời. Khả năng kìm hảm (khả năng ức chế) của hệ thần kinh còn yếu. Trong khi đó bộ óc và hệ thần kinh của các em đang phát triển đi dần đến hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, người thân của các em cần chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật tự nơi công cộng và trong lớp học. Mặt khác không được mắng, doạ dẫm, nạt nộ các em vì làm như thế không những bị tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác hại đến sự phát triển thần kinh và bộ óc của các em. Khi trẻ bắt đầu gia nhập cuộc sống nhà trường - đi học tiểu học, các em được học thêm những điều chưa hề có trong 6 năm đầu đời; khi gia nhập cuộc sống nhà trường các em phải tiến hành hoạt động học – hoạt động nghiêm chỉnh có kỉ cương, nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt. Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập; chắc chắn trẻ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ vì thế phải chuẩn bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến trường. Nếu không chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến những tình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra vào lớp,... không ít những tình huống dở cười dở mếu vì trẻ lớp 1 không dám xin đi vệ sinh rồi bậy ra quần ngay tại trong lớp, hoặc có trẻ xin ra ngoài đi vệ sinh nhưng lại tranh thủ đi chơi để giáo viên phải đi t ... ắc nhở nhiều
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
34
10
29,4
24
70,6
22
64,7
12
35.3
 - Khảo sát lớp 2a1 khảo sát qua quan sát HS thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết Đạo đức.
TSHS
Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, hợp tác
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm
SL
%
SL
%
30
8
26,7
22
73.3
*Khảo sát lớp 3a1 quan sát thực tế và thông qua phụ huynh học sinh
TSHS
Tự phụ giúp người lớn công việc nhà
Ý thức học tập ở lớp
Tự giác
Cần người lớn nhắc nhở
Chú ý trong học tập
Chưa chú ý
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
32
14
43,8
18
56,2
17
53,1
15
46,9
 - Khảo sát lớp 5a3 qua quan sát thực tế, kết hợp với GVCN, các giáo bộ môn đánh giá HS:
TSHS
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hoà khá phù hợp
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi
SL
%
SL
%
25
11
44
14
56
5.4.2- Khả năng áp dụng
“Giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh từ những điều nhỏ nhất” thông qua các chương trình hoạt động đội có thể áp dụng cho toàn bộ học sinh ở bậc tiểu học trong toàn huyện. Vì đây là đề tài khá nhạy cảm, gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện, sử dụng các phương pháp nghiên cứu và được thực hiện lần đầu tiên tại đơn vị. Nên việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh từ những điều nhỏ nhất” thông qua các chương trình hoạt động Đội còn gặp nhiều khó khăn rất mong các đồng nghiệp đóng góp và giúp đỡ. 
5.4.3- Kết quả thực hiện: 
 Trong thời gian điều tra nghiên cứu và áp dụng thực tế cho thấy học sinh ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, đã thể hiện được cách xử lý trong ứng xử khá phù hợp. Không còn học sinh ăn mặc quần áo bẩn, không còn tình trạng học sinh chưa học bài khi đến lớp, học sinh biết lắng nghe và chủ động hợp tác với bạn trong nhóm hơn.
Khảo sát cuối năm học 2014-2015 và đầu năm học 2015-2016
*Khảo sát lớp 1a1 quan sát thực tế và thông qua phụ huynh học sinh
TSHS
Tự chuẩn bị đồ dùng học tập
Tự giác ngồi học bài ở nhà
Tự chuẩn bị đồ dùng học tập
Cần người lớn giúp 
Tự giác không cần nhắc nhở
Chưa tự giác, bố mẹ phải nhắc nhở nhiều
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
34
27
79,4
7
20,6
26
76,5
8
23,5
 - Khảo sát lớp 2a1 khảo sát qua quan sát HS thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết Đạo đức.
TSHS
Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, hợp tác
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm
SL
%
SL
%
30
21
70
9
30
*Khảo sát lớp 3a1 quan sát thực tế và thông qua phụ huynh học sinh
TSHS
Tự phụ giúp người lớn công việc nhà
Ý thức học tập ở lớp
Tự giác
Cần người lớn nhắc nhở
Chú ý trong học tập
Chưa chú ý
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
32
22
68,8
10
31,2
25
78,1
7
21,9
 - Khảo sát lớp 5a3 qua quan sát thực tế, kết hợp với GVCN, các giáo bộ môn 
đánh giá HS:
TSHS
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hoà khá phù hợp
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi
SL
%
SL
%
25
19
76
6
24
6.Bài học kinh nghiệm: 
 Trong quá trình khảo sát và thực hiện giải pháp rèn kỹ năng sống cho các em học sinh từ những điều nhỏ nhất bản thân tôi rút ra một số bài học sau:
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế giới từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến sự tồn tại,phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận là trẻ em. Theo guồng quay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ trẻ; Không những thế còn có những gia đình cha mẹ nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè,...ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế,quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ làm theo ý của mình chứ không làm theo ý người khác. Bên cạnh việc học các môn văn hoá nếu trẻ được chú ý giáo dục đạo đức, được rèn kỹ năng sống biết phân biệt cái tốt, cái xấu, biết từ chối cám dỗ, biết ứng xử, biết tự quyết định đúng trong một số tình huống thì chính trẻ sẽ là người tác động tốt đến gia đình, xã hội.
Trong các nhà trường ít nhiều vẫn còn có hiện tượng học sinh cãi nhau, chửi nhau, đánh nhau, chưa lễ phép, gây mất đoàn kết trong tập thể lớp, trốn học đi chơi,...
Trong thực tế hiện nay việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kỹ năng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế. Qua dùng phiếu thăm dò, khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên lúng túng cả về nội dung, biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh. Nhận thức của nhiều giáo viên còn mơ hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ rèn kỹ năng sống cho học sinh là rèn những kỹ năng gì; vì nhận thức chưa đủ, chưa rõ nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kỹ năng sống cho học sinh.
Nhà trường đã có tổ chức một số hoạt động nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh nhưng còn chung chung, chưa đi sâu, chưa thể hiện thường xuyên rõ nét.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, ngoài việc lồng ghép vào các môn học hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường giáo dục có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì thế ngoài việc xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, bằng nhiều hình thức khác nhau nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa với các cuộc thi như "Giao lưu Tiếng Việt của chúng em", trò chơi dân gian, trò chơi vận động, tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động quyên góp ủng hộ bạn nghèo, bạn bị bệnh tật hiểm nghèo...Thông qua những hoạt động này, nhà trường muốn rèn luyện cho các em học sinh tính đoàn kết tập thể, khả năng làm việc theo nhóm. Đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em.
Chính nhờ việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến thức liên quan đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em cảm thấy rất vui và biết thêm nhiều kiến thức. Nhờ đó các em biết tự chăm sóc bản thân như là tự sắp xếp góc học tập thật ngăn nắp, tự giặt quần áo cho mình, vệ sinh cá nhân và môi trường sống.... Ngoài ra, em còn giúp bố mẹ nhiều việc nhà. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục xem học sinh là trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
 Sau giải pháp này tôi dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu để thiết kế thêm hình thức và tìm thêm biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được phong phú hơn.
7. Kết luận
 Từ thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học tôi đã có thể rút ra một số kết luận sau đây:
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
 Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp. 
 Giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục kỹ năng sống xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. 
 Giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của người thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trước hết “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đang vận động.
 Giáo dục kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống.
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “Một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. 
Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào tạo ra được những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
 Từ những kết luận trên đây, thì việc " rèn kỹ năng sống cho các em học sinh từ những điều nhỏ nhất " là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân.
 Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện " Rèn kỹ năng sống cho các em học sinh từ những điều nhỏ nhất " ở trường chúng tôi. Tuy nhiên do năng lực bản thân nên chắc chắn rằng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ sung thêm của các đồng nghiệp.
 Tân Nghĩa , ngày tháng năm 20
 Người thực hiện
Ý kiến của lãnh đạo đơn vị
Hội đồng chấm sáng kiến hội thi

Tài liệu đính kèm:

  • docren_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_tu_nhung_dieu_nho_nhat.doc