Sáng kiến kinh nghiệm Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Thế kỉ XXI với khát vọng của mình Việt Nam đang hoạch định một nền giáo dục dân tộc, khoa học và hiện đại đủ sức tạo ra mặt bằng dân trí cao, chú trọng phát triển, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Với mục tiêu đổi mới của giáo dục tiểu học là phải góp phần đào tạo những người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo. Thích ứng với yêu cầu này đòi hỏi phải đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục tiểu học, trong đó cần ưu tiên đổi mới phương pháp dạy học nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực độc lập của học sinh với vai trò tổ chức, hướng dẫn và tính chủ động của giáo viên.

Như ta đã biết, bậc tiểu học là bậc học khó nhất về mặt khoa học giáo dục trong tất cả các bậc học, đồng thời vai trò của nó rất to lớn. Đây là bậc học góp phần nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động, đem lại hạnh phúc cho mọi gia đình. Bậc tiểu học là một bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh trên cơ sở được cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về xã hội, tự nhiên, các năng lực nhận thức, trang bị các kỹ năng ban đầu về hoạt động nhân thức và thực tiển, phát huy tình cảm thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học thì môn toán có vị trí rất quan trọng vì Toán với tư cách là một khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực, một hệ thống kiến thức và phương pháp nhận thức cơ bản. Môn toán có khả năng phát triển tư duy lôgíc, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: Trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích và tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh và bác bỏ,

Xuất phát từ những vấn đề trên và trên cơ sở thực tiễn học sinh tiểu học, việc giải Toán của các em gặp nhiều khó khăn, nhiều em đọc bài toán không hiểu ý của bài toán yêu cầu gì, do đó các em hay bị giải sai.

Là một giáo viên, tôi luôn luôn suy nghỉ mình phải làm gì để giúp học sinh giải toán có lời văn tốt đặc biệt là bài toán hợp, vậy để giúp học sinh làm tốt thao tác phân tích, tổng hợp bài toán, từ đó các em giải được bài toán đơn. Trên cơ sở giải được toán đơn các em sẽ giải được bài toán hợp bằng nhiều cách phân tích bài toán hợp thành bài toán đơn dễ giải, trong việc tìm kế hoạch giải toán có nhiều phương pháp nhưng quan trọng nhất, hay vận dụng nhất là phương pháp tổng hợp do vậy tôi quyết định chọn và nghiên cứu “giải toán có lời văn lớp 1”

 

doc 5 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý do chọn đề tài:
Thế kỉ XXI với khát vọng của mình Việt Nam đang hoạch định một nền giáo dục dân tộc, khoa học và hiện đại đủ sức tạo ra mặt bằng dân trí cao, chú trọng phát triển, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Với mục tiêu đổi mới của giáo dục tiểu học là phải góp phần đào tạo những người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo. Thích ứng với yêu cầu này đòi hỏi phải đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục tiểu học, trong đó cần ưu tiên đổi mới phương pháp dạy học nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực độc lập của học sinh với vai trò tổ chức, hướng dẫn và tính chủ động của giáo viên.
Như ta đã biết, bậc tiểu học là bậc học khó nhất về mặt khoa học giáo dục trong tất cả các bậc học, đồng thời vai trò của nó rất to lớn. Đây là bậc học góp phần nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động, đem lại hạnh phúc cho mọi gia đình. Bậc tiểu học là một bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh trên cơ sở được cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về xã hội, tự nhiên, các năng lực nhận thức, trang bị các kỹ năng ban đầu về hoạt động nhân thức và thực tiển, phát huy tình cảm thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học thì môn toán có vị trí rất quan trọng vì Toán với tư cách là một khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực, một hệ thống kiến thức và phương pháp nhận thức cơ bản. Môn toán có khả năng phát triển tư duy lôgíc, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: Trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích và tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh và bác bỏ,
Xuất phát từ những vấn đề trên và trên cơ sở thực tiễn học sinh tiểu học, việc giải Toán của các em gặp nhiều khó khăn, nhiều em đọc bài toán không hiểu ý của bài toán yêu cầu gì, do đó các em hay bị giải sai.
Là một giáo viên, tôi luôn luôn suy nghỉ mình phải làm gì để giúp học sinh giải toán có lời văn tốt đặc biệt là bài toán hợp, vậy để giúp học sinh làm tốt thao tác phân tích, tổng hợp bài toán, từ đó các em giải được bài toán đơn. Trên cơ sở giải được toán đơn các em sẽ giải được bài toán hợp bằng nhiều cách phân tích bài toán hợp thành bài toán đơn dễ giải, trong việc tìm kế hoạch giải toán có nhiều phương pháp nhưng quan trọng nhất, hay vận dụng nhất là phương pháp tổng hợp do vậy tôi quyết định chọn và nghiên cứu “giải toán có lời văn lớp 1” 
II- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
1.Mục đích: 
Không ngừng tìm hiểu, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh. 
2. Nhiệm vụ: 
Giúp học sinh lớp 1 giải được bài toán có lời văn 
III. Đối tượng nghiên cứu:
1. Khách thể: GV và HS
2. Đối tượng nghiên cứu: 
Là học sinh lớp 1
* Đối với học sinh lớp 1, việc giải toán gồm:
- Giới thiệu bài toán đơn. 
- Giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ, chủ yếu là các bài toán thêm, bớt một số đơn vị .
- Mới làm quen với môn toán, với các phép tính cộng, trừ, lại tiếp xúc với việc giải toán có lời văn không khỏi có những bỡ ngỡ với học sinh.
Để giúp học sinh dần dần phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, giúp học sinh yêu thích say mê giải toán tôi đã lựa chọn một số biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh đó là nội dung của đề tài mà tôi trình bày.
IV- Trình bày phương pháp nghiên cứu, các bước nghiên cứu - quá trình thực hiện đề tài:
 1.Tôi nghiên cứu qua tài liệu.
 2.Tìm hiểu thực tế học sinh giải toán trên đối tượng cụ thể việc vận dụng, thao tác phân tích tổng hợp của học sinh.
 3.Tích cực dự giờ ở trường.
Đưa ra biện pháp để phát huy tư duy, phân tích tổng hợp cho học sinh.
V- Giới hạn đề tài:
	Nội dung môn toán ở tiểu học bao gồm 5 chủ đề kiến thức lớn, tôi đi sâu vào trình bày phần: “ Giải toán có lời văn” 
	Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 1 với việc “ Giải toán có lời văn”
B- Nội Dung:
I- Đánh giá thực trạng:
	Giải toán là một hoạt động gồm những thao tác: Xác lập được mối quan hệ giữa các giữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện bài toán mà thiết lập các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để tiến hành được điều đó, việc dạy toán diễn ra theo ba mức độ. 
 - Mức độ thứ nhất: Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán. 
 - Mức độ thứ hai: Hoạt động làm quen với việc giải toán.
 - Mức độ thứ ba: Hoạt động hình thành kỹ năng giải toán.
Để học sinh nắm vững được các bước của quá trình giải toán tôi đã tiến hành như sau: 
II- Quá trình triển khai đề tài: 
1.Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán:
Trước mỗi giờ toán tôi thường nghiên cứu kĩ bài toán tìm xem đồ dùng nào phù hợp với bài như các nhóm đồ vật, các mẫu hình, tranh vẽ. 
Phần lớn các bài toán đều có chủ đề liên quan tới các đại lượng và mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Vì thế, việc rèn luyện kĩ năng thao tác qua việc học về phép đo đại lượng rất cần thiết cho việc giải toán.
2. Hoạt động làm quen với việc giải toán: Tiến hành theo các bước.
- Tìm hiểu nội dung bài toán 
 - Tìm cách giải bài toán 
- Thực hiện cách giải bài toán .
a. Tìm hiểu nội dung bài toán:
Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua các việc đọc đề toán (dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh, hoặc bằng dạng tóm tắt, sơ đồ) học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu rõ bài toán cho biết cái gì, cho biết điều kiện gì, bài toán hỏi gì, bài toán hỏi gì? khi đọc bài toán học sinh phải hiểu thật kỹ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường, chẳng hạn: “Bay đi” “Thường hai bút chì”, “Bị vỡ chai”
b. Tìm tòi cách giải toán:
Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác định mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp.
Hoạt động này thường diễn ra như sau:
* Minh hoạ bài toán bằng tóm tắt đề toán, dùn sơ đồ, dùng mẫu vật, tranh vẽ.
Ví dụ bài toán:
“Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 3 con gà. Hỏi nhà An có tất cả bao nhiêu con gà”
Đầu tiên tôi cho học sinh đọc lại đề bài toán nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng như:
- An 5 con gà - thêm 3 con gà - tất cả có bao nhiêu con gà?
Sau đó tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng cách hỏi:
- Có mấy con gà (5 con) Trình bày bảng
- Thêm mấy con gà (3 con) Có : 5 con
 Bài toán hỏi gì? Thêm : 3 con
 Tất cả có :.. con?
Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán tôi hướng dẫn học sinh:
* Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiện các phép tính số học bằng việc đi từ câu hỏi của bài toán đến số liệu hoặc đi từ số liệu đến các câu hỏi của bài toán.
Ví dụ: 
Bài toán trên ta có thể xuất phát từ câu hỏi của bài toán đến các dữ kiện:
- Bài toán hỏi gì? (hỏi tất cả có bao nhiêu con gà?)
- Muốn tìm xem tất cả có bao nhiêu con gà thì phải làm tính gì? (Phải làm tính cộng) 5 con gà + vơi 3 con gà)
*Thực hiện cách giải bài toán: 
 Bài toán này bao gồm việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kế hoạch giải không áp đặt học sinh làm theo ý mình mà để các em nêu câu lời giải theo sự hiểu biết của học sinh.
Theo ví dụ trên học sinh có thể có lời giải như:
- An có số gà là:
- Tất cả số gà là: 
Saukhi tìm được lời giải- học sinh căn cứ vào từ khoá ở câu hỏi để chọn phép tính thích hợp cho bài toán, phép tính viết theo quy ước có ghi tên đơn vị, ghi đáp số kem theo đơn vị.
- Các bước hoàn chỉnh của phần giải bài toán theo ví dụ trên:
Giải
An có số gà là:
5 + 3 = 8 (con gà)
 Đáp số: 8 con gà
Không phỉ ngay từ đầu học sinh đã quen với cách giải này, để giúp học sinh nắm vững các bước giải tương tự để học sinh được luyện tập thành thạo.
C. kết luận chung:
Giải toán có lời văn là một dạng toán điển hình mang tính trừu tượng cao, việc phát huy năng lực tư duy với khả năng phân tích tổng hợp cho học sinh trong giảI toán có lời văn là một việc làm rất quan trọng. Vì vậy người giáo viên càng vận dụng linh hoạt, sáng tạo, sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp, các hình thức tổ chức dạy học và hấp dẫn phù hợp với từng đối tượng học sinh, gây hứng thú tích cực học tập cho các em. Tạo điều kiện thuận lợi cho các em chủ động sáng tạo vận dụng hết khả năng lực trí tuệ của mình khi học toán. Giáo viên cần có sự phối hợp hài hoà các phương pháp dạy học mới, tạo cho học sinh tham gia vào bài học bằng nhiều cách và nhiều mức độ khác nhau.
Tuy nhiên việc làm đó không chỉ dừng lại một thời gian nhất định mà còn là một quá trình rèn luyện lâu dài. Bản than tôi tin tưởng rằng với các giải pháp này chất lượng và hiệu quả dạy học không những đối với lớp 1,2,3 mà còn đối với lớp 4,5 ngày càng được nâng cao hơn, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn mới hiện nay.
 Triệu Trạch, ngày 11 tháng 05 năm 2008
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Phương Anh

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN DAY GIAI TOAN CO LOI VAN LOP 1.doc