Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm để học sinh lớp một năm chắc chắn môn Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm để học sinh lớp một năm chắc chắn môn Tiếng Việt

đề tài :

một vài kinh nghiệm để học sinh lớp một

nắm chắc chắn môn tiếng việt

I/ Lời nói đầu :

Trong trường tiểu học, Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng, là môn học luyện cho các em đọc đúng, viết đúng chính tả, hiểu nghĩa từ, hiểu bài văn. Riêng đối với lớp một là cái móng, cái gốc. Điều quan trọng nhất là

các em cần đạt bốn kỹ năng (nghe- nói - đọc –viết ) việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy môn Tiếng Việt là việc làm hết sức khó khăn. Bản thân môn Tiếng Việt bao gồm nhiều phân môn, mỗi phân môn có những đặc trưng riêng, nhưng có sự tác động qua lại với nhau, một cách mạnh mẽ. Mục tiêu giúp các em đọc đúng, viết đúng lỗi chính tả, nên bản thân tôi có : “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp một nắm chắc chắn môn Tiếng Việt”

II/ Đặt vấn đề :

đây là những vấn đề xuất phát từ lớp học. Các em rất yếu môn Tiếng Việt. Trong nhiều năm dạy lớp một tôi nhận thấy các em còn nhỏ, chưa xác định đâu là hành vi đúng và hơn nữa phụ huynh ít quan tâm, thiếu đôn đốc nhắc nhở, còn xem nhẹ, cho là lớp một các em còn nhỏ, Thường khoán trắng cho giáo viên, vấn đề đặt ra cho tôi làm thế nào các em đọc đúng, viết đúng chính tả. Sau bao ngày đêm suy nghĩ, trăn trở

 Tôi nảy ra nhiều ý định để học sinh nắm chắc môn Tiếng Việt bằng cách áp dụng “Bộ chữ rời thực hành học vần lớp một, quyển vở chính tả và dụng cụ trực quan cho mỗi tiết dạy”

 

doc 6 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm để học sinh lớp một năm chắc chắn môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tài : 
một vài kinh nghiệm để học sinh lớp một
nắm chắc chắn môn tiếng việt
I/ Lời nói đầu : 
Trong trường tiểu học, Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng, là môn học luyện cho các em đọc đúng, viết đúng chính tả, hiểu nghĩa từ, hiểu bài văn. Riêng đối với lớp một là cái móng, cái gốc. Điều quan trọng nhất là 
các em cần đạt bốn kỹ năng (nghe- nói - đọc –viết ) việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy môn Tiếng Việt là việc làm hết sức khó khăn. Bản thân môn Tiếng Việt bao gồm nhiều phân môn, mỗi phân môn có những đặc trưng riêng, nhưng có sự tác động qua lại với nhau, một cách mạnh mẽ. Mục tiêu giúp các em đọc đúng, viết đúng lỗi chính tả, nên bản thân tôi có : “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp một nắm chắc chắn môn Tiếng Việt” 
II/ Đặt vấn đề : 
đây là những vấn đề xuất phát từ lớp học. Các em rất yếu môn Tiếng Việt. Trong nhiều năm dạy lớp một tôi nhận thấy các em còn nhỏ, chưa xác định đâu là hành vi đúng và hơn nữa phụ huynh ít quan tâm, thiếu đôn đốc nhắc nhở, còn xem nhẹ, cho là lớp một các em còn nhỏ, Thường khoán trắng cho giáo viên, vấn đề đặt ra cho tôi làm thế nào các em đọc đúng, viết đúng chính tả. Sau bao ngày đêm suy nghĩ, trăn trở
	Tôi nảy ra nhiều ý định để học sinh nắm chắc môn Tiếng Việt bằng cách áp dụng “Bộ chữ rời thực hành học vần lớp một, quyển vở chính tả và dụng cụ trực quan cho mỗi tiết dạy” 
III/ giải quyết vấn đề :
Ngay từ đầu năm học, khi được phân công dạy lớp một. Trong hai tuần đầu tôi liền khảo sát chất lượng từng em đánh giá một cách thực chất. Tổng số học sinh 25 em , có 10 em yếu môn Tiếng Việt không biết gì cả về chữ cái , âm , vần. Hay nói đúng hơn không biết viết,không nhớ mặt chữ, gồm những em như sau: (em Huyền + em Lộc + em Tiên + em ý + em Thắng + em Diệp + em Thới + em Khải + em Dân + Sơn ). Trong đó có hai em chưa qua mẫu giáo (em Hiếu + Ly). Trong mười em này làm tôi bao suy nghĩ . 
A/ Hình thức giải quyết :
1/Trao đổi riêng với phụ huynh :
Tôi mời phụ huynh 10 em học sinh yếu trong lớp tổ chức họp ngay từ đầu.
* Cách tiên hành: Tôi nhận xét sơ lược về chất lượng học tập của từng em và tầm quan trọng của dụng cụ học tập là “bộ chữ học vần + vở chính tả”. Tiếp tục sau đó cho phụ huynh xem một số quyển vở của những em học khá giỏi trong lớp và để họ có ý kiến cùng tôi. Phụ huynh tán thành và hỗ trợ đắc lực cho cô giáo từ đó tôi sẽ cố gắng tận tâm phụ đạo qua nhiều hình thức
Bước 1: Tôi liền vận động phụ huynh mua cho con đầy đủ dụng cụ học tập vở chính tả ..v...v.. để sử dụng trong giờ thực hành luyện tập về phần bản thân tôi, trực tiếp đến phòng thiết bị mượn cho các em có hoàn cảnh khó khăn hơn chưa mua được. Tôi giao nhiệm vụ cho từng phụ huynh cần có kế hoạch cụ thể cho các em.
Bước 2: Tôi tham mưu cùng ban giám hiệu + tổ trưởng chuyên môn tổ chức mời phụ huynh dự giờ tiết Tiếng Việt, để phụ huynh nắm được phương pháp để bày cho con mình. Bắt đầu tôi giao nhiệm vụ cho từng bố mẹ nhất là 10 em học sinh yếu trong lớp.
	Sau khi học xong bài nào giáo viên hướng dẫn ghép âm tạo tiếng mới, bằng con chữ rời, học sinh nhớ rất lâu. Ví dụ: khi dạy bài 8 có âm l – lê – h – hè 
Học sinh gắn : l + ê = lê. Giáo viên đưa quả lê 
	 h + e + dấu huyền, tạo tiếng hè. 
	 Giáo viên giới thiệu tranh về mùa hè 
Bài 9 có âm o – c .
Học sinh gắn : b + o + dấu huyền tạo tiếng bò 
	 c + o + dấu hỏi, tạo tiếng cỏ
Giáo viên kết hợp đưa tranh bò đang ăn cỏ 
Bài 10: có âm ô - ơ 
Học sinh gắn c + ô = cô, cờ = c+ ơ + dấu huyền tạo tiếng cờ.
Giáo viên kết hợp đưa lá cờ
	Tôi bắt đầu giao nhiệm vụ : cứ mỗi tối hoặc giờ nghỉ phụ huynh hướng dẫn các em ghép âm, vần tạo tiếng mới cho các em đọc lại tiếng vừa ghép, tiến đến là đoc cho các em ghi vào vở với tốc độ đánh vần đến đọc trơn việc làm này phụ huynh phải thực hiện thường xuyên sau mỗi bài học trên lớp, phụ huynh đồng ý và bước đầu tôi có tin tưởng.
2/Giao công việc :
* Sau khi được sự thống nhất của phụ huynh tôi yêu cầu trong lớp tất cả đều phải có bộ thực hành + vở chính tả.
* Về phần giáo viên : sau mỗi tiết dạy Tiếng Việt, tôi luôn sử dụng nhiều phương pháp để học sinh phân tích, so sánh phân biệt các âm vần, sử dụng nhiều trò chơi ghép chữ, tạo tiếng mới, tìm tiếng mới có vần vừa học.Trong mỗi trò chơi tôi luôn gọi liên tục mười em học sinh yếu này tham gia, giáo viên kịp thời khen ngợi, uốn nắn những em sai sót không chê trách các em, các em sẽ thích thú trong giờ học tập. Ví dụ : khi dạy bài 21 ôn tập 
* Gắn âm “x” thêm âm “e” tạo tiếng mới là “xe”, sau đó hướng học sinh thêm dấu thanh, để nguyên âm “x” thêm âm “a” tạo tiếng mới là “xa “. v v..
* Gắn âm “ch” thêm âm “e “tạo tiếng mới là “che” sau đó học sinh thêm đấu thanh tạo tiếng mới và đọc tiếng đó. để nguyên âm “ch” sau đó thêm âm “a” tạo tiếng mới cha thêm âm “ô” tạo tiếng mới là “chô”.v..v
* Công việc tiếp theo : Tôi đọc cho các em viết vào bảng con sau đó tiến hành viết vào vở. Kết hợp giờ giải lao hai mươi phút giao nhệm vụ cho ban chỉ huy trong lớp học giỏi hơn hướng dẫn các bạn ghép lại tạo tiếng mới hoặc viết nhanh vào bảng con tạo không khí “học mà chơi, chơi mà học” tất cả cùng luyện tập một các thành thạo, làm cho các em rất dễ nhớ, dễ khắc sâu bài học ở lớp.
* Riêng bản thân giáo viên có một bộ chữ học vần biểu diễn lớn , học sinh tự lên bảng gắn, các em rất thích trong giờ học này. Từ đó trò chơi ghép chữ không ngại gì đối với các em cứ thế ngày lại ngày trong tháng đầu tiên, cứ mỗi tiết học đều có thực hành ghép chữ và trò chơi tìm từ ứng dụng.
* Giao công việc cho đôi bạn học tập gần nhà có thể chia nhóm ba em hoặc bốn em, cùng học, cùng chơi, cùng nhận xét, kiểm tra.
Ví dụ : Em “Hà” gần cạnh nhà em “Bảo + Hằng” em Hà nhóm trưởng . Em “Huy” gần cạnh nhà em “Huyền + ý +Khải”, em “Sơn”, em Huy làm nhóm trưởng. Em Định gần cạnh nhà em Lộc + em Thắng + em Tiên “ em Định làm nhóm trưởng 
 Giáo viên hướng dẫn cách học : Sau khi học xong bài học trên lớp hướng dẫn bạn ghép lại, đọc cho bạn ghép nhiều lần, hướng dẫn bạn đọc cứ thế mười lăm phút đầu giờ, nhóm trưởng báo cáo việc học tập ở nhóm.
Hơn một tháng trôi qua, tôi nhận thấy các em cũng có sự chuyển biến nhưng để xem mức độ công tác của các bậc phụ huynh và sự phấn đấu của các em, bằng cách tôi tìm đến nhà phụ huynh hỏi thăm và nắm tình hình phụ huynh có phần quan tâm đến việc học tập của con em rất là đáng quí. Được sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, đó là điều tôi rất mừng. Đến tháng thứ hai sau khi tôi khảo sát lại chỉ còn hai em học yếu.
3/ Công việc tiếp tục: Duy trì thường xuyên đi vào nề nếp, công việc cứ thế và được kéo dài, bắt đầu đến tuần thứ năm trở đi, tôi vận dụng tăng tốc nhanh dần và thực hiện chung trong cả lớp, dạng như viết chính tả, khi viết xong cho học sinh đọc lại.
* Về phần phụ huynh: Về nhà cũng hướng dẫn ghép vần, đồng thời dựa vào bài học trên lớp đọc cho các em viết, bên cạnh đó giáo viên thường xuyên kiểm tra vở ở nhà, chấm điểm có nhận xét tuyên dương. 
* Chất lượng đến giữa kỳ một kiểm tra cũng có phần tiến bộ, bắt đầu đến tuần thứ mười trở đi khi đến giờ thực hành luyện tập (tiết 2) tôi liên tục đọc cho các em viết và tìm một số từ mới ứng dụng có chứa vần của bài học cho học sinh viết thêm vào, đặc biệt những em yếu cần nêu gương đúng mức tạo cho các em có thường xuyên niềm vui và hướng thú trong mọi hoạt động học tập và rèn luyện.
* Cách 2: Khi học xong bài nào ở lớp, giáo viên không cần nhắc nhở, các em về nhà tự giác bảo ba mẹ đọc cho các em viết, có khi mỗi bài hai hoặc ba lần và đọc thuộc đoạn thơ ứng dụng.
* Các em có thể tự kiểm tra vở ở nhà của bạn với nhau đến mười lăm phút đầu giờ, giáo viên kiểm tra có tuyên dương, như chúng ta đã biết. Đối với lớp một các cô giáo nên khen các em là chính, tạo uy tín rất lớn đối với trẻ. Tuy nhiên mỗi giáo viên lớp một dù yêu thương trẻ đến đâu cũng phải đánh giá kết quả học tập của trẻ. Vì thế trẻ dễ e dè, sợ sệt mất bình tĩnh... Nên cô giáo phải chủ động đến với các em phải tự nhiên, cởi mở yêu thương, gần gủi chăm sóc, khoan dung với các em. Nhất là những em yếu, vượt qua khó khăn, trở ngại về tâm lý, sẽ tạo cho các em vượt lên đạt kết quả cao trong học tập.
* Cách 3: Tôi lại tìm đến nhà phụ huynh học sinh yếu lần nữa, để xem xét việc làm của họ. Tất cả các bậc phụ huynh đều hướng dẫn các em thực hành luyện tập vui chơi giống như ở lớp, điều này tôi rất vui mừng con tôi từ không biết gì cả nay đã đọc gần thông viết thạo. Trong thực tế lớp tôi về hoàn cảnh gia đình của các em rất khó khăn, việc đi lại của các em cũng khó khăn, nhưng chất lượng của lớp nay đã tiến bộ rất rõ rệt.
4/Kiên trì tận tâm và liên tục : Công việc này tôi mãi tiếp tục trong những giờ học trên lớp. đến cuối kỳ một có hai em đọc còn chậm so với các bạn trong lớp. Tôi bàn với phu huynh hai em này, nên cho đến nhà cô giáo kèm thêm vì hoàn cảnh của gia đình hai em này hơi đặc biệt hơn, cô giáo tạo điều kiện cho em học tập. Dần dần hai em đó là “em Lộc + em Tiên “ nay đã đọc thông viết thạo, nhận chữ nhanh viết chữ rõ ràng đẹp hơn trước. 
* Cách 4: đến học hết giai đoạn vần, sang phần đọc, bắt đầu tuần hai ba. Cứ mỗi bài tập đọc tôi hướng dẫn cho các em đọc thuộc bài thơ và viết lại bài thơ, bài văn. Từ đó các em học rất tốt môn Tiếng Việt.
B/Kết quả đạt được :
Sau khi đã áp dụng vào thực hành luyện tập trong phân môn Tiếng Việt, chúng tôi đã vận dụng đầy đủ bốn kỹ năng ( nghe - nói - đọc - viết ) nhưng tôi chú ý đọc, viết nhiều hơn. Không chỉ riêng năm này và trong những năm trước đây tôi vẫn áp dụng biện pháp này. Riêng đối với năm học 2007 – 2008 tôi tin chắc rằng học sinh khá giỏi môn Tiếng Việt chiếm tỉ lệ rất cao. Thể hiện qua bảng thống kê sau :
Kết quả giữa kỳ I
Lớp 1C
Môn
TS HS
Giỏi
Khá
T. bình
Yếu
Sl
tl
sl
tl
sl
tl
sl
Tl
đọc
25
0
0
5
20%
10
40%
10
40%
Viết
25
0
0
5
20%
9
36%
11
44%
Tbình (Đọc -Viết)
25
0
0
5
20%
9
26%
11
44%
KếT QUả Cuối kỳ I
Lớp 1C
Môn
TS HS
Giỏi
Khá
T. bình
Yếu
Sl
tl
sl
tl
sl
tl
sl
Tl
đọc
25
10
40%
10
40%
5
20%
0
0
Viết
25
10
40%
10
40%
5
20%
0
0
Tb t. việt
25
10
40%
10
40%
5
20%
0
0
Đến nay được ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá là các em đọc rõ ràng, diễn cảm, hiểu được nội dung bài học không những đọc được mà chữ viết của các em rõ ràng, thẳng hàng và viết đúng độ cao của con chữ. Đồng thời được đoàn kiểm tra đánh giá đúng thực chất là 96% học sinh khá giỏi còn lại 1 em học sinh trung bình Đó là điêù đáng quí ở lớp tôi. Từ đầu năm có mười em không biết gì cả. Nay đã theo kịp các bạn trong lớp, nhiều em học rất xuất sắc. Không những bản thân tôi, về phần phụ huynh cũng rất phấn khởi. Sau buổi họp phụ huynh cuối kỳ một. Tất cả đều phấn khởi con mình tiến bộ rất rõ nét. Để đưa chất lượng môn Tiếng Việt ngày càng cao cần phối kết hợp “Nhà trường - Gia đình” rất quan trọng với hình thức “Học mà chơi - Chơi mà học” cùng với những sáng kiến trên mà lớp tôi có những ưu điêm nổi bật : Lớp học trật tự - có vai trò tự quản tốt, tiếp thu bài nhanh, trong tất cả các môn học trong buổi.
IV/bài học kinh nghiệm:
* Muốn đưa chất lượng môn Tiếng Việt của học sinh lớp một giáo viên cần phải :
Theo dõi tìm hiểu, tìm ra nguyên nhân cơ bản các em nắm không chắc 
chắn các âm, vần, tiếng, từ .để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, không để các em đã học xong chương trình lớp một mà không đọc được, không viết được, các em mất kiến thức cơ bản 
Bản thân giáo viên phải nhiệt tình, tìm tòi nghiên cứu thật kỹ bài dạy. Để 
cung cấp kiến thức phù hợp với trình độ khả năng từng em trong lớp. 
Phải kiên trì, nhẫn nại, tận tâm, hết mình vì các em, coi các em như con 
cháu của mình, phải nhẹ nhàng không nóng nảy khen nhiều hơn chê.
Phải chú ý đến bốn kỹ năng (nghe- nói- đọc - viết) nhưng chú trọng rèn 
đọc và rèn viết nhiều hơn trong mỗi tiết dạy, phải có bộ chữ học vần và vở chính tả .
Phải rèn luyện một cách nghiêm túc việc chuẩn bị bài ở nhà cho họcsinh 
thành thói quen trước khi đến lớp, có được như thế giờ dạy rất nhẹ nhàng các em tự tìm ra kiến thức mới một cách dễ dàng, các em hứng thú say mê trong học tập và học giỏi đều các môn.
Giáo viên phải tận tâm với nghề, thường xuyên rèn luyện các kỹ năng 
(nghe- nói- đọc - viết) mọi lúc mọi nơi 
Luôn thường xuyên gặp phụ huynh trao đổi việc học tập các em hằng 
tuần, hằng tháng. Nhận xét ưu khuyết điêm từng em ./.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem lop 1(2).doc