Sáng kiến kinh nghiệm Phát thanh măng non lồng ghép giáo dục đạo đức

Sáng kiến kinh nghiệm Phát thanh măng non lồng ghép giáo dục đạo đức

I/ Lời nói đầu:

Lý do chọn đề tài:

 Trường Tiểu học Đông Hòa 3 thuộc địa bàn xã Đông Hòa nằm trên quốc lộ 63. Đồng thời giáp ranh với ấp 7 chợ xã Đông Thái huyện An Biên. Trong những năm qua cùng với cả nước nhà trường đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học từ đó chất lượng dạy và học từng bước cũng được nâng lên. Cụ thể là trong hai năm gần đây tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp huyện luôn đạt 100%. Năm học 2009-2010, tỷ lệ gióa viên dạy giỏi cấp tỉnh đạt 65%. Việc thực hiện cuộc vận động “ hai không” nhà trường vẫn đạt kết quả tốt về chất lượng học sinh năm này cao hơn so với năm trước là 25% Đông ThạnhChữ viết là một phát minh quan trọng của loài người. Sáng tạo ra chữ viết, loài người có thêm phương tiện vật chất có tác dụng phát huy hiệu qủa các chức năng của ngôn ngữ. Lời nói được chuyển thành văn bản có khả năng chuyển đạt và bảo lưu mọi tư tưởng của loài người qua mọi thời gian và không gian, trong mọi hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, với mọi đối tượng sử dụng. Không có chữ viết, không biết chữ và không thể hiện chữ viết đúng chuẩn, con người tự hạn chế các hoạt động giao tiếp hoặc làm cho các hoạt động giao tiếp bị hạn chế. Không biết chữ, năng lực tư duy của con người cũng bị hạn chế, khó phát triển.

 Chính tả là một phân môn trong môn Tiếng Việt ở tiểu học. Theo định nghĩa trong một số từ điển, chính tả là viết đúng, hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển lời nói sang dạng thức viết. Phân môn chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng viết chữ, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở hình thức viết vào hoạt động giao tiếp. Nếu tập viết dạy học sinh biết viết, thì chính tả dạy cách tổ chức, kết hợp các chữ đúng quy ước của xã hội để làm thành chất liệu hiện thực hóa ngôn ngữ.

 Chính tả cũng là phân môn rèn luyện cho HS kỹ năng viết đúng, đẹp, viết nhanh, là phân môn có tầm ảnh hưởng đến chất lượng học tập các môn học khác và có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách cho trẻ.

 

doc 14 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát thanh măng non lồng ghép giáo dục đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
 Bài viết: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ tên: Nguyễn Văn Hoàng
Chức vụ: Tổng Phụ trách 
Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Đông Hoà 3 – An Minh – Kiên Giang.
SKKN: PHÁT THANH MĂNG NON LỒNG GHÉP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC.
I/ Lời nói đầu:
Lý do chọn đề tài: 
	Trường Tiểu học Đông Hòa 3 thuộc địa bàn xã Đông Hòa nằm trên quốc lộ 63. Đồng thời giáp ranh với ấp 7 chợ xã Đông Thái huyện An Biên. Trong những năm qua cùng với cả nước nhà trường đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học từ đó chất lượng dạy và học từng bước cũng được nâng lên. Cụ thể là trong hai năm gần đây tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp huyện luôn đạt 100%. Năm học 2009-2010, tỷ lệ gióa viên dạy giỏi cấp tỉnh đạt 65%. Việc thực hiện cuộc vận động “ hai không” nhà trường vẫn đạt kết quả tốt về chất lượng học sinh năm này cao hơn so với năm trước là 25% Đông ThạnhChữ viết là một phát minh quan trọng của loài người. Sáng tạo ra chữ viết, loài người có thêm phương tiện vật chất có tác dụng phát huy hiệu qủa các chức năng của ngôn ngữ. Lời nói được chuyển thành văn bản có khả năng chuyển đạt và bảo lưu mọi tư tưởng của loài người qua mọi thời gian và không gian, trong mọi hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, với mọi đối tượng sử dụng. Không có chữ viết, không biết chữ và không thể hiện chữ viết đúng chuẩn, con người tự hạn chế các hoạt động giao tiếp hoặc làm cho các hoạt động giao tiếp bị hạn chế. Không biết chữ, năng lực tư duy của con người cũng bị hạn chế, khó phát triển. 
	Chính tả là một phân môn trong môn Tiếng Việt ở tiểu học. Theo định nghĩa trong một số từ điển, chính tả là viết đúng, hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển lời nói sang dạng thức viết. Phân môn chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng viết chữ, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở hình thức viết vào hoạt động giao tiếp. Nếu tập viết dạy học sinh biết viết, thì chính tả dạy cách tổ chức, kết hợp các chữ đúng quy ước của xã hội để làm thành chất liệu hiện thực hóa ngôn ngữ. 
	Chính tả cũng là phân môn rèn luyện cho HS kỹ năng viết đúng, đẹp, viết nhanh, là phân môn có tầm ảnh hưởng đến chất lượng học tập các môn học khác và có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. 
Sơ lược về lịch sử vấn đề: 
	Trường tiểu học Đông Hoà , huyện An Minh , tỉnh Kiên Giang là trường thuộc vùng Nông thôn, vùng kinh tế khó khăn, mặt bằng văn hoá của địa phương còn thấp, trình độ sư phạm không đổng đều và dược đào tạo một cách chắp vá ( cấp tốc, từ xa, tại chức  ) do vậy có nhiều hạn chế về chuyên môn, và có những ảnh hưởng nhiều mặt bởi phương ngữ đặc trưng Nam bộ. Thể hiện rất rõ nét nhất trong cách phát âm trong ngôn ngữ lời nói và có một số đồng chí còn sai lệch trong cả ngôn ngữ viết. HS các em luôn tiếp cận với môi trường và sử dụng ngôn ngữ nói và viết không chuẩn; Và chính từ ly do nêu trên chất lượng dạy – học phân môn chính tả ở địa phương còn có quá nhiều điều đáng bàn, chưa đáp ứng được mục tiêu của phân môn, chưa đáp ứng yêu cầu cho HS học lên ở các cấp học khác.
Là một giáo viên đã có thời gian gần 10 năm công tác tại địa phương, bản thân muốn xứng đáng với vai trò nhiệm vụ mà nhân dân đã tin tưởng, gửi gắm cho mình, mong muốn có được những đóng góp đáng kể cho giáo dục của nhà trường. Với thực trạng của nền giáo dục địa phương thì cần rất nhiều sự đóng góp của mọi người, đặc biệt là những người đang trực tiếp giảng dạy. Chính tả là một trong những điều em quan tâm rất nhiều từ khi dạy những bài đầu tiên trên bục giảng và khi được theo học lớp CNGDTH em đã có thêm cơ sở lý luận, được trang bị kiến thức ngữ âm và đó là cơ sở giúp em thực hiện sáng kiến kinh nghiệm ở địa phương. Với diều kiện về thời gian và tầm hiểu biết của mình tôi đã đi sâu vào giúp HS của mình: (GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN DO PHƯƠNG NGỮ VỚI CHÍNH TẢ LỚP 3 ).
 Trong quá trình thực hiện có nhiều khó khăn và còn thiếu kinh nghiệm; chắc chắn các biện pháp áp dụng, nội dung trình bày sẽ có nhiều khiếm khuyết, rất mong được tiếp thu những ý kiến quý báu của quý thầy cô và các anh chị em đồng nghiệp  
Phạm vi đề tài: 
Với điều kiện thực tế và khả năng của mình, tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu để tìm ra những khó khăn của thầy và trò trong quá trình dạy – học chính tả ở lớp 3, lớp của tôi phụ trách tại điểm trường tiểu học Đông Hòa 3 – An Minh. 
Áp dụng một số biện pháp đã nghiên cứu vào quá trình dạy và học, giúp học sinh của mình khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy học chính tả. 
Qua kết quả của các tiết dạy, kết quả học tập của học sinh; qua ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu của anh chị em đồng nghiệp bản thân rút ra kinh nghiệm điều chỉnh trong quá trình dạy học không ngừng bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân.
II/ Thực trạng vấn đề: 
*Thực trạng tình hình: 
	Được sự quan tâm của Đảng, nhà Nước và Chính phủ trong những năm qua đầu tư lớn cho ngành giáo dục: Đổi mới chương trình, cải cách sách giáo khoa, sách tham khảo, hội thảo chuyên đề về công tác giáo dụcvà đổi mới phương pháp dạy học. Công văn 6494, dạy học theo vùng miền, 896 mềm hoá chương trình, thời gian và giáo án cho phù hợp với từng dối tượng học sinh. 
Trang thiết thiết bị dạy học được cung cấp, trang bị cho giáo viên không phải dạy chay. 
 Kinh tế của nhân dân địa phương ngày một ổn định sự quan tâm của phụ huynh học sinh ngày càng thể hiện rõ trong việc quan tâm theo dõi việc học của học sinh . Một số phong trào thi vở sạch viết chữ đẹp ở địa phương đã tạo sự quan tâm đáng kể của giáo viên và học sinh. 
Phòng giáo dục và nhà trường đã tổ chức những chuyên đề bồi dưỡng phương pháp dạy học đã tiếp thêm cho tôi rất nhiều kinh nghiệm để thực hiện mục tiêu của mình. 
Tuy vậy trong quá trình dạy và học phân môn chính tả ở nhà trường còn bộc lộ quá nhiều khó khăn mà chưa khắc phục được, một số khó khăn tồn tại xin trình bày như sau:
* Những hạn chế, khó khăn:
Thật vậy trong thực tế dạy và học, nhất là dạy và học phân môn chính tả ở các trường tiểu học trong vùng nói chung, trường tiểu học Đông Hòa 3 nói riêng thì GV và HS luôn gặp phải những khó khăn mà nếu giáo viên không có những biện pháp khắc phục thì không đạt được mục tiêu dạy học cho phân môn này.
Địa bàn điểm trường Tiểu học Đông Hòa 3 nằm trong địa bàn mà một bộ phận dân cư có đời sống kinh tế nghèo, một bộ phận phụ huynh HS vốn từ ngữ tiếng Việt ít, mặt bằng dân trí thấp phong trào xã hội hoá giáo dục được nhân dân nhận thức chậm. Nhất là vấn đề đầu tư giáo dục chưa được quan tâm đúng mực. Có nhiều phụ huynh nói và viết sai chính âm, chính tả với điều này dã gây ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh khi ọc tiếng Việt và viết chính tả. 
Ngôn ngữ địa phương: ngôn ngữ địa phương sử dụng mang tính lịch sử là đặc thù của địa phương nhưng lại có nhiều ngôn ngữ chưa được chuẩn xác so với chính âm, chính tả, nhiều khi từ nhầm lẫn về âm, dẫn đến hiểu sai về ngữ nghĩa.
Ví dụ: người dân Nam bộ thường phát âm sai giữa /r/ - /g/ ( rừng – gừng); giữa /v/ - /d/ ( về – dề) hoặc /h/-/qu/ /g/ ( hoa, qua, goa ) = goa vv. 
	Phần lớn giáo viên ở đây cũng sử dụng phương ngữ trong sinh hoạt và nhiều khi sử dụng lẫn lộn trong dạy học, làm cho HS khó phân biệt khi giáo viên đọc cho HS viết chính tả. Có nhiều giáo viên cũng tự viết sai chính tả  	Chưa nói hết khi chấm bài chính tả một số giáo viên chỉ làm phần việc cho điểm mà phần tư ván, sửa lỗi chính tả cho HS thì chưa làm được. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến HS ở địa phương viết sai chính tả nhiều .
	Đối với HS có quá nhiều em viết sai chính tả, nhất là học sinh lớp 3 khi yêu cầu hoàn thiện môn chính tả ngày càng cao ( viết đúng, viết đẹp, viết đảm bảo tốc độ), thời gian các em được học phân môn chính tả không nhiều ( mỗi tuần 2 tiết ); không khắc phục thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt khi các em học lên cấp học khác. Một số lỗi thường gặp trong bài viết của các em như: Một số ít các em mắc lỗi do viết ẩu, một số em mắc lỗi do không nắm được một số quy ước chính tả. Ví dụ: các em không phân biệt khi đằng sau là các nguyên âm rộng và tròn môi thì viết /ng/ ngờ đơn, còn khi các đằng sau là các nguyên âm hẹp /i/, /e/, /ê/ viết /ngh/ ngờ kép. Nhưng phần lớn vẫn là nguyên nhân do ảnh hưởng của việc sử dụng phương ngữ. 
Ví dụ: các em thường sai lệch /ve/ viết / dề/; /rổ/ viết / gổ/ ; cá rô – cá gô, rừng cây – gừng cây  
Hoặc anh Huỳnh – anh Guỳnh, cô Hoa – cô Goa, đi qua – đi goa  
Sai lệch các vần im, êm, iêm = iêm, ao, au = ao .
VD: hoa cau – hoa cao, đi đêm – đi điêm, đi tìm – đi tiềm.
In – inh = in, anh – eng, anh – ăn .. 
VD: anh không tin – ăn không tinh, anh Bình – ăn bìn. 
Sai lệch những âm cuối: nổi bật có / n/ - / ng/ VD: lan – lang = lang, mượn – mượng  
Còn biết bao nhiêu những sai lệch nữa dạng như vậy dẫn đến HS viết sai nhiều lỗi chính tả là đương nhiên. 
* Đối với giáo viên: 
	Phần lớn giáo viên ở đây cũng sử dụng phương ngữ trong sinh hoạt và nhiều khi sử dụng lẫn lộn trong dạy học, làm cho HS khó phân biệt khi giáo viên đọc cho HS viết chính tả. Có nhiều giáo viên cũng tự viết sai chính tả  	Chưa nói hết khi chấm bài chính tả một số giáo viên chỉ làm phần việc cho điểm mà phần tư vấn, sửa lỗi chính tả cho HS thì chưa làm được. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến HS ở địa phương viết sai chính tả nhiều .
Từ những khó khăn trên dẫn đến học sinh trong trường nói chung và của lớp 31 nói riêng có vốn kiến thức về chính tả còn thiếu nhiều, các bài viết chính tả sai nhiều lỗi chính tả, viết xấu, trình bày văn bản thiếu thẩm mỹ không đáp ứng được mục tiêu dạy học đề ra của phân môn cũng như yêu cầu của xã hội. 
Kết quả khảo sát đầu năm: 
Được nhà trường phân công dạy lớp 31, trường tiểu học Đông Hòa 3, tôi tiến hành khảo sát chất lượng phân môn chính tả và có được kết quả như sau:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
22
0
0
5
22,75
11
50,00
6
27,25
Rất nhiều học sinh không biết trình bày văn bản và đó là một kết quả đáng buồn. 
* Cảm nhận được những thiệt thòi mà học sinh phải gánh chịu sau khi rời ghế nhà trường. Tôi quyết tâm thực hiện niềm tâm huyết qua quá trình giảng dạy tìm ra những giải pháp khắc phụ ... m lưỡi phải cong lên khác với /ch/ khi phát âm lưỡi thẳng. Âm /r/ ( rờ ) khi phát âm hơi đi ra bị va chạm nhiều lần bởi đầu lưỡi và răng trước khi ra ngoài tạo thành âm ( âm rung ), khác với /g/  
Tương tự với một số vần em phân biệt cho học sinh biết, ví dụ: vần êm – iêm, đêm khác điêm do âm chính của vần là âm ê /e/ khác với âm đôi iê / ie/. 
Vần ao trong (áo) khác vần au trong (cau) ở nguyên âm cuối /u/ và bán nguyên âm cuối /o/.
Vần ân trong ( cân ) khác vần ăn trong (căn), khác nhau âm chính /â/, /ă/. 
Về âm cuối phân biệt cho các em về cấu tạo âm cuối và cách kết thúc âm tiết của từng âm cuối mà các em thường sai sót. 
VD: n – ng trong lan – lang khác nhau âm /n/ khi viết cấu tạo bằng một chữ cái, khi đọc âm tiét kết thúc ngắn gọn; âm /ng / khi viết cấu tạo bằng 2 chữ cái, khi kết thúc âm tiết kéo dái hơi tạo thành âm vang. Tương tự với âm cuối /t/ và /c/ rong trường hợp mặt – mặc = mặc /t/ kết thúc âm tiết bằng mặt lưỡi và răng, /c/ kết thúc âm tiết bằng gốc lưỡi và ngạc cứng. 
Từ việc phân tích cho các em thấy rõ sự khác nhau và sai sót của mình em đã quan tâm luyện phát âm nhiều trong các tiết học khác nhất là trong tiết tập đọc. 
VD: âm hờ /h/ trong hoa, huân tách riêng phụ âm và vần 
 H – oa
 H – uân 
Không đọc /g/ , các em đã sai ở âm đầu  
Trong tiết chính tả ngoài những yêu cầu trong Sách giáo khoa giáo viên phải thường xuyên cho các em sửa những tiếng, từ các em thường đọc sai, viết sai do ảnh hưởng phương ngữ với cách nêu trên. Thường xuyên làm như vậy giáo viên đã tạo cho các em nắm được mối quan hệ giữa chính âm với chính tả, nắm đựơc mối quan hệ giữa chính âm, chính tả với phương ngữ. 
Giúp HS phân biệt nghĩa: 
Việc dạy để các em hiểu được nghĩa là rất quan trọng khi các em đọc và hiểu văn bản, nhưng cũng rất quan trọng khi các em viết chính tả. 
VD: Giúp các em hiểu rõ từ gừng và rừng, gừng là một loại củ có vị cay dùng làm gia vị hoặc làm mứt khi viết chính tả các em chọn /g/ .. còn rừng là quần thể động và thực vật lớn khi viết chính tả các em chọn /r/  hoặc lan là một loài hoa đẹp sống tầm gửi ở các thân cây; khi viết chính tả các em chọn âm cuối /n/ .. còn lang là một loại củ lương thực ăn ngon, có vị ngọt khi viết chính tả các em chọn âm cuối /ng/  
Từ ( mặt) là danh từ chỉ bộ phận của con người, khi viết chính tả các em chọn âm cuối /t/ , cón ( mặc) là động từ chỉ hoạt động của con người thao tác làm cho quần áo được khoác lên cơ thể khi viết chính tả các em chọn âm cuối /c/  
Công việc này cần được quan tâm nhiều trong tiết Luyện từ và câu và khi hướng dẫn viết bài cho HS. 
Rèn cho HS nắm vững các nguyên tắc chính tả:
HS nắm vững một số quy tắc sẽ giảm bớt cho các em phân biệt tốt khi lựa chọn chữ cái ghi âm và khi trình bày văn bản  
Ví dụ: trang bị cho các em biết về mặt kết hợp trong âm tiết; /s/ không đi với các vần bắt đầu bằng oa, oe, uê, do vậy khi viết các từ có vần đó phải là : xuề xoà, xoay sở, xuệch xoạc, xoắn lại, xoèn xoẹt, xuềnh xoàng .. vv không thể viết soa tay  trong trường hợp ngoại lệ ( vải soa) là từ gốc Pháp giáo viên cần giải thích rõ; hoặc một vài trường hợp do kết cấu láy âm ( kiểu ngẫu kết) như sờ soạng ( gốc ( sờ), sột soạt  
Về láy âm /s/ không láy được với âm /x/ do vậy các điệp đều là s – s hoặc x- x. 
VD: sục sạo, sung sướng, san sát, sụt sùi, sớn sác  hoặc xí xoá, xoèn xoẹt, xấp xỉ  
Và dạy cho các em biết /s/ không láy vần với các âm đầu khác được còn /x/ thì được. VD: 
Với /l/ lao xao, lào xào, loăn xoăn  
Với /b/ bung xung, bờm xờm 
Với /m/ xoi mói, xích mích  
Quy tắc này tránh cho các em ở địa phương rất nhiều lỗi chính tả vì các em ít được tiếp xúc, giao tiếp với chuẩn chính âm. Ví dụ: các em sẽ không viết dạng soay xở, xụt xùi hoặc lao sao  
Dạy cho các em quy tắc sử dụng một số âm đầu và kết hợp của nó:
Ví dụ: âm /k/ được ghi bằng 3 chữ cái: c, k, q.
Chữ cái c ( xê ) đi với các nguyên âm a,ă,â,o,ô,ơ, ua, ưa.
Chữ cái k đi với i, e, ê, ( ki, ke, kê )
Chữ cái q sử dụng riêng với các từ khi quốc = nước ( tổ quốc, quốc huy, quốc kỳ  ). 
Giúp HS nắm được quy tắc của một số âm cuối như: 
Âm n, m không kết hợp được với âm chính /o/ dài khi viết ( oo) mà / ng/ kết hợp được. Ví dụ: viết soong mà không thể soon, soom  
Hoặc âm cuối /i/, /y/ sử dụng giống nhau về ngữ âm khi một mình nó ở phần vần và làm âm chính . 
Ví dụ: tí – tý ; kỳ – kì, mỹ thuật – mĩ thuật  nhưng khi có một nguyên âm đứng trước thì vai trò của nó lại khác nhau. 
Ví dụ: thuý – thúi , trường hợp này /i/ không làm âm chính mà chỉ làm bán nguyên âm cuối, khi có âm cuối khác /i / không kết hợp với /u/ tạo thành vần được mà phải /y/. Ví dụ: không có ( tuiệt ) mà phải ( tuyệt ) hay ( nguyện ) mà không thể ( nguiện ) 
Ngoài những trường hợp trên giáo viên cần căn cứ theo từng bài chính tả của HS, từng lỗi của HS mà căn cứ theo chuẩn ngữ âm mà chỉnh sửa kịp thời. Đối với HS có nhận thức chậm, hay quên giáo viên gần gũi giúp đỡ các em, nhắc cho các em nhiều lần các từ ngữ mà các em thường sai lệch về phương ngữ, nhắc các em cách trình bày .. 
 Sử dụng bài tập phù hợp: 
Bài tập chính tả giúp các em rèn luyện kỹ năng sử dụng âm vần, từ ngữ  và để giúp HS địa phương điều chỉnh những sai sót về âm vần khi sử dụng phương ngữ là rất quan trọng. Từ lý do trên trong tiết dạy em thường chuẩn bị một số bài tập xen vào phần thực hành làm bài tập của các em.
Ví dụ : Ở tuần 4 ( chính tả nghe – viết : Người mẹ ), ngoài 2 bài tập trong SGK em chuẩn bị 2 bài tập nhỏ cho các em rèn luyện lỗi thường mắc do phương ngữ như : từ rưng rưng các em viết thành gưng gưng; về quê – dề quê. Để giúp các em khắc phục cho HS lựa chọn trên phiếu:
Rưng rưng hay gưng gưng
Dề quê hay về quê 
Gạch chân dưới từ em cho là viết đúng. 
Hoặc trong tuần 5 ( Chính tả nghe – viết: Người lính dũng cảm ) bài tập 2 cho HS xác định l hay n ; đối với HS ở vùng An Minh các em ít sai sót tôi đổi thành bài tập: 
Em hãy phân biệt in – inh.
K thành; chuối ch. ; bình t  , t tưởng, mít t. 
Đây là những vần HS địa phương thường sai tập chung vào rèn cho các em sẽ tốt hơn. 
Với một số biện pháp nêu trên em đã áp dụng vào quá trình dạy chính tả ở địa phương, sau khi đã tham khảo ý kiến của một số đồng nghiệp và sau khi đã dự giờ một số giáo viên em đã rút kinh nghiệm cho bài dạy thực nghiệm của mình.
 Kết quả đạt được:
Qua thời gian 1 năm học, việc rèn luyện thường xuyên liên tục trên hệ thống các tiết học tôi thấy các em học sinh của mình đã có 1 kiến thức từ ngữ khá vững vàng, vốn từ ngữ của các em được củng cố khá cơ bản, từ đó thấy được việc sử dụng tốt các biện pháp sư phạm như đã nêu ở trên giúp cho học sinh có được kỹ năng sử dụng từ, làm tốt các bài tập Luyện từ và câu và học tốt hơn các phân môn tiếng Việt. Để khẳng định được kết quả sử dụng các biện pháp tôi tiến hành kiểm tra trắc nghiệm cho phân môn Luyện từ và câu vào thời điểm hiện nay. Trong 14 học sinh tham gia có: 
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
22
5
22,7
8
9
0
0
Không có học sinh nào điểm yếu!
Với kết quả đạt được, so sánh với kết quả khảo sát đầu năm cho thấy học sinh của lớp 31đã có những tiến bộ rõ rệt, đã có trên 20% học sinh có điểm giỏi, không có học sinh có điểm yếu. Kết quả này cũng phản ánh được việc quan tâm và áp dụng những giải pháp khắc phục khó khăn như đã nêu ở trên là phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp; điều đó cũng phản ánh việc áp dụng các biện pháp của sáng kiến hoàn toàn có kết quả khả quan giúp học sinh học tốt phân môn chính tả của lớp 31 trường tiểu học Đông Hòa 3 nói riêng và chính tả tiểu học vùng An Minh nói chung. 
IV/ Kết luận:
* Tóm lược giải pháp: 
Căn cứ vào đối tượng học sinh lớp 31 ( lớp của mình phụ trách), dựa vào thực tế dạy học, tôi đã tôi đã rút kinh nghiệm và lựa chọn bốn giải pháp cơ bản áp dụng cho năm học 2008 – 2009 đó là: Quan tâm rèn chính âm; giúp học sinh hiểu nghĩa, phân biết nghĩa; giúp học sinh nắm được một số nguyên tắc chính tả và sử dụng bài tập phù hợp. Giáo viên thay đổi một số hình thức dạy – học phù hợp với đối tượng học sinh, bồi dưỡng học sinh yếu kém; làm tốt công tác chủ nhiệm, thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh có biện pháp rèn kỹ năng ngoài giờ cho HS  như đã trình bày chi tiết trên đây là phù hợp với đối tượng học sinh, khắc phục được những khó khăn trong quá trình dạy và học chính tả. 
* Phạm vi áp dụng của đề tài: 
Với điều kiện như đã trình bày, tôi đã nghiên cứu đề tài dựa vào đối tượng học sinh của mình, dựa vào những khó khăn thực tế của cô và trò lớp 31 trường tiểu học Đông Hòa 3 đã cho kết quả tốt, các biện pháp dạy - học nêu trên có thể áp dụng với nhiều lớp học ở vùng An Minh. 
* Bài học kinh nghiệm và kiến nghị: 
“Dạy học là một nghề cao quý hơn mọi nghề cao quý khác”. Là một người giáo viên gắn bó nhiều năm với nghề nghiệp ban thân luôn tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, trong tài liệu và tìm hiệu trên thực tế. Thấy được học sinh ở địa phương còn nhiều khó khăn cần đến sự giúp đỡ, cần đến những giải pháp khắc phục khó khăn cho các em và sự giúp đỡ của cộng đồng. (Nhất là chất lượng học tập). 
Giáo viên cần đầu tư nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng nhiều biện pháp trong quá trình dạy và học, thường xuyên rút kinh nghiệm và có sự điều chỉnh phù hợp cho các biện pháp đã áp dụng. 
Cần phải thực hiện thường xuyên liên tục và theo dõi trong suốt quá trình dạy học, ở mỗi giai đoạn ta cần xác định những biện pháp khác nhau, không cứng nhắc theo các hoạt động dạy học nào cả. 
Với năng lực và trình độ có hạn cộng với điều kiện về thời gian cũng như tiếp cận khoa học còn ít nên việc giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm của mình là dựa trên thực tế và kinh nghiệm giảng dạy do vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp!
- Đề nghị quý cấp có thẩm quyền nâng cấp phòng học cho điểm trường Thứ 7, trường tiểu học Đông Hòa 3; đầu tư bàn ghế đúng quy cách phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học. 
Xin được tiếp thu và chân thành cảm ơn !
	 Người viết sáng kiến 
 Trần Thị Chiên
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HĐTĐ NHÀ TRƯỜNG
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HĐTĐ PHÒNG GD - ĐT

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(6).doc