Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng môn toán lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng môn toán lớp 1

I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 - Bậc học Tiểu Học là bậc học nền tảng, bậc học mà mọi công nhân Việt Nam đều có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện. Vì bậc Tiểu Học góp phần hình thành cho HS cơ sở ban đầu cần thiết cho sự phát triễn lâu dài và nhiều mặt: Trí tuệ, tình cảm, thể chất, nhân cách của con người Việt Nam. Mặt khác bậc Tiểu Học nhằm cung cấp cho HS vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị vừa đáp ứng nhu cầu học tập tiếp theo và đáp ứng cho công việc ứng dụng trong cuộc sống cộng đồng, vấn đề này đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải nhận thức sâu sắc công việc mà mình đang làm. Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy, ngoài việc đổi mới về nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học ở bậc Tiểu Học. Đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi và tiếp cận với những phương pháp mới phù hợp với từng đối tượng để nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của HS.

 - Môn toán ở Tiểu Học giúp HS hình thành những biểu tượng toán học ban đầu và rèn luyện kĩ năng tính toán cho HS. Do đó việc quan tâm bồi dưỡng năng lực học toán và làm toán cho HS là việc làm không thể thiếu. Lí luận dạy học môn toán chỉ ra rằng dạy học bộ môn toán gồm dạy lí thuyết và dạy học giải bài tập. Dạy học giải bài tập là tổ chức chỉ đạo cho HS làm bài tập. Trong đó các bước định hướng, dẫn dắt gọi động cơ cho HS kiểm tra đánh giá bài làm của mình.

 

doc 10 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 716Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng môn toán lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Một số kinh nghiệm và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng môn toán lớp 1
 ................. & .......................
I – Lí do chọn đề tài:
 - Bậc học Tiểu Học là bậc học nền tảng, bậc học mà mọi công nhân Việt Nam đều có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện. Vì bậc Tiểu Học góp phần hình thành cho HS cơ sở ban đầu cần thiết cho sự phát triễn lâu dài và nhiều mặt: Trí tuệ, tình cảm, thể chất, nhân cách của con người Việt Nam. Mặt khác bậc Tiểu Học nhằm cung cấp cho HS vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị vừa đáp ứng nhu cầu học tập tiếp theo và đáp ứng cho công việc ứng dụng trong cuộc sống cộng đồng, vấn đề này đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải nhận thức sâu sắc công việc mà mình đang làm. Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy, ngoài việc đổi mới về nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học ở bậc Tiểu Học. Đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi và tiếp cận với những phương pháp mới phù hợp với từng đối tượng để nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của HS.
 - Môn toán ở Tiểu Học giúp HS hình thành những biểu tượng toán học ban đầu và rèn luyện kĩ năng tính toán cho HS. Do đó việc quan tâm bồi dưỡng năng lực học toán và làm toán cho HS là việc làm không thể thiếu. Lí luận dạy học môn toán chỉ ra rằng dạy học bộ môn toán gồm dạy lí thuyết và dạy học giải bài tập. Dạy học giải bài tập là tổ chức chỉ đạo cho HS làm bài tập. Trong đó các bước định hướng, dẫn dắt gọi động cơ cho HS kiểm tra đánh giá bài làm của mình.
 - Trong quá trình dạy học toán 1. Điều đáng nói ở đây là giúp cho HS tự lĩnh hội được kiến thức theo sự chỉ dẫn của giáo viên để có được hiệu quả như mong muốn. Người giáo viên phải biết tổ chức hướng dẫn cho học sinh hoạt động dưới sự trợ giúp đúng mức của giao viên, để mỗi HS tự phát hiện và giải quyết được các bài tập tính toán ở lớp 1. Qua thực tế giảng dạy ở lớp 1,đa số các em không thích học môn toán. Trên thực tế các em chỉ thích làm các bài tập nối tranh, tô màu vào các hình học Đến các bài tập có liên quan đến số, làm phép tính ,giải toán có lời văn..các em học còn chậm. Vì vậy kết quả đầu năm đạt thấp, thậm chí có một số em chưa biết đếm được các số, chưa biết các con số .Đó mà điều mà bản thân tôi suy nghĩ để góp phần giúp cho HS dễ dàng học toán có hiệu quả. Với lí do đó tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng môn toán lớp 1”
 II - Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
 1- Đối tượng nghiên cứu :
 - Về tình hình lớp học, trangthiết bị dạy học, cơ sở vật chất phục vụ cho viếc dạy học. Cũng như HS lớp 1 tôi đang chủ nhiệm. Từ đó xây dựng một kế hoạch của giáo viên cụ thể về chất lượng cho học sinh trong lớp tôi dạy.
 2-Phạm vi nghiên cứu:
 -Do điều kiện của bản thân và sự phân công của nhà trường bản thân tôi chỉ nghiên cứu đề tài trong phạm vi lớp học, ở Trường Tiểu Học Số 1 Sơn Trạch.
 3- Phương pháp nghiên cứu:
 -Để thực hiện đề tài này bản thân tôi tìm tòi tài liệu qua sách báo, tạp chí Tiểu Học. Qua mạng và qua các đợt bồi dưỡng chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm trong trường áp dụng vào thực tế lớp học của mình. 
 -Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
 - Phương pháp nghiện cứu lý thuyết 
 - Phương pháp nghiện cứu thực tiễn
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp luyện tập thực hành 
 4 - Y nghĩa của đề tài:
 -Đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh tìm tòi ,phát hiện và tiếp thu kiến thức một cách chủ động còn giáo viên là người tổ chức ,chỉ đạo , hướng dẫn học sinh tìm ra vấn đề và giáo viên chỉ giải thích vấn đề khi cần thiết. Để thực hiện điều này với học sinh lớp 1 dạy học môn Toán như thế nào để có hiệu quả góp phần nâng cao rất nhiều tới chất lượng dạy học cho học sinh lớp 1.
 III – Nội dung:
Đặc điểm tình hình lớp học:
 -Học sinh lớp 1 là giai đoạn phát triễn quan trọng của đời người. Khi đã học xong chương trình mẫu giáo, các em bước đầu cho mình một quá trình được học, được chơi được giáo dục môi trường văn hoá. Những trẻ em ở lứa tuổi này đã được giáo dục và học tập ở mầm non. Tuy quá trình này có sự thay đổi sáng tạo và bước phát triễn mới song các em còn bở ngỡ. Nếu tổ chức và hoạt động học tập phù hợp với từng bước nâng dần sẽ đem lại kết quả học tập tốt.
 - Ngay từ đầu năm tôi thấy học sinh đếm và cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 10, các em còn lúng túng đếm còn chậm. Trong những tiết đầu tôi đã làm quen ngay những đối tượng học còn chậm về đếm , viết các số tự nhiên. Để phân loại học sinh uốn nắn kịp thời.
 2- Một số biện pháp thực hiện:
 a-Trước khi lên lớp :
 - Đầu năm học tôi đã báo cáo tình hình lớp học của các em cùng phụ huynh bàn bạc việc giúp các em học tập ở nhà. Đặc biệt là làm bài tập ở nhà xem trước bài mới. Do đó các em đỡ bỡ ngỡ trước các con số và các phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 10, 100 ..
 -Giáo viên cần nghiên cứu kỉ nội dung bài dạy giúp học sinh cách thức (con đường, phương pháp ) phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới .Qua các bài học và luyện tập về số và phép tính trong phạm vi 10, 100 ..Từ tình huống đó có thực trong cuộc sống .
 b – Giải pháp thực hiện trên lớp :
 * Khi dạy số học :
 -Với học sinh lớp 1 khi dạy số học cho HS giáo viên cần phải gắn với thực tế bởi tư duy của các em “ là tư duy trực quan hình tượng ”Nếu giáo viên chỉ nói mà không có trực quan thì học sinh kiến thức cần cung cấp rất khó .
 -Ví dụ: -Số 1 gắn liền với hình ảnh một ông mặt trời.
 -Số 2 gắn liền với hình ảnh có hai con mắt, hai bàn tay.
 -Số 3 gắn liền với hình ảnh ba con trâu, ba con gà.
 -Số 4 gắn liền với hình ảnh con trâu có bốn chân
 -Số 5 gắn liền với hình ảnh bàn tay có năm ngón, ngôi sao năm cánh.
 -Số 10 gắn liền với hình ảnh có 10 ngón tay.
 * Dạy đếm :Từ đếm các đồ vật cụ thể đồ dùng trực quan 
 - Đếm từ 1 đến 10: Tập đếm trên đồ vật thật : như hòn sỏi, que tính, ngón tay
 -Ví dụ : Dạy bài: Số 6
 - Khi hướng dẫn HS nhận biết khái niện ban đầu về số 6. Giáo viên cho HS quan sát tranh vẽ (mô hình ) sử dụng kiến thức đã học để nhận ra(bằng phép tính) rằng có 5, đếm tiếp 1 được 6. Khi đã giới thiệu 6 cũng là đại diện cho một lớp các nhóm đối tượng có cùng số lượng (là 6) như các số đã học trước. Học sinh tự nhận ra ( qua phép đếm, qua phân tích số) 6 đứng tiếp sau 5, từ đó các em nắm cấu tạo nhanh dẫn đến các em thực hiện tính nhanh.
 * Dạy các phép tính:
 -Làm rõ bản chất và ý nghĩa của phép tính thông qua các ví dụ thực tế và hình thành các phép tính thông qua các thao tác bằng tay.
 -Ví dụ: Dạy bài phép cộng trong phạm 6
 - Để lập được bảng cộng trong phạm vi 6. Giáo viên hướng dẫn HS bằng thao tác các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, que tính .Để tự tìm ra kết quả.
 Chẳng hạn: Giáo viên gắn 5 tấm bìa hình tam giác lấy thêm 1 hình tam giác được tất cả bao nhiêu hình? (6 hình)
 -Từ “thêm ” ta làm phép tính gì? ( +) vậy 5 +1 = 6
 -Tương tự GV cho HS tự thao tác tiếp các đồ dùng trực quan còn lại để lập được bảng cộng trong pham vi 6, động thời GV cho học thuộc bảng cộng đó .
 -Để đảm bảo chất lượng cao trong việc dạy học toán 1,điều quan trọng để tìm ra kiến thức mới. Đồng thời đó cũng là ấn tượng để giúp cho các em nhớ lâu(Đặc biệt HS được tham gia các thao tác)
 - Để dạy có chất lượng theo hướng tích cực hoá của HS . Thì người giáo viên phải chọn cho mình một mô hình hay một tiến trình lên lớp. Lập kế hoạch dạy sao cho tiết dạy toát lên những điểm sau:
 + Mục tiêu của bài học là gì ?
 + Những đồ dùng nào cần chuẩn bị để minh hoạ,đưa vào lúc nào cho hợp lí.
 + Kiến thức của bài có liên quan đến kiến thức nào đã học để khi dạy mang tính lôgich.
 + Cần hướng dẫn HS cách học của từng tiết như thế nào để đạt được mục tiêu của bài .
 -Ví dụ : Khi dạy bài Phép trừ dạng 17 – 3
 -Giáo viên cần nêu vấn đề, yêu cầu HS tìm kết quả HS sử dụng đồ dùng ( que tính ) để tính GV cho HS nêu nhiều cách làm khác nhau. GV chọn một cách phù hợp để hướng dẫn chung cho cả lớp , cả lớp dùng que tính để cùng thao tác và tính ra kết quả.
 -Sau khi HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề. GV giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mới để làm bài tập .
 * Dạy hình học:
 -Học sinh khi học về các biểu tượng hình học , tôi thấy học sinh còn có những vướng mắc cụ thể dạy “ hình vuông, hình tròn, hình tam giác” các em không hiểu được cạnh của các hình là một đoạn thẳng hay các em không hiểu được các đỉnh của các hình là một điểm. Ơ các em sự nhận thức chủ yếu bằng trực giác .
 - Ví dụ : Khi làm bài tập về đoạn thẳng, các em chưa xác định chắc chắn đoạn thẳng nối bởi hai điểm
H
 -Giáo viên . Đoạn thẳng dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng?
B
A
D
C
 -Đa số HS có đáp án ( 4 đoạn thẳng )
 - Các em không nhận ra được HA, HB Cũng là đoạn thẳng.
 * Giải toán có lời văn:
 -Ơ lớp 1 ngoài việc thực hiện nội dung chương trình môn toán cộng , trừ, độ dài đoạn thẳng..việc giải toán cho học sinh chiếm vị trí quan trọng trong chương trình toán ở Tiểu Học . HS được làm quen các dạng toán có lời văn bằng minh học đồ dùng trực quan.Nhìn vào bức tranh nêu bài toán viết phép tính, dần dần nâng cao đọc bài toán giải bài toán . Toán có lời văn thực chất là những tình huống có dạng thực tế gần gũi với thực tế cuộc sống với HS. Vì vậy để giúp HS giải được những bài toán có lời văn cần cho HS biết hai phần chính của bài toán đó là.
 + Những cái đã cho ( còn gọi là dữ kiện của bài toán )
 + Những cái cần tìm( câu hỏi của bài toán)
 - Ngoài ra trong các bài toán có lời văn thường có mối quan hệ giữa cái đã chov à cái cần tìm. Vì thế khi hướng dẫn HS giải toán, cần cho HS biết mối quan hệ đó .Để giúp cho HS giải bài toán có lời văn tôi đã tiến hành qua các bước sau:
Hướng dẫn tóm tắt bài toán.
 -Việc làm này thực chất là trình bày lại bài toán một cách ngăn gọn dễ hiểu , dễ nhớ. Những dữ kiện bài toán nhằm nổi bật ttrọng tâm của bài toán. ( Đặc biệt thấy rõ hơn về mối quan hệ giữa dữ kiện cái cần tìm của bài toán )
 -Ví dụ : Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán đi 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ?
 - Hướng dẫn tóm tắt bài toán như sau:
 GV? Nhà An có mấy con gà ? ( Có 9 con gà )
 GV? Mẹ đem bán đi mấy con gà ? ( bán đi 3 con gà )
 GV ? Bài toán hỏi gì ? (Còn lại .con gà )
Hướng dẫn HS lựa chọn phép tính thích hợp :
 -Để giúp HS chọn phép tính cần dựa vào câu hỏi của bài toán 
 -Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm thế nào? (ta làm phép tính trừ )
 -Trong một bài toán giải thường có từ khoá . Ví dụ như “ còn lại ”, “ tất cả ”, “ bao nhiêu” .Hoặc dữ kiện cho biết “ thêm ” , “ bớt ”..Tuỳ từng bài cụ thể GV giúp HS dựa vào dữ kiện và điều kiện cần tìm để chọn phép tính thích hợp.
 c- Hướng dẫn thực hiện phép tính :
 -Sau khi HS nêu được phép tính thích hợp với bài toán GV hướng dẫn HS vận dụng kỉ năng tính cộng, trừ đã học để tìm ra kết quả. Chọn đơn vị của phép tính ( tuỳ bài toán để chọn )
 d – Trình bày bài giải :
 -Đối với HS lớp 1, việc chọn lời giải rất khó, bởi vậy muối chọn lời giải cần xác định được đơn vị của bài toán. Từ đó dựa vào câu hỏi từ đó để chọn lời giải .
 -Chẳng hạn từ ví dụ trên GV hỏi nhà An còn lại mấy con gà? (6 con gà )
Dựa vào câu hỏi các em bứt từ “ mấy ” trong câu hỏi để có lời giải , thêm tiếng là vào cuối câu. Nhà An còn lại con gà là , hoặc số con gà nhà An còn lại là .Tôi coi trọng việc động viên khuyến khích HS nêu được nhiều câu hỏi lời giải thích hợp.
 g- Trình bày bài giải: 
 Bài giải
 Số con gà nhà An còn lại là
 9 – 3 = 6 (con )
 Đáp số : 6 con gà
 -Như vậy những lần sau khi gặp bài toán giải HS sẽ nhớ và trình bày theo mẫu như đã hướng dẫn . Để HS nắm được các bước giải , qua các tiết luyện tập , ôn tập ,(buổi chiều ).Tôi cho HS tự nêu câu hỏi và tự trả lời . Ngoài ra giúp cho HS khá giỏi , khi gặp những bài toán có lời văn cần xác định dạng “ Bài toán có dạng gì ”Thêm, bớt, hơn, kém 
 -Ví dụ : Mẹ 36 tuổi, mẹ nhiều hơn con 30 tuổi. Hỏi con bao nhiêu tuổi ?
 -Có HS làm máy móc làm phép tính cộng vì thấy “nhiều hơn”
 -Cách giải bài toán này sẽ giúp các em hiểu được mình làm đúng hay sai.Tôi giúp các em phân tích bài toán qua thực tế cuộc sống như: mẹ bao giờ cũng hơn tuổi con .” Bài toán nói Mẹ hơn tuổi con có nnghĩa con kém tuổi mẹ .Đến đây HS có thể tìm cách giải dẽ dàng hơn sau đó so sánh tuổi con với tuổi mẹ đã hợp lí chưa khi đó HS mới ttrình bày bài giải.
 -Để từng bước nâng cao chất lượng môn toán . Ngoài việc chuyển tải nội dung cho HS, điều không kém quan trọng đó là trong học tập cần tạo điều kiện ,giành thời gian vừa học vừa chơi,việc tổ chức trò chơi học tập cũng như biết cách đánh giá lẫn nhau lại cần thiết 
 *Trò chơi;
 -Ví dụ: “Cùng lập bài toán ”
 -GV chia thành tám nhóm phát cho mỗi nhóm mỗi bức tranh, một tờ giấy và yêu cầu các nhóm lập bài toán 
 -GV lưu ý nên viết thông tin của bài toán vào tờ giấy nếu tranh vẽ khó diễn đạt chỉ viết số liệu và câu hỏi 
 -HS làm xong đại diện của từng nhóm lên trả lời ,HS nhóm khác nhận xét , GV nhận xét động viên. 
 - Bằng những biện pháp trên cùng với nhiệt tình giảng dạy của giáo viên. Chất lượng của lớp tôi được nâng lên rõ rệt.
 -Kết quả đạt được về môn toán cuối năm như sau:
Số em đạt được điểm: Giỏi : 14 em - 53,8 %
 Khá: 6 em - 23,1%
 TB: 6 em - 23,1%
 III – Kết luận:
 -Để dạy học tốt môn toán lớp 1 đạt kết quả cao, GV cần nắm chắcnội dung chương trình SGK, xác định được mục tiêu của môn học và của từng tiết học .
 - Lập kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng loại bài .
 -Nắm vững đặc điểm tâm lí và phân loại đối tượng HS.
 - Nghiên cứu các tài liệu tham khảo . Vận dụng PPDH linh hoạt, sáng tạo phù hợp đảm bảo xu hướng “ Lấy HS làm trung tâm ”.
 -Tổ chức giờ học linh động, sáng tạo, không rập khuôn, máy móc theo một chiều nhất định, kịp thời rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy, tiết học
 -Phải tích cực học tập để naang cao trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề, có ý thức tự giác, thực sự yêu nghề mến trẻđể nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học.
 -Qua thời gian vừa dạy , vừa học tập, vừa nghien cứu để thể nghiệm.Đổi mới PPDH môn toán lớp 1tại trường. Được lãnh đạo nhà trường và các bạn đồng nghiệp thường xuyên quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện vèe mọi mặt. Cùng với sự không ngừng cố gắng của bản thân .Sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng về dạy học môn toán lớp 1đã có hiệu quả .
 -Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn .
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
-Xác nhận của Hiệu Trưởng đơn vị . Sơn Trạch ,ngày 20 tháng 5 năm 2010
. Người viết
 . 
................................
 .  Phạm Thị Bích Lan
- Xác nhận của Phòng Giáo dục:

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(4).doc