Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đúng phân môn chính tả cho học sinh lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đúng phân môn chính tả cho học sinh lớp 3

A - PHẦN MỞ ĐẦU

I - LÝ CHỌN ĐỀ TÀI:

Đất nước ta đang thực hiện chiến lược đổi mới sâu sắc toàn diện về kinh tế, xã hội thực hiện thành công sự nghiệp hoá, hiện đại hoá vững bước tiến vào thế kỷ mới.

Trong việc đổi mới, con người là khâu đột phá, có tính quyết định. Điều đó đòi hòi sản phẩm của nền giáo dục là phải có những con người mới, có năng lực thực tiến. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã có đường lối quan điểm chỉ đạo, chính sách đúng đắn nhằm đổi mới việc đào tạo, giáo dục con người ở mọi ngành học, bậc học, coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Do vậy trong giai đoạn này môn Tiếng Việt đã được soạn lại chương trình và sách giáo khoa theo hướng tăng cường dành học, bậc học, coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Do vậy trong giai đoạn này môn Tiếng Việt đã được soạn lại chương trình và sách giáo khoa theo hướng tăng cường dạy kỹ năng giao tiếp (Nghe, nói, đọc, viết). Do vậy phân môn chính tả trong nhà trường giúp HS hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng việt văn hoá, tiếng việt chuẩn mực. Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng việt nói riêng, các môn học ở trường phổ thông nói chung.

 Ở bậc tiểu học phân môn chính tả càng có vị trí quan trọng bởi vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng chính tả cho HS, không phải ngẫu nhiên mà ở tiểu học, chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng việt) có tiết dạy riêng. Trong khi đó, ở trung học cơ sở và phổ thông trung học, chính tả chỉ được dạy xen kẽ trong các tiết thực hành ở phân môn Tập làm văn chứ không tồn tại với tư cách là một phân môn tập đọc như tiểu học. Bởi tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là tính thực hành. Bởi lẽ, chỉ có thể hình thành các kỹ năng, kỹ xảo chính tả cho HS thông qua việc thực hành, luyện tập . Do đó, trong phân môn này các quy tắc, chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lý thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả. Nội dung, cấu trúc của bài chính tả trong sách giáo khoa Tiếng việt tiểu học (phần chính tả). Cụ thể chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác chính tà là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ, mục đích của nó là phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất nội dung cơ bản.

 

doc 19 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đúng phân môn chính tả cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - Phần mở đầu
I - Lý chọn đề tài:
Đất nước ta đang thực hiện chiến lược đổi mới sâu sắc toàn diện về kinh tế, xã hội thực hiện thành công sự nghiệp hoá, hiện đại hoá vững bước tiến vào thế kỷ mới.
Trong việc đổi mới, con người là khâu đột phá, có tính quyết định. Điều đó đòi hòi sản phẩm của nền giáo dục là phải có những con người mới, có năng lực thực tiến. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã có đường lối quan điểm chỉ đạo, chính sách đúng đắn nhằm đổi mới việc đào tạo, giáo dục con người ở mọi ngành học, bậc học, coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Do vậy trong giai đoạn này môn Tiếng Việt đã được soạn lại chương trình và sách giáo khoa theo hướng tăng cường dành học, bậc học, coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Do vậy trong giai đoạn này môn Tiếng Việt đã được soạn lại chương trình và sách giáo khoa theo hướng tăng cường dạy kỹ năng giao tiếp (Nghe, nói, đọc, viết). Do vậy phân môn chính tả trong nhà trường giúp HS hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng việt văn hoá, tiếng việt chuẩn mực. Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng việt nói riêng, các môn học ở trường phổ thông nói chung.
	ở bậc tiểu học phân môn chính tả càng có vị trí quan trọng bởi vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng chính tả cho HS, không phải ngẫu nhiên mà ở tiểu học, chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng việt) có tiết dạy riêng. Trong khi đó, ở trung học cơ sở và phổ thông trung học, chính tả chỉ được dạy xen kẽ trong các tiết thực hành ở phân môn Tập làm văn chứ không tồn tại với tư cách là một phân môn tập đọc như tiểu học. Bởi tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là tính thực hành. Bởi lẽ, chỉ có thể hình thành các kỹ năng, kỹ xảo chính tả cho HS thông qua việc thực hành, luyện tập . Do đó, trong phân môn này các quy tắc, chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lý thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả. Nội dung, cấu trúc của bài chính tả trong sách giáo khoa Tiếng việt tiểu học (phần chính tả). Cụ thể chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác chính tà là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ, mục đích của nó là phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất nội dung cơ bản.
	Chính vì vậy việc dạy chính tả đang là vấn đề quan tâm của nhiều người. Song kết quả học sinh viết chính tả chưa đáp ứng yêu cầu hình thành kỹ năng giao tiếp. HS còn viết sai chính tả gây hiểu nhầm cho người cùng giao tiếp. Nguyên nhân chính là do nội dung và phương pháp dạy học.
	Cụ thể về mặt nội dung: Việc cung cấp hệ thống quy tắc và bài tập chưa thành hệ thống, chưa đủ để HS có thể dựa vào đó mà sau này tự hoàn thiện khả năng viết đúng chính tả. Về mặt phương pháp việc dạy học chủ yếu là hoạt động của thầy, trò thụ động tiếp thu nêu hiệu quả chưa cao. Vì vậy việc "Thống kê, phân loại những lỗi chính tả cho học sinh lớp 3 thường mắc và biện pháp khắc phục" là việc làm cần thiết. Nó góp phần giúp HS viết đúng chính tả, nhất là học sinh lớp 3, thể hiện nội dung cần biểu đạt một cách chính xác trên văn bản, thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng việt.
	Xuất phát từ lý do vừa nêu trong sáng kiến này chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài "Rèn kỹ năng viết đúng phân môn chính tả cho học sinh lớp 3"
	II - Mục đích nghiên cứu:
	Chúng tôi nghiên cứu sáng kiến này nhằm mục đích:
	- Tìm hiểu nội dung phương pháp dạy phân môn chính tả để áp dụng vào thực tế giảng dạy cho HS viết đúng chính tả, đọc, nói đúng Tiếng việt.
	Để đạt được mục đích trên cần tháo gỡ những vướng mặc, khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học phân môn chính tả, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học phân môn này.	
	III - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
	- Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu về vấn đề về học sinh trường Tiểu học Thượng Sơn thường viết sai các lỗi chính tả, lỗi phụ âm, lỗi phụ âm đầu và thanh hỏi thanh ngã. Đặc biệt là học sinh lớp 3D vùng nông thôn.
	IV - Phương pháp nghiên cứu:
	Để nghiên cứu đề tài này có hiệu quả. Tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
	- Phương pháp điều tra quan sát:
	+ Khảo sát nội dung sách giáo khoa.
	+ Tìm hiểu thực tiễn ở địa bàn mình dạy.
	+ Năng lực viết chính tả của học sinh.
	Để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp thực hiện .
	- Phương pháp phân tích tổng hợp.
	Trước một hiện tượng ngôn ngữ chúng tôi phân tích các ngữ liệu để thấy được bản chất của ngôn ngữ đó. Rồi tổng hợp các hiện tượng thể loại để rút ra những nhận xét khái quát cho nhiều hiện tượng cùng loại.
	Ví dụ: 	Cây bàng đ cây bàng.
	Thầy giáo đ thầy giáo.
	- Phương pháp thực nghiệm:
	+ Thực hiện phương pháp này tôi đưa ra các đề xuất trong sáng kiến của mình vào tổ chức dạy ở lớp 3 tiểu học để đánh giá khả thi của phương pháp đó.
Chương I:
Những cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
	Như Lênin nói "Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người". Thật vậy, con người sống trong xã hội luôn luôn có nhu cầu tiếp xúc, trao đổi tư tưởng tình cảm với nhau qua công cụ chung là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu gồm các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu) và những quy tắc kết hợp đơn vị đó nhằm mục đích giao tiếp.
	Việc sử dụng ngôn ngữ không những ở dạng nói (có sự bổ trợ của cử chỉ, điệu bộ) mà còn ở dạng viết (văn bản) đến người có nhu cầu tiếp xúc, người mình muốn tiếp xúc. Muốn như vậy người viết phải sử dụng ngôn ngữ không những chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, mà viết chữ (sự mã hoá hình thức âm thanh của các đơn vị ngôn ngữ) biểu hiện ở con chữ đúng (hay đúng chuẩn chính tả) giúp cho người giao tiếp với văn bản hiểu được đúng ý của người viết.
	I - Cơ sở lý luận:
	1- Một số vấn đề liên quan đến nội dung dạy học:
	- Chữ viết Tiếng việt là chữ viết ghi âm. Dùng chữ cái để ghi âm vị (hoặc ghi âm tố). Vì vậy nguyên tắc cơ bản của chính tả Tiếng việt là nguyên tắc ngữ âm học nguyên tắc ngữ âm học là nguyên tắc có tính chất biểu tượng. Tuy nhiên sự biến đối của chữ viết và ngữ âm trong quá trình phát triển ngôn ngữ không có sự tương ứng đồng đều. Ngữ âm thường xuyên biến đổi và biến đổi nhanh, rõ rệt trong khi chữ viết biến đổi ít và tương đối chậm. Các hiện tượng ngôn ngữ như hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, các biểu thị phương ngữ. Xu hướng thống nhất ngôn ngữ phản ánh và biểu hiện ở ngữ âm và ở chữ viết khác nhau. Nguyên tắc ngữ âm học của chính tả được bổ sung bằng các nguyên tắc ngữ nghĩa và các nguyên tắc theo thói quen sử dụng chữ viết đã được xã hội chấp nhận.
	Môn chính tả không chỉ là môn học phát hiện mà còn là môn học ngăn ngừa và sửa chữa những vi phạm (sửa lỗi chính tả) chính tả Tiếng việt không đơn giản là cách theo sát ngữ âm, cách viết hoàn toàn giống như nói. Có nghĩa là chức viết Tiếng việt là chữ viết ghi âm nói thế nào thì viết thế ấy. Chính tả có xu hướng thống nhất, chuẩn hoá, không phải là chính tả cho từng phương ngữ, cho từng khu vực có biến thể ngữ âm Tiếng việt.
	Nội dung chính tả bao gồm các quy tắc dùng chữ để viết âm tiết và một số quy tắc viết chữ ngoại lệ (Trường hợp chính tả không hoàn toàn tuân theo nguyên tắc ngữ âm học. Dùng chữ và cách dùng chữ để viết âm tiết là nội dung chính của chính tả Tiếng việt. Viết đúng chính tả Tiếng việt là viết đúng các âm tiết trong lời nói và trong văn bản viết. Do đó muốn dạy chính tả đúng thì phải phát âm cho chuẩn. Mặt khác phải rèn kỹ năng nghe chuẩn. Muốn vậy cần xác định được phải "chính tả" hình nét các chữ (gọi là chữ cái) con chữ tương đối với âmvị, chữ tương đương với âm tiết) được thể hiện bằng hình nét thành dạng chữ, kiểu chữ. Khi viết đòi hỏi không nhầm lẫn dạng chữ để tránh nhầm lẫn về ngữ âm về ngữ nghĩa, đảm bảo sự thống nhất dạng chữ với biểu tượng ngữ âm.
	Song trong thực tế vẫn có ngoại lệ: có trường hợp một âm được viết bằng nhiều chữ khác nhau.
	/ng/	 ng 
	 ngh
	c
	/K/	k
	q
	Một chữ được thể hiện bằng nhiều âm khác nhau.
	Cụ thể:
	gờ	 ga 
	 gì
	ngờ	 	nghĩ 
	 	ngợi
	Trong Tiếng việt có rất nhièu phương ngữ. Mỗi vùng phương ngữ họ có cách phát âm khác nhau so với âm chuẩn. Nhưng chữ viết thì phải viết theo đúng chính âm. Lỗi phương ngữ ảnh hưởng đến viết chính tả.
	So với chính tả âm chuẩn thì HS đã phát âm sai lệch nhất định. Chính vì vậy khi viết chính tả HS thường sai các lỗi trên trong trường hợp này giáo viên cần cung cấp cho học sinh về "mẹo" chính tả.
	Chính tả Tiếng việt là chính tả ngữ nghĩa nên sự khác biẹt về chữ có khi không thể hiện sự khác biệt về âm mà sự khác biệt về nghĩa.
	Ví dụ:	 	quốc	- 	cuốc
	Hai tiếng khác nhau về nghĩa chứ không khác nhau về cấu tạo.
	Ví dụ:	gia	-	da
	Vì vậy trong quá trình dạy chính tả phải chú ý giải nghĩa các tiếng và giải nghĩa các từ.
	2. Nguyên tắc dạy học chính tả:
	2.1. Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực:
	Dạy chính tả theo khu vực nghĩa là nội dung giảng dạy về chính tả phải sát hợp với phương ngữ. Nói cách khác, phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng miền để hình thành nội dung giảng dạy, phải xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu vực, từng địa phương. Vì như ta biết các phát âm địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến chính tả. Đối chiếu với âm, ta thấy cách phát âm của ba vùng phương ngữ chính đều có những chỗ chưa chuẩn xác còn sai lệch. Cụ thể:
	Hiện nay ở trường tôi có hiện tượng phát âm sai tr/ch.
	VD: 	trung/chung
	Tre/che
	- Hiện tượng lẫn lộn khi đọc giữa phụ âm: ay/ây, dấu hỏi/ngã.
	Ví dụ:	 - Cây/cay
	- Vẻ/vẽ	
	- nghỉ/nghĩ	
	Qua thực tế mắc lỗi của học sinh giáo viên cần có sự khảo sát điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh, từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp (nhất là đối với hình chính tả so sánh) nguyên tắc này cũng lưu ý giáo viên cần tăng cường sự linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy, cụ thể trong việc xây dựng nội dung bài sao cho sát hợp với đối tượng học sinh lớp mình dạy. ở một chừng ... ng các phụ âm đầu tr/ch dấu hỏi nga, nặng còn tương đối ít. Vì vậy trên cơ sở giáo viên đã nắm được những lỗi chính tả của học sinh để xây dựng hệ thống bài tập sát hợp với học sinh lớp mình dạy. Các bài tập này phải bám sát các cơ sở tâm lý học, cơ sở ngôn ngữ học của phân môn chính tả và đặc biệt là vận dụng linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc dạy chính tả như: Nguyên tắt dạy chính tả theo khu vực, nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không ý thức, nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực và phương pháp tiêu cực.
Bài tập:
Bài 1: Em hãy chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
a/ (Trâu, châu)
Bạn em đi chăn., bắt được nhiều. chấu.
+ (Chật, trật)
Phòng họp.chội và nóng bức như mọi người vẫn rất..tự .
(Chăn, trâu)
Bọn trẻ ngôi hẫu, chờ bà ăn rồi kể chuyện cổ tích.
b/ (Bão, bảo)
Mọi người nhau dọn dẹp đường làng sau cơn.
(Vẽ, vẻ)
Em.mấy bạn. mặt tươi vui đang trò chuyện
(Sữa, sửa)
Mẹ cho em bé uống..rồi..soạn đi làm
	(Tiếng việt 3 - trang 132)
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ay hay ây?
.
- Cây..s.., 	ch. giã gạo
?
?
.
.
- dhọc., 	ngủ d..
- số b .	đòn b.
Bài 3: 
a/Tìm 5 từ láy có phụ âm đầu là tr theo mẫu
b/ Tìm 5 từ lấy có phụ âm đầu là ch theo mẫu
VD: a/ Trắng trẻo, trập trùng.
 b/ Chập chững, chen chúc
 	(Tiếng việt 3 - trang 114)
bài tập
	Bài 1: Điền vào chỗ trống và ghi lời giải câu đố:
a/ tr hoặc ch
Mình..òn, mũi nhọn
	. ăng phải bò, âu
	Uống nước ao sâu
	Lên cày ruộng cạn
	Bài 2: Là cái gì?
	Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép trước hoặc sau mỗi tiếng dưới đây:
Trung
.
Chung
.
.
.
.
.
Trai
.
Chai
.
.
.
.
.
Trống
.
Chống
.
.
.
.
.
(Tiếng việt 3 - tiần 7 - trang 60)
	Bài 3: Điền dấu hỏi, dấu ngã vào các tiếng gạch chân rồi đọc cho đúng.
Rau cai, ra nga, hai quân, suy nghi, ky niệm, lang mạn.
III - Đổi mới về phương pháp:
- Để đổi mới được về phương pháp dạy học thì giáo viên phải thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các biện pháp dạy học của phân môn nhằm rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng chính tả và trình bày bài sạch đẹp. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị và thực hành bài viết chính tả, chấm chữa bài chính tả kịp thời; hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả theo yêu cầu chung (bắt buộc) và yêu cầu cụ thể (do giáo viên chọn) sao cho phù hợp với đối tượng học sinh địa phương.
- Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện thích hợp để tổ chức học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động thực hành luyện tập: Bảng lớp bảng phụ, bảng con (hoặc giấy khổ rộng) vở nháp, đồ dùng dạy học đơn giản.
Để thực hiện tốt điều đó giáo viên phải nắm được đặc điểm phương ngữ của học sinh để có cách điều chỉnh các bài tập rèn luyện thêm cho học sinh phải xác định được trọng tâm chính tả cần dạy cho học sinh.
Trong giờ học phân môn chính tả cần cho học sinh nắm được các quy tắc chính tả, các luật chính tả, mẹo chính tả để học sinh viết đúng chính tả.
Cụ thể:
a/ Một số quy tắc phân biệt tr.ch trong chính tả.
+ Quy tắc trong âm tiết
Trước các vần oam, oă, oe chỉ có thể viết ch mà không viết tr.
VD:
+ Quy tắc trong từ Hán Việt.
Các yếu tố hán việt có dấu nặng hoặc dấu huyền chỉ có thể viết tr mà không viết với ch.
- Yếu tố Hán Việt có dấu nặng như: Triệt để, tự giá, triệu phú, trụ sở, truỵ lạc.
- Yếu tố Hán Việt có dấu huyền nh: Trào lưu, trầm tư, triều đại, trình độ, trần gian.
+ Quy tắc trong từ láy.
Trong từ láy tr, ch không bao giờ láy với nhau. Do đó gặp âm tiết đã biết chắc chắn là tra hoặc ch thì âm tiết thứ hai nhất thiết phải là tr hoặc ch tức là hiện tượng lặp âm đầu. ã Tr: Xuất hiện trong một sô trường hợp sau: Trồng trọt, trung thực, trừng trị, trai tráng, tròn trịa.
	ã Ch xuất hiện trong nhiều từ láy phụ âm đầu, chững chặc, chăm chỉ, chắt chiu, chong chóng
Từ đó có mẹo chính tả như sau:
- Nếu gặp từ láy (hoặc từ có thể tạo từ láy) đệm âm đầu và phụ âm giữ tr/ch nếu không rơi vào trường hợp điệp với tr thì ta cứ viết ch.
	Tr không láy với phụ âm nào khác từ 3 - 4 trường hợp, ngoại l láy âm l: như trọc lóc, trụi lũi trái lại ch láy với nhiều phụ âm: Chơi bời, chèo lẻo, chào mào.
	+ Quy tắc ngữ nghĩa:
- Những từ chỉ quan hệ gia đình đều được viết với ch: Ví dụ: cha, chú, chị, cháu, chắt, chồng
- Những đồ dùng trong nhà đều được viết với ch: Chảo, chum, chỉnh, chăn, chiếu, chổi, chõng, chuồng
- Chú ý từ phủ định thì viết ch: Chưa, chẳng, chớ, chăng
- Những từ thường viết với tr: Trái lại, trai gái, trắng trẻo
- Những từ viết với ch: Chung thuỷ, chân lý, chắt lọc, chỉ tiêu, vợ chồng, chốt lại, chiếm giữ
b/ Phân biệt thanh hỏi, thanh ngã:
+ Quy tắc trong từ láy:
Trong các từ láy của Tiếng việt có quy luật trầm bổng thanh điệu trong Tiếng việt được căn cứ vào độ cao và chia làm 2 nhóm. 
- Nhóm bổng gồm: Thanh sắc, thanh hỏi, thanh không
- Nhóm trầm gồm: Thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng
Trong từ láy tiếng thứ nhất mang thanh bổng thì tiếng thứ hai sẽ cùng âm mang âm bổng. Ngược lại tiếng thứ nhất mang thanh trầm thì tiếng thứ hai cũng mang thanh trầm.
Ví dụ: Tương ứng với các thanh bổng: Vui vẻ, lủng cũng 
	 Tương ứng giữa các thanh trầm: Lưỡng lự, dễ dàng, đỉnh đạc.
Từ đó ta có mẹo về dấu thanh như sau:
Chị huyền mang nặng ngã đau
Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành
Khi gặp từ láy có tiếng băn khoăn không biết viết hỏi hay ngã thì nhìn ở tiếng đi cùng. Nếu tiếng đó mang thanh huyền hoặc ngã, nặng thì cứ viết thanh ngã. Nếu tiếng đó có thanh sắc, hỏi hoặc không dấu thì cứ viết thanh hỏi. nếu gặp một từ không biết thanh hỏi hay thanh ngã thì tạo từ láy. Nếu tạo được thì cũng theo luật bổng trầm để xem xét.
+ Quy tắc trong từ Hán Việt
- Từ đầu bằng nh: 	Nhẫn nại, nhã nhặn, tham nhũng
- Bắt đầu bằng l: 	Lãnh đạo, lễ độ, lãng phí
- Bắt đầu bằng n:	Trí não, nổ lực
- Bắt đầu bằng m:	Mỹ thuật, biểu mẫu, mĩ mãn, mã lực.
- Bắt đầu bằng d:	Dĩ vãng, diễm lệ, diễn đàn
- Bắt đầu bằng ng:	Ngôn ngữ, ngoan ngoãn
Ngoài các phụ âm (m, nm l, d, ng) nêu trên thì từ Hán Việt đi với phụ âm khác hoặc bắt đầu bằng nguyên âm thì viết với dấu hỏi.
+ Quy tắc ngữ nghĩa:
Những từ song âm, nghĩa rộng (gần giống với nhau vì có cùng nguồn gốc) về mặt thanh điệu cũng một từ không biết viết với thanh hỏi hay thanh ngã thì tìm một dạng song thức với dấu ngã hoặc huyền.
Những từ song (âm, nghĩa rộng gần giống nhau vì có cùng nguồn gốc) về mặt thanh điệu cũng được phân bổ theo quy luật trầm bổng. Tức là khi đứng trước một từ không biết với thanh hỏi hay thanh ngã thì tìm một dạng song thức viết với dấu ngã hoặc huyền, hoặc nặng, thì viết thanh hỏi. Nếu dạng song thức viết với thanh hỏi hoặc thanh sắc hoặc thanh không thì viết thanh ngã.
Ví dụ: Chia lìa, đã đòi,
Những chữ viết với dấu ngã, ví dụ: Cơn bão, giữ gìn, dữ dội
Cũng (cùng) đã (đà) lưỡi (lợi), mã lực (mãnh bạo)
Bãi bỏ, bữa ăn, chỗ ăn, bát đũa, lễ là, kỷ luật, mãi mãi, lẻ phải, hữu ích
c - Phân biệt thanh hỏi, thanh nặng:
+ Đặc điểm vầ ngữ âm:
ở trường nói chung và ở lớp tôi nói riêng thường phát âm thanh hỏi thanh nặng. Quá trình phát âm có xu hướng trầm hoá thanh điệu.
+ Quy tắc trong từ láy:
Trong từ láy của Tiếng việt tuân theo luật trầm bổng của thanh điệu: Ta sử dụng lại quy luật nói trên để giải quyết lỗi sai này. Nếu trong từ láy còn chưa biết thanh hỏi, hay thanh ngã, thanh nặng ta tạo từ láy của từ đã cho. Nếu tiếng láy có thanh ngã hoặc thanh nặng thì từ đang xét viết với dậu nặng. Ngược lại tiếng láy với thanh hỏi hoặc không dấu thì từ đang xet viết với dấu hỏi.
Ví dụ: Nghỉ ngơi, nghỉ gợi, dở gang
+ Quy tắc ngữ nghĩa:
Ta cũng tạo theo từ song thức để xét về thanh điệu và tuân theo luật trầm bổng. Chính vì vậy giáo viên cần được hệ thống bài tập chính tả phù hợp với phương ngữ học sinh.
IV - kết quả:
	Căn cứ vào quá trình giảng dạy nhìn chung các em đã nắm vững được quy tắc viết chính tả, vận dụng vào các quy tắc đó học sinh đã làm bài tập có kết quả cao.
	Để ghi điểm cho học sinh theo thang điểm 10 đối với bài tập và bài viết như sau:
	Điểm 9-10: Trình bày sạch, chữ viết đều, không mắc lỗi chính tả, làm bài tập đúng.
	Điểm 7-8: Trình bày sạch đẹp, đúng cở chữ mắc 1 đến 2 lỗi
	Điểm 5-6: bài viết đúng mẫu chữ, mắc lỗi 3-4 lỗi.
	Dưới điểm 5: Bài viết xấu, mắc lỗi chính tả nhiều dựa vào cách đánh giá, ghi điểm ở trên tôi đã khảo sát và thống kê được bảng tổng kết sau:
Điểm
Lớp
9 - 10
7 - 8
5 - 6
Ê 5
Thực nghiệm lớp 3D
26 HS
8
10
8
0
	Như vậy những kết quả thực nghiệm trên đây, bước đầu cho thấy các biện pháp được tôi đề xuất trong đề tài tỏ ra có tính khả thi. Nếu được thực nghiệm trong một phạm vi rộng lớn hơn vẫn cho một kết quả tương tự thì có thể áp dụng bài dạy một cách phổ biến cho học sinh.
Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi rút ra được kết luận: Tôi đã khảo sát, điều tra và phân loại lỗi chính tả mà học sinh lớp tôi thường mắc làm cơ sở đề ra biện pháp khắc phục giúp học sinh viết đúng chính tả.
	Đề xuất giải pháp để học sinh viết đúng các loại lỗi chính tả như đã thống kế tạo cơ sở thiết thực để việc rèn kỹ năng viết đúng như bài tập sửa lỗi, bài tập nâng cao viết chính tả. Ngoài ra đề xuất một số hình thức, phương pháp tổ chức như thảo luận nhóm, trò chơi học tập chính tả góp phần đạt được kỹ năng nghe, viết đúng trong phân môn chính tả.
	Việc phân phối sử dụng bài tập chính ta và hình thức tổ chức dạy chính tả cho học sinh Tiểu học hướng vào việc tổ chức cho học sinh thực hiện hệ thống các hành động học tập, cả việc làm trong việc dạy chính tả mang lại kết quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng của phân môn chính tả. Giúp các em làm quen với nhiều phương pháp học tập mới cần cho việc tự học, học chủ động tích cực.
Trên đây là những biện pháp mà tôi đã và đang thực hiện nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng nghe, viết góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh tạo cho các em có một cơ sở ban đầu vững chắc. Song những ý kiến nhỏ này chỉ là những mà tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và thực hiện nhưng còn thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để tạo điều kiện giúp tôi có được những thành công trong công tác giảng dạy.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docGPHI Chính Tả 3.doc