Số biện pháp rèn chữ cho học sinh lớp 1 (giai đoạn dạy chữ ghi âm)

Số biện pháp rèn chữ cho học sinh lớp 1 (giai đoạn dạy chữ ghi âm)

 Hiện nay, con người được tiếp cận với những trang thiết bị hiện đại của nền văn minh nhân loại. Đặc biệt có nhiều phương tiện in ấn hiện đại song chữ viết vẫn có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội nhất là đối với công tác giáo dục. Không những thế chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và khiếu thẩm mỹ.

 Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Điều đó chứng tỏ vấn đề chữ viết trong bất kì thời đại nào cũng được quan tâm.

 Không những chữ viết làm phương tiện giao lưu, học tập, nghiên cứu, truyền thụ những tri thức mà chữ viết còn thể hiện óc sáng tạo, tính thẩm mỹ của con người. Dạy cho học sinh kỹ năng viết đúng, viết đẹp, viết nhanh không chỉ giúp cho các em học tốt môn Tiếng Việt mà còn giúp các em học tốt các môn khoa học khác.

 Ngoài ra, việc dạy chữ và luyện chữ đẹp cũng góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, nét chữ truyền thống của người Việt Nam.

 Là một giáo viên dạy lớp Một lâu năm. Tôi luôn trăn trở phải làm gì và dạy như thế nào để mọi học sinh trong các nhà trường nhất là học sinh lớp 1 luôn phải là người “Chữ đẹp nết - càng ngoan”.

 

doc 22 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Số biện pháp rèn chữ cho học sinh lớp 1 (giai đoạn dạy chữ ghi âm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số biện pháp rèn chữ cho học sinh lớp 1
( Giai đoạn dạy chữ ghi âm )
***
A. Đặt vấn đề
 Hiện nay, con người được tiếp cận với những trang thiết bị hiện đại của nền văn minh nhân loại. Đặc biệt có nhiều phương tiện in ấn hiện đại song chữ viết vẫn có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội nhất là đối với công tác giáo dục. Không những thế chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và khiếu thẩm mỹ.
 Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Điều đó chứng tỏ vấn đề chữ viết trong bất kì thời đại nào cũng được quan tâm.
 Không những chữ viết làm phương tiện giao lưu, học tập, nghiên cứu, truyền thụ những tri thức mà chữ viết còn thể hiện óc sáng tạo, tính thẩm mỹ của con người. Dạy cho học sinh kỹ năng viết đúng, viết đẹp, viết nhanh không chỉ giúp cho các em học tốt môn Tiếng Việt mà còn giúp các em học tốt các môn khoa học khác.
 Ngoài ra, việc dạy chữ và luyện chữ đẹp cũng góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, nét chữ truyền thống của người Việt Nam.
 Là một giáo viên dạy lớp Một lâu năm. Tôi luôn trăn trở phải làm gì và dạy như thế nào để mọi học sinh trong các nhà trường nhất là học sinh lớp 1 luôn phải là người “Chữ đẹp nết - càng ngoan”.
B. Nội dung
I. biện pháp cũ đã thực hiện:
 Trước đây đối với lớp 1 môn Tiếng Việt 1, các em học được 11 tiết / 1 tuần ( 10 tiết học vần và 1 tiết Tập viết) do vậy nội dung bài viết là kiến thức các em đã được học, cuối tuần có 1 tiết Tập viết với số dòng và nội dung khớp với bài học trong tuần. Để học sinh viết đúng viết đẹp khi dạy môn Tiếng Việt Lớp 1, tôi thường vận dụng các biện pháp sau:
	- Rèn các kỹ năng viết cho học sinh qua hai giai đoạn: 
* Giai đoạn 1: Hình thành và xây dựng biểu tượng chữ viết.
 - Giáo viên đã chú trọng dạy đủ số tiết về “Các nét cơ bản” theo nội dung chương trình của Bộ giáo dục. Song chưa đi sâu về rèn các kĩ năng viết nét cho học sinh.
 - Giáo viên đã tổ chức cho học sinh quan sát “Các nét cơ bản” viết lên bảng. Học sinh đọc tên các nét đó rồi tập viết các nét theo hướng dẫn của giáo viên vào bảng con, vở viết và vở ô li theo mẫu của giáo viên. Song chưa chú trọng rèn kĩ thuật viết các nhóm nét và chưa quan tâm đến điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
 * Giai đoạn 2: Hướng dẫn các em luyện viết các chữ cái, tiếng, từ.
 ã Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu và nắm được tên các chữ cái rồi tổ chức hướng dẫn học sinh viết các chữ cái đó:
 ă Ví dụ khi dạy chữ : “ k, kẻ ” 
 . Giáo viên cho học sinh quan sát chữ “k , kẻ ”
 . Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc và luyện viết :
 + Luyên trên bảng lớp, bảng con.
 + Luyện trong vở tập viết, vở ô li, vở bài tập Tiếng Việt.
 + Luyện viết khi học các môn khác.
 Song chưa tổ chức cho học sinh nhận xét chữ “ k, kẻ ”gồm mấy nét, cao mấy dòng li, rộng bao nhiêu ô vuông? Điểm đặt bút bắt đầu từ đâu? dấu ghi thanh đặt trên dòng li mấy? quy trình viết như thế nào?
 ã Trong quá trình rèn luyện chữ , GV chưa chú trọng các điều kiện sau:
 - Cơ sở vật chất: (phòng học, bàn ghế, bảng lớp) chưa đảm bảo cho việc dạy và học. 
 - Học sinh: + Đồ dùng chưa đồng bộ: bảng con (ô to); bút nhiều màu mực và loại..; vở viết nhiều kiểu (4 ô li. 5 ô li..).
 + Tư thế ngồi học, để vở, cầm bút chưa khoa học, hợp vệ sinh
 - Phụ huynh: Nhiều phụ huynh học sinh không nắm được mẫu chữ viết trong trường Tiểu học. Không nắm được phương pháp, quy trình viết chữ và chữ viết của phụ huynh xấu, không đúng mẫu nên dẫn đến không kèm cặp và hướng dẫn trẻ luyên viết khi ở nhà.
 - Giáo viên chưa thực sự đầu tư thiết kế giáo án, chưa tự rèn luyện chữ viết của bản thânNên dẫn đến khi học sinh viết bài hay thường mắc các lỗi sau: 
 + Không nắm được quy trình, kĩ thuật viết nhóm các “Các nét cơ bản”.
 + Chưa viết đúng độ cao, khoảng cách các chữ: Do học sinh chưa xác định được các đường kẻ ngang, đường kẻ dọc, chưa biết ước lượng được chiều cao, độ rộng, khoảng cách giữa các nét, các con chữ, viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều... .Ví dụ: 
 -> Đường kẻ ngang
 Đường kẻ dọc	
 + Thừa nét: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, chưa nắm vững kĩ thuật viết, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định, điểm kết thúc...
 . Ví dụ: khi dạy viết chữ “ ” học sinh viết là: h
 + Thiếu nét: Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét đã dừng lại. 
 . Ví dụ: khi dạy viết chữ “ ” học sinh viết là: m,..
 + Sai nét: Lỗi này do học sinh ngồi viết chưa tự nhiên thoải mái còn hay mệt mỏi nên khi cầm bút tâm lý hay sợ rơi dẫn đến trẻ cầm bút chặt và cầm bằng cả 5 đầu ngón tay và cầm bút sai , các ngón tay quá gần ngòi bút , khi viết biên độ dao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét.
 .VD: viết chữ : be → b →e→ be
 + Chữ viết còn rời rạc, chưa liên kết: Do học sinh chưa biết cách lia bút, nối nét giữa các nét và các con chữ: 
 .VD: viết chữ “ m”: Học sinh viết như sau: nét 1 là nét móc xuôi “ ” nhấc bút viết nét thứ 2 trên đường kẻ ngang 2 là nét móc xuôi “ ” nhắc bút viết tiếp nét móc hai đầu “ ”
 + Dấu chữ, dấu thanh: Đánh dấu chữ và dấu ghi thanh chưa đúng vị trí hoặc dấu ghi phụ, dấu thanh còn quá to và không đúng vào âm chính của vần : qủa, tỏa, hòa
 + Trình bày: Do học sinh chưa nắm được cách trình bày bài viết.
II. Các giải pháp mới được cải tiến. 
	 Muốn cho học sinh viết chữ đẹp trước hết và chủ yếu phải do việc dạy dỗ công phu của các thày cô giáo ở trường theo một phương pháp khoa học đã được đúc kết cùng với sự kèm cặp sát sao của các bậc phụ huynh học sinh và bản thân học sinh cũng phải nỗ lực luyện tập hết mình. 
Ngay từ buổi đầu nhận lớp, để rèn kỹ năng tập viết cho học sinh, trong quá trình rèn chữ đẹp giáo viên cần quan tâm đến trang thiết bị , đồ dùng dạy học và các tư thế ngồi học, chú ý rèn cho học sinh các thói quen sau:
1. Chú trọng rèn tư thế ngồi học cho hoc sinh:
 	a/ Rèn cho học sinh tư thế ngồi viết: 
 - Dạy học sinh ngồi học thoải mái, hai chân để song song, lưng thẳng, không tỳ ngực xuống bàn, mắt cách vở khoảng 20 - 25 cm.Tay phải cầm bút, tay trái tỳ nhẹ lên mép vở để giữ vở...
b/ Hướng dẫn cách cầm bút đúng: 
 - Dạy học sinh biết cách cầm bút bằng 3 đầu ngón tay(( cái , trỏ , giữa ). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết . Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi.. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
2. Hướng dẫn học sinh xác đinh được các đường kẻ, dòng kẻ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định được các đường kẻ, dòng kẻ, ô li trên chữ mẫu, bảng lớp, bảng con, vở tập viết và vở ô li 
Đường kẻ ngang 4 (ĐKN4)
 Đường kẻ dọc tâm
3. Những biện pháp gây hứng thú cho học sinh khi dạy tập viết:
* Nêu gương, kích lệ, động viên học sinh kịp thời: 
+Ví dụ: - Nêu gương học sinh có chữ viết đẹp , học sinh có tiến bộ về chữ viết. 
 - Trưng bày các bài viết để học học sinh quan sát và học tập. 
 - Sắp xếp chỗ cho học sinh chữ xấu ngồi bên học sinh chữ đẹp để học chữ nhau.. 
* Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan: 
+Ví dụ: - Khi dạy tập viết GV cho HS quan sát: Mẫu các nét cơ bản theo 5 ô li, mẫu từng chữ cái để cung cấp cho HS biểu tượng về chữ viết, và kĩ thuật viết các nét, chữ. 
 - Quan sát chữ mẫu của GV ở bảng lớp, ở vở ô li: Vì chữ của GV là bằng chứng tăng giá trị để học sinh dễ tiếp thu biểu tượng chữ viết hơn. Giáo viên vừa viết vừa phân tích được từng nét chữ hoặc từng kĩ thuật nối các con chữ. Chữ viết mẫu của giáo viên còn có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh, tạo điều kiện cho việc rèn kĩ năng viết liền mạch, viết nhanh. Khi chấm bài, chữa bài, chữ viết của giáo viên được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì vậy giáo viên phải chú ý viết đúng mẫu, rõ ràng, đều, đẹp.
4. Rèn các kĩ năng tập viết ở từng giai đoạn:
 a/ Giai đoạn 1: Hình thành và xây dựng biểu tượng chữ viết giúp các em nắm được hình dáng, kích thước, quy trình viết các nét cơ bản và từng chữ cái.
 ã Rèn viết đúng các nét cơ bản:
 - Muốn dạy cho HS viết đỳng cỏc chữ cỏi, vẫn thụng thường, giỏo viờn cần hướng dẫn để cỏc em nắm được cấu tạo, quy trỡnh kĩ thuật viết “Các nét cơ bản ” Bởi có viết chuẩn nét thì viết chữ cái mới đẹp, viết chữ cái đẹp thì chữ viết mới đẹp. Do đó ngay từ đầu nhận lớp tôi đã phân các nhóm nét như sau:
 + Nhóm 1: Nét sổ thẳng ẵ; Nét ngang ắ; Nét xiờn phải \;	Nét xiờn trỏi /
 + Nhóm 2: Cong kớn O; Cong hở phải C (cong trỏi) Cong hở trỏi (cong phải)
 + Nhóm 3: - Nột múc xuụi:	 ; nột múc ngược : ; nột múc hai đầu:
 + Nhóm 4: - Nột thắt đầu : 	 ; nột thắt giữa :
 + Nhóm 5: 	 - Nét khuyết trờn:	; nột khuyết dưới:
	* Hướng dẫn kỹ thuật viết: Bằng cách quan sát mẫu các nét (GV tự viết trên bìa phóng to). Giáo viên dạy cho học sinh nắm vững cấu tạo, độ cao, độ rộng của các nét đó. Đặc biệt là quan sát và nhận biết: 
 . Chiều cao, độ rộng của từng nét.
 . Điểm bắt đầu và điểm kết thúc của từng nhóm nét. 
 . Điểm tiếp xỳc với nột của khung chữ.
 . Điểm uốn lượn.
	 . Kỹ thuật viết như thế nào và cách rê bỳt, lia bỳt, chuyển dịch đầu bỳt để cú thể viết liền mạch, đồng thời kinh nghiệm viết như thế nào cho đẹp.
 a, Ví dụ: * Nhóm 1: 
 ở nhóm nét này cần chú trọng rèn nét cong tròn: “O”. Bởi đây là nét mà học sinh hay viết tự do, không theo quy trình, không đúng mẫu như: Chiều ngang quá rộng, hoặc quá hẹp, nét chữ không đều, đầu to, đầu béDo vậy khi dạy tôi:
 . Cho học sinh quan sát mẫu nét cong tròn “O” phóng to và hỏi:
 ? Nét cong tròn “O” cao mấy ô li? Rộng bao nhiêu ô li? Điểm bắt đầu đặt NTN?
 . Giáo viên: + Kẻ bảng, viết mẫu, vừa viết vừa giảng quy trình viết: (Muốn viết ...  viết: Đặt bút ở 1/2 ô li giữa (ĐKN2), đưa bút viết móc xuôi chạm (ĐKN1), rê bút dọc theo đường kẻ dọc 2 lên tới 1/2 ô và lượn tạo nét móc hai đầu dừng bút tại (ĐKN2) và trung điểm của đường kẻ dọc 4 và 5. 
 b/ Giai đoạn 2: Hướng dẫn các em luyện viết các chữ cái, liên kết các chữ cái để luyện viết tiếng, từ, câu, bài ứng dụng.
	ã*/ Tập viết chữ ghi tiếng:
 **) viết liền mạch : Khi viết các con chữ trong một chữ ta cần chú ý viết liền mạch. Trong một chữ ta sử dụng kĩ thuật lia bút, rẽ bút, thuật kéo dài nét và thêm nét phụ để nối các nét chữ trong một chữ cho liền mạch. khi nối liền các con chữ trong một chữ xuất hiện hai trường hợp :
 + Nét nối thuận lợi: là những nét nối giữa hai con chữ có điểm dừng bút và điểm đặt bút trùng nhau:
 *) Ví dụ: Tập viết chữ ghi tiếng : “ hè ” . Giáo viên hướng dẫn viết từ chữ : 
 Cỏch viết: Đặt bút tại 1/2 ô li trên đường kẻ ngang 2 (ĐKN2) kéo lên theo đường kẻ dọc tâm, viết nét khuyết trên cao 5 li dựa vào đường kẻ dọc cho đẹp, kết thúc nét khuyết trên (ĐKN1) rê bút kéo nét móc 2 đầu( rê sát bút trùng đường kẻ dọc đến đường kẻ ngang 2 tách ra viết nét móc 2 đầu ) đưa lên trên đường kẻ ngang 1, rê bút kéo tiếp nét khuyết tạo chữ e kết thúc tại (ĐK2). Cuối cùng nhấc bút ghi dấu huyền trên dòng li thứ 3. cứ như thế dạy học cách 1 ô viết 1 chữ
 +Nét nối không thuận lợi: là những nét nối giữa hai con chữ có điểm dừng bút và điểm đặt bút không trùng nhau:
 . Ví dụ: dạy viết chữ: “ cô ”. 
 Cách viết: Đặt bút ở dưới đường kẻ ngang thứ 3 từ phải lia bút lên chạm đường kẻ ngang 3 tạo nét cong hở phải, ta lia nhẹ đầu bút từ dưới lên đường kẻ ngang 2 được chữ “c”, nhấc bút đặt tiếp dưới (ĐK2) để viết chữ “o” sao cho chữ “o” chạm điểm kết thúc của chữ “c”, nhấc bút viết dấu mũ trên đầu chữ “o” ta được chữ “ô” “cô”
 ã*/ Tập viết từ, câu, đoạn bài và cách trình bày bài viết. 
 * Ví dụ : Dạy viết từ: “ hè về”: 
 + Cấu tạo: Gồm chữ ghi tiếng “hè” và chữ ghi tiếng “về”.
 + Thứ tự viết: Viết chữ : h → e → dấu “` ”, v → e → dấu ˆ cuối cùng là dấu “` ”.
 + Kỹ thuật viết: Điểm đặt bỳt tại 1/2 ô li trên đường kẻ ngang 2 ta viết chữ “h”, lia bút viết luụn chữ e, nối h đ e kết thỳc ở (ĐKN2), nhấc bút ghi dấu huyền trên dòng li thứ 3. Cỏch 1 con chữ o, viết chữ ghi âm “v” bắt đấu từ 1/2 dòng li 2, đưa bút lên chạm (ĐKN3), kéo xuống gần (ĐKN1), lượn sang phải rê nhẹ bút ngược lên (ĐKN3) tạo nét thắt trên (ta được chữ “ ” ), lượn đầu bút xuống dưới (ĐKN2), lượn tiếp lên trên chạm (ĐKN3) viết chữ “ ”, dừng bút tại (ĐKN2), cuối cùng ghi dấu ˆ và dấu “` ” trên đầu âm ê tại đường kẻ ngang 3.) . Khi viết từ cách 1 ô ta viết tiếp 
 + Cách viết: 
 */ Tập viết câu: “ ve ve hè về”: 
- Giáo viên hướng dẫn tương tự như viết từ ( Lưu ý chữ này cách chữ kia 1 con chữ o, câu này cách câu kia 1 ô vuông).
5. Các hình thức luyện tập:
	Dõn gian ta cú cõu: “Văn ụn vừ luyện” và “Trăm hay khụng bằng tay quen” quả đỳng khụng sai. Đặc biệt với yêu cầu rèn chữ thỡ càng đỳng như vậy.
	Đối với trẻ lớp 1 tay cũn mềm, yếu, cầm bỳt cỏc em vẫn sợ rơi, chúng mỏi mệt thỡ quỏ trỡnh rốn chữ của giỏo viờn phải kiờn trỡ, nhẫn nại, tăng dần yờu cầu, khụng đũi hỏi quỏ khú với cỏc em.Cú thể luyện tập bằng nhiều phương tiện.
a- Luyện bảng con:
	Với trẻ em lớp 1, viết bảng là cơ hội để học sinh được luyện tập, sửa chữa lặp đi lặp lại nhiều lần mà không để lại ấn tượng xấu về chữ viết , được cô cầm tay từng em khi học những bài đầu, hoặc khi viết sai, không đúng mẫu nét nào, chữ nàothì cô sẽ cầm tay viết lại nét đó, chữ đó cho thành thạo và có thói quen mới thôi. Trong một tiết luyện viết cú thể luyện bảng con nhiều lần mà đỡ tốn kém tiền của cho gia đình, học sinh đỡ mệt mỏi hơn. ( Học sinh có bảng ô 5 li, khăn ẩm, phấn mền )
c- Luyện viết trong vở tập viết:
Muốn học sinh viết đẹp đúng mẫu thì giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bút viết ở từng giai đoạn: Bút chì mền đầu không nhọn hoặc quá tù. Bút mực phải thống nhất viết bằng bút mực “Nét thanh – Nét đậm”, mực màu đen). 
 - Học sinh phải đọc lại nội dung bài viết kết hợp quan sát chữ mẫu vở, chữ ở bảng và nêu (chiều cao, điểm đặt bút, khung chữ, khoảng cách, số dòng của bài viết). 
 - Học sinh viết bài vào vở theo mẫu.
 - Giáo viên hướng dẫn và sửa chữa cho từng học sinh.
d- Luyện viết trên vở ô li :
 Đây là cơ hội học sinh được luyện viết theo nhiều kiểu chữ : Có thể viết theo mẫu chữ đứng đều, đứng thanh đậm, nghiêng đều, nghiêng thanh đậm . Song ở giai đoạn này giáo viên phải kiên trì và tích cực viết mẫu cho mọi học sinh và phân ra các đối tượng để viết mẫu cho các em theo các khả năng khác nhau, học bài nào viết mẫu lại chữ đó để học sinh luyện viết theo các mẫu sau:
Ví dụ: Bài 8: l - h
Nhóm đối tượng 1: Giáo viên viết các dòng như sau:
Nhóm đối tượng 2: Giáo viên viết :
 - Ngoài ra giáo viên còn khuyến khích những học sinh có năng khiếu về chữ viết thì có thể viết mẫu 1 số dòng để các em luyện viết theo các kiểu: 
 + Kiểu đứng thanh đậm:
 + Kiểu đứng nghiêng đều:
 + Kiểu nghiêng thanh đậm:
Ngoài luyện viết ở bảng, ở vở Tập viết giỏo viờn cần nhắc nhở cỏc em viết đẹp ở tất cả các loại vở như: Vở BTTiếng Việt, Vở Bổ trợ và các loại vở ở phân môn học khác và đặc biệt tôi còn hướng dẫn các em và phụ huynh nắm và luyện viết trên giấy phô tô theo dạng đề kiểm tra.
C. hiệu quả:
 Qua thực tế giảng dạy tại lớp, tôi nhận thấy kết quả viết chữ đẹp và trình bày bài của học sinh đã được nâng lên rõ rệt và đạt được kết quả như sau :
 + 100% học sinh trong lớp có ý thức viết bút máy. Không chỉ vậy, phong trào còn được nhân rộng khắp các lớp trong toàn trường. 
 + Vở viết của học sinh cả lớp cuối năm đều xếp loại vở sạch chữ đẹp. Lớp được đánh giá là lớp có phong trào rèn chữ - giữ vở tốt trong trường.
 + Trong kì thi “Viết chữ đẹp” cấp trường vừa qua lớp 1A đã có rất nhiều học sinh được lọt vào đội tuyển thi “Viết chữ đẹp” và đã đạt kết quả cao. Trong đó có 1 em đạt giải nhất, 2 em giải nhì, 2 em giải ba và 2 em đạt giải KK.
Một số hình ảnh minh hoạ bài viết của học sinh lớp 1a
Mai vân Anh – Lớp 1A – Trường Tiểu học Gia Phú – Năm học 2008 - 2009
Trần Mỹ Duyên – Lớp 1A – Trường Tiểu học Gia Phú- Năm Học 2008 - 2009
Một số bài viết bảng của Giáo viên lớp 1a 
Hướng dẫn tư thế ngồi viết và cầm bút cho học sinh.
Hướng dẫn cách trình bày bài viết.
Cáh trình bày bảng 
khi dạy học vần
Chuẩn bị bài Tập đọc
Năm học 2008 - 2009, Nhờ vận dụng các biện pháp “Rèn chữ cho học sinh lớp 1” ở giai đoạn học chữ ghi âm đã góp phần đưa chất lượng “Vở sạch – chữ đẹp” của lớp đạt kết quả như sau:
Sĩ số
Học kì
Loại A
Loại B
Loại C
Số lượng
Đạt
Số lượng
Đạt
Số lượng
Đạt
30
Giữa kì I
20
66%
9
30,7%
1
3,3%
Cuối kì I
24
73,6%
5
23,1%
1
3,3%
Giữa kì II
27
90%
3
10%
0
0%
Cuối tháng 4
29
96,6%
1
3,4 %
0
0%
D. Điều kiện áp dụng kinh nghiệm và Kết luận:
1. Những điều kiện để rèn chữ:
a. Cơ sở vật chất : - Phòng học đủ ánh sáng, rộng rãi, thoáng mát.
 - Bàn ghế đúng quy cách.
 - Bảng lớp ( bảng chống loá) có ô li.
 - Đủ đồ dùng và trang thiết bị dạy - học.
b. Học sinh: - Có đầy đủ đồ dùng học tập, thống nhất cùng loại trong lớp : Bảng con (ôli), khăn lau bảng thấm nước, phấn mềm, bút chì mềm, bút mực ( Nét thanh- Nét đậm) hoặc bút mực nước màu đen, vở viết giấy dày, không thấm..... 
 - Có thói quen ngồi học hợp vệ sinh, biết cách cầm bút, để vở khoa học.
 c. Giáo viên : 
 - Giáo viên nhiệt tình, nắm vững được nội dung chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục ban hành theo Quyết Đinh số 16/ 2006/ QĐ - BGDDT.
- Cần đầu tư nghiên cứu, thiết kế giáo án, tìm tòi, học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học. Không ngừng sáng tạo, tích luỹ kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Luôn tạo ra không khí học tập nhẹ nhàng, thoải mái, gây hứng thú, niềm tin say mê trong học tập. 
- Chuẩn bị bài trước khi lên lớp, Chữ viết phải đẹp, đúng mẫu thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 d. Phụ huynh: - Tích cực kết hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc hướng dẫn kèm cặp cho em ở nhà. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho con em mình.
2.Kết luận: Trên đây là một số biện pháp “Rèn chữ cho học sinh lớp 1” (Giai đoạn dạy chữ ghi âm) mà tôi đã áp dụng trong năm học qua.Thông qua việc rèn chữ , Tôi mong muốn sẽ góp phần nhỏ bé để giáo dục nhân cách con người và đào tạo ra con người phát triển toàn diện trong kỉ nguyên của “ Công nghệ thông tin”. Đồng thời muốn trao đổi kinh nghiệm của mình cùng đồng nghiệp để phong trào “Rèn chữ - Giữ vở” cho học sinh ngày càng phát triển mạnh mẽ trong các nhà trường và mọi cấp học.
 Sau đây tôi nêu ra một số bài học kinh nghiệm về: “Biện pháp rèn chữ cho học sinh lớp 1”- (Giai đoạn dạy chữ ghi âm) để bạn cùng tham khảo:
 - Trước hết phải chuẩn bị tốt mọi điều kiện để phục vụ cho việc dạy và học.
- Rèn cho học sinh có thói quen ngồi học đúng tư thế .
- Hướng dẫn học sinh nắm vững các đường kẻ, dòng kẻ trên bảng và vở viết.
- Vận dụng linh hoạt các biện pháp nhằm gây hứng thú cho học sinh.
 - Rèn các kĩ năng tập viết ở từng giai đoạn. 
 - Tổ chức cho học sinh luyện chữ dưới nhiều hình thức: Bảng con, vở viết, vở ô li và các môn học khác
 3. Một số kiến nghị:
 - Bộ giáo dục nên điều chỉnh nội vở Tập Viết lớp 1 - ở kì II: cho phù hợp với chương trình của bộ vì: 
 + Nhiều nội dung bài chưa học đã viết chữ: tuần 19, 21.
 + Nội dung chữ viết trong một 2 tiết dài như: tô chữ hoa: H, I, K
 + Nên nâng cao chất lượng vở Tập Viết (Do giấy mỏng, kém chất lượng học sinh viết bút mực bị thấm , nhoè... ) 
 + ở “Giai đoạn dạy chữ ghi âm” vở tập viết các chữ cái nên chấm điểm bắt đầu để học sinh viết chuẩn và đúng mẫu.
 - Đối với nhà trường và các cấp: Nên duy trì tốt phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”. Hàng năm cần tổ chức cho học sinh thi viết chữ đẹp để khuyến khích học sinh cấp Tiểu học viết “Viết chữ đẹp - giữ vở sạch”.
Trên đây là một số biện pháp “Rèn chữ cho học sinh lớp 1” (Giai đoạn dạy chữ ghi âm) mà tôi đã áp dụng trong năm học qua. Rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng chí đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Gia Phú, Ngày 5 tháng 5 năm 2009
 Người viết 
 Lưu Thị Kim San

Tài liệu đính kèm:

  • docMOT SO BIEN PHAP REN CHU 09.doc