Thiết bài học khối lớp 3 - Tuần thứ 9

Thiết bài học khối lớp 3 - Tuần thứ 9

Ngày soạn: 17 / 10 / 2009.

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 2009

Tiết1. Chào cờ

 TOÀN TRƯỜNG CHÀO CỜ

Tiết 2. Tập đọc - kể chuyện

ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 1)

ĐỌC ÔN BÀI ĐƠN XIN VÀO ĐỘI (TUẦN 1)

I. Mục tiêu:

1. KT:

a. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:

- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần, đầu lớp 3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).

- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc.

b. Ôn tập phép so sánh:

- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.

- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống tạo phép so sánh

 

doc 47 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết bài học khối lớp 3 - Tuần thứ 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9:
Ngày soạn: 17 / 10 / 2009.
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tiết1. Chào cờ 
	Toàn trường chào cờ
Tiết 2. 	 Tập đọc - kể chuyện
Ôn tập – kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (Tiết 1)
Đọc Ôn bài Đơn xin vào đội (tuần 1)
I. Mục tiêu:
1. KT: 
a. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần, đầu lớp 3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
b. Ôn tập phép so sánh:
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống tạo phép so sánh 
c. - Đọc ôn bài Đơn xin vào đội (tuần 1)
* HSKK: - Tham gia hoạt động cùng các bạn nhắc lại kết quả của bạn. 
2. KN: - Nắm trắc các kiến thức đã học về so sánh với nhau trong các câu đã cho. Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống tạo phép so sánh 
3. TĐ: - HS yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị: 
- GV:- Phiếu bài tập.
- HS: - Sách vở bút mực. 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài.
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ. 
2. Phát triển bài. 
a. HĐ 1: Làm việc cá nhân.
*MT: - Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng đã học. 
*CTH: - Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng đã học 1/4 số HS trong lớp 
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
- GV đặt câu hỏi cho đoạn văn vừa đọc
- GV nhận xét – ghi điểm
- Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời
b. HĐ 2: - Làm nhóm bài tập 2: 
*MT: - Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.
* HSKK: - Tham gia hoạt động cùng các bạn nhắc lại kết quả của bạn. 
*CTH: 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- GV gọi - HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV mở bảng phụ viết sẵn bài tập mời HS phân tích mẫu câu 
1 HS làm mẫu một câu
- HS làm bài vào vở 
- GV gọi HS nêu kết quả 
- 4 – 5 HS đọc bài làm 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng 
Hình ảnh so sánh 
Sự vật 1
Sự vật 2
a. Hồ nước như một chiếc gương khổng lồ
hồ nước 
chiếc gương bầu dục khổng lồ
b. Cầu Thê Húc cong như con tôm 
Cầu Thê Húc 
con tôm
c. Con rùa đầu to như trái bưởi 
đầu con rùa 
trái bưởi 
c. HĐ 3: - Làm nhóm bài tập 3: 
*MT: - Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống tạo phép so sánh 
* HSKK: - Tham gia hoạt động cùng các bạn nhắc lại kết quả của bạn. 
*CTH:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 8
- GV yêu cầu HS làm vào vở 
- HS làm độc lập vào vở 
- GV gọi hai HS nhận xét 
- Vài HS nhậ xét 
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
a. Một cánh diều 
b. Tiếng sáo 
c. Như hạt ngọc 
d. HĐ 4: Làm việc cá nhân. 
*MT: - Đọc ôn bài Đơn xin vào đội (tuần 1)
*CTH: 
 - Đọc từng câu 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
+ GV HD đọc câu văn dài 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
+ GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài 
- HS đọc theo nhóm 4 
- Lớp nhậnn xét
3. Kết luận: 
- Nêu lại ND bài ? 
- 2 HS 
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học .
Tiết 3:	Tập đọc – kể chuyện
Ôn tập– kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. (Tiết 2)
Đọc ôn bài khi mẹ vắng nhà (Tuần 2)
I. Mục tiêu:
1.KT: 
a. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như một tiết)
b. Ôn cách đặt câu hỏi 
c. Nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
d. - Đọc ôn bài khi mẹ vắng nhà (Tuần 2)
* HSKK: - Tham gia hoạt động cùng các bạn nhắc lại kết quả của bạn.
2. KN: - Nắm trắc các kiến thức đã học
3. TĐ: - HS yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị: 
- GV:- Phiếu bài tập.
- HS: - Sách vở bút mực. 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài.
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ. 
2. Phát triển bài. 
a. HĐ 1: Làm việc cá nhân.
*MT: - Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng đã học. 
*CTH: - Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng đã học 1/4 số HS trong lớp 
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
- GV đặt câu hỏi cho đoạn văn vừa đọc
- GV nhận xét – ghi điểm
b. HĐ 2: Làm nhóm bài tập 2
*MT: - Ôn cách đặt câu hỏi 
* HSKK: - Tham gia hoạt động cùng các bạn nhắc lại kết quả của bạn.
*CTH: 
- Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS đọc yêu cầu bài tập + lớp đọc thầm 
- GV nhắc HS: Để làm đúng bài tập, các em phải xem các câu văn được cấu tạo theo mẫu nào
- HS chú ý nghe 
- GV yêu cầu HS làm nhẩm 
- HS làm nhẩm 
- GV gọi HS nêu miệng 
- Nhiều HS tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đạt được 
- GV nhận xét - viết nhanh nên bảng câu hỏi đúng 
+ Ai là hội viên của câu lạc bộ 
+ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ?
- Cả lớp chữa bài vào vở.
c. HĐ 3: Làm cá nhân bài tập 3
*MT: - Nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
* HSKK: - Tham gia hoạt động cùng các bạn nhắc lại kết quả của bạn.
*CTH:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 1 HS nêu cầu bài tập 
- GV gọi HS nói nhanh tên các truyện đã học 
- Vài HS nêu 
- HS suy nghĩ tự chọn nội dung hình thức 
- GV gọi HS thi kể 
- HS thi kể 
- HS nhận xét, bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất 
- GV nhận xét - ghi điểm 
d. HĐ 3: Làm việc cả lớp. 
*MT: - Đọc ôn bài khi mẹ vắng nhà (Tuần 2)
*CTH: - Gv đọc bài thơ ( giọng vui, nhịp nhàng, tình cảm ) 
- Đọc từng dòng thơ trước lớp 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm 
+ GV theo dõi, HD HS đọc đúng 
- GV cho lớp đọc đồng thanh cả bài
- HS chú ý nghe 
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ 
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 
- lớp Đọc đồng thanh cả bài
3. Kết luận: 
- Nêu nội dung bài ?
- 1HS 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
- Đánh giá tiết học 
Tiết 4:	 Toán
Đ41: Góc vuông, góc không vuông
I. Mục tiêu:
1. KT: - Giúp HS 
- Bước đầu làm quen với khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết dùng e ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và để vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản.
*HSKK: - Bước đầu nhận biết được về khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông. 
2. KN: - làm quen với khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết dùng e ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và để vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản.
3. TĐ: - HS yêu thích toán học. 
II. Chuẩn bị: 
GV: - E ke (dùng cho GV) 
HS: - E ke 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
- ổn định tổ chức 
- Kiểm tra bài cũ.
- Nêu quy tắc tìm số chia ? (2HS)
- HS + GV nhận xét 
2. Phát triển bài.
a. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. 
*MT: - làm quen với biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
*HSKK: - Bước đầu nhận biết được về khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông.
*CTH: Giới thiệu về góc 
- GV cho HS xem hình ảnh 2 trên kim đồng hồ tạo thành 1 góc (vẽ 2 tia như SGK).
- HS quan sát 
- GV mô tả: Góc gồm 2 cạnh xuất phát từ một điểm - GV đưa ra hình vẽ góc 
Ta có góc đỉnh O; N
Canh OM, ON 
 O M
- HS chú ý quan sát và lắng nghe 
*Giới thiệu góc vuông, góc không vuông. 
- GV vẽ 1 góc vuông lên bảng và giới thiệu thiệu đây là góc vuông.
- HS chú ý quan sát 
- Ta có góc vuông A
- Đỉnh O
- Cạnh OA, OB
 O B
( GV vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ)
- GV vẽ tiếp góc đỉnh P, cạnh PM, PN và vẽ góc đỉnh E, cạnh EC, ED (như SGK) 
- HS quan sát 
- GV giới thiệu: Đây là các góc không vuông 
- HS nghe 
- GV đọc tên góc 
- Nhiều HS đọc lại 
b. Hoạt động 3: - Làm việc cả lớp.
*MT: - HS nắm được tác dụng của e ke
*CTH: - Giới thiệu Ê ke 
- GV cho HS xem cái e ke và nêu cấu tạo của e ke. Sau đó giới thiệu: E ke dùng để nhận biết (hoặc kiểm tra) góc vuông. 
- HS quan sát 
- HS chú ý nghe. 
- GV gọi HS lên dùng e ke đê kiểm tra.
- 1HS dùng e kr để kiểm tra góc vuông trên bảng.
c. Hoạt động 4: - Làm nhóm bài 1.
*MT:- HS biết dùng e ke để vẽ và nhận biết góc vuông.
*HSKK: - Bước đầu nhận biết được về khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông. 
*CTH: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Vài HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV vẽ hình lên bảng và mời HS: 
- HS kiểm tra hình trong SGK + 1 HS lên bảng kiểm tra. 
- GV gọi HS đọc kết quả phần a. 
a. Vài HS nêu kết quả - HS nhận xét.
- GV nhận xét 
- GV hướng dẫn HS kẻ phần b
- HS đặt E ke, lấy điểm của 3 góc e kevà đặt tên 
- GV kiểm tra, HD học sinh 
 B
- GV nhận xét 
d. HĐ 4: - Làm cá nhân bài 2: 
*MT: - Củng cố về cách đọc tên đỉnh, cạnh và kiểm tra góc. 
*HSKK: - nhắc lại câu trả lời của bạn.
*CTH: 
 O A
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thảo luận 
- HS kiểm tra góc và tìm ra góc vuông. 
- Trong các hình vẽ đó có mấy góc vuông 
- 2 góc vuông 
- Nêu tên đỉnh, góc?
- A, cạnh AD, AE; đỉnh B, cạnh BG, BH
- GV kết luận .
e. HĐ 5: Làm nhóm bài 3 + 4: 
*MT: - Củng cố về góc vuông và góc không vuông
 *HSKK: - Bước đầu nhận biết được về khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông. 
*CTH:
- Bài 3 : GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
 GV hướng dẫn nắm yêu cầu 
- Nhận biết (bằng trực giác)
- Góc có đỉnh Q, M là góc vuông.
- HS dùng e ke kiểm tra lại 2 góc này 
- HS quan sát 
- GV hướng dẫn đánh dấu góc vuông 
- Dùng bút chì đánh dấu góc vuông 
- Góc đỉnh: M, N.
- GV cho HS củng cố
- Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu 
- 1HS đọc - nêu 4 điều kiện của bài.
- GV nhận xét
- HS dùng e ke để kiểm tra sau đó dùng bút chì khoanh vào các ý đúng
3. Kết luận: 
- Tìm trong lớp những đồ vật nào và những gì có góc vuông 
- HS nêu 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học 
Tiết 5: Đạo Đức:
Đ9: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (T1)
I. Mục tiêu
1. KT: - Học sinh hiểu:
- Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi có chuyện buồn.
- ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn của bạn.
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi khó khăn.
2. KN: - HS biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ th ... 
a, Mục tiêu: HS biết được đặc điểm của GTĐS và hệ thống đường sắt VN
b, Cách tiến hành
- GV hỏi: Để vận chuyển người và hàng hoá, ngoài các PT ô tô, xe máy còn có loại PT nào?
- ... Tàu hoả
- Tàu hoả đi trên loại đường như thế nào?
- ... đường sắt
- GV giải thích thế nào là đường sắt
- Hãy nêu sự khác biệt giữa tàu hoả và ô tô?
- HS trả lời
- GV dùng tranh ảnh đường sắt, nhà ga để GT
- GV hỏi: Vì sao tàu hoả phải có đường riêng ?
- HS TL
- Khi gặp tình huống nguy hiểm, tàu hoả có thể dừng ngay được không? Vì sao?
- ...không vì tàu thường rất dài, chở nặng, chạy nhanh 
b. Hoạt động 2: Giới thiệu hệ thống đường sắt ở nước ta
a, Mục tiêu: - HS biết nước ta có đường sắt đi những đâu 
- Tiện lợi của GTĐS
b, Cách tiến hành
- GV giới thiệu 6 tuyến đường sắt chủ yếu của nước ta từ HN đi các tỉnh, thành phố: HN- Hải Phòng; HN – TPHCM; HN – Lào Cai; HN – Lạng sơn; HN- Thái Nguyên; Kép – Hạ Long
- HS theo dõi
c. Hoạt động 3: Những quy định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang
a, Mục tiêu: - HS nắm được những quy định khi đi đường gặp nơi có đường sắt cắt ngang.
- Biết được những nguy hiểm khi đi lại hoặc chơi trên đường sắt.
b, Tiến hành
- GV hỏi: Khi đi đường gặp tàu hoả chạy cắt ngang đường bộ thì em càn phải tránh như thế nào?
- Nếu có rào chắn, cần đứng cách xa rào chắn 1m. Nếu không có rào chắn phải đứng cách đường ray ngoài cùng ít nhất 5m.
- GV giới thiệu biển báo hiệu GTĐB số 210 và 211: Nơi có tàu hoả đi qua có rào chắn và không có rào chắn
- GV gọi 2 – 3 HS nêu những tai nạn có thể xảy ra trên đường sắt 
- HS nêu: họp chợ, ngồi chơi trên đường sắt, đứng gần đường sắt,...
- Khi tàu hoả chạy qua, nếu đùa nghịch, ném đất đá lên tàu sẽ như thế nào?
- HS phát biểu
- GV kết luận...
d. Hoạt động 4: Luyện tập 
a, Mục tiêu: Củng cố nhận thức về đường sắt và đảm bảo ATGTĐS
b, Tiến hành
- GV phát phiếu BT cho HS và HD cách làm
- HS điền chữ Đ hoặc S vào ô trống
3. Kết luận: 
- GV tóm tắt lại bài.
- Nhắc HS thực hiện tốt bài học
Đ 3: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I. Mục tiêu
1, Kiến thức: HS nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu được nội dung 2 nhóm biển báo hiệu GT: Biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn.
- HS giải thích được ý nghĩa các biển báo hiệu: 204, 210. 211, 423( a, b ), 434, 443, 424
2, Kĩ năng: HS biết nhận dạng và vận dụng, hiểu biết về biển báo khi đi trên đường để làm theo hiệu lệnh của biển báo hiệu.
3, Thái độ
 Biển báo hiệu GT là hiệu lệnh chỉ huy GT. Mọi người phải chấp hành.
II. Chuẩn bị 
 GV: - Ba biển báo : 101, 112, 102
- Các biển báo có kích cỡ to: 204, 210, 211, 423; 424, 434, 443 và bảng tên của mỗi biển.
 HS: Ôn lại các koại biển báo đã học ở lớp 2
III. các hoạt động chính
1. Giới thiệu bài.
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ.
2. Phát triển bài. 
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu các biển báo GT mới
a, Mục tiêu: - HS nhận biết đượcđặc điểm, hình dáng, màu sắc và nội dung của hai nhóm biển báo hiệu GT: Biển báo nguy hiểm và biển chỉ dẫn- HS nhớ ND các biển báo đã học.
b, Tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm hai loại biển. Yêu cầu HS nhận xét, nêu đặc điểm của loại biển đó về: hình dáng, màu sắc, hình vẽ bên trong.
- HS tự suy đoán xem ý nghĩa của hình vẽ
- Đại diện nhóm lên trình bày
- GV viết ý kiến của các nhóm lên bảng
- GV yêu cầu HS tự nêu ND của biển và tên của biển
- HS nêu
- GV sửa chữa ý kiến và nêu ND, ý nghĩa của biển: 204 , 210, 211
- HS chú ý nghe
* GV kết luận về đặc điểm của biển báo nguy hiểm và biển chỉ dẫn.
b Hoạt động 2: Nhận biết đúng biển báo 
a, Mục tiêu: Nhận biết đúng biển báo hiệu GT đã học
b, Tiến hành
- GV HDHS chơi trò chơi tiếp sức
- HS chơi trò chơi ( Hai đội, mỗi đội 5 em. Lần lượt từng HS lên điền tên biển vào hình vẽ các biển báo hiệu đã vẽ sẵn trên giấy. Đội nào xong trước sẽ thắng )
- GV cho HS nhắc lại đặc điểm của hai nhóm biển báo đã học
1- 2 HS nêu
3. Kết luận: 
- GV NX về tinh thần Cb bài, ý thức làm việc của các nhóm, khen ngợi các em tích cực tham gia.
Thứ sáu ngày tháng năm 200
Tiết 5: ATGT.	 Đ 3: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I. Mục tiêu
1, Kiến thức: HS nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu được nội dung 2 nhóm biển báo hiệu GT: Biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn.
- HS giải thích được ý nghĩa các biển báo hiệu: 204, 210. 211, 423( a, b ), 434, 443, 424
2, Kĩ năng: HS biết nhận dạng và vận dụng, hiểu biết về biển báo khi đi trên đường để làm theo hiệu lệnh của biển báo hiệu.
3, Thái độ
 Biển bào hiệu GT là hiệu lệnh chỉ huy GT. Mọi người phải chấp hành.
II. Chuẩn bị 
 GV: - Ba biển báo : 101, 112, 102
- Các biển báo có kích cỡ to: 204, 210, 211, 423; 424, 434, 443 và bảng tên của mỗi biển.
 HS: Ôn lại các koại biển báo đã học ở lớp 2
III. các hoạt động chính
1. Giới thiệu bài.
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ.
2. Phát triển bài. 
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu các biển báo GT mới
a, Mục tiêu: - HS nhận biết đượcđặc điểm, hình dáng, màu sắc và nội dung của hai nhóm biển báo hiệu GT: Biển báo nguy hiểm và biển chỉ dẫn- HS nhớ ND các biển báo đã học.
b, Tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm hai loại biển. Yêu cầu HS nhận xét, nêu đặc điểm của loại biển đó về: hình dáng, màu sắc, hình vẽ bên trong.
- HS tự suy đoán xem ý nghĩa của hình vẽ
- Đại diện nhóm lên trình bày
- GV viết ý kiến của các nhóm lên bảng
- GV yêu cầu HS tự nêu ND của biển và tên của biển
- HS nêu
- GV sửa chữa ý kiến và nêu ND, ý nghĩa của biển: 204 , 210, 211
- HS chú ý nghe
* GV kết luận về đặc điểm của biển báo nguy hiểm và biển chỉ dẫn.
b Hoạt động 2: Nhận biết đúng biển báo 
a, Mục tiêu: Nhận biết đúng biển báo hiệu GT đã học
b, Tiến hành
- GV HDHS chơi trò chơi tiếp sức
- HS chơi trò chơi ( Hai đội, mỗi đội 5 em. Lần lượt từng HS lên điền tên biển vào hình vẽ các biển báo hiệu đã vẽ sẵn trên giấy. Đội nào xong trước sẽ thắng )
- GV cho HS nhắc lại đặc điểm của hai nhóm biển báo đã học
1- 2 HS nêu
3. Kết luận: 
- GV NX về tinh thần Cb bài, ý thức làm việc của các nhóm, khen ngợi các em tích cực tham gia.
Tiết 5: TC Toán	
Đ 9: Bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu: 
1. KT: Giúp HS
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng 
- Biết làm các phép tính với số đo độ dài. 
*HS KK: - Làm quen với bảng đơn vị đo độ dài, bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ lớn đến nhỏ.
2. KN: - Nắm được bảng đơn vị đo độ dài, bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ lớn đến nhỏ, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng, làm các phép tính với số đo độ dài. 
3. TĐ: - HS yêu thích toán học. 
II. Chuẩn bị: 
GV: - Kẻ sẵn một bảng có các dòng, cột nhưng chưa viết chữ số và số
HS: 
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ. 
2. Phát triển bài. 
a. Hoạt động 1: Làm cá nhân. Bài 1 
*MT: - Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
*HS KK: - Làm quen với bảng đơn vị đo độ dài.
*CTH: 
* Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm vào SGK
- HS làm vào SGK - nêu miệng kết quả 
- Gọi HS nêu kết quả 
1km = 10hm 1m = 10dm
1km = 1000m 1m = 100cm
- HS nhận xét 
- GV nhận xét chung
b. HĐ 2: Làm cá nhân. Bài 3: 
*MT: HS làm được các phép tính với số đo độ dài.
*HSKK: Thực hiện các phép tính dễ. 
*CTH
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu 
- GV hướng dẫn mẫu một phép tính 
25m x 2 = 50m 
- HS làm vào vở - đọc bài làm 
- HS nhận xét 
15km x 4 = 60km 
- GV nhận xét 
3. Kết luận: 
- Đọc lại bảng đơn vị đo độ dài ? 2 HS
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài .
* Đánh giá tiết học 
Tiết:	Tập đọc 	
	Ôn tập - kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
I. Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
2. Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng 
- Bảng chơi trò chơi 
III. Các hoạt động dạy học
1 GT bài.
2. Kiểm tra học thuộc lòng: Thực hiện như T6
3. Giải ô chữ 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 1 - 2 HS đọc yêu cầu bài tập + mẫu
- GV yêu cầu HS quan sát ô chữ trong SGK, HD HS làm bài 
- B1: Dựa theo gợi ý (dòng 1) phán đoán từ ngữ đó là gì? không được quên điều kiện của bài 
- HS chú ý nghe
- B2: Ghi từ tìm được vào ô trống theo dòng hàng ngang. Các từ này phải có ý nghĩa như lời gợi ý. 
HS chú ý nghe 
- B3: Sau khi điền đủ 8 chữ ở hàng ngang đọc từ mới xuất hiện ở hàng dọc 
- GV chia lớp thành các nhóm sau đó phát phiếu 
- HS làm bài theo nhóm
- GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc 
- HS dán bài lên bảng lớp -> đại diện nhóm đọc bài - HS nhận xét 
* Lời giải 
Dòng 1: Trẻ em 5 Tương lai 
 2. Trả lời 6: Tươi tốt 
 3. Thuỷ thủ 7. Tập thể
 4 Trưng nhị 8 Tô màu 
- Từ mới: Trung thu
4. Củng cố - dặn dò 
- Về nhà chuẩn bị bài giờ sau KT
- Nhận xét tiết học 
Gấp, cắt, dán bông hoa (T2)
I. Mục tiêu:
1. KT: - Học sinh gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh và 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật 
2. KN: - Trang trí được những bông hoa theo ý thích. 
3. TĐ: - Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt dán hình.
II. Chuẩn bị:
GV: - Tranh qui trình gấp, cắt, dán bông hoa.
HS: - Giấy màu, kéo, hồ dán
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. 
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ.
2. Phát triển bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Hoạt động 1: Làm cá nhân 
* MT: - Học sinh gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh và 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật 
*CTH: 
- Nhắc lại qui trình 
- GV gọi HS nhắc lại và thao tác gấp, cắt, bông hoa
- 1HS nhắc lại thao tác.
- Cả lớp quan sát 
- HS nhận xét 
- GV treo tranh quy trình, nhắc lại các bước.
- HS nghe
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 
- Học sinh thực hành theo nhóm N5
- GV quan sát uấn nắn thêm cho HS còn lúng túng 
b. HĐ 2: Làm cá nhân 
* MT: - Trưng bày sản phẩm 
*CTH: 
- GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm trên bảng 
- HS trưng bày sản phẩm 
- HS nhận xét sản phẩm của bạn 
- GVvà HS nhận xét đánh giá 
3. Kết luận: 
- GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần học tập và kết quả thực hành.
- HS chú ý nghe
- Dặn dò giờ học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 LOP 3 THI.doc