Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần lễ 13

Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần lễ 13

Tiết 2: Âm nhạc

Giáo viên chuyên dạy

 Tiết 3: Tập đọc

Người tìm đường lên các vì sao.

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học Xi-ôn-cốp-xki nhờ công khổ luyện nghiên cứu kiên trì, bền bỉ 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

 2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki.

 3. Thái độ:

 - Yêu thích trân trọng nhân vật trong câu chuyện.

 * HSKT: Đọc trơn châm toàn bài

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

 

doc 33 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần lễ 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13	 
Ngày soạn :7/11/2009. 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
Tiết 1: Chào cờ.
	 Tập trung toàn trườn
Tiết 2: Âm nhạc 
Giáo viên chuyên dạy
 Tiết 3: Tập đọc 
Người tìm đường lên các vì sao.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học Xi-ôn-cốp-xki nhờ công khổ luyện nghiên cứu kiên trì, bền bỉ 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
 2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. 
 3. Thái độ:
	- Yêu thích trân trọng nhân vật trong câu chuyện. 
 * HSKT: Đọc trơn châm toàn bài 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài Vẽ trứng.
- Nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu chân dung Xi-ôn-cốp-xki.
2. Phát triển bài:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc.
* Mục tiêu: Đọc đúng trôi chảy toàn bài.
* Tiến hành:
-Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
-GV Chia đoạn: 4 đoạn.
- Tổ chức cho HS đọc tiếp nối đoạn.
- GV sửa đọc cho HS, giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ khó.
- GV đọc mẫu.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 * Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi cuối bài.
 * Tiến hành:
- Y/c học sinh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi cuối bài
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả.
- Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
- Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
- GV giải nghĩa từ : sa hoàng.
- GV giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki.
- Em hãy đặt tên khác cho truyện?
- GV nhận xét.
c. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
 * Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài.
 * Tiến hành:
- GV giúp HS tìm đúng giọng đọc bài văn.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
- HS đọc bài.
HS ghi bài.
-1 HS khá đọc.
- chia 4đoạn
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp 2-3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một số học sinh đọc lại bài trước lớp.
- HS chú ý nghe đọc mẫu.
- Học sinh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Mơ ước được bay lên bầu trời.
- Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh về khinh khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao.
- HS chú ý nghe.
- HS đặt tên khác cho truyện.
- 4 học sinh đọc tiếp nối
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS tham gia thi đọc diễn cảm.
C. Củng cố, dặn dò 
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
Tiết 4: Luyện từ và câu
	Mở rộng vốn từ: ý chí – nghị lực.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm Có chí thì nên.
 2. Kĩ năng:
-Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên,hiểu sâu thêm các từ ngữ thuộc chủ điểm. 
 3. Thái độ:
	- Học sinh tích cực học tập.
 * HSKT: Tìm được những từ ngữ ở mức độ đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu bài tập 1,2.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất?
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài
 2. Phát triển bài :
a. Hoạt động 1 : Bài tập 1,2.
 * Mục tiêu : Tìm được các từ ngữ về chủ đề ý chí nghị lực và biết sử dụng từngữ.
 * Tiến hành :
Bài 1: Tìm các từ:
- HD học sinh làm bài
- Chữa bài tuyên dương.
Bài 2: Đặt câu với từ em vừa tìm được:
a, Từ thuộc nhóm a.
b, Từ thuộc nhóm b.
- Nhận xét câu văn của HS.
b. Hoạt động 2: Bài tập 3.
 * Mục tiêu: Biết sử dụng các từ ngữ về chủ đề ý chí nghị lực vào viết văn.
 * Tiến hành:
Bài 3: Viết đoạn văn ngắn nói về một người nhờ có ý chí nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
- GV lưu ý HS:
+ Viết đoạn văn đúng yêu cầu.
+ Có thể kể về một người mà em biết qua sách báo, lời kể của người thân,
+ Có thể mở đầu hay kết thúc bằng một thành ngữ hay tục ngữ.
- Nhận xét.
- 3 HS tiép nối nhau nêu.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Thảo luận cặp làm bài vào VBT
- Báo cáo kết quả.
a, quyết chí, quyết tâm, bền gan,
b, khó khăn, gian khó, kiên trì,
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nối tiếp nêu câu đã đặt.
* HSKT: Tìm được một số từ ngữ về chủ đề đang học.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS viết đoạn văn.
- Một vài HS đọc đoạn văn đã viết.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Toán
 	Giới thiệu nhân nhẩm số có hai 
chữ số với 11.
( Đã soạn dạy hội giảng vào thứ sáu ngày 6/11 của tuần 12)
Ngày soạn: 8/ 11/ 2009
Ngày giảng:Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009
Tiết 1: Kể chuyện 
Kể chuyện được chứng kiến tham gia.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 	- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
 2. Kĩ năng:
 a, Rèn kĩ năng nói:
 - HS chọn được một câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tình thần kiên trì vượt khó. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 - Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ.
 b, Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 3. Thái độ:
	- Có ý thức kiên trì vượt mọi khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kể câu chuyện em đã được nghe, được đọc về người có nghị lực.
- Nhận xét.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bàiầi
 a. Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
* Mục tiêu: Cho học sinh chọn được một câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia. 
 * Tiến hành:
- GV ghi đề bài lên bảng.
- Gợi ý để HS xácđịnh được trọng tâm củađề.
- Gợi ý sgk.
- Lưu ý: Lập dàn ý trước khi kể.
 Dùng từ xưng hô “ tôi” để kể.
b. Hoạt động 2: Thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
* Mục tiêu: Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. Kể chuyện tự nhiên, nhận xét được lời kể của bạn.
* Tiến hành:
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn.
- HS kể chuyện.
- HS đọc đề bài trên bảng.
- HS xác định yêu cầu trọng tâm của đề.
- HS đọc các gợi ý sgk.
- HS kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện theo nhóm 2.
- HS tham gia thi kể chuyện trước lớp.
C. Củng cố, dặn dò:
- Kể lại câu chuyện cho mọi người nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
 Tiết 4: Chính tả
Người tìm đường lên các vì sao.
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Người tìm đường lên các vì sao.
 - Làm các bài tập phân biệt các âm đầu l/n, các âm chính i/ iê.
 2. Kĩ năng:
	- Viết đúng, đẹp trình bày bài khoa học.
	- Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu và vần dễ lẫn i/n, i/ iê.
 3. Thái độ:
 	- Viết chữ cẩn thận đúng chính tả.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu bài tập 2a, giấy A4 làm bài tập 3.
 III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ ngữ có phụ âm đầu ch/tr.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 2. Phát triển bài:
 b. Hoạt động 1: HD Nghe- viết
* Mục tiêu: Nhe viết đúng chính tả trình bày bài ẹp khoa học.
 * Tiến hành:
- GV đọc đoạn cần viết.
- Lưu ý HS cách viết tên riêng, từ dễ viết sai (Xi-ôn-cốp-xki, nhảy, rủi ro,..)
- GV đọc chậm., rõ cho HS nghe viết bài.
- Đọc để HS soát lỗi.
- Thu một số bài chấm, nhận xét.
 b. Hoạt động 2: Luyện tập.
* Mục tiêu: Làm đúng các bài tập phân biệt âm và vần dễ lẫn.
* Tiến hành:
Bài 2a: Tìm các tính từ:
 HD Học sinh chơi trò chơi Đối mặt
- Có hai tiếng bắt đầu bằng l.
- Có hai tiếng bắt đầu bằng n.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3a: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa cho sẵn.
- Chữa bài, nhận xét.
- HS viết các từ ngữ theo yêu cầu.
- HS nghe đoạn cần viết.
- HS đọc lại đoạn viết.
- HS luyện viết các từ ngữ khó viết.
- HS nghe đọc viết bài.
- HS soát lỗi.
- HS chữa lỗi trong bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS chơi trò chơi: Đối mặt
+ lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh,
+ nóng nảy, nặng nề, não nùng,
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân
+ Nản chí ( nản lòng)
+ lí tưởng
+ lạc lối ( lạc hướng)
4. Củng cố, dặn dò:
- Viết lại các từ ngữ tìm được vào sổ tay chính tả.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3: Khoa học
 	Nước bị ô nhiễm.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Giúp học sinh hiểu như thể nào là nước bị ô nhiễm, và biết được vì sao nước bị ô nhiễm.
 2. Kĩ năng:
 Sau bài học, học sinh biết:
 - Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
 - Giải thích được tạo sao nước sông, hồ thường đục và không sạch.
 - Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
 3. Thái độ: 
	- Có ý thức bảo vệ nguồn nước.
 * THMT bộ phận vào hoạt động củng cố.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình sgk trang 52, 53.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu vai trò của nước đối với sự sống?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
2. Phát triển bàiầi.
 a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên.
* Mục tiêu: Phân biệt được nước trong, nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm. Giải thích được tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch.
* Tiến hành:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:
+ Chai nào là nước sông, chai nào là nước giếng? Vì sao biết?
+ Tại sao nước sông, hồ, ao,đục hơn nước mưa, nước giếng, nước máy?
 b.Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch.
* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
* Tiến hành:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đưa ra các tiêu chuẩnvề nước sạch và nước bị ô nhiễm.
- Nhận xét.
- 3 HS tiếp nối nhau nêu.
- HS làm việc theo nhóm, quan sát hai chai nước đã chuẩn bị, phát hiện chai nước sông ( ao) và chai nước giếng.
- Vì nước sông ( ao) thường bị lẫn nhiều đất, cát, phù sa, bụi bẩn, nên đục hơn nước giếng.
- HS làm việc theo nhóm, nêu ra tiêu chuẩn đánh giá nước sạch và nước bị ô nhiễm.
Tiêu chuẩn đánh giá
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch
1, Màu
2,  ...  cũ :
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
2. Phát triển bài :
a. Hoạt động1: Bài 1.
* Mục tiêu :Củng cố những hiểu biết về đặc điểm của văn kể chuyện
* Tiến hành :
Bài 1: Cho 3 đề bài như sau, đề bài là thuộc loại văn kể chuyện? Vì sao?
- GV cùng HS trao đổi.
b. Hoatđộng 2: Bài 2,3.
* Mục tiêu: Biết kể 1 cõu chuyện theo đề tài cho trước, trao đổi được với cỏc bạn về nhõn vật, tớnh cỏch và ý nghĩa cõu chuyện.
* Tiến hành:
Bài 2,3:
- Kể một câu chuyện về một trong các đề tài sau và trao đổi với bạn về câu chuyện vừa kể.
* GV tóm tắt về văn kể chuyện:
+ Khái niệm:
+ Nhân vật:
+ Cốt truyện:
C. Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài:
Đề số 2 là thuộc loại văn kể chuyện. Vì khi làm đề này phải kể một câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, diễn biến, ý nghĩa,...Nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhâ vật đáng được ca ngợi, noi theo.
- HS xác định yêu cầu của bài.
- HS nối tiếp nói tên đề tài mình chọn kể. 
- HS viết dàn ý câu chuyện.
- HS kể chuyện và trao đổi theo cặp.
- HS tham gia thi kể chuyện trước lớp.
- HS chú ý ghi nhớ.
---------------------------------------------------
Lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân Tống
lần thứ 2 ( 1075 – 1077).
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai ( 1075- 1077).
 2. Kĩ năng:
- Trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lí.
- Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
- Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và chí thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lí Thường Kiệt.
 3. Thái độ:
	- Tôn trọng và biết ơn những người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ gín nền độc lập của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập của học sinh.
- Lược đồ kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.
III. Các hoạt động dạy:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Dưới thời Lí đạo phật phát triển như thế nào?
- Mô tả một ngôi chùa mà em biết?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
2. Phát triển bài mới.
a. Hoạt động 1: Lí Thường Kiệt chủ động tấn công xâm lược Tốn.
* Mục tiêu: Trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, Kết quả của cuộc xâm lược Tống.
* Tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc sgk.
- Có hai ý kiến cho rằng: “ Việc Lí Thường Kiệt cho quân sang đất Tống:
+ Để xâm lược quân Tống.
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống.”
Theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
b. Hoạt động 2: Trận chiến trên sông Như Nguyệt
* Mục tiêu : Tường thuật sinh độngtrận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
* Tiến hành :
- GV giới thiệu lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến.
- GV tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến.
c. Hoạt động 3: Kết quả của cuụoc kháng chiến.
* Mục tiêu: HS hiểu ta thắng lợi được quân Tống bởi long dũng cảm của nhân dân. Tiêu biểu là Lí Thường Kiệt.
* Tiến hành:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
- GV kết luận: do quân ta rất dũng cảm, có tướng chỉ huy giỏi.
-3 HS trình bày.
- HS đọc sgk.
- Lí Thường Kiệt cho quân sang đất Tống để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. Vì trước đó lợi dụng việc vua Lí mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược; Lí Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo quân về nước. 
-
 HS quan sát lược đồ cuộc kháng chiến.
- HS trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến dựa vào sơ đồ.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Nêu nguyên nhân dẫn đến thắng lợi cuộc kháng chiến.
- HS chú ý nghe, ghi nhớ kết quả quân ta đã đạt được trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài: 
	- Chuẩn bị tiết sau
 Tiết 3: Thể dục
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 4: Toán
Luyện tập chung.
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
- Một số đơn vị đo khối lượng, thời gian, diện tích thường gặp và được học ở lớp 4
- Phép nhân với số có hai hoặc ba chữ số và một số tính chất của phép nhân.
 2. Kĩ năng: 
	- Vận dụng những kiến thức đã học để giải các bài toán.
 3. Thái độ: Học sinh tích cực học tập
 II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : ghi đầu bài.
2. Phát triển bài :
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
 * Mục tiêu: Củng cố cho học sinh về các đơn vị đo khối lượng, độ dài đã học ở lớp 4. Các tính chất của phép nhân. Cách nhân với số có ba chữ số.
* Tiến hành :
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:Tính:
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
b. Hoạt độnh 2: Củng cố.
 * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học làm bài kiểm tra 15phút.
* Tiến hành:
 - Cho học sinh làm bài kiểm tra vào giấy.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
a, 10 kg = 1 yến 100 kg = 1 tạ
 50 kg = 5 yến 300kg = 3 tạ
 80 kg = 8 yến 1200 kg = 12 tạ
b, 1000 kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn
 8000 kg = 8 tấn 30 tạ = 3 tấn
 15 000 kg = 15 tấn 200 tạ = 20 tấn
c,100 cm2 = 1dm2 100 1dm2 = 1 dm2 
 800 dm2 = 8 dm2 900dm2 = 9 dm2 
 1700dm2 = 17dm2 1000 dm2 = 10dm2 
- HS nêu yêu càu của bài.
- HS làm bài.
 268 324 475 309
x 235 x 250 x 205 x 207
 1340 16200 2375 2163
 804 648 9500 6180
 536
62980 81000 97375 63963
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS phát biểu một số tính chất của phép nhân.
- HS làm bài:
a, 2 x 39 x 5 = ( 2 x 5) x 39 = 10 x 39 
 = 390
b,769 x 85 – 769 x 75 = 769 x (85-75)
 = 769 x 10 
 = 7690
c,302 x 16 + 302 x 4 = 302 x ( 16 + 4)
 = 302 x 20 = 6040.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài:
 1 giờ 45 phút = 105 phút
Một phút cả hai vòi chảy được:
 25 + 15 = 40 ( l)
Sau 1 giờ 45 phút cả hai vòi chảy:
 105 x 40 = 4200 ( l)
 Đáp số: 4200 l
- Học sinh làm bài kiểm tra.
C. Dặn dò
- Ôn lại bảng chia đã học ở lớp 3.
	- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Sinh hoạt lớp.
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 13: Nhận xét tuần 13
 I. Chuyên cần:
- Nhìn chung các em đều có ý thức đi học đầy đủ, trong tuần không có HS nào nghỉ học tự do hay đi học muộn.
 II. Học tập:
- Đã có ý thức học bài và làm đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp đẫ chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài . Song bên cạnh đó vẫn còn một số HS chưa có ý thức tự giác trong học tập, chữ viết còn sấu, cẩu thả. còn hay mất trật tự trong giờ học.
 III. Đạo đức:
- Ngoan ngoãn, đoàn kết với bạn bè, kính trọng thầy cô giáo , trong tuần không có hiện tượng mất đoàn kết.
VI. Thể dục- Vệ sinh:
- Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ.
- Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.
V. Các hoạt động khác:
- Tham gia đầy đủ, nhiệt tình.
VI. phương hướng tuần sau:
Khắc phục những tồn tại trong tuần trước .
Phát huy những gì đã làm được
.
.
Tiết 5:
kĩ thuật :
Thêu lướt vặn. ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn.
- Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu.
- HS hứng thú học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình thêu lướt vặn.
- Mẫu thêu lướt vặn, một số sản phẩm trang trí bằng mũi thêu lướt vặn.
- Vật liệu, dụng cụ:vải, chỉ thêu, kim thêu, khung thêu, phấn, thước, kéo,..
III. các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2)
3. Kiểm tra bài cũ (3)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới (25)
A. Quan sát, nhận xét:
- Mẫu thêu lướt vặn.
- Gv giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng các mũi thêu lướt vặn.
B. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
- GV giới thiệu quy trình thêu.
- So sánh cách đánh số trên đường vạch dấu thêu lướt vặn với đường vach dấu khâu thường, khâu đột.
- Nhận xét.
+ Nêu cách bắt đầu thêu?
+ Thêu mũi thứ nhất?
+ Thêu mũi thứ hai?
- Gv thao tác để hướng dẫn cách bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, thứ hai.
- Cách kết thúc đường thêu?
- GV thao tác nhanh lần 2.
* Ghi nhớ sgk.
4. Củng cố dặn dò (5)
- Chuẩn bị cho tiết sau.
- Hát
- HS quan sát mẫu.
- HS quan sát quy trình thêu.
- So sánh cách vạch dấu với đường khâu đột, khâu thường.
- HS dựa vào hình vẽ sgk, nêu cách thực hiện.
- HS quan sát thao tác mẫu.
Tiết 5:
Thứ năm
Thứ sáu
Kĩ thuật:
Tiết 26: Thêu móc xích hình quả cam. ( tiếp theo)
I, Mục tiêu:
- HS biết cách sang mẫu thêu lên vải và vận dụng kĩ thuật thêu móc xích để thêu hình quả cam.
- Thêu được hình quả cam bằng mũi thêu móc xích.
- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II, Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị như tiết 24, 25.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Tổ chức cho HS thực hành thêu hình quả cam tiếp theo của tiết trước.
- Các bước thêu móc xích hình quả cam?
- Khi thêu cần lưu ý điều gì?
- GV quy định thời gian và nội dung thực hành.
- GV quan sát, hướng dẫn giúp đỡ những học sinh còn chậm,lúng túng.
2.2, Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chí đánh giá.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét, xếp loại các sản phẩm của HS.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét ý thức chuẩn bị vật liệu, dụng cụ và ý thức thực hành của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiết sau.
- HS nêu các bước thêu hình quả cam:
+ Sang mẫu thêu lên vải.
+ Căng vải lên khung thêu.
+ Lựa chọn màu sắc chỉ.
+ Thực hiện thêu móc xích theo hình quả cam
- HS nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi thêu.
- HS thực hành thêu.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS bám sát các tiêu chuẩn đánh giá để tự nhận xét đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- HS rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc