Thể dục:
TRÒ CHƠI "LÒ CÒ TIẾP SỨC "ĐUA NGỰA".
I. Mục tiêu.
- Ôn đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Chơi hai trò chơi "Đua ngựa" và "Lò cò tiếp sức". Yêu cầu tham gia chơi chủ động và nhiệt tình và an toàn.
II. Lên lớp
1. Phần mở đầu (6-10 phút)
- G nhận lớp, phổ biến yêu cầu nhiệm vụ bài học: 1-2 phút.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc theo địa hình tự nhiên xung quanh nơi tập: 1-2 phút.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông: 1-2 phút.
- Chơi trò chơi: 1-2 phút.
- Kiểm tra bài cũ: 1- 2 phút
2. Phần cơ bản (18-22 phút)
*Chơi trò chơi "Đua ngựa": 5-7 phút. G nhắc lại cách chơi, quy định chơi, cho H chơi thử 1 lần rồi mới chơi chính thức có phân thắng thua. Tổ thắng được biểu dương, tổ thua sẽ bị phạt.
* Ôn đi đều theo 2- 4 hàng dọc và đổi chân khi đi đều sai nhịp: 5 phút. Thi đua giữa các tổ với nhau 1- 2 lần và đi đều trong khoảng 15 – 20 m. G biểu dương tổ tập đều, đúng và không ai đi sai nhịp hoặc có người đi sai nhịp nhưng đổi chân được ngay, tổ kém nhất phải cõng bạn trong khoảng cách vừa thi đi đều.
* Chơi trò chơi "lò cò tiếp sức": 6- 8 phút. Cho H nhắc lại cách chơi rồi mới chơi. Các tổ có thi đua với nhau dưới sự điều khiển của G, đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em. Sau một số lần chơi, G có thể tăng thêm yêu cầu, đảo vị trí giữa các em, khích lệ H tham gia nhiệt tình và thể hiện quyết tâm của toàn đội chơi.
Tuần 19 Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010 Thể dục: trò chơi "lò cò tiếp sức "đua ngựa". I. Mục tiêu. - Ôn đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác. - Chơi hai trò chơi "Đua ngựa" và "Lò cò tiếp sức". Yêu cầu tham gia chơi chủ động và nhiệt tình và an toàn. II. Lên lớp 1. Phần mở đầu (6-10 phút) - G nhận lớp, phổ biến yêu cầu nhiệm vụ bài học: 1-2 phút. - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc theo địa hình tự nhiên xung quanh nơi tập: 1-2 phút. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông: 1-2 phút. - Chơi trò chơi: 1-2 phút. - Kiểm tra bài cũ: 1- 2 phút 2. Phần cơ bản (18-22 phút) *Chơi trò chơi "Đua ngựa": 5-7 phút. G nhắc lại cách chơi, quy định chơi, cho H chơi thử 1 lần rồi mới chơi chính thức có phân thắng thua. Tổ thắng được biểu dương, tổ thua sẽ bị phạt. * Ôn đi đều theo 2- 4 hàng dọc và đổi chân khi đi đều sai nhịp: 5 phút. Thi đua giữa các tổ với nhau 1- 2 lần và đi đều trong khoảng 15 – 20 m. G biểu dương tổ tập đều, đúng và không ai đi sai nhịp hoặc có người đi sai nhịp nhưng đổi chân được ngay, tổ kém nhất phải cõng bạn trong khoảng cách vừa thi đi đều. * Chơi trò chơi "lò cò tiếp sức": 6- 8 phút. Cho H nhắc lại cách chơi rồi mới chơi. Các tổ có thi đua với nhau dưới sự điều khiển của G, đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em. Sau một số lần chơi, G có thể tăng thêm yêu cầu, đảo vị trí giữa các em, khích lệ H tham gia nhiệt tình và thể hiện quyết tâm của toàn đội chơi. 3. Phần kết thúc (4- 6 phút) - Tập một số động tác hồi tĩnh, sau đó vỗ tay theo nhịp và hát: 1- 2 phút. - G cùng H hệ thống bài: 2 phút. - G nhận xét, đánh giá kết quả bài học: 1- 2 phút. - G giao bài tập về nhà: ôn bài thể dục phát triển chung. ................................................................................ Tập đọc: Người công dân số Một I. Mục đích yêu cầu - Biết đọc đúng văn bản kịch: Cụ thể + Biết phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê ) và lời tác giả + Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu khiến, câu hỏi, câu cảm phù hợp với tính cách, tâm trạng từng nhân vật + Biết phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch - Hiểu nội dung: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. - H K- G phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật. - GD cho H có ý thức yêu quê hương, đất nước. II. Chuẩn bị: Tìm tranh minh hoạ bài đọc III. Lên lớp 1.Giới thiệu bài: - G GT chủ điểm: Người công dân + GT tranh minh hoạ chủ điểm - G giới thiệu vở kịch người công dân số Một. Nhân vật Thành trong vở kịch chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn là một thanh niên.Đoạn trích này nói về những năm tháng người thanh niên yêu nước NTT chuẩn bị ra nước ngoài để tìm đường cứu nước 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc - Một H đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra đoạn kịch. - G đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch- giọng đọc rõ ràng mạch lạc, thể hiện đúng đặc trưng văn bản kịch: phân biệt lời thuyết minh với lời các nhân vật, lời nhân vật này với lời với lời nhân vật khác. Lời thuyết minh đọc nhỏ nhẹ, lời anh Thành: từ tốn, ngập ngừng với những hàm ý sâu xa; lời anh Lê: sôi nổi, nồng nhiệt. G chia bài văn thành 3 đoạn cho nhiều học sinh luyện đọc. Đoạn 1 từ đầu vào Sài Gòn này làm gì? Đoạn 2 tiếp đến ở Sài Gòn này nữa Đoạn 3: còn lại. - G hướng dẫn H đọc đúng các tiếng phiên âm: phắc tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa. Lưu ý: đọc câu sau với giọng châm biến, mỉa mai: à... Vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương bổng như Tây,... Anh đã làm đơn chưa? Ngắt câu dài sau: Hôm qua/ ông đốc học nhắc lại nghị định của giám đốc Phú Lãng Sa/ tháng 5 năm 1881/ về việc người bản xứ muốn vào làng Tây. Trong khi đọc G giải nghĩa các từ chú giải và các từ tìm thêm Có thể cho đọc theo cặp b) Tìm hiểu bài - Anh Lê giúp anh Thành việc gì? (tìm việc ở Sài Gòn). - Anh Thành có thái độ như thế nào trước việc đó? (anh Thành không hào hứng với chuyện tìm việc làm ở Sài Gòn. Điều này khiến anh Lê cảm thấy khó hiểu). - Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân tới nước? (đọc hai câu nói) - Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy. AL hỏi: Vậy anh vào SG này làm gì? AT đáp: Anh học trường Sa- xơ- lu- lô- ba thì.ờ anh là người nước nào (vì mỗi người theo đuổi những ý nghĩ khác nhau. AL chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày còn AT chỉ nghĩ đến việc cứu nước cứu dân.) c) G hướng dẫn H đọc diễn cảm - G cho 3 học sinh phân vai đọc diễn cảm. - G hd H kĩ hơn ở Đ2- đọc cho đúng tâm trạng từng nhân vật. Giọng AL vui vẻ, hồ hởi – giọng AT điềm tĩnh mong được thông cảm, ẩn chứa 1 tâm sự chưa nói ra được - 2- 3 tốp thi đọc diễn cảm theo phân vai – G nhận xét và đánh giá - 1 H đọc lại toàn bài - ? ND chính của bài? H nêu – G nhận xét và KL như mục tiêu – vài H nhắc lại 3.Củng cố, dặn dò: - H nêu lại về ý nghĩa của trích đoạn kịch. - Dặn H chuẩn bị bài sau. ................................................................................ Toán: diện tích hình thang I.Mục tiêu Giúp H : - Hình thành công thức tính diện tích hình thang. - Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập liên quan. - Làm BT 1a; 2a. II.Đồ dùng dạy học - G :Bộ đồ dùng G. - H : Bộ đồ dùng H . III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Hình thành công thức tính diện tích hình thang. - G nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD đã cho. - G dẫn dắt để H tìm trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác ABM; sau đó ghép lại như hướng dẫn trong SGK để được hình tam giác ADK. - H nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành. - G yêu cầu H nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK (như trong SGK). - H nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang lên bảng. - G gọi một vài H nhắc lại công thức tính diện tích hình thang. 2. Thực hành: Bài 1a: Tính diện tích hình thang biết độ dài 2 đáy và chiềucao Giúp H vận dụng trực tiếp tính công thức hình thang. G cho H tính diện tích của từng hình thang rồi gọi một H trình bày kết quả tìm được. Bài 2a:- H quan sát hình vẽ - Đọc số liệu lần lượt 2 đáy và chiều cao H vận dụng công thức tính diện tích hình thang và hình thang vuông. - G yêu cầu H tự làm phần a) sau đó H đổi bài làm cho nhau và chấm chéo. Cuối cùng G nhận xét đánh giá bài làm của H. - G yêu cầu H nhắc lại khái niệm hình thang vuông đã được học ở bài 90 để thấy được cách tính diện tích hình thang vuông – H K- G tự làm – G nhận xét và đánh giá). Bài 3: H đọc và phân tích bài toán Yêu cầu H về nhà biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải toán. - G kết luận: Trước hết phải tìm chiều cao của hình thang. Chẳng hạn : Bài giải Chiều cao của hình thang là: (110 + 90,2) : 2 = 100,1(m) Diện tích của thửa ruộng hình thang là: (110 + 90,2) x 100,1: 2 = 10020,01(m2) Đáp số: 10020,01 m2. 3. Củng cố dặn dò - G nhận xét tiết học - Dặn H chuẩn bị bài sau. .............................................................................. Đạo đức: em yêu quê hương I.Mục đích yêu cầu Học xong bài này H biết: - Mọi người cần phải yêu quê hương - Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình. - Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm tốt đẹp góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương. II.Tài liệu và phương tiện Giấy, bút màu. Dây, kẹp, nẹp để treo tranh dành cho hoạt động 1, tiết 2. Thẻ màu dùng cho hoạt động 2 tiết 2. Các bài thơ, bài hát,... nói về tình yêu quê hương. III.Các hoạt động dạy- học Tiết 1. 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em Mục tiêu: H biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương. Cách tiến hành: Đọc truyện Cây đa làng em, trang 28, SGK. Thảo luận 4 nhóm theo các câu hỏi trong SGK. Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa? Bạn Hà đã đóng góp tiền để làm gì? Vì sao Hà làm như vậy? Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, bổ sung. G kết luận : Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà. 2.Hoạt động 2: Làm BT1 trong SGK Mục tiêu: H nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương. Cách tiến hành: G giao nhiệm vụ cho các nhóm H thảo luận để làm BT 1. Các nhóm H làm việc Đại diện các nhóm H trình bày- cả lớp nhận xét bổ sung. G kết luận: Trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương G rút ra ghi nhớ – Vài H nhắc lại 3.Hoạt động 3: Liên hệ thực tế Mục tiêu: H kể được những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình. Cách tiến hành : G yêu câu H trao đổi với nhau theo các gợi ý sau: - Quê bạn ở đâu, bạn biết gì về quê hương mình? - Bạn làm được việc gì để thể hiện tình yêu quê hương của mình? - H trao đổi - Một số H trình bày trước lớp; các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mình quan tâm - G kết luận và khen một số H biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể. Hoạt động tiếp nối. - Mỗi H vẽ một bức tranh nói về viẹc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương mình, hoặc sưu tầm tranh ảnh về quê hương mình. - Các nhóm H chuẩn bị các bài thơ, bài hát,... nói về tình yêu quê hương. Tiết 2 1.Hoạt động1: Làm BT4, SGK - H sinh hoạt động nhóm: Trưng bày và giới thiệu tranh. - Đại diện các nhóm giới thiệu về hình ảnh quê hương mà các em sưu tầm được: Đình, chùa. c ánh đồng, đường làng, con sông, phố, trường học. - Em làm gì để thể hiện tình yêu quê hương? 2.Hoạt động 2: Bài tập 2: - HSđọc nội dung và yêu cầu. - G tổ chức cho H bày tỏ thái độ. G nhận xét và đánh giá 3.Hoạt động 3: Làm BT 3 SGK - H đọc nội dung và yêu cầu. - H xử lí một số tình huống có liên quan đến tình yêu quê hương. Bạn Tuấn có thể góp SGK của mình, vận đ ... Giúp H biết làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học. CTH: - G chia lớp làm 4 nhóm làm thí nghiệm HS làm thí nghiệm theo nhóm và nhận xét. - Đốt 1 tờ giấy và nhận xét sự biến đổi của tờ giấy? - Chưng đường trên ngọn lửa và nhận xét về màu và vị của đường? H nêu kết quả - G kết luận: Giấy cháy thành tro. Đường chuyển màu nâu, không còn vị ngọt mà có vị đắng. => Sự biến đổi đó là sự biến đổi hoá học. Vài H nhắc lại. 2.Hoạt động 2: Quan sát và phát hiện sự biến đổi hoá học. MT: H phân biệt được sự biến đổi lí học và hoá học CTH: - H quan sát hình 2, 3, 4, 5, 6, 7 SGK G hỏi: Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? + Hình 2: Tôi vôi. + Hình 5: Bê tông. Các hỗn hợp này đã thay đổi tính chất => + Hình 6: Đinh gỉ. Đây là biến đổi hoá học Các trường hợp còn lại là biến đổi lí học 3.Hoạt động 3: Trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học” * Mục tiêu: Giúp H củng cố lại một số kiến thức trong bài * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - G nêu cách chơi và luật chơi. Bước 2: H chơi theo nhóm H chơi theo hướng dẫn ở bước 1. G tuyên dương nhóm thắng cuộc. Đáp án SGK ... 4.Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn H chuẩn bị bài sau. ................................................................................ Toán: Hình tròn - Đường tròn. I. Mục tiêu: Giúp H: Nhận biết về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính. Biết sử dụng compa để vẽ hình tròn. Làm BT1; 2. II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu về hình tròn, đường tròn. - G đưa ra một tấm bìa hình tròn, chỉ tay lên mặt tấm bìa và nói: "Đây là hình tròn". - G dùng compa vẽ trên bảng một hình tròn rồi nói: "Đầu chì của compa vạch ra một đường tròn". H dùng compa vẽ trên giấy một hình tròn. - G giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn. Chẳng hạn: lấy một điểm A trên đường tròn, nối tâm O với điểm A, đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn. - H tìm tòi phát hiện đặc điểm: "tất cả các bán kính của một hình tròn đều bằng nhau". - G giới thiệu tiếp về cách tạo dựng một đường kính của hình tròn. H nhắc lại đặc điểm: " Trong một hình tròn, đường kính dài gấp 2 lần bán kính". 2. Thực hành. Bài 1: Vẽ hình tròn - H vẽ hình tròn theo yêu cầu – G quan sát và nhận xét Bài 2. Tương tự BT1- Rèn luyện kỹ năng sử dụng compa để vẽ hình tròn. Bài 3: Vẽ theo mẫu – HD H về nhà tự vẽ. - Rèn luyện kỹ năng vẽ phối hợp đường tròn và hai nửa đường tròn. 3.Củng cố dặn dò: - G nhận xét tiết học Dặn H hoàn thiện các bài tập. ................................................................................ Kĩ thuật: Nuôi dưỡng gà I.Mục đích yêu cầu H cần phải: - Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà . - Biết cách cho gà ăn uống. - Có ý thức nuôi dưỡng ,chăm sóc gà . II.Các hoạt động dạy học 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà . - G nêu khái niệm: Công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng . - H đọc nội dung mục 1 SGK để trả lời câu hỏi : + Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà ? (Cho gà ăn, uống nhằm cung cấp nước, chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Nuôi dưỡng hợp lí sẽ giúp gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt. Muốn gà đạt năng suất cao phải cho gà ăn uống đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh.) 2.Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống a.Cách cho gà ăn - H đọc SGK nội dung mục 2a - Hãy nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì ? - So sánh với cách cho gà ăn ở thực tế gia đình mình ? - G tóm tắt cách cho gà ăn theo nội dung SGK. b.Cách cho gà ăn - H nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật ?(Khoa học lớp 4) - G giải thích: Nước là một trong những thành phần chủ yếu để tạo nên cơ thể động vật .Nhờ có nước mà cơ thể động vật hấp thu được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần thiết cho sự sống. Nước còn có tác dụng thải các chất thừa, độc hại trong cơ thể. Động vật khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau - Đọc nội dung mục 2b để nêu cách cho gà uống nước ? - G nhận xét, tóm tắt theo nội dung SGK. 3.Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập - H làm bài trong vở bài tạp . - H chữa bài, G nhận xét tiết học – Dặn dò H chuẩn bị bài cho giờ sau ................................................................................................................................. Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010 Tập làm văn: Luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài) I. Mục đích yêu cầu - Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài. - Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu: mở rộng và không mở rộng. - H K- G làm được BT3. II. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ H đọc các đoạn mở bài đã được viết lại ở tiết trước. G nhận xét và đánh giá 2. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài G nêu mục đích yêu cầu của bài học. b) Hướng dẫn H làm bài tập Bài tập 1. - Đọc nội dung. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - H nối tiếp nhau trả lời. Đoạn kết bài a. kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả. Đoạn kết bài b. kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của người nông dân với xã hội. * Chú ý: kết bài hoặc mở bài có thể chỉ bằng một câu. Do đó, vẫn có thể gọi kết bài a (Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỷ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi) là đoạn kết bài. Bài tập 2. - Đọc yêu cầu và đọc lại 4 đề văn ở BT 2 - Phân tích yêu cầu của bài. - Vài học sinh nói tên đề bài mà em chọn. - H viết các đoạn kết bài ( 2 kiểu) - Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn viết và cho biết đoạn kết bài của mình thuộc dạng mở rộng hay không mở rộng. G nhận xét và đánh giá - Nhắc lại các cách kết bài. 3. Củng cố dặn dò - G nhận xét tiết học. - Dặn dò H chuẩn bị bài cho giờ sau. ................................................................................ Toán: Chu vi hình tròn. I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nắm được công thức, quy tắc tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn. - Rèn kĩ năng trình bày bài cho H - Làm BT 1a,b; 2c; 3. II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn - G giới thiệu các công thức tính chu vi hình tròn như SGK (tính thông qua đường kính và bán kính). - H tập vận dụng các công thức qua các ví dụ 1; 2. Tính chu vi hình tròn với đường kính 6 cm; bán kính 5 cm? H tính – nêu kết quả và cách tính => G nhận xét và đánh giá 2. Thực hành. Bài 1a +b : Tính chu vi hình tròn có đường kính d. - 2 H lên bảng lớp làm vào vở - Nhận xét và chữa bài Bài 2c: Tính chu vi hình tròn có bán kính r. Tiến hành tương tự BT1 Vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kỹ năng làm tính nhân các số thập phân. H tự làm, sau đó đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau. Có thể gọi 1 H đọc kết quả từng trường hợp, H khác nhận xét, G kết luận. Bài 3.Một bánh xe ô tô có bán kính 0,75 m. Tính chu vi của bánh xe đó? H vận dụng công thức tính chu vi hình tròn trong việc giải các bài toán thực tế. ý nghĩa thực tế của bài toán thể hiện ở chỗ H biết "bánh xe hình tròn" và yêu cầu tính chu vi hình tròn đó. Chú ý yêu cầu H tưởng tượng và ước lượng về kích cỡ của bánh xe nêu trong bài toán. 3. Củng cố dặn dò: - Nêu QT + CT tính chu vi hình tròn? - Nhận xét giờ học + dặn dò H chuẩn bị bài cho giờ sau. ................................................................................ Địa lí: Châu á I. Mục tiêu Học xong bài này H : - Nhớ tên các châu lục, đại dương. - Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ nêu được vị trí địa lý, giới hạn của Châu á. - Nhận biết được độ lớn và thiên nhiên đa dạng của Châu á. - Đọc tên được các dãy núi cao và đồng bằng lớn của Châu á. - Nêu được một số cảnh thiên nhiên của Châu á và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của Châu á. - H K- G dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu á II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Vị trí địa lý và giới hạn. * Hoạt động 1. (làm việc theo nhóm nhỏ). Bước 1. quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi trong SGK. (Đọc đủ tên 6 châu lục: á; Âu; Phi; Mĩ; Đại Dương; Nam Cực và 4 đại dương: BBD; TBD; ĐTD; ÂĐD) Bước 2: Báo cáo kết quả. G kết luận: Châu á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương. - Mô tả vị trí giới hạn của Châu á? (Phía B giáp BBD; phía Đ giáp TBD; phía N giáp ÂĐD; phía T và tây nam giáp Châu Âu và Châu Phi) * Hoạt động 2. (làm việc theo cặp). Bước 1: dựa vào bảng số liệu để có kết luận Châu á là châu lục có diện tích lớn nhất thế giới. Bước 2. Trao đổi kết quả, mở rộng kiến thức G kết luận: Châu á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới. 2. Đặc điểm tự nhiên. * Hoạt động 3. (làm việc cá nhân sau đó làm việc nhóm). Bước 1. Cho học sinh quan sát hình 3 rồi cho học sinh điền chữ cái thích hợp tương ứng với từng địa danh trên tranh. Bước 2. H kiểm tra lẫn nhau để xác định tính đúng đắn của kết luận của mình. Bước 3. Báo cáo kết quả. Bước 4. Nhắc lại tên các cảnh thiên nhiên và nhận xét về sự đa dạng của thiên nhiên Châu á. Kết luận: Châu á có nhiều cảnh thiên nhiên. * Hoạt động 4. (làm việc cá nhân và cả lớp). Bước 1. H sử dụng hình 3, nhận biết kí hiệu và đọc thầm tên núi, sông lớn, đồng bằng? Bước 2. Báo cáo. Kết luận: Châu á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích. G đọc phần thông tin cho H nghe để tham khảo 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Nhắc H chuẩn bị bài sau. ................................................................................ ................................................................................ Sinh hoạt: nhận xét tuần 19 I. Yêu cầu: - H nắm được những ưu điểm trong tuần qua và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong tuần tới - Giáo dục ý thức tự giác cho H II. Lên lớp 1. Đánh giá nhận xét tuần a) Ưu điểm: .. .. .. .. b)Tồn tại : .. .. 2. Phương hướng- Biện pháp .. .. .. .. .. .. ..
Tài liệu đính kèm: