Tập đọc
BÀN TAY MẸ
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc:
ã Hs đọc đúng, nhanh bài " Bàn tay mẹ ".
ã Luyện đọc các từ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương.
ã Luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phảy.
2. Ôn các tiếng có vần an, at:
Tìm tiếng có vần an trong bài.
Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at.
Nhìn tranh nói câu có tiếng chứa vần an, at.
Nói được câu chứa tiếng có vần an, at ngoài bài.
3. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ.
Tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn Bình.
Hiểu từ: rám nắng, xương xương.
4. Hs chủ động nói theo đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh.
II. ĐỒ DÙNG.
ã Tranh minh hoạ bài học và phần luyện nói.
Tuần 26: Thứ 2 ngày 17 tháng 3 năm 2008 Tập đọc bàn tay mẹ I. Mục tiêu: 1. Đọc: Hs đọc đúng, nhanh bài " Bàn tay mẹ ". Luyện đọc các từ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương. Luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phảy. 2. Ôn các tiếng có vần an, at: Tìm tiếng có vần an trong bài. Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at. Nhìn tranh nói câu có tiếng chứa vần an, at. Nói được câu chứa tiếng có vần an, at ngoài bài. 3. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn Bình. Hiểu từ: rám nắng, xương xương. 4. Hs chủ động nói theo đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh. II. Đồ dùng. Tranh minh hoạ bài học và phần luyện nói. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs A. Bài cũ: ? Giờ trước học bài gì? - Hs lên bảng đọc bài trong SGK. GV kết hợp đặt câu hỏi. - Viết bảng con từ: nắn nót. - Gv nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. Gv treo tranh yêu cầu Hs quan sát. ? Tranh vẽ cảnh gì? - Gv giảng tranh - ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc. Gv đọc mẫu lần 1. - Chú ý giọng đọc chậm, nhẹ nhàng, thiết tha,tình cảm. + Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: Yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương. - Gv ghi lần lượt các từ lên bảng -> gọi Hs đọc, phân tích tiếng khó, phân biệt, âm, vần, tiếng, từ dễ lẫn. Gọi Hs đọc lại toàn bộ các từ. Gv đọc và giải nghĩa một số tiếng, từ khó. Rám nắng: Da bị nắng làm đen lại. Xương xương: Bàn tay gầy nhìn rõ xương. + Luyện đọc câu: Sau mỗi dấu chấm là một câu. Vậy trong bài này có mấy câu? Gọi Hs đọc từng câu( cứ 2 Hs đọc một câu, đọc đến hết bài). Gọi Hs đọc nối tiếp. + Luyện đọc đoạn, bài. Gv chia đoạn: bài này gồm 3 đoạn. Đoạn 1: Từ “ Bình làm việc ”. Đoạn 2: Từ “ Đi làm tã lót đầy”. Đoạn 3: Phần còn lại. Gọi Hs đọc từng đoạn ( mỗi đoạn 2 Hs đọc). Gọi Hs đọc nối tiếp đoạn đến hết bài. Gọi Hs đọc cả bài. Đọc đồng thanh cả bài. Hs giải lao. 3. Ôn các vần an, at. a, Tìm các tiếng trong bài có chứa vần an. ? Yêu cầu HS đọc lướt bài và tìm tiếng trong bài có chứa vần an. ? Có mấy tiếng bàn? Gv dùng thước gạch chân những tiếng Hs vừa tìm được. Gọi Hs phân tích, đánh vần, đọc tiếng vừa tìm được. b, Tìm tiếng từ ngoài bài có chứa vần an, at: - Yêu cầu Hs quan sát tranh trong SGK và hỏi: Tranh vẽ gì? Gọi Hs đọc từ dưới tranh. ? Trong từ tiếng nào chứa vần ôn? - Gv tổ chức cho HS thi tìm tiếng từ chứa vần an, at ngoài bài. Cho Hs thảo luận 1'. Gọi Hs trả lời. Gv đánh dấu ( V ) câu trả lời của mỗi đội lên bảng. Nhận xét, tuyên dương Hs. c. Củng cố tiết 1: ? Hôm nay học bài tập đọc gì? Gọi HS đọc lại bài. Gv nhận xét tiết học. Nêu yêu cầu giờ học sau. - Giờ trước học bài: Cái nhãn vở. 2 - 3 em đọc bài & TLCH. Cả lớp viết bài. Cảnh mẹ đang vuốt má em bé. - 2 HS nhắc lại. - HS ngồi nghe. Cá nhân, nhóm, lớp đọc. yêu nhất nấu cơm rám nắng xương xương / nhấc chân / lá lấu / giám khảo / giọt sương ât / âc n / l r / d / gi s / x - Hs chú ý lắng nghe. - Bài tập đọc này có 5 câu. Hs nhẩm đọc từng câu theo Gv chỉ bảng. Hs đọc cá nhân 2 lượt. - 3 HS đọc. - 3 HS đọc. - 3 HS đọc. Hs đọc cá nhân. 2 - 3 lượt. 2 - 3 HS đọc. Cả lớp đọc. - Tiếng bàn ( an ). - Có 4 tiếng bàn. Bàn: B + an + ( \ ). Bờ – an - ban – huyền – bàn / bàn. Tranh vẽ mỏ than và vẽ bát cơm. Cá nhân đọc: mỏ than, bát cơm. Tiếng than (an); bát (at). Chia lớp thành 2 đội chơi. An: bàn là, hàn gắn, san sẻ, cạn nước, hoà tan At: bát nước, hạt bụi, vải bạt, nhạt nhoà, san sát... - Bài Bàn tay mẹ. - 1 - 2 HS đọc lại bài. - Hs lắng nghe. Tiết 2 4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: * Tìm hiểu bài. Gv đọc mẫu lần 2. Gọi Hs đọc đoạn 1 & 2. ? Trong bài Bình yêu nhất cái gì? + Gv giải nghĩa từ yêu nhất. ? Bàn tay mẹ đã làm gì cho chị em Bình? Gv tiểu kết. Gọi Hs đọc đoạn 3. ? Bàn tay mẹ Bình có hình dáng như thế nào? Gv giải nghĩa từ: rám nắng, xương xương. 3 HS đọc toàn bài. ? Bài thơ nói lên điều gì? * Luyện đọc: - Gọi HS đọc đoạn, bài. ( theo 3 mức độ tb, khá, giỏi ). ? Con hãy đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ? Gv nhận xét, ghi điểm. * Luyện nói. ? Chủ đề luyện nói của chúng ta ngày hôm nay là gì? Cho Hs quan sát tranh. ? Tranh vẽ gì? Gọi 2Hs lên bảng hỏi đáp theo mẫu. VD: Ai nấu cơm cho bạn ăn? Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn. + Gv cho HS tập nói theo câu hỏi gợi ý khuyến khích nói những câu hỏi khác nhau. + Gọi các cặp lên hỏi - đáp. - Gv nhận xét, tuyên dương. IV. Củng cố, dặn dò. ? Hôm nay học bài gì? Gọi Hs đọc lại toàn bài. ? Vì sao đôi bàn tay của mẹ trở nên gầy gầy, xương xương? ? Em có yêu đôi bàn tay của mẹ không? Vì sao? - Hãy đọc 1 câu , đoạn thơ nói về mẹ mà em biết. ? Để mẹ vui lòng và đỡ vất vả hơn thì con phải làm gì? Về nhà đọc và viết bài. Chuẩn bị bài học sau" Cái Bống". - Hs mở SGK theo dõi. 1 - 3 Hs đọc. Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ. HS lắng nghe. Mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy. - 1 - 3 Hs đọc. - Bàn tay mẹ Bình rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương. - Bài thơ nói lên tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ và tấm lòng yêu quý biết ơn mẹ của bạn Bình. - 1/3 Hs trong lớp. - Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ. - Hs khác nhận xét. Chủ đề: trả lời câu hỏi theo tranh. T.1: Mẹ nấu cơm cho bạn nhỏ ăn. T.2: Mẹ mua quần áo mới cho bạn nhỏ. T.3: Bố mẹ chăm sóc khi bạn ốm. T.4: Bố mẹ rất vui khi bạn được điểm mười. Từng cặp HS hỏi đáp theo mẫu. - Hs khác nhận xét, bổ sung. Hs thảo luận theo cặp và tự trả lời theo các tình huống trong tranh. HS xung phong lên bảng. Bài: Bàn tay mẹ. 1 – 2 HS đọc. Vì hằng ngày mẹ phải làm rất nhiều việc. Vì đôi bàn tay mẹ đã chăm sóc cho chị em Bình. Công cha...Thái Sơn Nghĩa mẹ..........chảy ra. Đi khắp thế gian Không ai tốt bằng mẹ. Ghánh nặng cuộc đời Không ai khổ bằng cha. Nước biển mênh mông Không đong đầy tình mẹ.... Rút kinh nghiệm:............................................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Toán Tiết 101: các số có hai chữ số I. Mục tiêu: HS nhận biết về số lượng trong phạm vi 20, đọc – viết các số từ 20 đến 30. Đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 20 đến 50. II. Đồ dùng. Bộ đồ dùng dạy – học Toán.1. III. Lên lớp. Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs A. Bài cũ: - Gọi Hs lên bảng làm bài tập. - Hs dưới lớp làm nháp. - Nhận xét - ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - ghi bảng. 2. Dạy - học bài mới: Giới thiệu các số từ 20 đến 30: GV: lấy 1 bó que tính, yêu cầu Hs cùng thao tác. ? 1 bó que tính là mấy chục que tính? ? 1 chục que tính còn gọi là bao nhiêu? Gv viết 10 vào cột viết số: Ai đọc được? Gv ghi vào cột viết số: mười. ? 10 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Gv ghi 1 vào cột chục, 0 vào cột đơn vị. * Giới thiệu 2 chục ( 20 ): ( tương tự nt ). ? Yêu cầu Hs lấy thêm 1 que tính – Gv gài bảng và hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính? Để chỉ số que tính vừa lấy ta có số 21. Gv viết lên bảng. ? Số 21 gồm mấy chữ số? ? Chữ số nào hàng chục? ? Chữ số 0 ở hàng nào? ? Vậy số 21 gồm mấy chục và mấy đơn vị? * Giới thiệu các số từ 22 đến 29: ( Tương tự bằng cách tăng dần ). ? Em có nhận xét gì về các số từ 20 - 29? * Giới thiệu số 30: ? Tại sao em biết 29 thêm 1 lại bằng 30? ? Vậy 1 chục lấy ở đâu ra? - GV thay 10 que tính = thẻ1 chục ? 2 chục que tính và 1 chục que tính là bao nhiêu que tính? Để chỉ 30 que tính ta có số 30. Gv ghi bảng. ? Số 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị? GV chỉ cho HS đọc xuôi ngược từ 20 đến 30. Lưu ý cách đọc số: 21, 24, 25, 27. * Giới thiệu các số từ: 30 đến 40: Tương tự như trên. Lưu ý cách đọc số: 31, 34, 35, 37. * Giới thiệu các số từ: 40 -> 50. - Lưu ý cách đọc các số: 41, 44, 45, 47. ? Chúng ta vừa học các số gì? ? Em có nhận xét gì về các số vừa học? GV chỉ cho HS đọc xuôi ngược các số từ 20đến 50. 3: Thực hành – luyện tập- VBT: Bài 1(32) Hs nêu yêu cầu. ? Phần a yêu cầu làm gì? Gọi 3 Hs lên bảng làm bài. Yêu cầu Hs dưới lớp làm vào vở bài tập. Nhận xét, ghi điểm. ? Phần b yêu cầu con làm gì? Yêu cầu HS làm bài cá nhân. Gọi HS lên bảng điền. Gv nhận xét, sửa sai. Bài 2(32) Hs nêu yêu cầu. Yêu cầu HS làm VBT(như phần a ). Gọi 2 HS lên bảng làm. Nhận xét, ghi điểm. Gọi HS phân tích vài số. Bài 3(32) Hs nêu yêu cầu. Gv hướng dẫn tương tự bài 2. Yêu cầu Hs đổi chéo vở kiểm tra. Nhận xét, ghi điểm. Bài 4(32) Hs nêu yêu cầu. - Dựa vào các số con vừa học để làm. Gọi 3 Hs lên bảng làm bài tập. Gv nhận xét, ghi điểm. IV. Củng cố, dặn dò: ? Hôm nay học bài gì? ? Các số từ 20 đến 29 có điểm gì giống và khác nhau? Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. 3. a, Đặt tính rồi tính: 70 + 20 80 – 30 10 + 60 b, Tính nhẩm: 50 + 20 = 70 70 – 50 = 20 70 – 20 = 50 60cm + 10cm = 70cm 30cm + 20cm = 50cm 40cm – 20cm = 20cm Bài giải: Cả hai lớp vẽ được số bức tranh là: 20 + 30 = 50 ( bức tranh ) Đáp số: 50 bức tranh. HS thực hành cá nhân. Là 1 chục que tính. 1 chục que tính còn gọi là 10. HS quan sát, đọc cá nhân, ĐT: mười. HS quan sát. Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị. HS quan sát. - Hs đọc: 20. HS thao tác cá nhân. Có tất cả: hai mươi mốt que tính. HS quan sát. Số 21 gồm 2 chữ số. Chữ số 2 ở hàng chục. Chữ số 0 ở hàng đơn vị. Số 21 gồm 2 chục và 1 đơn vị. + Giống nhau: Các sốđều là số có hai chữ số, đều có chữ số 2 ở hàng chục. + Khác nhau: ở chữ số hàng đơn vị. Vì lấy 2 chục que tính + 1 chục que tính = 3 chục que tính, nên 29 thêm 1 = 30 que tính. Ta có 9 que tính rời thêm 1 que tính rời là 10 que tính = 1 chục que tính. Là 30 que tính. - HS quan sát. Số 30 gồm chục và 0 đơn vị. HS đọc cá nhân, ĐT. Các số từ 10 -> 50. Đều là số có hai chữ số. HS đọc cá nhân, ĐT. a, Viết ( theo mẫu ): Viết ... ơn . - Vậy khi đó cần so sánh hàng đơn vị nữa không? 3. Luyện tập Bài 1(142): Hs nêu yêu cầu. ? Muốn điền dấu vào ô trống, trước tiên ta phải làm gì? Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài : Gọi HS nhận xét. Hỏi HS cách so sánh 34... 38 85....95. Nhận xét. Bài 2 : HS nêu yêu cầu. ở đây chúng ta phải so sánh mấy số với nhau? Ghi bài tập 3 lên bảng. Gọi 2 HS lên bảng thi xem em nào khoanh đúng , khoanh nhanh. Chữa bài: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn: đúng, sai, nhanh, chậm. Vì sao phần b em lại chọn số 91 là lớn nhất? Nhận xét tuyên dương HS. Bài 3 (143) : HS nêu yêu cầu bài tập. So sánh như bài tập 2 nhưng khoanh vào số bé nhất. Ghi bài tập 3 lên bảng và gọi HS lên chữa bài. Gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn. Nhận xét cho điểm . Bài 4 (143): HS nêu yêu cầu Các em chú ý chỉ viết 3 số : 72, 38, 64 theo yêu cầu chứ không phải viết tất cả các số có 2 chữ số khác yêu cầu. Chữa bài: Gọi 2 HS lên bảng thi xem ai viết đúng và nhanh hơn? Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. Nhận xét tuyên dương những HS làm đúng, nhanh. 4. Củng cố bài : ? Hôm nay học bài gì? ? Hãy nêu cách so sánh các số có hai chữ số? - Nhận xét tiết học. - Giao bài về nhà. Viết số : a) Từ 70 đến 80: 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80. b) Từ 80 đến 90: 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90. - Nhận xét đúng , sai. 62 65 - HS chú ý lắng nghe. - HS nêu: So sánh các số có hai chữ số. - HS quan sát và đếm số que tính trên bảng trả lời : có 62 que tính. - 62 gồm 6 chục và 2 đơn vị - 65 que tính. - Số 65 gồm 6 chục và 5 đơn vị. - Hàng chục của 2 số giống nhau và đều là 6 chục. - Hàng đơn vị của 2 số khác nhau, hàng đơn vị của 62 là 2 , hàng đơn vị của 65 là 5. - 2 bé hơn 5 . - 62 bé hơn 65: Cá nhân, lớp đọc. - 62< 65. 65 > 62. Sáu mươi hai bé hơn sáu mươi lăm ; sáu mươi lăm lớn hơn sáu mươi hai. - Phải so sánh tiếp hai chữ số ở hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn. - Nhiều em nhắc lại cách so sánh. - 2 – 3 HS nêu cách so sánh. - Có 63 que tính. - 63 gồm 6 chục và 3 đơn vị. - Có 58 que tính. - 58 gồm 5 chục và 8 đơn vị . - Số 63 có hàng chục lớn hơn hàng chục của 58. - 62 > 58 - 58 < 63 58 58 - Vài em nêu lại. - Không cần so sánh số hàng đơn vị nữa. - Điền dấu >, <, =? - Con phải so sánh -> điền dấu. - 3 em lên bảng làm bài( mỗi em làm một cột. 34 < 38 36 > 30 37 = 37 25 < 30 55 < 57 55 = 55 55 > 51 85 < 95 90 = 90 97 > 92 92 < 97 48 > 42 - Mỗi em nhận xét một cột . - 55...57 có hàng chục giống nhau, nhưng hàng đơn vị khác nhau, 5 bé hơn 7 nên 55 bé hơn 57 : 55< 57 - 25....30 hai số có chữ số hàng chục khác nhau. - Khoanh vào số lớn nhất: So sánh 3 số với nhau . Cả lớp làm bài. a) 72, 68, 80 b) 91, 87, 69 . c) 97, 94, 92 . d) 45, 40, 38 . - 4 HS nhận xét, mỗi HS nhận xét một bạn. - Vì 3 số đều có hàng chục là 9. Số 97 có hàng đơn vị là 7 lớn hơn hàng đơn vị của 2 số còn lại. Khoanh vào số bé nhất : - HS làm bài a) 38, 48, 18 b) 76, 78 , 75 c) 60, 79 , 61 d) 79, 60 , 81 Viết các số : 72, 38, 64: Theo thứ tự từ bé đến lớn: 38, 64, 72. Theo thứ tự từ lớn đến bé : 72, 64, 38. - HS làm bài. - Dưới lớp cổ vũ cho các bạn. - Bài So sánh các số có hai chữ số. - Trường hợp 1: Nếu 2 số có chữ số hàng chục giống nhau, thì ta phải so sánh tiếp đến chữ số hàng đơn vị. Nếu chữ số hàng đơn vị của số nào lớn hơn thì ta khẳng định số đó lớn hơn và ngược lại. - Trường hợp 2: Nếu 2 số có chữ số hàng chục khác nhau thì ta không cần so sánh đến chữ số hàng đơn vị, mà khẳng định chữ số ở hàng chục nào lớn hơn thì số đó lớn hơn. Rút kinh nghiệm:. Tập viết Tô chữ hoa D, Đ I. Mục tiêu: HS tô đúng và đẹp các chữ hoa D, Đ. Viết đúng và đẹp các vần anh, ach, các từ ngữ: gánh đỡ, sạch sẽ. Viết theo chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét. II. Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ: chữ hoa : D , Đ Các vần : anh, ach; các từ ngữ: gánh đỡ, sạch sẽ. III. các hoạt động dạy – học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 HS lên bảng viết: bàn tay, hạt thóc. - Nhận xét bài viết của HS – cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. Trong giờ tập viết hôm nay lớp mình sẽ tô chữ hoa D, Đ tập viết các vần : anh, ach và các từ ứng dụng trong bài Cái Bống. 2 . Hướng dẫn tô chữ hoa D, Đ - Gv treo bảng có viết các chữ hoa D và hỏi: ? Chữ hoa D gồm những nét nào? - Chỉ vào chữ D và nói: chữ D gồm 1 nét thẳng nghiêng và nét cong phải kéo từ dưới lên. + GV hd quy trình viết chữ D: Từ điểm đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang trên một chút lượn cong viết nét thẳng nghiêng, lượn vòng qua thân nét nghiêng viết nét móc cong phải kéo từ dưới lên, độ rộng 1 đơn vị chữ , lượn dài qua đầu nét thẳng, hơi lượn vào trong. Điểm dừng bút dưới đường kẻ ngang trên một chút . - GV viết mẫu vừa viết vừa nêu lại quy trình. + GV đưa chữ hoa Đ & hỏi: ? Em có nhận xét gì về chữ hoa D & Đ? - Hướng dẫn HS viết bảng con chữ hoa D, Đ. - Quan sát uốn nắn – sửa sai cho HS. 3. Hướng dẫn HS viết vần và từ ngữ ứng dụng: - Treo bảng phụ viết các vần và từ ngữ ứng dụng: ach, anh, gánh đỡ, sạch sẽ. ? Em hãy nêu độ cao của từng chữ cái trong vần & từ? ? Nhắc lại cách nối giữa các con chữ. * Hướng dẫn HS viết vần, từ ứng dụng vào bảng con. - Nhận xét. 4. Hướng dẫn HS viết bài vào vở . - Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - Nhắc nhở Hs ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai. - Quan sát, uốn nắn cho HS. 5. Chấm, chữa bài: - Thu vở chấm và chữa 1 số bài. - Khen những em viết tiến bộ, viết đẹp. IV. Củng cố, dặn dò: - Về nhà tìm thêm những tiếng, từ có chứa vần ach, anh. - Khen những em viết đã tiến bộ và đẹp. - Nhận xét tiết học. - Dưới lớp viết bảng con: bàn tay, hạt thóc. - Quan sát nhận xét. - Gồm nét thẳng và hai nét cong phải kéo từ dưới lên - HS chú ý lắng nghe. - Vài em nêu lại quy trình viết chữ D. + Giống chữ hoa D. + Khác: chữ hoa Đ có thêm nét ngang. - Cả lớp viết bảng con chữ hoa D, Đ. - 1 HS lên bảng viết chữ hoa D, Đ vào khung chữ đã chuẩn bị sẵn. - Vài em đọc to các vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng phụ. - Cả lớp đọc đồng thanh. - Vài HS nêu. - Vài em nhắc lại cách nối các con chữ trong vần, trong tiếng. - Cả lớp viết bài vào bảng con. - 1 – 2 em nhắc lại tư thế ngồi viết. - Cả lớp viết bài vào vở. - HS ngồi nghe. Rút kinh nghiệm: . Thủ công Cắt, dán hình vuông ( tiết 1). I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: Kẻ, cắt được hình vuông. Cắt, dán được vuông theo 2 cách. II. Chuẩn bị: Hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán trên nền tờ giấy trắng kẻ ô. Bút chì , thước kẻ, kéo , giấy màu. 1 tờ giấy kẻ ô... III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạtđộng của HS A.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Nhận xét sự chuẩn bị của HS. B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài. - Cắt, dán hình vuông. 2. Hướng dẫn quan sát và nhận xét: - Ghim hình mẫu lên bảng hướng dẫn HS quan sát và rút ra nhận xét. - Hình vuông có mấy cạnh? - Độ dài của các cạnh như thế nào? + Như vậy hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau. 3. Hướng dẫn mẫu : * Hướng dẫn kẻ hình vuông: - Ghim tờ giấy kẻ ô đã chuẩn bị lên bảng. - Từ những nhận xét về hình vuông nêu trên và hỏi : ? Muốn vẽ hình vuông có cạnh 7 ô ta làm thế nào ? - Xác định điểm A. Từ điểm A đếm xuống dưới 7 ô được điểm D và đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ô ta được điểm B. ? Làm thế nào để xác định được điểm C ? - Ta nối điểm B như nối hình chữ nhật đã học ta được hình vuông ABCD có các cạnh bằng nhau và bằng 7ô. + Hướng dẫn cắt rời hình vuông và dán. - Cắt theo cạnh AB, AD, DC, BC. * Hướng dẫn cách kẻ, cắt hình vuông đơn giản: - Gợi ý để HS nhớ lại cách kẻ hình chữ nhật đơn giản bằng cách sử dụng hai cạnh của tờ giấy màu làm 2 cạnh của hình vuông có độ dài 7 ô . - Hướng dẫn HS lấy điểm A tại 1 góc của tờ giấy. Từ điểm A đếm xuống dưới và sang phải 7 ô để xác định điểm D; B Từ điểm B và điểm D kẻ xuống và sang phải 7 ôtại điểm gặp nhau của hai đường thẳng là điểm C. Ta được hình vuông ABCD. - Cắt rời và dán sản phẩm vào phần trình bày. 4. Học sinh thực hành: - Cho HS thực hành trên tờ giấy kẻ ô. - Thực hành các bước thao tác đã học. - Kẻ hình vuông theo hai cách, sau đó cắt rời và dán sản phẩm vào vở thủ công. - Các em phải ướm sản phẩm vào vở thủ công trước, sau đó bôi lớp hồ mỏng, đặt dán cân đối và miết hình phẳng - Quan sát uốn nắn, sửa sai cho những HS còn lúng túng. IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh. - Chuẩn bị cho bài sau: “Cắt dán hình vuông” tiếp. - HS để đồ dùng lên bàn để GV kiểm tra. - Bút chì, thước kẻ , kéo , giấy màu. - Vài HS nêu lại đầu bài. Có 4 cạnh. Các cạnh của hình vuông đều bằng nhau và bằng 7 ô vuông. A B D C A B D C A B D C - HS thực hành cá nhân. Rút kinh nghiệm: .. ........................ Sinh hoạt Nhận xét tuần 26 I. Nhận xét chung: * Nền nếp: - Các em đi học đều, đúng giờ, đảm bảo sĩ số. - Ra vào lớp đúng giờ, nhưng khi xếp hàng còn mất trật tư. Chưa nghiêm túc. - Mặc đồng phục đầy đủ. - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ đều đặn . Xong chất lượng của giờ sinh hoạt chưa hiệu quả, còn nhiều em mất trật tự. * Đạo đức : - Các em ngoan, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. - Không nói tục, chửi bậy. * Học tập : - Nhìn chung các em trật tự, chú ý nghe giảng. - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Nhiều tiết học tương đối sôi nổi- có hiệu quả. - Nhiều em tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài như các em : Huy, Thảo Khanh, Mỹ Duyên, ngọc Lan.... - Bên cạnh đó cũng còn không ít em lười học, lười viết bài: Trình bày bài cẩu thả . Một số em đến lớp còn thiếu đồ dùng học tập ( bảng con, bút viết bảng, vở bài tập. Vở ô li) như em: Kiều Anh, Hiếu, Tuấn, Thái... II. Phương hướng tuần tới: - Tích cực rèn đọc đúng, hay. - Rèn làm tính nhẩm các số trong phạm vi các số đã học. - Phát huy các ưu điểm đã đạt được. - Khắc phục tồn tại trong tuần.
Tài liệu đính kèm: