Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 27

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 27

Tập đọc

HOA NGỌC LAN

I. MỤC TIÊU:

ã Hs đọc đúng, nhanh cả bài "Hoa ngọc lan".

ã Luyện đọc các từ: hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp, sáng sáng, xoè ra.

ã Luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy.

ã Ôn các tiếng có vần ăm,ăp. Hs tìm được tiếng có vần ăm trong bài. Nói câu có tiếng chứa vần ăm, ăp.

ã Hiểu nội dung bài: Hiểu tình cảm của em bé đối với cây hoa ngọc lan.

ã Hiểu từ: ngôi nhà thứ hai; thân thiết.

ã Hs nói theo đề tài: Gọi tên các loài hao trong ảnh.

II. ĐỒ DÙNG.

ã Tranh minh hoạ bài học và phần luyện nói.

 

doc 35 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Thứ 2 ngày 23 tháng 3 năm 2008
Tập đọc
Hoa ngọc lan
I. Mục tiêu:
Hs đọc đúng, nhanh cả bài "Hoa ngọc lan".
Luyện đọc các từ: hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp, sáng sáng, xoè ra.
Luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy.
Ôn các tiếng có vần ăm,ăp. Hs tìm được tiếng có vần ăm trong bài. Nói câu có tiếng chứa vần ăm, ăp.
Hiểu nội dung bài: Hiểu tình cảm của em bé đối với cây hoa ngọc lan.
Hiểu từ: ngôi nhà thứ hai; thân thiết.
Hs nói theo đề tài: Gọi tên các loài hao trong ảnh.
II. Đồ dùng.
Tranh minh hoạ bài học và phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ:
- Hs lên bảng đọc bài trong SGK.
? Tai sao nhìn tranh bà lại không đoán được bé vẽ gì?
- Gọi Hs lên bảng viết từ: Vì sao, trông nom, bức tranh.
- Gv nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
Gv cầm cành hoa ngọc lan trên tay yêu cầu Hs quan sát.
 ? Trên tay cô cầm cành gì?
Gv giới thiệu- ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn hs luyện đọc.
Gv đọc mẫu lần 1.
Chú ý giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm.
a. Hướng dẫn Hs luyện đọc.
* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ:
Gv ghi bảng các từ: Hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp, sáng sáng, xoè ra.
- Gọi Hs đọc từng từ.
Gọi Hs phân tích tiếng khó.
Gọi Hs đọc lại toàn bộ tiếng từ khó đọc.
Gv đọc và giải nghĩa một số tiếng từ khó.
Lấp ló: Còn ẩn vào sau kẽ lá.
Ngan ngát: Mùi thơm ngát, lan toả rộng, gợi cảm giác thanh khiết.
* Luyện đọc câu.
 Sau mỗi dấu chấm là một câu. 
Bài này có mấy câu?
Gv chỉ bảng từng câu cho Hs đọc nhẩm.
Gọi Hs đọc từng câu( cứ 2 Hs đọc một câu, đọc đến hết bài).
Gọi Hs đọc nối tiếp.
* Luyện đọc đoạn, bài.
Gv chia đoạn: bài này gồm 3 đoạn.
Gọi Hs đọc từng đoạn ( mỗi đoạn 2 Hs đọc).
Gọi Hs đọc nối tiếp đoạn đến hết bài.
Gọi Hs đọc cả bài.
Đọc đồng thanh cả bài.
* Thi đọc trơn cả bài:
Mỗi tổ cử 1 Hs lên bảng thi đọc trơn cả bài.
Gv nhận xét ghi điểm.
 Hs giải lao.
3. Ôn các vần ăm, ăp.
a. Tìm các tiếng trong bài có chứa vần ăm, ăp.
Yêu cầu Hs tìm trong bài các tiếng có chứa vần ăm, ăp.
Gv dùng thước gạch chân những tiếng Hs vừa tìm được.
Gọi Hs đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
b. Nói câu có tiếng chứa vần ăm, ăp.
Yêu cầu Hs quan sát tranh.
? tranh vẽ gì?
Đọc câu mẫu, dựa vào câu mẫu nói theo yêu cầu.
Gv cho 1 bên thi nói vần ăm, 1 bên thi nói vần ăp.
Nhận xét, tuyên dương đội nói tốt.
Nhận xét tiết 1.
2 - 3 em đọc.
Vì bé vẽ không giống hình con ngựa.
Hs lên bảng viết bài.
Trên tay cô cầm một cành hoa ngọc lan.
Hs nhắc lại đầu bài.
Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
Hoa: H + oa
Lan: L + an; Phân biết lan/ nan.
Lấp ló: Lấp= l + âp +(/); Phân biệt l/n.
Ngan ngát: ngát= ng + at + (/)
Khắp: Kh+ ăp + (/)
Sáng: S + ang +(/)
Xoè: X + oe +(\); Phân biệt s với x
Hs chú ý lắng nghe.
- Bài này có 8 câu.
Hs nhẩm đọc từng câu theo Gv chỉ bảng.
Hs đọc cá nhân 2 lượt.
Đoạn 1: Từ đầu... xanh thẫm.
Đoạn 2: Hoa lan... khắp nhà.
Đoạn 3: Câu còn lại.
Hs đọc cá nhân.
Hs đọc nối tiếp.
2 em đọc.
Cả lớp đọc.
Hs đọc, Hs khác nhận xét, ghi điểm.
khắp vườn, khắp nhà.
Khắp: kh + ăp +(/)
Tranh vẽ một người đang bắn súng và một người dang ngồi học.
Hs đọc câu mẫu.
Vận động viên đang ngắm bắn.
Bạn Hs rất ngăn nắp.
Chia lớp thành 2 đội chơi.
- Ăm: nằm ngủ, chăm bẵm, con tằm, ngăm đen...
- Ăp: bắp cải, sắp sửa, gặp gỡ, chắp cánh...
Tiết 2:
4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
a. Tìm hiểu bài.
Gv đọc mẫu lần 2.
Gọi Hs đọc đoạn 1 và đoạn 2.
? Tác giả đã tả cây hoa ngọc lan như thế nào?.
? Hoa lan có màu gì?
Gv tiểu kết.
Qua đoạn 1 và đoạn 2 tác giả đã cho chúng ta thấy rõ được các đặc điểm chi tiết bên ngoài của cây hoa ngọc lan. Để biết thêm hương thơm đặc trưng của loài hoa này như thế nào thì chúng ta tiếp tục tìm hiểu đoạn 2 và đoạn 3. 
Gọi Hs đọc đoạn 2 và đoạn 3.
? Hương hoa lan thơm như thế nào?
Gv tiểu kết.
Gọi 3 học sinh đọc toàn bài.
Gv nhận xét, ghi điểm.
b. Luyện nói.
 ? Đề tài luyện nói của chúng ta ngày hôm nay là gì?
Cho Hs quan sát tranh.
? Tranh vẽ gì?
Em hãy gọi tên các loài hoa trong ảnh.
Những hoa đó có màu gì? cánh to hay nhỏ? nở vào mùa nào?
- Gv nhận xét cho điểm.
IV. Củng cố, dặn dò.
Gọi Hs đọc lại toàn bài.
Về nhà đọc và viết bài.
Chuẩn bị bài sau.
Hs chú ý lắng nghe.
1 Hs đọc.
Thân cây cao, to, vỏ bạc trắng, lá dày, xanh thẫm.
Hoa lan có màu trắng ngần.
- 2 Hs đọc.
- Hương hoa thơm ngan ngát, toả khắp vườn, khắp nhà.
- Hs đọc.
- Hs khác nhận xét.
Đề tài: Gọi tên các loài hoa trong ảnh.
Vẽ các loài hoa.
Hoa đồng tiền, hoa râm bụt, hoa đào, hoa hồng, hoa sen.
 - Những hoa đó có màu đỏ và màu hồng. Hoa sen và hoa hồng, hoa râm bụt cánh to, hoa đồng tiền hoa đào cánh bé ...
- 1 Hs đọc lại.
Rút kinh nghiệm:............................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số và tìm số liền sau của số coc 2 chữ số.
Bước đầu biết phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
II. Đồ dùng:
SGK, bảng phụ.
III. Lên lớp:
Hoạt động của Gv
Hoạt độg của Hs.
A. Bài cũ.
 - Gọi 3 Hs lên bảng làm bài tập.
Hs dưới lớp đứng so sánh các số bất kì.
Nhận xét- ghi điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Luyện tập.
2. Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Bài 1(144) Hs nêu yêu cầu.
Yêu cầu Hs nêu cách viết số.
Yêu cầu Hs làm bài.
- Gọi 3 đội Hs lên bảng. Mỗi đội 1 Hs đọc số, 1 Hs viết số.
Gọi Hs đọc lại các số vừa viết được.
Gv nhận xét, ghi điểm.
Bài 2(144)Hs nêu yêu cầu.
Gọi Hs đọc mẫu.
? Muốn tìm số liền sau của 1 số ta làm như thế nào?
Yêu cầu Hs làm vào vở bài tập.
Yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc kết quả.
Nhận xét.
Bài 3(144) Hs nêu yêu cầu.
Hãy nhắc lại cách so sánh các số có 2 chữ số?
Gọi 3 Hs lên bảng làm bài.
Yêu cầu dưới lớp làm bài vào vở ô li.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4(144) Hs nêu yêu cầu.
Yêu cầu Hs đọc mẫu.
? Tám chục còn được gọi là bao nhiêu?
Ta thay chữ "và" bằng dấu (+) ta được phép tính 87 = 80 + 7.
Đây cũng chính là cách phân tích số.
Gọi 2 Hs lên bảng làm bài.
Nhận xét, ghi điểm.
IV. Củng cố, dặn dò.
Cho Hs đọc lại các số 20 đến 40; 50 đến 60; 80 đến 99.
NHắc lại nội dung bài.
Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau.
Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
 27 < 38 54 < 59 45 < 54
 12 < 21 37 = 37 64 < 71
- Hs khác nhận xét.
Viết số.
a, Ba mươi, mười ba, mười hai, hai mươi.
 30, 13, 12, 20
b, Bảy mươi bảy, bốn mươi tư, chín mươi sáu, sáu mươi chín.
 71, 44, 96, 69.
c, Tám mươi mốt, mười, chín mươi chín, bốn mươi tám.
 81, 10, 99, 48.
- Hs khác nhận xét.
Viết (theo mẫu).
M: Số liền sau của 80 là 81.
a, Số liền sau của 23 là24.
 Số liền sau của 70 là71.
b, Số liền sau của 84 là85.
 Số liền sau của 98 là99.
c, Số liền sau của 54 là55.
 Số liền sau của 69 là70.
d, Số liền sau của 39 là40.
 Số liền sau của 40 là41.
Điền dấu >, <, =?
Ta so sánh các số hàng chục trước, nếu số hàng chục bằng nhau thì ta mới so sánh đến cac số hàng đơn vị.
a, 34 45 c, 55 < 66
78 > 69 81 33
72 90 77 < 99
 62 = 62 61 22
Viết (theo mẫu).
M: a, 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị; ta viết 87 = 80 + 7
- Tám chục còn được gọi là 80.
b, 59 gồm 5 chục và 9 đơn vị; ta viết 
 59 = 50 + 9
c, 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị; ta viết
 20 = 20 + 0
d, 99 gồm 9 chục và 9 đơn vị; ta viết
 99 = 90 + 9
- Hs khác nhận xét.
Rút kinh nghiệm:............................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
Cảm ơn và xin lỗi.
I. Mục tiêu:
Hs hiểu cần nói lời cảm ơnkhi được người khác quan tâm, giúp đỡ. Cần xin lỗi khi mắc lỗi.
Biết cảm ơn, xin lỗi là tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác.
Tôn trọng những người xung quanh.
Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hẵng ngày.
II. Chuẩn bị:
Tranh phóng to.
Vở bài tập.
III. Lên lớp.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ.
- Khi nào thì phải nói lời xin lỗi, cảm ơn?
- Gv nhận xét đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Dạy bài mới.
* Hoạt động 1.
- Yêu cầu Hs ứng xử theo các tình huống bài tập 3.
- Hs độc lập làm bài tập.
- Hs trình bày kết quả.
Kết luận: Cần nhặt hộp bút trả cho bạn và nói lời xin lỗi.
- Nói lời cảm ơn vì bạn đã giúp mình.
* Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai.
- Gv nêu tình huống: Thắng mượn truyện tranh của Nga nhưng sơ ý làm rách một trang. Thắng mang truyện trả cho bạn.
Thắng cần cảm ơn bạn về quyển truyện và phải xin lỗi bạn vì đã làm hỏng sách. Nga cần tha lỗi cho bạn.
* Hoạt động 3: Chơi "ghép cánh hoa vào nhị hoa".
- Cho Hs chơi theo nhóm.
- Cho mỗi nhóm một nhị hoa "cảm ơn" và một nhị hoa "xin lỗi" cùng các cánh hoa ghi các tình huống.
- Gv nhận xét đánh giá.
IV. Củng cố, dặn dò.
Nhăc lại nội dung bài học.
Nhận xét giờ học.
Về nhà học và chuẩn bị bài sau.
- Khi được ai đó giúp đỡ thì phải nói lời cảm ơn, khi làm phiền ai hoặc mắc lỗi thì phải nói lời xin lỗi.
a, Nếu em sơ ý làm rơi hộp bút của bạn xuống đất:
- Bỏ đi không nói gì.
- Chỉ nói lời xim lỗi bạn.
- Nhặt trả bạn và nói lời xin lỗi.
b, Em bị vấp ngã, bẩn quần áo và rơi cặp sách. Bạn đỡ em dậy và giúp em phủi sạch quần áo.
- Em im lặng.
- Nói lời cảm ơn bạn.
Hs thảo luận cách ứng xử.
Hs tự phân vai diễn.
Hs nhận xét.
Mỗi nhóm 4 em.
Hs ghép cánh vào nhị sao cho phù hợp.
Các nhóm làm việc.
Trình bày sản phẩm.
Hs khác nhận xét.
Rút kinh nghiệm:............................................................................................................
....................... ... như thế nào?
NHắc lại các bước giải bài toán có lời văn.
Gọi 1 Hs lên bảng làm bài.
Nhận xét ghi điểm.
Bài 5(147)Hs nêu yêu cầu.
Yêu cầu Hs tự làm bài.
Đổi chéo vở kiểm tra.
Nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò.
Nhắc lại nội dung bài học.
Về nhà học và làm bảitong VBT.
NHận xét giờ học.
Chuẩn bị bài giờ sau.
Số liền trước
Số đã biết
Số liền sau
 54
 55
 56
 69
 70
 71
 88
 89
 90
Viết các số.
a. Từ 15 -> 25: 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25.
b. Từ 69 -> 79: 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79.
Đọc mỗi số sau.
35: Ba mươi lăm; 41: Bốn mươi mốt.
64: Sáu mươi tư ; 85: Tám mươi lăm.
69: Sáu mươi chín; 70: Bảy mươi.
Điền dấu >, <, = ?
a, 72 65 c, 15 > 10 + 4
 85 > 81 42 < 76 16 = 10 + 6
 45 < 47 33 < 66 18 = 15 + 3
Hs khác nhận xét.
Tóm tắt.
Có :10 cây cam
Có :8 cây chanh.
Có tất cả:...? cây?
 Bài giải.
Có tất cả số cây là:
 10 + 8 = 18 (cây)
 Đáp số: 18 cây.
Viết số lớn nhất có 2 chữ số.
- Số lớn nhất có 2 chữ số là: 99
Hs nhận xét.
Rút kinh nghiệm:............................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập viết
Tô chữ hoa : G
I. Mục tiêu:
Ÿ HS tô đúng và đẹp các chữ hoa G.
Ÿ Viết đúng và đẹp các vần ươn, ương các từ ngữ: vườn hoa, ngát hương.
Ÿ Viết theo chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét.
II. Đồ dùng dạy học:
Ÿ Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ:
Ÿ Chữ hoa G.
Ÿ Các vần: ươn, ương; các từ ngữ vườn hoa, ngát hương.
III. Dạy- học bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc cho cả lớp viết bảng con: chăm học, khắp vườn.
- Thu vở chấm của những Hs giờ trước viết chưa xong.
 - Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài :
 - Trong giờ tập viết hôm nay các em sẽ tập tô các chữ: G và tập viết các vần, các từ ngữ ứng dụng trong bài tập đọc.
 2. Hướng dẫn tô chữ hoa G:
Chữ hoa G.
 - Treo bảng có viết các chữ hoa G, và hỏi: 
 ? Chữ hoa G gồm những nét nào? 
 - Chỉ vào chữ G và nói cho HS hiểu quy trình viết chữ G.
 - Viết mẫu chữ hoa G lên bảng đã kẻ dòng sẵn.
- Gv và Hs cùng viết trên không.
- Yêu cầu Hs viết bảng con chữ G.
- Gv quan sát, sửa sai.
3. Hướng dẫn HS viết vần và từ ngữ ứng dụng:
 - Treo bảng phụ viết các vần và từ ngữ ứng dụng. 
 - Gọi HS đọc nội dung bài viết.
? Em có nhận xét gì về độ cao các chữ cái trong từng vần và từ?
 - Nhắc lại cách nối giữa các con chữ.
 - Quan sát – nhận xét.
 - Hướng dẫn HS viết ươn, ương, từ ứng dụng vào bảng con.
 - Quan sát – uốn nắn cho các em .
 - Nhận xét HS viết.
4. Hướng dẫn HS viết bài vào vở .
 - Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
 - Nhắc nhở các em ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai.
 - Quan sát các em viết kịp thời uốn nắn các lỗi.
 - Thu vở chấm và chữa 1 số bài.
 - Khen những em viết tiến bộ, viết đẹp.
IV. Củng cố , dặn dò
 - Tập tìm thêm những tiếng, từ có chứa vần ươn, ương.
 - Khen những em viết đã tiến bộ và đẹp.
 - Về nhà luyện viết thêm.
- 2 em lên bảng viết .
- Hs khác nhận xét.
Chữ hoa G gồm nét xoắn cong phải và nét khuyết trái.
 - Vài em nêu lại quy trình viết chữ G
- Cả lớp thực hành viết chữ G vào bảng con.
- Vài em đọc to các vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng phụ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Vài em nêu.
 - Cả lớp viết bảng con vần ươn, ương theo mẫu.
 - Cả lớp viết bảng con: vườn hoa, ngát hương.
- 1 – 2 em nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Cả lớp viết bài vào vở.
Rút kinh nghiệm:............................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thủ công
Cắt, dán hình vuông(tiết 2)
I. Mục tiêu:
Hs cắt, dán được hình vuông đúng, đẹp theo mẫu.
II. Đồ dùng:
Giấy màu, kéo, hồ dán, thước kẻ, bút chì.
III. Lên lớp.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
- Nhận xét.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài - ghi bảng.
2. Hướng dẫn Hs cắt, dán hình vuông.
- Yêu cầu Hs nhắc lại độ dài của cạnh.
- Yêu cầu Hs nhắc lại cách vẽ hình vuông.
Hướng dẫn cắt và dán.
- Dùng kéo cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA ta được hình vuông.
- Bôi một lớp hồ mỏng, dán cân đối, phẳng, đẹp.
3. Thực hành.
- Yêu cầu Hs lấy giấy màu thủ công ra thực hành kẻ, vẽ và cắt, dán hình vuông.
- Gv quan sát, hướng dẫn thêm.
IV. Củng cố, dặn dò.
NHắc lại nội dung bài.
Nhận xét giờ học.
Về nhà chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau.
Hs lấy đồ dùng cho Gv kiểm tra.
-1 - 2 Hs nhắc lại.
Độ dài của mỗi cạnh là 7 ô vuông.
Lấy điểm A và điểm B trên cùng một dòng kẻ. Từ điểm A hạ xuống 7 ô, từ điểm B hạ xuống 7 ô.Nối lần lượt các điểm A, B, C, D được hình chữ nhật ABCD.
Hs chú ý quan sát.
Hs lấy giấy màu thủ công ra làm hoàn thiện sản phẩm.
Dọn sạch đồ dùng sau khi làm.
Rút kinh nghiệm:............................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
Trí khôn.
I. Mục tiêu:
Ghi nhớ đợc nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi của Gv, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Biết phân biệt giọng của các nhân vật.
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Thấy được sự ngốc nghếch, khờ dại của hổ, hiểu được trí khôn là sự thông minh. Nhờ đó mà con người làm chủ được muôn loài.
II. Đồ dùng.
Tranh minh hoạ SGVK.
III. Lên lớp
.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ.
- Yêu cầu Hs mở SGK trang 63 kể lại câu chuyện" Cô bé trùm khăn đỏ".
- Hs, Gv nhận xét.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài- Ghi bảng.
2. Hướng dẫn Hs kể chuyện.
a. Gv kể chuyện "Trí khôn".
b. Hướng dẫn Hs tập kể theo đoạn.
Hs kể theo tranh
Đoạn 1: 
Gv treo tranh.
? Tranh vẽ cảnh gì?
? Hổ nhìn thấy gì?
? Thấy cảnh ấy hổ đã làm gì?
Gọi 2 Hs kể lại đoạn 1.
Hãy nhận xét xem bạn kể được chưa?
Gv nhận xét động viên Hs.
Đoạn 2:
Gv treo tranh 2.
? Hổ và Trâu đang làm gì?
? Hổ và trâu nói gì với nhau?
Gọi 2 Hs kể lại đoạn 2.
Hãy nhận xét xem bạn kể còn chỗ nào chưa được?
Gv nhận xét động viên Hs.
Đoạn 3:
Gv treo tranh.
? Muốn biết trí khôn hổ đã làm gì?
? Cuộc nói chuyện giữa hổ và bác nông dân còn tiếp diễn như thế nào?
Gọi 2 Hs kể lại đoạn 3.
Hãy nhận xét xem bạn kể được chưa?
 - Gv nhận xét động viên Hs.
Đoạn 4:
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
? Câu chuyện kết thúc như thế nào?
Gọi 2 Hs kể lại đoạn 4.
Hãy nhận xét xem bạn kể được chưa?
 - Gv nhận xét động viên Hs.
c. Hướng dẫn Hs kể lại toàn chuyện.
Gv nêu yêu cầu, Hs kể chuyện theo nhóm.
Yêu cầu Hs kể theo vai.
Gọi Hs khác nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét, ghi điểm.
d. ý nghĩa câu chuyện.
 ? Câu chuyện cho em biết điều gì?
 Chính trí khôn giúp con người làm chủ được cuộc sống và làm chủ được muôn loài. 
IV. Củng cố, dặn dò.
Nhắc lại nội dung câu chuyện.
Về nhà tập kể lại câu chuyện
Chuẩn bị bài giờ sau.
4 Hs kể lại.
Hs khác nhận xét.
Hs nhắc lại đầu bài.
Hs chú ý lắng nghe.
Hs quan sát tranh.
Bác nông dân cày ruộng, con trâu rạp mình kéo cày, hổ ngó nhìn.
Hổ nhìn thấy bác nông dân và Trâu đang cày ruộng.
Hổ lấy làm lạ , ngạc nhiên và tới hỏi Trâu vì sao lại thế?
Hs kể đoạn 1 theo tranh.
Hs khác nhận xét.
Hổ và Trâu đang nói chuyện.
Hổ hỏi Trâu vì sao phải kéo cày. Trâu nói vì người có trí khôn.
Hs kể đoạn 2 theo tranh.
Hs khác nhận xét.
Hổ đã lân la hỏi chuyện bác nông dân.
Bác nông dân muốn trói Hổ để về lấy trí khôn và Hổ dã đòng ý.
Hs kể đoạn 3 theo tranh.
Hs khác nhận xét.
Vẽ cảnh Hổ bị trói, bác nông dân đốt lửa xung quanh Hổ.
Hổ khiếp sợ bỏ chạy vào rừng.
Hs kể đoạn 4 theo tranh.
Hs khác nhận xét.
Hs ngồi theo 8 nhóm.
Hs kể chuyện trong nhóm.
Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nhóm tự phân vai và kể.
- Hổ to xác nhưng ngốc, không biết trí khôn là gì. Con người tuy nhỏ nhưng có trí khôn.
Rút kinh nghiệm:............................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 26
I. Nhận xét chung:
 * Nền nếp:
- Các em đi học đều, đúng giờ, đảm bảo sĩ số.
- Ra vào lớp đúng giờ, nhưng khi xếp hàng còn mất trật tự. Chưa nghiêm túc.
- Mặc đồng phục đầy đủ.
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ đều đặn . Xong chất lượng của giờ sinh hoạt chưa hiệu quả, còn nhiều em mất trật tự.
 * Đạo đức :
- Các em ngoan, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- Không nói tục, chửi bậy.
 * Học tập : 
 - Nhìn chung các em trật tự, chú ý nghe giảng.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trớc khi đến lớp.
 - Nhiều tiết học tương đối sôi nổi- có hiệu quả.
 - Nhiều em tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài như các em :
 Huy, Thảo Khanh, Mỹ Duyên, ngọc Lan....
 - Bên cạnh đó cũng còn không ít em lười học, lời viết bài: Trình bày bài cẩu thả . Một số em đến lớp còn thiếu đồ dùng học tập ( bảng con, bút viết bảng, vở bài tập. Vở ô li) như em: Kiều Anh, Hiếu, Tuấn, Thái...
II. Phương hướng tuần tới:
 - Tích cực rèn đọc đúng, hay.
 - Rèn làm tính nhẩm các số trong phạm vi các số đã học.
 - Phát huy các ưu điểm đã đạt được.
 - Khắc phục tồn tại trong tuần.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1(214).doc