Thiết kế bài dạy các môn khối 1 - Tuần 28 (chi tiết)

Thiết kế bài dạy các môn khối 1 - Tuần 28 (chi tiết)

TẬP ĐỌC

 NGÔI NHÀ

I.Mục tiêu:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Tốc độ cần đạt: 30 tiếng/phút.

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.

- Trả lời được câu hỏi 1 (SGK)

+ HS khá, giỏi: tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần iêu, yêu; nói về ngôi nhà em mơ ước.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh.

 

doc 28 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn khối 1 - Tuần 28 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 28
Thứ hai, ngày 22 tháng 3 năm 2010
 TẬP ĐỌC
 NGÔI NHÀ
I.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Tốc độ cần đạt: 30 tiếng/phút.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.
- Trả lời được câu hỏi 1 (SGK)
+ HS khá, giỏi: tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần iêu, yêu; nói về ngôi nhà em mơ ước.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.KTBC: Nhận xét bài KTĐK giữa học kỳ 2, rút kinh nghiệm cho học sinh.
2.Bài mới:
* GV giới thiệu tranh, giới thiệu tựa bài.
* Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, tha thiết tình cảm). Tóm tắt nội dung bài:
- Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn.
*Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
- Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ.
- Hàng xoan: (hàng ¹ hàn), xao xuyến: (x ¹ s), lảnh lót: (l¹ n)
Thơm phức: (phức ¹ phứt).
- Học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu như thế nào là thơm phức?
Lảnh lót là tiếng chim hót như thế nào?
*Luyện đọc câu:
Gọi học sinh đọc trơn nối tiếp các câu còn lại.
*Luyện đọc đoạn: (có 3 đoạn, theo 3 khổ thơ)
- Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, mỗi khổ thơ là một đoạn.
- Đọc cả bài.
* Hoạt động 1:Luyện tập: Ôn các vần yêu, iêu.
- Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: Đọc những dòng thơ có tiếng yêu?
Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu?
Bài tập 3: Nói câu có chứa tiếng vần iêu?
Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
 Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
- Hỏi bài mới học.
- Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ
+ Nhìn thấy gì?
+ Nghe thấy gì?
+ Ngửi thấy gì?
- Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước.
- Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
- Luyện HTL một khổ thơ.
Tổ chức cho các em thi đọc thuộc lòng một khổ thơ mà các em thích.
* Hoạt động 2:Luyện nói:
- Nói về ngôi nhà em mơ ước.
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói.
5.Củng cố: Hỏi tên bài, nêu lại nội dung bài.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài, xem bài mới. Dọn nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp.
- Học sinh chữa bài tập giữa học kỳ 2.
- Nhắc tựa.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và theo dõi đọc thầm.
- Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
- 5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
- Mùi thơm rất mạnh, rất hấp dẫn.
- Tiếng chim hót liên tục nghe rất hay.
- Học sinh lần lượt đọc theo yêu cầu.
- Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.
- Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn nhóm.
- 2 em, lớp đồng thanh.
- Em yêu nhà em. Em yêu tiếng chim. Em yêu ngôi nhà.
- Học sinh đọc:
 Em yêu ngôi nhà.
Gỗ tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
HS tự nêu.
HS tự nói.
Học sinh rèn đọc diễn cảm.
Học sinh rèn HTL theo hướng dẫn của giáo viên và thi đọc HTL khổ thơ theo ý thích.
Lắng nghe.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn.
- Học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.
- Học sinh khác nhận xét bạn nói về mơ ước của mình.
- Nhắc tên bài và nội dung bài học.
- 1 học sinh đọc lại bài.
- Thực hành ở nhà.
 .
 Thø ba,ngµy 23 th¸ng 3.n¨m2010
 TẬP VIẾT
 TÔ CHỮ HOA H,J,K
I. Mục tiªu
- Tô các chữ hoa H J,K
- Viết đúng các vần, iªt ,uyªt ,iªu,yªu ,các từ ngữ:hiÕu th¶o ,yªu mÕnngoan ngo·n,®o¹t gi¶i, kiểu chữ thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai (mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
+ HS khá, giỏi: viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập hai.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
- Chữ hoa: H đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
- Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, chấm điểm 2 bàn học sinh.
- Gọi 2 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: vườn hoa, ngát hương.
- Nhận xét bài cũ.
- Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
2 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: vườn hoa, ngát hương.
2.Bài mới:
- Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn tô chữ hoa:
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
- Nhận xét về số lượng và kiểu nét. - Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ.
- Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
- Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện (đọc, quan sát, viết).
* Hoạt động 2 : Thực hành:
- Cho HS viết bài vào tập.
- GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp.
- Thu vở chấm một số em.
4.Củng cố:
- Hỏi lại tên bài viết.
- Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ H
- Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò: Viết phần B.
- Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
- Học sinh quan sát chữ H hoa trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.
- Viết bảng con.
- Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- Viết bảng con.
- Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.
- Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
- Hoan nghênh, tuyên dương HS viết tốt.
 .
 CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
 NGÔI NHÀ
I.Mục tiêu:
- Nhìn bảng, chép lại cho đúng khổ thơ 3 bài: “Ngôi nhà” trong khoảng 10 – 12 phút. Mắc không quá 5 lỗi trong bài.
- Điền đúng vần iêu, yêu, chữ c, k vào chỗ trống.
- Bài tập 2, 3 (SGK)
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung khổ thơ cần chép và các bài tập 2, 3.
-Học sinh cần có vở.
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.KTBC:
- Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 tuần trước đã làm.
- Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:
- GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tập chép:
- Gọi học sinh nhìn bảng đọc khổ thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: mộc mạc, tre, đất nước.
- Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
- Thực hành bài viết (chép chính tả).
- Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 3 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ.
- Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
- Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sửa lỗi chính tả:
- Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sửa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
- Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
- Thu bài chấm 1 số em.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt.
- Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
- Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Gọi học sinh đọc thuộc ghi nhớ sau:
K: i e ê
5.Nhận xét, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
- Chấm vở 3 học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
- 2 học sinh làm bảng.
- Học sinh khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Học sinh nhắc lại.
- 2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
- Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp.
- Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai.
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.
- Học sinh đổi vở và sửa lỗi cho nhau.
- Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
- Điền vần iêu hoặc yêu.
- Điền chữ c hoặc k.
- Học sinh làm vở.
- Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh.
 Giải
- Hiếu chăm ngoan, học giỏi, có năng khiếu vẽ. Bố me ... ẹp, làm lại các bài tập.
- Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
- 2 học sinh làm bảng.
- 3 học sinh nêu quy tắc viêt chính tả đã học.
- Học sinh khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Học sinh nhắc lại.
- 2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
- Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp.
- Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai.
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.
- Học sinh đổi vở và sửa lỗi cho nhau.
- Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
- Điền chữ s hay x.
- Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 2 học sinh.
Giải
Xe lu, dòng sông
- Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
 .
 KỂ CHUYỆN
 BÔNG HOA CÚC TRẮNG
I.Mục tiêu:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Biết nội dung câu chuyện: Lòng hiếu thảo của cô bé làm cho đất trời cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
- HS khá, giỏi: kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
-Đồ dùng để đóng vai: khăn để đóng vai mẹ, gậy để đóng vai cụ già.
-Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.KTBC:
- Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 81 để kể lại câu chuyện đã học. Sau đó mời 4 học sinh nối nhau để kể lại 4 đoạn câu chuyện theo cách phân vai. Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:
- Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
* Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
- Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
- Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Chuyển lời kể linh hoạt từ lời người kể sang lời người mẹ, lời cụ già, lời cô bé cụ thể:
- Lời người dẫn chuyện: kể chậm rãi cảm động.
- Lời người mẹ: mệt mỏi yếu ớt.
- Lời cụ già: ôn tồn.
- Lời cô bé: ngoan ngoãn lễ phép khi trả lời cụ già; lo lắng, hốt hoảng khi đến các cánh hoa: “Trời ! Mẹ chỉ còn sống được 20 ngày nữa!”.
- Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
*Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
- Tranh 1 vẽ cảnh gì?
- Câu hỏi dưới tranh là gì?
- Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.
- Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
* Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
- Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: người dẫn chuyện, người mẹ, cụ già, cô bé). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
- Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.
* Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện này cho em biết điều gì?
3.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
- 4 học sinh xung phong đóng vai kể lại câu chuyện “Sư tử và chuột nhắt”.
- Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn đóng vai và kể.
- Học sinh nhắc tựa.
- Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện.
- Trong một túp lều người mẹ ốm nằm trên giường, trên người đắp một chiếc áo. Bà nói với con gái ngồi bên: “Con mời thầy thuốc về đây”
Người mẹ ốm nói gì với con?
- 4 học sinh (thuộc 4 tổ) hoá trang theo vai và thi kể mẫu đoạn 1.
- Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.
- Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 3 học sinh đóng vai người mẹ, cụ già, cô bé để kể lại câu chuyện.
- Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).
- Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
- Là con phải yêu thương cha mẹ.
- Con cái phải chăm sóc yêu thương khi cha mẹ đau ốm.
- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện (các em có thể nói theo suy nghĩ của các em).
4 học sinh xung phong đóng vai (4 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Tuyên dương các bạn kể tốt.
 .
 TỐN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiªu:
- Biết lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán; biết cách giải và trình bày bài giải bài toán.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bộ đồ dùng toán 1.
-Các tranh vẽ SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
- Gọi học sinh giải bài tập 3 và 4 trên bảng lớp.
- Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
- Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
3.Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài và đọc đề toán.
- Giáo viên hướng dẫn các em dựa vào tranh để hoàn chỉnh bài toán:
- Các em tự TT bài và giải rồi chữa bài trên bảng lớp.
Bài 2: 
- Cho học sinh nhìn tranh vẽ và nêu tóm tắt bài toán rồi giải theo nhóm.
- Giáo viên nhâïn xét chung về hoạt động của các nhóm và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4.Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
1 học sinh giải bài tập 3.
Giải:
Sợi dây còn lại là:
13 – 2 = 11 (m)
	Đáp số: 11 m.
1 học sinh giải bài tập 4.
Giải:
Số hình tròn không tô màu là:
15 – 4 = 11 (hình tròn)
	Đáp số: 11 hình tròn.
- Nhắc tựa.
- Trong bến có 5 ô tô đậu, có thêm 2 ô tô vào bến. Hỏi có tất cả bao nhiêu ô tô?
Tóm tắt:
	Có: 5 ô tô
	Có: 2 ô tô
	Tất cả có:? ô tô.
 Giải
Số ô tô có tất cả là:
5 + 2 = 7 (ô tô)
	Đáp số: 7 ô tô.
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tự hoạt động: “nhìn tranh: Nêu TT bài toán và giải bài toán đó”.
Tóm tắt:
Có 	: 8 con thỏ
Chạy đi 	: 3 con thỏ
Còn lại 	:? con thỏ
Giải:
Số con thỏ còn lại là:
8 – 3 = 5 (con)
	Đáp số: 5 con thỏ.
- Nhóm nào xong trước đính lên bảng lớp và tính điểm thi đua. - - - Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- Nhắc lại tên bài học.
- Nêu lại cách giải bài toán có văn.
- Thực hành ở nhà.
............................................................................
 THỂ DỤC
ÔN : BÀI THỂ DỤC – 
I.Mục tiêu:
-Ôn 3 động tác đã học. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Học động tác vặn mình. Yêu cầu thực hiện ở mức độ cơ bản đúng.
 -Ôn điểm số hàng dọc theo tổ. Yêu cầu điểm số đúng, rõ ràng.
II.Chuẩn bị: Dọn vệ sinh nơi tập, kẽ ô chuẩn bị cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Phần mỡ đầu:
Thổi còi tập trung học sinh.
Phổ biến nội dung yêu cầu của bài học.
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát (2 phút)
Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc theo địa hình tự nhiên ở sân trường 50 đến 60 mét.
Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu (1 -> 2 phút)
Trò chơi: “ Đi ngược chiều theo tín hiệu”. HS đang đi thường theo vòng tròn khi nghe thấy GV thổi 1 tiếng còi thì quay lại đi ngược chiều vòng tròn đã đi và tương tự khoảng 4 -> 5 lần
2.Phần cơ bản:
Ôn 3 động tác TD đã học : 2 -> 3 lần, mỗi động tác 2 x 4 nhịp.
Cần nhắc HS thở sâu ở động tác vươn thở.
Học động tác vặn mình: 4 – 5 lần, 2x8 nhịp.
Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích và cho học sinh tập bắt chước. Sau lần tập thứ nhất, giáo viên nhận xét uốn nắn động tác sai, cho tập lần 2. Chọn học sinh thực hiện động tác tốt lên làm mẫu và cùng cả lớp tuyên dương. Cho tập thêm 2 – 3 lần nữa để các em quen động tác.
Ôn 4 động tác đã học: 2 -> 4 lần, mỗi động tác 2x4 nhịp.
Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số: 2 -> 3 lần.
Lần 1: Từ đội hình tập thể dục giáo viên cho giải tán và ch tập hợp lại.
Lần 2 và 3 cán sự lớp điều khiển, giáo viên giúp đỡ .
Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức: 1 – 2 lần.
GV nêu trò chơi sau đó giải thích cách chơi, Tổ chức cho học sinh chơi một vài lần.
3.Phần kết thúc :
GV dùng còi tập hợp học sinh.
Đi thường theo nhịp và hát 2 -> 4 hàng dọc và hát : 1 – 2 phút.
Trò chơi hồi tỉnh: Do giáo viên chọn 1 phút.
GV cùng HS hệ thống bài học.
4.Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn về nhà thực hành.
Học sinh ra sân. Đứng tại chỗ, khởi động.
HS lắng nghe nắmYC nội dung bài học.
HS thực hiện theo hdẫn của lớp trưởng.
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Học sinh nêu lại quy trình tập 3 động
 tác và biểu diễn giữa các tổ.
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
HS nêu lại quy trình tập động tác văn mình.
Học sinh tập thử. Rồi tập chính thức.
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
HS thực hiện theo hdẫn của lớp trưởng.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng.
Học sinh nhắc lại quy trình tập các động tác đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28 ca buoi 2 day du lop 1.doc