Thiết kế bài dạy các môn khối 1 - Tuần 28 (chuẩn)

Thiết kế bài dạy các môn khối 1 - Tuần 28 (chuẩn)

ĐẠO ĐỨC ( BÀI 13)

CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT ( TIẾT 1)

A. MỤC TIÊU:

- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.

- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày.

- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- VBT đạo đức

- Tranh minh hoạ.

- Trò chơi “ Vòng tròn chào hỏi”.

- Bài hát “ Con chim vành khuyên”.

 

doc 11 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn khối 1 - Tuần 28 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Ngày soạn : 21 – 3 – 2010 
Ngày giảng: 22 – 3 – 2010 ( 1D)
23 – 3 – 2010 ( 1H – 1E).
đạo đức ( bài 13)
Chào hỏi và tạm biệt ( tiết 1)
A. mục tiêu:
Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.
Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày.
Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
B. đồ dùng dạy học:
VBT đạo đức
Tranh minh hoạ.
Trò chơi “ Vòng tròn chào hỏi”.
Bài hát “ Con chim vành khuyên”.
C. lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giờ trước chúng ta đã học bài gì?
- Khi nào cần nói lời cảm ơn? Khi nào em cần nói lời xin lỗi? 
- Em đã nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi bao giờ chưa? Trong trường hợp nào?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
*HĐ 1: Giới thiệu bài
Để em thực sự trở thành một người văn minh, lịch sự; biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, ngoài biết nói lời cảm ơn và xin lỗi em còn cần phải biết nói lời chào hỏi và tạm biệt. Trong giờ học hôm nay, cô và lớp mình sẽ cùng tìm hiểu cách chào hỏi và tạm biệt trong từng trường hợp cụ thể qua bài 13: Chào hỏi và tạm biệt ( tiết 1).
*HĐ 2: Chơi trò chơi “ Vòng tròn chào hỏi” ( Bài tập 4).
- Cảm ơn và xin lỗi.
- Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. Cần nói lời xin lỗi khi làm phiền người khác, khi em có lỗi.
- Trả lời
- HS khác nhận xét.
- Lắng nghe
- Nhắc lại tên bài.
- Cho hs đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau thành từng đôi một.
- Nêu các tình huống:
+ Hai người bạn gặp nhau
+ Học sinh gặp thầy giáo, cô giáo ngoài đường.
+ Em đến nhà bạn chơi và gặp bố mẹ bạn.
+ Em đi học về, trong nhà có khách của bố mẹ.
+ 
- Nhận xét.
- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào nhau.
( Sau mỗi tình huống lại dịch chuyển tạo thành đôi mới)
- Đóng vai chào hỏi:
( Ví dụ : Chào Lan, bạn đi đâu vậy?)
* HĐ 3: Thảo luận cả lớp
- Nêu câu hỏi: 
+ Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống nhau hay khác nhau?
+ Khác nhau như thế nào?
- Trả lời:
+ Khác nhau.
+ Khác ở cách xưng hô với người chào
( Ví dụ: - với bạn:xưng cậu – tớ
 - với ông, bà :xưng cháu
 - với bố mẹ : xưng con ).
+ Em cảm thấy thế nào khi:
Được người khác chào hỏi?
Em chào họ và được họ đáp lại?
Em chào bạn nhưng bạn không đáp lại?
+ Cảm thấy vui, 
+ Cảm thấy được tôn trọng, được yêu quý.
+ Cảm thấy buồn, 
→KL: 
- Cần chào hỏi khi gặp gỡ và nói tạm biệt khi chia tay.
- Chào hỏi và tạm biệt là thể hiện sự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
- Nêu câu tục ngữ “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
- Đọc lại câu tục ngữ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Các em nhớ thực hiện tốt như bài đã học : biết chào hỏi khi gặp gỡ và nói lời tạm biệt khi chia tay.
- Về nhà xem các bài tập còn lại.
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe và thực hiện.
Ngày giảng : 22 / 03/ 2010 ( 1D).
23 / 03/ 2010 ( 1H).
Luyện toán
giải toán có lời văn ( bài 105)
A. mục tiêu:
Củng cố bài toán có một phép trừ: bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Củng cố trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
B. đồ dùng dạy học:
Vở bài tập toán ( trang 40)
Bảng con
C. lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
Các em đã làm quen với các bước giải một bài toán có lời văn. Trong giờ luyện toán hôm nay, lớp ta cùng củng cố, luyện tập để khắc sâu hơn cách làm dạng toán này.
GV ghi bảng
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn làm bài tập trong VBT 
( trang 40).
* Bài 1:
- Hướng dẫn hs làm bài tập
- Hs đọc đầu bài.
- Làm vào vở bài tập, 1 em chữa bài.
Tóm tắt
Bài giải
Có : ..7..viên bi
An còn lại số viên bi là:
Cho : ..3..viên bi
7 – 3 = 4 ( viên bi)
Còn lại: ...viên bi?
Đáp số : 4 viên bi
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2:
- Đối chiếu bài làm.
- Đọc đầu bài.
- Hướng dẫn hs làm bài
- Nhận xét, chấm điểm.
* Bài 3:
- Hướng dẫn hs làm bài
- Chữa bài, chấm điểm.
* Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Tóm tắt
Có : 8 quả bóng
Cho bạn: 3 quả bóng
Còn lại : ... quả bóng?
- Hướng dẫn hs làm bài.
- Chữa bài, chấm VBT.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài: Trình bày bài giải qua 3 bước : câu lời giải, phép tính, đáp số.
- Về nhà học và làm lại các bài tập.
- Tự làm bài vào vở
- 1 hs đọc tóm tắt, 1 hs đọc bài giải
Tóm tắt
Bài giải
Có : ..10..con lợn
Mẹ còn lại số con lợn là:
Bán : ..2.. con lợn
10 – 2 = 8 ( con lợn)
Còn lại: ...con lợn?
Đáp số : 8 con lợn
- Hs khác nhận xét.
- Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 1 em lên bảng chữa bài. Hs khác nhận xét
- Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
- Nhìn tóm tắt, nêu thành bài toán
( Ví dụ: Minh có 8 quả bóng. Minh cho bạn 3 quả bóng. Hỏi Minh còn lại mấy quả bóng? ).
- Làm vào VBT.
- Nêu miệng kết quả bài làm:
Bài giải:
Minh còn lại số quả bóng là:
8 – 3 = 5 ( quả bóng)
Đáp số: 5 quả bóng.
Ngày giảng : 11 / 03/ 2010 ( 1H)
Luyện đọc
Ngôi nhà
A. mục tiêu: Giúp hs
Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ, 
Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.
Thuộc lòng bài thơ.
B. đồ dùng dạy học:
SGK
VBT Tiếng Việt ( tr. 36)
C. lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
- Trong giờ luyện đọc hôm nay, lớp ta luyện đọc lại bài tập đọc “ Ngôi nhà” và làm bài tập trong VBT Tiếng Việt.
- Lắng nghe.
2. Luyện đọc:
- Đọc mẫu
- Hướng dẫn luyện đọc
+ Luyện đọc tiếng: xoan, nở, lót, phức, ra, 
+ Luyện đọc từ: hàng xoan, xao xuyến, nở, lảnh lót, thơm phức, 
+ Luyện đọc câu
+ Luyện đọc khổ thơ
+ Luyện đọc cả bài.
- Đọc thầm theo
- Đọc cá nhân kết hợp phân tích tiếng.
- Đọc cá nhân, nhóm
- Đọc nối tiếp cá nhân
- Đọc nối tiếp cá nhân, nhóm
- Đọc cá nhân.
- Theo dõi, sửa lỗi phát âm cho hs.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm, học thuộc lòng khổ thơ.
- Luyện đọc diễn cảm.
- Em hãy tìm trong bài những dòng thơ có tiếng yêu.
- Em yêu nhà em
- Em yêu tiếng chim
- Em yêu ngôi nhà.
- Em hãy nói câu chứa tiếng có vần iêu.
- Ví dụ : Mẹ mua chiếu mới.
3. Làm BT:
- Hướng dẫn hs làm bài tập
- Mở VBT Tiếng Việt làm bài
- Nêu miệng kết quả, hs khác nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài
- Đối chiếu kết quả.
4. Củng cố, dặn dò:
- Qua bài tập đọc em tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà ra sao?
- Bạn nhỏ rất yêu quý ngôi nhà của mình.
- Em thích một ngôi nhà như thế nào?
- Trả lời ( Ví dụ : Em thích một ngôi nhà có thật nhiều cây xanh, )
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, đọc trước bài: Quà của bố.
- Lắng nghe.
Ngày soạn : 22 – 03 – 2010
Ngày giảng : 23/ 03/ 2010 ( 1H)
24/ 03/ 2010 ( 1D) 
25/ 03/ 2010 ( 1E).
Tự nhiên – xã hội ( bài 28)
Con muỗi
A. mục tiêu: Hs biết
Nêu một số tác hại của muỗi.
Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
B. đồ dùng dạy học:	
Tranh, ảnh về con muỗi, cá vàng, bọ gậy.
Hình con muỗi phóng to.
C. lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cơ thể con mèo có mấy bộ phận. Đó là những bộ phận nào? 
- Cơ thể con mèo có 4 phần. Đó là: đầu, mình, đuôi và 4 chân.
- Nuôi mèo để làm gì?
- Mèo là con vật có ích hay có hại? 
- Nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh.
- Mèo là con vật có ích.
- Hs khác nhận xét
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài
Trong các giờ học trước các em đã học về con gà và con mèo. Đó đều là những con vật có ích; gà thì cung cấp thịt và trứng, mèo thì giúp ta bắt chuột và làm cảnh. Nhưng có phải tất cả các con vật đều có ích không? Trong giờ TN - XH hôm nay, lớp ta cùng tìm hiểu qua bài 28: Con muỗi.
- Nhắc lại tên bài.
* HĐ 2: Quan sát con muỗi
- Cho hs quan sát tranh con muỗi trong SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Con muỗi to hay nhỏ?
+ Khi đập muỗi, em thấy cơ thể của nó cứng hay mềm?
+ Con muỗi dùng vòi để làm gì?
+ Muỗi di chuyển bằng gì?
- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- Treo tranh con muỗi phóng to
- Đâu là vòi của con muỗi?
- Gọi hs lên chỉ đầu, mình, chân, cánh.
- Quan sát tranh
- Lên chỉ.
- Lên chỉ các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
→KL:
Muỗi là một loài sâu bọ nhỏ, bé hơn ruồi. Con muỗi có 4 bộ phận chính: đầu, mình, chân và cánh. Muỗi bay bằng cánh và đậu bằng chân, nó dùng vòi để hút máu người.
* HĐ 3: Quan sát tranh 
- Nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
- Quan sát tranh và thảo luận
+ Muỗi thường sống ở đâu?
- Muỗi sống ở nơi ẩm thấp, tối.
+ Muỗi đốt có tác hại gì? Hãy kể tên một số bệng do muỗi gây ra mà em biết?
+ Em cần làm gì để không bị muỗi đốt?
→KL:
Muỗi sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp. Muỗi hút máu người, là con vật trung gian truyền bệnh từ người này sang người khác.
Cách phòng: Đi ngủ phải mắc màn, tẩm thuốc chống muỗi vào màn. Phun thuốc trừ muỗi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng; khơi thông cống rãnh, đậy kín chum đựng nước. Thả cá vàng vào bể nước để diệt bọ gậy.
- Muỗi đốt sẽ truyền một số bệnh nguy hiểm cho con người như: sốt rét, sốt xuất huyết.
- Giữ vệ sinh nơi ở; phun thuốc diệt muỗi; đi ngủ phải nằm màn; 
* HĐ 4: Liên hệ thực tế
+ Em bị muỗi đốt hoặc nghe thấy tiếng muỗi kêu vào thời gian nào trong ngày?
- Muỗi thường đốt và lúc trời tối
+ Khi bị muỗi đốt em cảm thấy như thế nào? 
+ Theo em muỗi là con vật có ích hay có hại? Vì sao?
3. Củng cố, dặn dò:
- Chơi trò chơi “ Hỏi nhanh, đáp đúng”
- Đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm cho hs trả lời nhanh 
1, Muỗi sống ở đâu?
a, Nơi khô ráo, sạch sẽ
c, Nơi ẩm thấp, tối tăm ( như bụi cây, cống rãnh, )
b, Nơi có nhiều ánh nắng.
2, Muỗi gây ra tác hại:
a, Bị ngứa
c, Không gây hại 
b, Truyền một số bệnh như: sốt rét, sốt xuất huyết và một số bệnh nguy hiểm khác
3, 
- Nhận xét, tuyên dương hs trả lời nhanh và đúng.
- Nhắc lại nội dung bài
- Về nhà thực hiện như bài học, chuẩn bị bài 29: Nhận biết cây cối và con vật.
- Khi bị muỗi đốt sẽ bị ngứa.
- Muỗi là con vật có hại vì nó gây ra các bệnh nguy hiểm cho con người.
- Nghe và trả lời nhanh câu hỏi.
- Hs khác nhận xét.
- Nhắc lại 4 bộ phận chính của con muỗi.
- Lắng nghe và thực hiện.
Ngày soạn : 22 – 03 – 2010
Ngày giảng : 23/ 03/ 2010 ( 1H)
24/ 03/ 2010 ( 1D) 
25/ 03/ 2010 ( 1E).
Thủ công
Cắt, dán hình tam giác ( Tiết 1)
A. mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt, dán hình tam giác .
- Kẻ, cắt, dán được hình tam giác. 
- Đường cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng.
B. đồ dùng dạy học:
1.GV :Hình tam giác cắt sẵn dán trên giấy nền. Tờ giấy kẻ ô lớn.
2. HS : giấy màu, kéo, bút chì, thước kẻ.
C. lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh, chuẩn bị cho bài học.
- Đặt đồ dựng lờn bàn.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 
Các em đac tập kẻ, cắt được hình chữ nhật và hình vuông. Trong giờ hôm nay, cô sẽ tiếp tục giới thiệu tới lớp mình cách kẻ,cắt hình tam giác qua tiết 1 của bài: Cắt, dán hình tam giác.
- Lắng nghe
b, Bài mới:
* HĐ 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét
- Giới thiệu hình tam giác mẫu
- Hình tam giác có mấy cạnh? 
- Gọi 1 hs lên nhận xét độ dài của cạnh BC?
→KL:
- Hình tam giác có 3 cạnh, trong đó có một cạnh ( BC) là cạnh của hình chữ nhật, có độ dài 8 ô. 2 cạnh còn lại nối với 1 điểm của cạnh đối diện.
- Quan sát và nhận xét.
- Hình tam giác có 3 cạnh
- Cạnh BC có độ dài là 8 ô vuông.
- Nhắc lại kết luận.
* HĐ 2: Hướng dẫn mẫu
a, Kẻ hình tam giác.
- Hướng dẫn cách vẽ hình tam giác:
+ Cách 1: Xác định 3 đỉnh, trong đó có 2 đỉnh là điểm đầu của hình chữ nhật dài 8 ô. Lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh thứ 3. Nối 3 đỉnh với nhau ta được hình tam giác. 
( H1).
+ Cách 2: Dựa vào cách kẻ hình chữ nhật đơn giản. Trên cạnh dài của tờ giấy màu kẻ ô, đếm từ trái sang phải 8 ô theo sát mép giấy. Đây là 2 đỉnh của tam giác có độ dài 8 ô 
( như BC). Trên cạnh đối diện, cách BC 6 ô vuông ta lấy điểm giữa. Đây là đỉnh thứ 3 của tam giác. Nối 3 đỉnh với nhau được tam giác ABC. ( H2, H3)
- Quan sát.
b, Hướng dẫn thực hành
- Nhắc lại cách vẽ, cắt hình tam giác
- Thực hành trên giấy nháp.
- Hướng dẫn cách dán
- Quan sát, thực hành
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài, nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- Về nhà tập vẽ, cắt lại tam giác hoàn thiện.
Ngày giảng : 23 / 03/ 2010 ( 1E).
Luyện toán
giải toán có lời văn ( bài 106)
A. mục tiêu:
Ôn lại cách giải toán có một phép trừ
Thực hiện được cộng, trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 20.
B. đồ dùng dạy học:
Vở bài tập toán ( trang 41)
C. lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
Trong giờ luyện toán hôm nay, lớp ta cùng làm một số bài tập ôn lại cách giải toán có lời văn và thực hiện cộng, trừ các số trong phạm vi 20.
GV ghi bảng
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn làm bài tập trong VBT 
( trang 41).
* Bài 1:
- Hướng dẫn hs làm bài tập
- Hs đọc đầu bài.
- Làm vào vở bài tập, 1 em chữa bài.
Tóm tắt
Bài giải
Có : 15 quả cam
Còn lại số quả cam là:
Đã ăn: 4 quả cam
15 – 4 = 11 ( quả cam)
Còn lại: ...quả cam?
Đáp số : 11 quả cam
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2:
- Đối chiếu bài làm.
- Đọc đầu bài.
- Hướng dẫn hs làm bài
- Nhận xét, chấm điểm.
* Bài 3: Số?
- Hướng dẫn hs làm bài
- Chữa bài, chấm điểm.
* Bài 4: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết đoạn thẳng OB dài mấy cm ta phải làm phép tính gì?
- Câu lời giải là gì?
- Chữa bài, chấm VBT.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài: Trình bày bài giải qua 3 bước : câu lời giải, phép tính, đáp số.
- Về nhà ôn lại cách giải bài toán có lời văn và các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20.
- Tự làm bài vào vở
- 1 hs đọc tóm tắt, 1 hs đọc bài giải
Tóm tắt
Bài giải
Có : 30 xe đạp
Còn lại số xe đạp là:
Đã bán: 10 xe đạp
30 – 10 = 20 ( xe đạp)
Còn lại: ... xe đạp?
Đáp số : 20 xe đạp
- Hs khác nhận xét.
- Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 3 em lên bảng chữa bài. Hs khác nhận xét
- Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
- Đọc yêu cầu của bài
+ Đoạn thẳng AB dài 8cm, đoạn thẳng AO dài 5cm.
+ Hỏi đoạn thẳng OB dài mấy cm?
+ Làm phép tính trừ. Lấy độ dài đoạn thẳng AB trừ đi độ dài đoạn thẳng AO.
+ Đoạn thẳng OB dài là
- Làm vào VBT, 1 em lên bảng chữa bài.
Bài giải:
Đoạn thẳng OB dài là:
8 – 5 = 3 ( cm)
Đáp số: 3cm.
Ngày giảng : 23 / 03/ 2010 ( 1E).
Luyện toán
giải toán có lời văn ( bài 107)
A. mục tiêu:
Ôn lại cách giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép tính trừ.
B. đồ dùng dạy học:
Vở bài tập toán ( trang 42)
C. lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
Giờ luyện toán này, chúng ta cùng tiếp tục luyện tập về cách giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn.
GV ghi bảng
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn làm bài tập trong VB
T( trang 41).
* Bài 1:
- Hướng dẫn hs làm bài tập
- Hs đọc đầu bài.
- Làm vào vở bài tập, 1 em chữa bài.
Tóm tắt
Bài giải
Có tất cả: 7 h.vuông
Còn lại số hình vuông chưa tô màu là:
Đã tô màu: 4 h.vuông
7 – 4 = 3 ( hình vuông)
Còn lại: ... h.vuông?
Đáp số : 3 hình vuông
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2:
- Đối chiếu bài làm.
- Đọc đầu bài.
- Hướng dẫn hs làm bài
- Nhận xét, chấm điểm.
* Bài 3: Số?
- Hướng dẫn hs làm bài
-
 Chữa bài, chấm điểm.
* Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt ( bằng hình vẽ).
- Treo tranh vẽ, yêu cầu hs quan sát, nêu thành bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết đoạn thẳng MP dài mấy cm ta phải làm phép tính gì?
- Câu lời giải là gì?
- Chữa bài, chấm VBT.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài: Trình bày bài giải qua 3 bước : câu lời giải, phép tính, đáp số.
- Về nhà học và làm lại các bài tập.
- Tự làm bài vào vở
- 1 hs đọc tóm tắt, 1 hs đọc bài giải
Tóm tắt
Bài giải
Có tất cả: 10 bạn
Tổ em có số bạn trai là:
Gái: 6 bạn
10 – 6 = 4 ( bạn)
Trai: ... bạn?
Đáp số : 4 bạn trai
- Hs khác nhận xét.
- Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 2 hs lên bảng chữa bài ( 1 em tóm tắt, 1 em giải).
Tóm tắt
Bài giải
Có tất cả: 16 cây
Có số sây cam là:
Chanh: 6 cây
16 – 6 = 10 ( cây)
Cam: ... cây?
Đáp số : 10 cây cam.
- Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
- Đọc yêu cầu của bài
- Quan sát tranh, nêu bài toán
Nêu: đoạn thẳng MN dài 10cm. Đoạn thẳng PN dài 3 cm. Hỏi đoạn thảng MP dài bao nhiêu xăng-ti-met?
+ Đoạn thẳng MN dài 10cm, đoạn thẳng PN dài 3cm.
+ Hỏi đoạn thẳng MP dài mấy cm?
+ Làm phép tính trừ. Lấy độ dài đoạn thẳng MN trừ đi độ dài đoạn thẳng PN.
+ Đoạn thẳng MP dài là
- Làm vào VBT, 1 em lên bảng chữa bài.
Bài giải:
Đoạn thẳng MP dài là:
10 – 3 = 7 ( cm)
Đáp số: 3cm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28 buoi chieu pham mai.doc