Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường tiểu học Hải Thái số 1 - Tuần 11

Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường tiểu học Hải Thái số 1 - Tuần 11

I. Mục tiêu:

* Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng.

* Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tình bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu.

II. Đồ dùng dạy – học:

 - GV: Tranh minh hoạ; bảng phụ ghi sẵn câu, từ ngữ cần luyện đọc.

 - HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 25 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường tiểu học Hải Thái số 1 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Long Điền Tiến A	 	LỊCH BÁO GIẢNG
 Lớp: 21 	 Tuần: 11 Từ ngày 12/11/2012 đến ngày 16/11/2012	
Thứ
Ngày
Tiết
Môn dạy
Thời
gian
Tên bài dạy
Nội dung 
điều chỉnh 
Tên ĐDDH 
Hai
12/11/
2012
1
Tập đọc
40’
Bà cháu (T1)
Tranh minh họa
2
Tập đọc
40’
Bà cháu (T2)
3
Toán
40’
Luyện tập
 BT2 bỏ cột 3; BT3 bỏ câu c
4
Mỹ thuật
40’
5
SHDC
40’
Chào cờ
Tổng thời gian : 200’
Ba
13/11/
2012
1
TN & XH
40’
Gia đình
Tranh minh họa
2
Chính tả
40’
Tập chép : Bà cháu
Bảng phụ
3
Toán
40’
12 trừ đi một số 12 - 8
BT1 bỏ câu b
Bộ BD toán 2
4
Kể chuyện
40’
Bà cháu
Tranh minh họa
5
Thể dục
40’
Tổng thời gian : 200’
Tư
14/11/
2012
1
Tập đọc
40’
Cây xoài của ông em
Tranh minh họa
2
Tập viết
40’
Chữ hoa I
Mẫu chữ viết
3
Toán
40’
32 - 8
BT1bỏ dòng 2; BT2 bỏ câu c
Bộ BD toán 2
4
Thủ công
40’
Ôn tập chương I. Kĩ thuật gấp hình
Vật mẫu
Tổng thời gian : 160’
Năm
15/11/
2012
1
Thể dục
40’
2
LT & câu
40’
TN về ĐDHT và công việc gia đình
Tranh, bút dạ
3
Toán
40’
52 - 28
BT1 bỏ dòng 2; BT2 bỏ câu c
Que tính
4
Âm nhạc
40’
Tổng thời gian : 160’
Sáu
16/11/
2012
1
Chính tả
40’
Nghe viết : Cây xoài của ông em
Bảng phụ
2
Tập làm văn
40’
Chia buồn , an ủi
Bưu thiếp
3
Toán
40’
Luyện tập
BT2 bỏ cột 3; BT3 bỏ câu c
4
Đạo đức
40’
Thực hành kĩ năng GHKI
5
SHTT
40’
Sinh hoạt lớp
Tổng thời gian : 200’
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
	Tiết 1,2	Môn: Toán 
	Bài : Bà cháu
	(Tiết 31, 32)
I. Mục tiêu:
* Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng.
* Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tình bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Tranh minh hoạ; bảng phụ ghi sẵn câu, từ ngữ cần luyện đọc.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy – học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
35’
20’
15’
5’
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc lại bài Bưu thiếp và trả lời câu hỏi về nội dung vừa đọc.
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc:
v GV đọc mẫu toàn bài:
- GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc rõ ràng, thong thả và phân biệt giọng các nhân vật.
v Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- GV yêu cầu HS đọc từng câu.
- GV giúp HS luyện đọc một số từ ngữ khó.
- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV chia đoạn, yêu cầu HS đọc từng đoạn.
- Giúp HS luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ của một số câu.
- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.
- Giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ được chú giải trong SGK. GV giải nghĩa thêm một số từ khó khác:
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
- GV chia lớp thành nhiều nhóm, các nhóm đọc từng đoạn theo hình thức tiếp nối.
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm:
- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc từng đoạn.
- GV theo dõi, nhận xét, cho điểm HS.
* Cả lớp đọc đồng thanh:
Tiết 2
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Câu 1. Trước khi gặp cô tiên cuộc sống của ba bà cháu ra sao?
* Câu 2.
 + Cô tiên cho hai anh em vật gì? 
 + Cô tiên dặn hai anh em điều gì? 
* Câu 3.
 + Sau khi bà mất cuộc sống của hai anh em ra sao?
 + Thái độ của hai anh em thế nào khi đã trở nên giàu có? 
* Câu 4.
 + Vì sao sống trong giàu sang sung sướng mà hai anh em lại không vui? 
+ Hai anh em xin bà tiên điều gì? 
+ Hai anh em cần gì và không cần gì?
 * Câu 5.
 + Câu chuyện kết thúc ra sao? 
d) Luyện đọc lại: GV đọc mẫu lần 2.
3. Củng cố – Dặn dò:
 + Qua câu chuyện này, em rút ra được điều gì?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài.
- Chuẩn bị: Cây xoài của ông em.
- HS1: Đọc bưu thiếp của cháu gửi cho ông bà và trả lời câu hỏi về nội dung bưu thiếp.
- HS2: Đọc bưu thiếp của ông gửi cho cháu và trả lời câu hỏi về nội dung bưu thiếp.
- HS3: Đọc phong bì và trả lời câu hỏi về cách ghi địa chỉ trên phong bì.
- HS theo dõi SGK và đọc thầm theo.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh các từ ngữ: 
+ rau cháo, tuy vất vả, giàu sang, sung sướng, đơm hoa, trái vàng, ruộng vườn, móm mém.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh:
+ Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả/ nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.//
+ Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm,/ ra lá,/ đơm hoa,/ kết bao nhiêu là trái vàng,/ trái bạc.//
+ Bà hiện ra,/ móm mém,/ hiền từ,/ dang tay ôm hai đứa cháu/ hiếu thảo vào lòng.//
- HS đọc các từ và nghĩa của các từ được giải nghĩa trong SGK ( đầm ấm, màu nhiệm).
- Các thành viên trong nhóm đọc tiếp nối từng đoạn trong nhóm, điều chỉnh cách đọc cho nhau. 
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- HS đọc đồng thanh đoạn 4.
+ Sống rất nghèo khổ / sống khổ cực, rau cháu nuôi nhau. Rất đầm ấm và hạnh phúc. 
+ Một hạt đào 
+ Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, các cháu sẽ được giàu sang sung sướng
+ Trở nên giàu có vì có nhiều vàng bạc. 
+ Cảm thấy ngày càng buồn bã hơn. 
+ Vì nhớ bà./ Vì vàng bạc không thay được tình cảm ấm áp của bà. 
+ Xin cho bà sống lại.
+ Cần bà sống lại và không cần vàng bạc, giàu có 
+ Bà sống lại, hiền lành, móm mém, dang rộng hai tay ôm các cháu, còn ruộng vườn, lâu đài, nhà của thì biến mất. 
- 3 HS tham gia đóng các vai cô tiên, hai anh em, người dẫn chuyện.
+ Tình cảm là thứ của cải quý nhất./ Vàng bạc không qúy bằng tình cảm con người
	Tiết 3	Môn: Toán
	Bài : Luyện tập
	(Tiết 51)
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
 - Thuộc bảng 11 trừ đi một số.
 - Thực hiện phép trừ dạng 51 – 15.
 - Biết tìm số hạng của một tổng.
 - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 – 5.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Bảng phụ, phiếu bài tập phục vụ trò chơi.
 - HS: Vở BT, bảng con.
III. Hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS đọc thuộc lòng bảng trừ 11 trừ đi một số.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
b) Hướng dẫn HS luyện tập – Thực hành:
* Bài 1. 
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung BT1. 
- Mời HS nêu kết quả (không theo thứ tự bảng trừ), GV ghi nhanh kết quả vào phép tính.
 - GV nhận xét, cho điểm HS.
 * Bài 2. 
 - Gọi HS nêu yêu cầu BT.
 - GV hỏi: Khi đặt tính phải lưu ý điều gì?
- Cả lớp thực hiện 2 phép tính ở bảng con.
- GV nhận xét, uốn nắn cho HS.
- Gọi 2 HS lên bảng làm 2 phép tính còn lại.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng phép tính.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 3.
- Yêu cầu HS nhắc lại tên gọi thành phần, kết quả phép cộng và quy tắc “ Tìm một số hạng trong một tổng”.
- GV mời 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Bài 4. 
- Gọi 1 HS đọc đề toán, GV ghi bảng.
- GV giúp HS nêu tóm tắt và cách giải bài toán:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bán đi có nghĩa là thế nào?
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?
+ Muốn biết còn lại bao nhiêu ki-lô-gam táo ta phải làm gì?
- GV chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm làm vào bảng phụ.
- GV nhận xét, cho điểm tuyên dương các nhóm.
* Bài 5. 
- HS nêu yêu cầu BT.
- Cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố – dặn dò:
- Dặn dò HS học tập ở nhà.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nhẩm kết quả.
- HS tiếp nối nhau nêu kết quả, mỗi HS nêu kết quả của một phép tính.
- Nhận xét.
11 - 2 = 9 11 - 4 = 7 11 - 6 = 5 11 - 8 = 3
11 - 3 = 8 11 - 5 = 6 11 - 7 = 4 11 - 9 = 2
- Đặt tính rồi tính:
+ Đặt sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
- Cả lớp làm bảng con 2 phép tính: 
 a) 41 – 25 b) 71 – 9 
- 2 HS lên bảng thực hiện 2 phép tính còn lại. 
- Cả lớp làm bài vào vở – Nhận xét bài bạn trên bảng.
_
a) 41 – 25 51 – 35 b) 71 – 9 38 + 47
_
_
_
+
 41 51 71 38
 25 35 9 47
 16 16 62 85
- HS nêu: Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
a) x + 18 = 61 b) 23 + x = 71
 x = 61 – 18 x = 71 – 23 
 x = 43 x = 48 
- HS đọc đề toán.
- HS nêu tóm tắt và cách giải bài toán.
+ Có : 51 kg táo.
+ Đã bán : 26 kg táo.
+ Bán đi có nghĩa là bớt đi. lấy đi.
+ Tìm số kg táo còn lại..
+ Thực hiện phép tính 61 – 26.
- Các nhóm làm bảng phụ và trình bày trước lớp.
- Các nhóm nhận xét.
 Tóm tắt Bài giải
Có : 51 kg táo Số kg táo còn lại là:
Đã bán : 26 kg táo 51 – 26 = 25 (kg)
Còn lại : ... kg táo? Đáp số: 25 kg táo.
+
_
 9 + 6 = 15 16 - 10 = 6 11 - 8 = 3 
 ? 11 - 6 = 5 10 - 5 = 5 8 + 8 = 16
 11 - 2 = 9 8 + 6 = 14 7 + 5 = 12
	Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012 
Tiết 1 Môn: Tự nhiên xã hội 
 	 Bài: Gia đình 
 (Tiết 11)
I. Mục tiêu:
- Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình (lúc làm việc và lúc nghỉ ngơi).
- Biết được các thành viên trong gia đình can cùng chia sẽ công việc nhà.
- Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà tùy theo sức của mình.
- Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV: Hình vẽ trong SGK trang 24, 25 (phóng to). Một tờ giấy A3, bút dạ. Phần thưởng.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể?
- Hãy nêu tên các cơ quan tiêu hoá?
- Để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, nên ăn uống ntn?
- Làm thế nào để đề phòng bệnh giun?
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài : Gia đình 
b. Các họat động :
 v Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm 
* Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm 
Bước 1: 
-Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận theo yêu cầu: Hãy kể tên những việc làm thường ngày của từng người trong gia đình bạn.
 - GV theo dõi.
Bước 2: 
- GV yêu cầu các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận
- GV nhận xét.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo nhóm.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: 
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để chỉ và nói việc làm của từng người trong gia đình Mai. 
Bước 2: 
- Các nhóm HS trình bày kết quả 
Bước 3: 
Chốt kiến thức : Như vậy mỗi người tr ... úp gia đình? 
+ Em thường nhờ người lớn làm những việc gì? 
3. Củng cố – Dặn dò:
- Tìm những từ chỉ các đồ vật trong gia đình em? 
- Em thường làm gì để giúp gia đình? 
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị: Từ ngữ về tình cảm gia đình.
- HS 1: Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng của họ ngoại. 
- HS 2: Tìm những từ chỉ người trong gia đình họ hàng của họ nội. 
- HS nhắc lại tựa bài .
- HS quan sát tranh .Tìm các đồ vật được ẩn trong bức tranh và cho biết mỗi đồ vật dùng để làm gì? 
- Hoạt động theo nhóm. Các nhóm tìm đồ dùng và ghi các nội dung vào phiếu theo yêu cầu. 
- Đọc và bổ sung 
* Lời giải : 
- 1 bát hoa to để đựng thức ăn. 1 cái thìa để xúc thức ăn. 1 chảo có tay cầm để rán, xào thức ăn. 1 bình in hoa (cốc in hoa) đựng nước lọc. 1 chén to có tai để uống trà. 2 đĩa hoa để đựng thức ăn. 1 ghế tựa để ngồi. 1 cái kiêng để bắc bếp. 1 cái thớt để thái, 1 con dao để thái. 1 cái thang giúp trèo cao, 1 cái giá treo mũ áo, 1 cái bàn đặt đồ vật và ngồi làm việc. 1 bàn HS, 1 cái chổi để quét nhà. 1 cái nồi có hai tai (quai) để nấu thức ăn. 1 đàn ghi ta để chơi nhạc.
- HS đọc bài 
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. 
+ Đun nước, rút rạ.
+ Xách xiêu nước, ôm rạ, dập lửa, thổi khói.
+ Việc bạn nhờ ông giúp nhiều hơn.
+ Bạn muốn đun nước tiếp khách nhưng lại chỉ biết mỗi việc rút rạ nên ông phải làm hết, ông buồn cười Thế thì lấy ai ngồi tiếp khách?
- Tùy câu trả lời của HS. Càng nhiều HS nói càng tốt.
- HS nêu. 
- HS tự nêu. 
 Tiết 2 Môn: Toán
 Bài: 52 -28
 (Tiết 54)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhơ trong phạm vi 100, dạng 52 – 28.
- Biết giải toán có một phép trừ dạng 52 – 28 .
- Yêu thích môn Toán.
II.Đồ dùng dạy – học: 
GV: Bộ số: Que tính. Bảng phụ.
HS: Que tính, vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
5’
1. Kểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 22 – 7.
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 82 – 9.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới: 
 a.Giới thiệu: 
b. Hướng dẫn tính 52 – 28:
(Như các tiết trước)
c. Thực hành: 
* Bài 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm.
* Bài 2.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Muốn tính hiệu ta làm như thế nào?
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài. Sau khi làm bài xong yêu cầu lớp nhận xét.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Nhận xét.
* Bài 3.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng gì?	
-Yêu cầu HS ghi tóm tắt và trình bày bài giải vào Vở bài tập.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 52 – 28.
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò HS về nhà luyện thêm phép trừ có nhớ dạng 32 – 8; đặt rồi tính: 42 – 17; 52 – 38; 72 – 19; 82 – 46.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- HS1 đặt tính và tính: 22 – 7.
- HS2 đặt tính và tính: 82 – 9.
-
-
 22 82 
 7 9
 15 73
 * Tính:
-
-
-
-
-
 62 32 82 92 72
 19 16 37 23 28
 43 16 45 69 44
* Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số lần lượt là:
 a) 72 và 27 b ) 82 và 38
-
-
 72 82
 27 38
 45 44
- Đọc đề bài
- Đội hai trồng 92 cây, đội một trồng ít hơn 38 cây.
- Số cây đội một trồng.
- Bài toán về ít hơn
Tóm tắt
Đội hai : 92 cây
Đội một ít hơn đội hai: 38 cây
Đội một :  cây?
Bài giải
 Số cây đội một trồng là:
 92 – 38 = 54 (cây)
 Đáp số: 54 cây.
- HS nêu
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
 Tiết 1 Môn: Chính tả ( Nghe – Viết )
 Bài: Cây xoài của ông em
(Tiết 22)
I. Mục tiêu :
- Nghe, viết chính xác bài chính tả. Trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Viết đúng đoạn : Ông em trồng bày lên bàn thờ. Trong bài Cây xoài của ông em.
- Củng cố qui tắc chính tả phân biệt g/gh, s/x, ươn/ương.
- Giáo dục kính yêu ông bà.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- GV: Bảng phụ chép sẵn bài chính tả và bài tập 2. 2 băng giấy khổ A2 viết bài tập 3.
- HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 4 HS lên bảng.
- Nhận xét bài HS trên bảng. Nhận xét chung.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu: 
b) Hướng dẫn viết chính tả.
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết.
* Giúp HS nắm nội dung và nhận xét: 
- Tìm những hình ảnh nói lên cây xoài rất đẹp?
- Mẹ làm gì khi đến mùa xoài chín?
- Đoạn trích này có mấy câu?
- Gọi HS đọc đoạn trích.
* Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ dễ lẫn và khó viết. Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm.
* Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc chậm rãi. Rõ ràng cho HS viết.
* Soát lỗi: 
- Đọc lại cho HS soát lại bài.
* Thu và chấm bài.
- GV chấm bài, nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS tự làm.
- GV nhận xét .
* Bài 3:
- GV chọn cho HS Làm câu b.
- HS lên điền từ trên bảng lớp.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- Khen HS tiến bộ.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ qui tắc chính tả, nhắc HS viết xấu về nhà chép lại bài.
- Chuẩn bị: Sự tích cây vú sữa.
- Viết 2 tiếng bắt đầu bằng g, gh, s, x.
- HS dưới lớp viết vàobảng con.
- Hoa nở trắng cành, chùm quả to, đu đưa theo gió đầu hè, quả chín vàng.
- Mẹ chọn những quả thơm ngon nhất bày lên bàn thờ ông.
- 4 câu.
- 2 HS đọc.
- Đọc: xoài, trồng, lẫm chẫm, nở, quả, bày.
- 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết vào vở chính tả.
- HS đổi vở soát lỗi chính tả. 
- HS nộp bài chính tả.
- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm Vở bài tập.
 * Điền vào chỗ trống g/gh ?
- Lên thác xuống ghềnh.
- Con gà cục tác lá chanh.
- Gạo trắng nước trong.
- Ghi lòng tạc dạ.
- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm Vở bài tập.
* Điền vào chỗ trống :
b) ươn hay ương ?
- Đáp án: sạch, sạch, xanh, xanh, thương, thương, ươn, đường.
 Tiết 2	Môn: Tập làm văn
 Bài : Chia buồn, an ủi 
(Tiết 11)
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết nói câu thể hiện sự quan tâm của mình với người khác. Biết nói câu an ủi. 
- Viết bức thư ngắn để hỏi thăm ông bà 
- Biết nhận xét bạn. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Tranh minh họa trong SGK 
- HS: một tờ giấy nhỏ để viết. 
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bi cũ:
- Gọi HS đọc bài làm của bài tập 2, tuần 10.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu: 
b) Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập 1.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Gọi HS nói câu của mình. Sau mỗi lần HS nói, GV sửa từng lời nói. 
* Bài 2:
- Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? 
- Nếu em là em bé đó, em sẽ nói lời an ủi gì với bà? 
+ Treo bức tranh và hỏi: Chuyện gì xảy ra với ông? 
- Nếu là bé trai trong tranh em sẽ nói gì với ông? 
- Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt 
* Bài 3 
- Phát giấy cho HS.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và yêu cầu HS tự làm. 
- Đọc 1 bưu thiếp mẫu cho HS 
- Gọi HS đọc bài làm của mình 
- Nhận xét bài làm của HS 
- Thu một số bài hay đọc cho cả lớp nghe. 
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà hay người thân ở xa.
- Chuẩn bị: Gọi điện 
- 3 đến 5 HS đọc bài làm. 
- Đọc yêu cầu 
+ Ông ơi, ông làm sao đấy? Cháu đi gọi bố mẹ cháu về ông nhé./ Ông ơi! Ông mệt à! Cháu lấy nước cho ông uống nhé./ Ông cứ nằm nghỉ đi. Để lát nữa cháu làm. Cháu lớn rồi mà ông. 
+ Hai bà cháu đứng cạnh một cây non đã chết. 
+ Bà đừng buồn. Mai bà cháu mình lại trồng cây khác./ Bà đừng tiếc bà ạ, rồi bà cháu mình sẽ có cây khác đẹp hơn. 
- Ông bị vỡ kính 
- Ông ơi! Kính đã cũ rồi. Bố mẹ cháu sẽ tặng ông kính mới./ Ông đừng buồn. Mai ông cháu mình sẽ cùng mẹ cháu đi mua kính mới nhé ông! 
- Nhận giấy.
- Đọc yêu cầu và tự làm. 
- 3 đến 5 HS đọc bài làm
 	Tiết 3	Môn: Toán
	Bài : Luyện tập
	(Tiết 55)
I. Mục tiêu:
* Giúp HS củng cố về:
 - Các phép cộng có nhớ dạng 12 – 8; 32 – 8; 52 – 28.
 - Tìm số hạng chưa biết trong một tổng.
 - Giải bài toán có lời văn (toán đơn, 1 phép tính trừ ).
 - Biểu tượng về hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Bảng cài, bộ thực hành Toán. Bảng phụ. Trò chơi.
 - HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính: 
42 – 17; 52 – 38; 72 – 19; 
- GV nhận xét.	
2. Bài mới:
a) Giới thiệu: 
- GV nu yu cầu tiết học.
b) Luyện tập – Thực hành:
* Bài 1:
- Yêu cầu HS tự nhẩm rồi ghi kết quả vào bài.
- Yêu cầu HS thông báo kết quả nhẩm theo hình thức nối tiếp.
- Nhận xét và sửa chữa nếu sai.
* Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì?
- Tính từ đâu tới đâu?
- Yêu cầu HS làm bài tập vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó yêu cầu một vài HS giải thích cách làm của mình.
* Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt đề
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
* Bài 5.
- GV gắn lên bảng hình mẫu.
- HS thảo luận nhóm đôi, nêu kết quả thảo luận.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV cho HS chốt lại kiến thức.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tìm số bị trừ
- HS thực hiện bảng lớp, bảng con. Bạn nhận xét.
- Thực hành tính nhẩm.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả của từng phép tính (theo bàn hoặc theo tổ)
- Đặt tính và tính:
- Viết số sao cho đơn vị thẳng với cột đơn vị, chục thẳng với cột chục.
- Tính từ phải sang trái.
- Nhận xét về cách đặt tính, kết quả phép tính. Tự kiểm tra lại bài của mình.
- Làm bài: Chẳng hạn:
x + 18 = 52
 x = 52 – 18
 x = 34
- x bằng 52 –18 vì x bằng số hạn chưa biết trong phép cộng x + 18 = 52. Muốn tìm x ta lấy tổng (52) trừ đi số hạn đã biết (18).
	Tóm tắt
Gà và thỏ	: 42 con
Thỏ	: 18 con
Gà	: . . .con?
Bài giải
Số con gà có là:
 42 –18 = 24 (con)
 Đáp số: 24 con
- HS quan sát.
- Các nhóm nêu kết quả và nhận xét.
- Đáp án đúng :D. Có 10 hình tam
giác.
Tiết 4	Môn: Đạo đức
	Bài : Thực hành giữa học kì 1
Hiệu trưởng Người soạn
Duyệt :// 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 11 LOP 2.doc