Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Tuần lễ 29

Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Tuần lễ 29

Tập đọc (2 tiết)

 ĐẦM SEN

I. Mục tiêu

- HS đọc trơn được cả bài phát âm đúng các tiếng khó . Ôn các vần en , oen

- Hiểu được từ ngữ : đài sen , nhị , thanh khiết.

-Rèn học sinh ham thích môn học .

II. Đồ dùng dạy-học:

- Tranh minh hoạ bài TĐ

- Vở bài tập tiếng việt + bảng con

 

docx 30 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Tuần lễ 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29	Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013
Sáng Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ
Âm nhạc
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Tập đọc (2 tiết)
 ĐẦM SEN
I. Mục tiêu 
- HS đọc trơn được cả bài phát âm đúng các tiếng khó . Ôn các vần en , oen 
- Hiểu được từ ngữ : đài sen , nhị , thanh khiết. 
-Rèn học sinh ham thích môn học .
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Tranh minh hoạ bài TĐ 
- Vở bài tập tiếng việt + bảng con 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : “ Vì bây giờ mẹ mới về ” 
- GV nhận xét đánh giá 
2. Bài mới a) Giới thiệu bài 
 GV đọc mẫu lần 1
- GV đọc diễn cảm bài thơ 
+ Luyện đọc tiếng, từ khó 
- Giải nghĩa từ : Đài sen , nhị , ngan ngát , thanh khiết . 
+ Luyện đọc câu
+ Luyện đọc toàn bài
+ Giáo viên theo dõi chỉnh sửa 
5 em đọc bài 
-Học sinh đọc thầm bài 
- HS luyện đọc 
- HS phát âm các từ xanh ngát , cánh hoa , xoè ra , ngan ngát , thanh khiết . 
- HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu 
- HS thi đua đọc cả bài 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài 1 lượt 
c) Ôn các vần: en , oen 
- GV nêu yêu cầu 1 trong SGK
? Tìm tiếng trong bài có vần en?
Thi tìm tiếng đúng , nhanh , nhiều
Tiếng từ ngoài bài có vần en , oen 
GV và cả lớp nhận xét tính điểm thi đua Nói câu chứa tiếng có vần en hoặc oen ? 
 ( sen ) 
- HS thi đua tìm đúng nhanh nhiều 
- HS thi đua tìm tiếng từ có vần oen , en 
- HS nhìn tranh nói 2 câu mẫu 
- HS thi nối câu chứa có vần en hoặc oen 
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
d) Luyện đọc;
* Tìm hiểu nội dung bài đọc
?Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào ? 
1 em đọc câu văn tả hương sen ? 
- Cho HS đọc thuộc lòng bài thơ ở lớp
* Thực hành luyện nói
-Quan sát tranh và đọc câu mẫu 
+ Cây sen mọc ở đâu ? 
+Hương sen như thế nào?
3. Củng cố, dặn dò- GV nhận xét tiết học.Về nhà ôn lại bài. 
- 1 em đọc lại bài , cả lớp đọc thầm 
( Cánh hoa đỏ nhạt xoè ra , phô đài sen và nhuỵ sen màu vàng ) 
 ( 1, 2 em đọc lại bài ) 
- Cả lớp đọc thầm lại bài 
- Nhiều cặp HS thực hành 
-Sen mọc ở đầm 
 +Hương sen thơm ngát thanh khiết nên được dùng để ướp trà 
Chiều Tự nhiên xã hội
NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT
(Có tích hợp nội dung GD và BVMT- Mức độ tích hợp bộ phận )
I. Mục tiêu 
- Giúp HS nhớ lại những kiến thức đã học về thực vật và động vật
- Biết động vật có khả năng di chuyển còn thực vật thì không
 * Tìm hiểu một số loài cây quen thuộc và biết ích lợi của chúng 
 - Phân biệt các con vật có ích và các con vật hại đối với sức khoẻ con người.
-Yêu thích , chăm sóc cây cối và các con vật nuôi trong nhà.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Phóng to các hình ảnh trong bài SGK 
- Vở bài tập tự nhiên xã hội 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ:
 Các em học bài gì?
 GV nhận xét chỉnh sửa 
2. Bài mới
Hoạt động 1: Làm việc với các mẫu vật và tranh, ảnh
* Mục tiêu: HS ôn lại các cây và các con vật đã học
- Nhận biết một số cây và con vật mới
 * Cách tiến hành
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phân công cho mỗi nhóm làm trình bày các mẫu vật mà các em mang đến lớp, dán tranh, ảnh về thực vật và động vật vào khổ giấy to, chỉ và nói tên từng cây, từng con mà nhóm sưu tập được.
- GV nhận xét và kết luận
-Học sinh trả lời 
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện mỗi nhóm lên treo tranh và trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình
Hoạt động 2: Trò chơi: “ Đố bạn cây gì, con gì”
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại những đặc điểm của các cây và con vật đã học
- HS được thực hành kĩ năng đặt câu hỏi
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn cách chơi
- HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi (đúng / sai) để đoán xem đó là con gì?
 HS chơi trò chơi do giáo viên chỉ đạo 
- GV nhận xét, đánh giá
*Tìm hiểu một số loài cây quen thuộc và biết ích lợi của chúng .
Yêu thích , chăm sóc cây cối và các con vật nuôi trong nhà. 
3. Củng cố, dặn dò
- Khắc sâu nội dung bài. 
- Về nhà xem trước bài Trời nắng, trời mưa.
Học sinh lắng nghe
Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Hiểu được bài tập đọc viết về vẻ đẹp của cây hoa sen.
- Đọc lưu loát bài tập đọc và nghe viết được một số từ ngữ khó trong bài.
- Yêu quý cây hoa sen.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết một số từ ngữ khó: xanh mát, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết.
- Vở bài tập tiếng việt 
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: Đầm sen.
- Cây hoa sen sống ở đâu?
GV nhận xét cho điểm 
2. Luyện đọc 
- GV gọi chủ yếu là HS yếu, HS chưa mạnh dạn đọc lại bài: Đầm sen.
- GV gọi em khác nhận xét bạn đọc trôi chảy chưa, có diễm cảm hay không, sau đó cho điểm.
- Kết hợp hỏi một số câu hỏi có trong nội dung bài tập đọc.
1. Viết tiếng trong bài có vần en:
2. Viết tiếng ngoài bài có vần en, oen
3.Ghi lại câu văn tả hương sen trong bài?
GV nhận xét chỉnh sửa 
3. Luyện viết 
- Đọc cho HS viết: xanh mát, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết.
GV chấm một số vở rồi xét chỉnh sửa 
- Đối tượng HS khá giỏi: Tìm thêm những tiếng, từ có vần : en, oen.
4. Củng cố- dặn dò 
- Thi đọc nối tiếp bài tập đọc theo tổ.
- Nhận xét giờ học.
- Xem trước bài sau.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét bổ sung
- HS yếu đọc bài
- HS khác nhận xét
- HS trả lời cầu hỏi
Học sinh làm bài trong vở bài tập tiếng việt 
- Sen, ven, chen
Kiến đen, đèn ngủ, cái chén
Nông choèn, nhoẻn cười 
Hương sen ngan ngát thanh khiết 
 HS viết vào bảng con
-Học sinh viết vở 
- HS tìm thêm tiếng có vần en, có vần oen 
- HS thi đua giữa các tổ 
Hoạt động tập thể
TRÒ CHƠI: ĐI QUA SUỐI
I. Mục tiêu
- Nhằm rèn luyện kĩ năng đi, khả năng giữ thăng bằng tập trung chú ý.
- Biết phối hợp khéo léo chính xác và tính cẩn thận.
- Lòng say mê môn học.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Sân bãi, những viên đá.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra
- GV kiểm tra sân bãi và cho HS vệ sinh sạch sẽ
- GV cho HS xếp thành 4 hàng rồi dóng hàng điểm số 
Cho học sinh tập các động tác khởi động
Cho học sinh chơi một số trò chơi do GV chọn 
2. Bài mới
- GV nêu tên trò chơi
- GV cùng HS kẻ sân và xếp các viên đá cách đều nhau
- Tập hợp HS thành một hàng dọc ở một bờ suối
- GV hướng dẫn cách chơi
- GV cho một nhóm ra chơi thử
- Cho HS chơi chính thức
- GV quan sát hướng dẫn thêm cho các em
- GV cho HS chơi theo tổ do tổ trưởng điều khiển
- GV cùng một số HS làm trọng tài
- Nhận xét phân thắng thua
3. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS tập các động tác thư giãn
- Cho HS xếp các viên gạch vào một chỗ
- Nhận xét tiết học
- Về nhà chơi ở nhà.
- HS vệ sinh sân bãi
Lớp tập hợp xếp hàng nhanh rồi điểm số 
- Tập các động tác khởi động
HS chơi trò chơi tự chọn
- HS nghe
- HS làm cùng GV
- HS xếp thành một hàng dọc bên bờ suối
- HS theo dõi
- Một nhóm chơi thử – HS quan sát
- HS chơi chính thức dưới sự hướng dẫn của GV
- HS chơi theo tổ
- HS thi đua giữa các tổ
- HS tập các động tác thư giãn
- HS vệ sinh sân bãi
Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013
Sáng Toán
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 (CỘNG KHÔNG NHỚ) 
I. Mục tiêu 
- Bước đầu giúp HS biết đặt tính rồi làm tính cộng trong phạm vi 100 
- Củng cố về giải toán và đo độ dài 
- Rèn cho các em say mê môn học 
II. Đồ dùng dạy-học:
- Các bó, mỗi bó 1 chục que tính và 1 số que tính rời 
- Vở bài tập toán , bảng con 
III. Các hoạt động dạy- học: 
Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS lên bảng làm bài 2 VBT
-GV nhận xét cho điểm 
2. Bài mới 
Giới thiệu cách làm tính cộng không nhớ 
- Trường hợp phép cộng có dạng : 35 +24 
Bước 1 : GV hướng dẫn HS thao tác trên que tính 
+ GV viết số 35 lên bảng 
+ Viết 24 dưới 35 ( 2 dưới 3, 4 dưới 5 ) 
+ Hướng dẫn HS gộp các bó chục và các quy trình rời lại với nhau được 5 bó và 9 que tính rời ( Viết 5 ở cột dọc, 9 ở cột đơn vị ) 
Bước 2 : Hướng dẫn HS làm tính cộng 
- Để làm tính cộng dạng 35 + 24 ta đặt tính . GV vừa nêu vừa viết 
+
 35 : 5 cộng 4 = 9 , viết 9 
 24 3 cộng 2 = 5 , viết 5 
 59 Vậy : 35 + 24 = 59 
b) Trường hợp phép cộng có dạng 
35 + 20 
- Hướng dẫn HS cách đặt tính 
+
 35 5 cộng 0 bằng 5 ; viết 5
 20 3 cộng 2 bằng 5 ; viết 5 
 55 Vậy : 35 + 20 = 55 
c) Trường hợp phép cộng dạng 35 + 2 
Lưu ý HS : Khi đặt tính ở số 2 phải thẳng cột với với số 5 ( cột đơn vị ) 
- Khi tính : Tính từ phải sang trái 
1 học sinh lên bảng làm
-Lớp mở VBTkiểm tra chéo
- Lấy 35 que tính ( gồm 3 bó chục que tính và 5 que tính rời ) 
- Tiếp tục lấy 24 que tính ( 2 bó choc và 4 que tính rời ) 
- Vài học sinh nêu lại cách cộng 
- Cho vài em nêu lại cách làm 
Học sinh lắng nghe
Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài 1 : Tính 
- Gọi HS lên bảng chữa bài 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính 
Bài 3 : GV nêu bài tập 
 1 em lên bảng chữa bài 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhắc lại kĩ thuật làm tính cộng 
- Nhận xét giờ 
- 4 HS lên bảng tính 
52 + 36 = 88 , 82 + 14 = 96 
43 + 15 = 58 , 76 + 10 = 86 
- Dưới lớp làm vào bảng con 
63 + 5 = 68 , 9 + 10 = 19 
- HS làm vào bảng con 
- 1 HS lên đọc bài, tóm tắt BT 
- Lớp làm vào vở 
 Bài giải
 Cả 2 lớp trồng được là : 
 35 + 50 = 85 ( cây ) 
 Đáp số : 85 cây
 ..
 Chính tả (tập chép)
HOA SEN 
 (Có tích hợp nội dungGD và BVMT- Mức độ tích hợp gián tiếp)
l. Mục tiêu
- HS chép lại chính xác viết lại đúng cả bài ca dao .Làm đúng các bài tập chính tả trong SGK .Nhớ được quy tắc chính tả âm : gh đi với i , ê ,e 
*Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa do vậy ai cũng yêu thích và muốn giữ để hoa đẹp mãi.
- Rèn cho các em viết đúng đẹp 
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ chép sẵn bài ca dao : “Hoa sen” 
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra 
 Đọc bài Hoa sen 
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới a) Giới thiệu 
 GV treo bài mẫu lên bảng 
 GV chỉnh sửa 
b) Hướng dẫn tập chép 
- Cho HS quan sát chép sẵn 
- Hướng dẫn HS soát lỗi vào vở 
- GV chữa các lỗi sai trên bảng 
-Giáo viên theo dõi nhắc nhở 
 Thu bài chấm , nhận xét giờ 
c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài 1 : Điền en hay oen 
 Đèn bàn , xoèn xoẹt 
1, 2 em HS đọc lại các từ vừa điền 
Bài 2 : Điền chữ g hay gh 
- Cho 3 em lên bảng làm BT 
- Cả lớp nhận xét và đọc lại các từ khó 
d) Hướng dẫn quy tắc chính tả 
âm gh đứng trước : i , e , ê ( gh kép ) 
Đứng trước các nguyên âm khác viết là g ( g + a , o , ô , ơ , u  ) 
Củng cố, dặn dò 
*Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa do ... m tính trừ dạng : 57 - 23 ( ta đặt tính ) 
* Viết 57 rồi viết 23 sao cho chục thẳng với hàng chục , đơn vị thằng với cột đơn vị 
* Viết dấu trừ ( - ) 
* Kẻ vạch ngang 
* Tính : ( từ phải sang trái ) 
-
- HS thực hành thao tác trên que tính 
- Vài HS nhắc lại cách trừ 
Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài 1 : Tính 
b) Đặt tính rồi tính 
- GV lưu ý HS đặt tính cho thẳng cột 
Bài 2: Đúng ghi Đ sai ghi S 
Bài 3 : Giải toán 
- GV nêu yêu cầu bài tập 
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhắc lại kĩ thuật làm tính trừ 
- GV nhận xét giờ học 
 4 HS lên bảng tính 
-
-
-
- HS làm vào bảng con . 
a) 4 HS lên bảng làm 
b) Lớp làm vào vở bảng con 
- 1 HS đọc bài tập 
- 1 em nêu tóm tắt 
- Lớp làm bài vào vở 
Giải
Số trang sách Lam còn phải đọc là : 
64 - 24 = 40 ( trang ) 
 Đáp số : 40 trang 
Tập đọc (2 tiết)
CHÚ CÔNG
I. Mục tiêu 
- HS đọc trơn được cả bài : Chú công ; phát âm đúng các tiếng từ khó 
- Ôn các vần oc , ooc 
- Hiểu được từ ngữ : Thấy được vẻ đẹp của bộ lông công , đuôi công , đặc điểm đuôi công lúc bé , và lúc công trường thành . 
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ bài TĐ . Bộ chữ học vần : Bảng con 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 Đọc thuộc lòng bài : Mời vào 
-GV nhận xét cho điểm
3. Bài mới a) Giới thiệu bài:
Giáo viên đọc mẫu lần 1
- GV đọc diễn cảm bài thơ 
+ Luyện đọc tiếng, từ khó 
+ Luyện đọc câu
+ Luyện đọc toàn bài
- GV chia làm 2 đoạn 
Đoạn 1 : Từ đầu – rẻ quạt 
Đoạn 2 : Phần còn lại 
GV nêu yêu cầu 1 trong SGK
5 học sinh đọc bài 
Học sinh lắng nghe
- HS phát âm các từ : Nâu gạch , sẻ quạt , rực rỡ , lóng lánh .
-Học sinh đọc nối tiếp từng câu 
- HS tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn 
- HS thi đua đọc cả bài 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài 1 lượt 
Tìm tiếng trong bài có vần oc ?
Tiếng từ ngoài bài có vần : oc , ooc 
GV nhận xét tính điểm thi đua 
? Nói câu chứa tiếng có vần : oc , ooc 
 ( ngọc ) 
- HS thi đua tìm đúng nhanh nhiều 
- HS thi đua tìm nhanh 
- HS nhìn tranh nói 2 câu mẫu 
- HS thi nói câu chứa có vần: oc hoặc ooc 
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
d) Luyện đọc:
* Tìm hiểu nội dung bài đọc
Lúc mới chào đời chú công có bộ lông gì ? 
 Chú đã biết làm những động tác gì ? 
- Sau 2, 3 năm đuôi công trống thay đổi như thế nào ? 
- GV đọc diễn cảm bài văn 
- Học thuộc lòng bài thơ ( tại lớp ) 
 *Luyện nói : 
- Cho HS hát bài hát về con công hoặc bài tập tầm vông 
4. Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét tiết học. 
-Về nhà đọc bài . 
- 1 em đọc lại bài , cả lớp đọc thầm 
( Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gạch ) 
 chú đã biết xoè cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt ) 
- 1 em đọc đoạn 2 , lớp đọc thầm 
( Đuôi lớn thành 1 thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu , mỗi chiếc lông đuôi óng ánh  hàng trăm viên ngọc ) 
- 2 , 3 HS đọc lại bài 
Học sinh hát bài hát về con công
Thể dục
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu
- Ôn bài thể dục yêu cầu thuộc thứ tự các động tác trong bài thể dục và thực hiện được ở mức tương đối chính xác.
- Làm quen với trò chơi: tâng cầu. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
- Lòng say mê tập luyện thể dục thể thao. 
II. Địa điểm - phương tiện 
- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập. GV chuẩn bị 1 còi và ô chuẩn bị cho trò chơi, kẻ sân chơi 
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- GV nên để cán sự lớp tập hợp lớp trước đó giáo viên chỉ đạo giúp đỡ 
- GV cho HS khởi động 
2. Phần cơ bản
- Ôn toàn bài thể dục đã học 
- GV cho HS tập mỗi động tác 2 đến 4 lần ,xen kẽ giữa 2 lần .
- GV nhận xét uấn nắn động tác sai cho HS tập lần 2 
 * Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số 
- GV quan sát sửa sai 
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số 
- Trò chơi tâng cầu 
- GV hướng dẫn trò chơi và tóm tắt lại cách chơi 
- Cho HS chơi thử 1 lần 
3. Phần kết thúc 
- GV cho HS tập các động tác hồi sức
- Đi theo nhịp và hát 
- Trò chơi hồi tĩnh 
- GV cùng HS cùng hệ thống bài học. 
- Lớp trưởng tập hợp lớp , báo cáo sĩ số 
- HS khởi động : đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên 1 địa hình tự nhiên ở sân trường 
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu 
- Trò chơi GV tự chọn 
- HS ôn 6 động tác đã học 
- HS thực hành tập theo sự hướng dẫn của GV 
- HS thực hành tập theo sự hướng dẫn của GV 
- HS theo dõi 
-Sau đó cả lớp chơi
- HS ôn tập dưới sự chỉ đạo của giáo viên .
- HS thực hành chơi trò chơi dưới sự chỉ đạo của GV 
- HS thực hành điểm số.
- HS tập các động tác hồi sức.
Chiều 
Toán
ÔN TẬP
I. Mục tiêu 
- Rèn kỹ năng đặt tính rồi làm tính cộng, trừ trong phạm vi 100(không nhớ) 
- Củng cố về giải toán có lời văn.
- Giúp các em yêu thích môn toán 
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Các thẻ chục que tính và các que tính rời.
- Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lên chữa bài tập.
- GV nhận xét chấm điểm.
2. Bài mới: Luyện bài tập
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:
45 – 23 ; 57 – 31 ; 72 – 60 
70 – 40 ; 66 – 25 .
 Bài 2: Tính nhẩm:
 65 – 5 = ; 65 – 60 = ; 65 – 65 =
 70 – 30 = ; 94 – 3 = ; 33 – 30 =
 21 - 1 = ; 21 – 20 = ; 32 – 10 =
 Bài 3: Điền dấu: ; = ?
35 – 5 35 – 4 ; 43 + 3 43 – 3
30 - 20 40 - 30; 31+42 41+32
 Bài 4: 
Lớp 1B có 35 bạn, trong đó có 20 bạn nữ. Hỏi Lớp 1B có bao nhiêu bạn nam?
 Bài 5: Nối theo mẫu:
76-5
54
40+14
68-14
71
11+21
44-12
32
60+11
- HS đặt rồi làm phép tính: 
 -
-
-
- HS tính nhẩm các phép tính.
HS điền dấu thích hợp vài ô vuông
> >> >
<
35 – 5 35 – 4 ; 43 + 3 43 – 3
=
=
30 - 20 = 40 - 30; 31+42 41+32
 Bài giải
 Lớp 1B có số bạn nam là:
 35 – 20 = 15 (bạn nam)
 Đáp số: 15 bạn nam.
76-5
54
40+14
68-14
71
11+21
44-12
32
60+11
 Củng cố dặn dò:
-Nhận xét giờ học , Nhắc nhở học sinh về nhà ôn lại bài 
Thể dục
ÔN TẬP
I. Mụctiêu
- HS tiếp tục ôn bài thể dục yêu cầu thuộc thứ tự các động tác trong bài thể dục và thực hiện được ở mức tương đối chính xác.
- Tiếp tục làm quen với trò chơi: tâng cầu. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
- Lòng say mê tập luyện thể dục thể thao. 
II. Địa điểm - phương tiện 
- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập. GV chuẩn bị 1 còi và ô chuẩn bị cho trò chơi, kẻ sân chơi 
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- GV nên để cán sự lớp tập hợp lớp trước đó giáo viên chỉ đạo giúp đỡ 
- GV cho HS khởi động 
2. Phần cơ bản
- Ôn toàn bài thể dục đã học 
- GV cho HS tập mỗi động tác 2 đến 4 lần ,xen kẽ giữa 2 lần .
- GV nhận xét uấn nắn động tác sai cho HS tập lần 2 
 * Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số 
- GV quan sát sửa sai 
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số 
- Trò chơi tâng cầu băng bảng 
- GV hướng dẫn trò chơi và tóm tắt lại cách chơi 
Giáo viên làm mẫu rồi hướng dẫn cách chơi
- Cho HS chơi thử 1 lần 
3. Phần kết thúc 
- GV cho HS tập lại 6 động tác đã học 
- Đi theo nhịp và hát 
- GV cùng HS cùng hệ thống bài học.
- Nhắc nhở học sinh về nhà thường xuyên luyện tập 
- Lớp trưởng tập hợp lớp , báo cáo sĩ số 
- HS khởi động : đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên 1 địa hình tự nhiên ở sân trường 
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu 
- Trò chơi : tâng cầu bằng bảng 
- HS ôn 6 động tác đã học 
- HS thực hành tập theo sự hướng dẫn của GV 
- HS thực hành tập theo sự hướng dẫn của GV 
- HS theo dõi , mỗi em mang 1 bảng con 
- HS ôn tập dưới sự chỉ đạo của giáo viên .
- HS thực hành chơi trò chơi dưới sự chỉ đạo của GV 
- HS tập 6 động tác đã học 
An toàn giao thông
BÀI 6
KHÔNG CHẠY TRÊN ĐƯỜNG KHI TRỜI MƯA
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận thức được sự nguy hiểm khi chạy trên đường lúc trời mưa.
- Giúp HS có ý thức không chạy trên đường khi trời mưa, nhất là ở nơi có nhiều xe qua lại.
- Ôn lại những kiến thức đã được học ở các bài trước.
- HS quan sát tranh để nhận biết sự nguy hiểm khi khi chạy trên đường có nhiều xe qua lại khi trời mưa.
- HS ghi nhớ ý nghĩa của bài học.
II. Đồ dùng dạy-học:
- HS: Cuốn chuyện tranh “ Pokêmon cùng em học ATGT” ( bài 6)
- Phiếu bốc thăm dùng để thực hành trong giờ học.
III. Phương pháp
Quan sát thảo luận
Đàm thoại
HS thảo luận nhóm.
IV. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động 1:
Giới thiệu bài
Bước 1:
Giáo viên nêu lên một tình huống có nội dung tương tự như câu chuyện trong sách Pokêmon ( bài 6), sau đó đặt câu hỏi:
Hành động chạy tắm mưa trên đường khi có xe cộ qua lại của bạn trong câu chuyện cô vừa kể là sai hay đúng?Vì sao?
Bước 2:
HS phát biểu
Bước 3
GV nhận xét, đưa ra kết luận rồi giới thiệu tên bài học:
Không chạy trên đường khi trời mưa
Hoạt động 2
Quan sát tranh, trả lời câu hỏi
Bước 1
Chia lớp thành 4 nhóm, GV giao nhiệm vụ cho các nhóm :
Nhóm 1,2,3 quan sát và nêu lên nội dung của mỗi bức tranh theo thứ tự 1,2,3.
Nhóm 4 nêu nội dung của cả 3 bức tranh.
Các nhóm HS thảo luận về nội dung các bức tranh rồi cử đại diện lên trình bày ý kiến của nhóm.
Bước 2
GV hỏi :
Hành động của 2 bạn Nam và Bo, ai sai, ai đúng ?
Việc bạn Nam chạy ra đường tắm mưa có nguy hiểm không ? Nguy hiểm như thế nào ?
Các em nên học tập bạn nào ?
Bước 3
HS phát biểu trả lời.
Các em khác nhận xét bổ sung.
Bước 4
GV kết luận :
Không chạy trên đường khi trời mưa, nhất là ở những nơi có nhiều xe qua lại.
Hoạt động 3
Thực hành theo nhóm
Bước 1
GV hướng dẫn :
Nêu cho 4 nhóm mỗi nhóm 1 câu hỏi tình huống, các nhóm thảo luận và tìm ra cách giải quyết tình huống đó(2 nhóm chung 1 câu hỏi)
Tình huống 1 : Nam và Bo đi chơi về, giữa đường trời đổ mưa to. Trên đoạn đường chỉ có một vài mái hiên. Bo rue Nam vào trú mưa nhưng Nam nói ;Đằng nào cũng ướt, thế thì chúng mình vừa tắm mưa, vừa chạy về nhà, thích hơn. Các em chọn cách nào ?
Tình huống 2 : Nam và Bo đi chơi về, giữa đường trời đổ mưa to. Cả đoạn đường dài không có nơi nào có thể trú mưa được. Nam và Bo cần đi như thế nào để về nhà một cách an toàn ?
Bước 2
Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến.
Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
Bước 3
GV nhận xét, khen ngợi HS có câu trả lời đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 12 buoiTuan 29.docx