I. MỤC TIÊU:
1 Đọc :
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,bước đầu biết đọc bài văn với dọng kể nhẹ nhàng .
2. Hiểu nội dung :Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc ,châu báu (trả lời được câu hỏi 1,2,3,5,HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4)
3.GDHS luôn yêu quý ,kính trọng ông bà.
4.Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài.
a, Xác định giá trị: Nhận biết đượcáy nghĩa câu chuyện, từ đó xác định được lòng kính trọng và biết ơn ông bà của mình.
b, Tự nhận thức về bản thân: Nhận biết được tình cảm của các nhân vật.
c, Thể hiện sự cảm thông: Cảm thông với hai em bé khi bà mất.
Tuần 11 Thứ 2 ngày 8 tháng 11 năm 2010 Tập đọc: Bà cháu I. Mục tiêu: 1 Đọc : - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,bước đầu biết đọc bài văn với dọng kể nhẹ nhàng . 2. Hiểu nội dung :Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc ,châu báu (trả lời được câu hỏi 1,2,3,5,HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4) 3.GDHS luôn yêu quý ,kính trọng ông bà. 4.Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài. a, Xác định giá trị: Nhận biết đượcáy nghĩa câu chuyện, từ đó xác định được lòng kính trọng và biết ơn ông bà của mình. b, Tự nhận thức về bản thân: Nhận biết được tình cảm của các nhân vật. c, Thể hiện sự cảm thông: Cảm thông với hai em bé khi bà mất. d, GiảI quyết vấn đề: Hiểu được việc làm của hai cậu bé khi bà sống lại thì cuộc sống của ba bà cháu vẫn khổ như xưa. II. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: - Đọc bài “ Bưu thiếp” 2 em + Bưu tiếp thứ nhất của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì? + Nhận xét và cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: a. Giáo viên đọc bài Học sinh theo dõi b. Luyện đọc câu kết hợp luyện đọc từ khó - Đọc từng câu Học sinh đọc nối tiếp câu - Rút từ khó Học sinh luyện đọc c. Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc từng đoạn Học sinh đọc mỗi đoạn 2 em + Hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài: Cô tiên nói:// “Nếu bà sống lại/ thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa,/ các cháu có chịu không?”// Hai anh em cùng nói:// Chúng cháu chỉ cần bà sống lại.”// Giảng từ: “ màu nhiệm” có phép lạ tài tình - Đọc nối tiếp đoạn 4 em đọc d. Đọc đoạn trong nhóm Đọc theo nhóm 4 e. Thi đọc Các nhóm đọc thi g.Đọc đồng thanh Đọc đoạn 4 h.Đọc lại cả bài 1 em 3. Tìm hiểu bài: - Đọc đoạn 1 + Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào? +Chi tiết nào cho biết bà cháu sống rất nghèo khổ? 1 em Sống nghèo khổ nhưng rất yêu thương nhau - Rau cháo nuôi nhau. Gt: “ rau cháo nuôi nhau” “ đầm ấm” + G/v: Cuộc sống về vật chất tuy nghèo khổ nhưng tình cảm luôn đầm ấm. + Cô tiên cho hạt đào và nói gì? Khi bà mất, gieo hạt đào bên mộ bà, hai anh em sẽ được sung sướng, giàu sang. - Đọc thầm đoạn 2 1 em đọc + Sau khi bà mất, hai anh em sống ra sao? + Vì sao hai anh em trở nên giàu có? + Chi tiết nào cho biết cây đào phát triển rất nhanh? G/v: đây là một cây đào rất đặc biệt. Hai anh em trở nên giàu có - Vì có cây đào kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc. - Vừa gieo xuống hạt đã nảy mầm, ra lá đơm hoa kết bao nhiêu là trái. - Đọc đoạn 3 Lớp đọc thầm Sống trong cảnh giàu sang nhưng hai anh em cảm thấy thế nào? Hai anh em được sống giàu có nhưng không cảm thấy vui sướng mà ngày càng buồn bã. + Vì sao hai anh em đã trở nên giàu cómà không thầy vui? + Hai anh em xin bà tiên điều gì? Vì hai em thương nhớ bà, sự giàu sang không thay được tình thương ấm áp của bà. - Xin cho bà sống lại. + Hai anh cần gì và không cần gì? Cần bà, không cần vàng bạc, giàu có. - Đọc đoạn 4 1 em + Câu chuyện kết thúc ra sao? Cô tiên hiện lên. 2 anh emvào lòng GT: “ hiếu thảo” 4. Luyện đọc lại - Đọc phân vai 2 nhóm đọc thi, mỗi nhóm 4 em + Nhận xét và cho điểm 5. Củng cố, dặn dò: - Qua câu chuyện này, em hiểu ra điều gì? Thảo luận nhóm bàn + Đại diện nhóm trả lời ?Các em học tập được điều gì ở 2 anh em ? -Tình cảm là thứ của cải quý nhất. -Vàng bạc không quý bằng tình cảm con người. Tình cảm bà cháu quý hơn vàng, bạc. Hs trả lời - Về nhà đọc lại bài- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện “ Bà cháu” Toán Luyện tập I.Yêu cầu -Thuộc bảng 11trừ đI một số -Thực hiện được phép trừ dạng 51-15 -Biết tìm số hạng của một tổng -Biết giảI bài toán có một phép trừ dạng 31-5(giảm B5,B1dong2) II. Đồ dùng dạy học. III. Hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài. 2. Dạy học bài mới. Bài 1:Yêu cầu h/s tự nhẩm và ghi kết quả. Gv đánh giá. Bài 2: Đặt tính rồi tính. Yêu cầu h/s nêu rõ cách đặt tính và thực hiện. Bài 3: Tìm x. Muốn tìm một số hạng ta làm thế nào? + Y/c h/s làm bài vào vở BT. + G/v lưu ý h/s cách trình bày. Bài 4: Gọi 1 h/s đọc bài. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu kg táo ta làm ntn? + Y/c hs trình bày bài giải vào vở. Gọi 1 h/s đọc bài làm. - Nhận xét và cho điểm. 3. Củng cố dặn dò. - H/s làm bài sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả. 11- 2 =9 11- 6 =5 11- 4 =7 11- 8 =3 - Làm bảng con- một số h/s làm bảng lớp. a, 41 51 81 - - - 25 35 48 16 16 36 b, 71 38 29 - + + 9 47 6 62 85 35 - Lấy tổng trừ đi số hạng kia. - Làm bài, 3 h/s làm trên bảng lớp. X+18 = 61 23 +X=71 X = 61-18 X =71-23 X = 43 X = 48 .Tóm tắt Có :51kg Bán :26kg Còn :kg táo ? Giải: Cửa hàng đó còn lại số kg táo là: 51 – 26 = 25 ( kg) Đáp số: 25 kg. - 1 h/s đọc. - Làm bài cá nhân vào vở. Đạo đức: Thực hành kĩ năng giữa kì I. I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhớ lại những kiến thức đã học từ đó vận dụng vào cuộc sống một cách có hiệu quả. -BD lòng say mê môn học II. Đồ dùng: - Một số phiếu ghi câu hỏi thảo luận III. Các hoạt động dạy- học: 1. Giới thiệu bài 2. Luyện tập: * Giáo viên nêu câu hỏi 2 em nhắc lại - Học sinh trả lời câu hỏi Thảo luận nhóm bàn - Đại diện các nhóm trả lời + Sinh hoạt đúng giờ có lợi gì? Có lợi cho sức khoẻ và giúp chúng ta học tập tốt + Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? Được mọi người quý mến và giúp chúng ta tiến bộ + Vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp? Không mất thời gian tìm kiếm + Như thế nào là chăm chỉ học tập? * ứng xử một số tình huống. TH1: Trời mưa to, sân trường ngập nước, cô giáo dặn h/s không được ra sân nhưng bạn Mai vẫn ra sân chơi. Nếu là em trong trường hợp đó em sẽ làm gì? + Gọi các nhóm trình bày. + G/v chốt lại cách giải quyết hay nhất. Đi học chuyên cần, đúng giờ; Tích cực tham gia học tập theo nhóm tổ, - H/s thảo luận nhóm bàn. b. Liên hệ: - Học sinh kể những hành vi mà các em đã làm được? Chưa được và cách sửa lỗi. - Nhiều h/s có ý kiến. C .Củng cố, dặn dò: - Thực hiện tốt những điều đã học. Thứ 3 ngày 9 tháng 11 năm 2010 Chính tả: (Tập chép ) Bà cháu. I. Yêu cầu: - Chép lại chính xác,trình bày đúng đoạn : “Hai anh em cùng nói ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng”trong bài Bà cháu - Làm được BT2,BT3,BT4a -Rèn Hs ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp . II. Đồ dùng dạy học: Chép sẵn đoạn văn cần viết, bảng phụ ghi bài tập 4. III. Hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: G/v đọc, h/s viết vào bảng con các từ. - Nhận xét chữ viết của h/s. B.Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn tập chép. a, Ghi nhớ nôị dung. - Treo bảng phụ y/c h/s đọc đoạn cần chép. - Đoạn văn ở phần nào của câu chuyện? - Câu chuyện kết thúc ra sao? -b, Hướng dẫn cách trình bày. -Đoạn văn có mấy câu? - Tìm lời nói của hai anh em trong đoạn - Lời nói của hai anh em được viết với dấu câu nào? - G/v kl: c,Hướng dẫn viết từ khó. - G/v đọc từ khó, h/s viết vào bảng con. d,Chép bài. e, Soát lỗi. g, Chấm bài. chấm 5 - 6 em. - Nhận xét bài viết của h/s. 3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài1: Gọi h/s đọc y/c - Gọi 2 h/s đọc từ mẫu. - Y/c h/s làm bài vào vở - Gọi h/s đọc bài làm. - Viết: long lanh, nức nở, lúc nào. - 2 h/s đọc. - Phần cuối. - Bà sống lại. - 5 câu - " Chúng cháu chỉ cần bà sống lại" - Dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm. - Viết vào bảng con. móm mém, dang tay - H/s nhìn bảng chép bài. -1 h/s đọc - làm bài theo y/c - Học sinh nhận xét bài làm của bạn . 1 em Gư, gu, go, gơ, ga, gô Ghế, ghé, ghi Bài 2: Đọc yêu cầu bài 1 em - Học sinh trả lời miệng Viết gh trước e, ê, i Viết g với các nguyên âm còn lại Bài 3a: Đọc yêu cầu bài 1 em - Làm bài + Nhận xét và chữa bài. Làm vào VBT – 1 em lên làm vào bảng phụ S hay x: nước sôi, ăn xôi, cây xoan, siêng năng. + Nhận xét và chữa bài. Thể dục: Đi đều, trò chơi bỏ khăn I. Mục tiêu: - Biết cách điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình vòng tròn. - Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi II. Địa điểm và phương tiện: - Còi, khăn; Sân trường III. Nội dung và phương pháp lên lớp: A. Phần mở đầu: - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu buổi tập Học sinh theo dõi - Tập 1 số động tác khởi động Học sinh tập - Ôn bài thể dục Lớp trưởng điều khiển B. Phần cơ bản: 1. Đi đều - Giáo viên hướng dẫn lại cách làm Cả lớp tập + G/v hô theo nhịp 1- 2, 1 - 2 cho h/s tập. Chú ý kết hợp chân nọ, tay kia. Tập từng tổ Thi giữa các tổ + Nhận xét và tuyên dương. 2. Trò chơi: Bỏ khăn - Hướng dẫn lại cách chơi - Học sinh chơi thử - Học sinh chơi thật Học sinh chơi C. Phần kết thúc: - Cúi người thả lỏng - Giáo viên hệ thống lại bài và dặn dò Toán: 12 trừ đi một số. 12 - 8 I. Yêu cầu: giúp học sinh : - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 12 - 8. - Tự lập bảng 12 trừ đi một số. - áp dụng phép trừ có nhớ dạng 12 - 8 để giải bài toán có liên quan.(giảm B1b,B3) II. Đồ dùng dạy học. que tính, thẻ chục của giáo viên và học sinh. III. Hoạt động dạy học. A. Giới thiệu bài. B. Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu phép trừ 12 - 8. + Nêu vấn đề: G/v nêu bài toán. Có 12 que tính , bớt đi 8 que. Hỏi còn lại bao nhiêu que? - Nghe, phân tích bài toán. - Muốn biết còn laị bao nhiêu que tính ta làm thế nào? -Thực hiện phép trừ 12 - 8 - Viết 12 - 8 + Tìm kết quả.Y/c h/s sử dụng que tính để tìm kết quả và thông báo lại - Thao tác với que tính. - Y/c h/s nêu cách bớt. - đầu tiên bớt 2 que, sau đó tháo 1 bó chục để bớt tiếp 6 que nữa, vậy còn lại6 que tính - 12 que tính bớt 8 que tính còn lại mấy que tính? - Còn 4 que tính. - Vậy 12 - 8 bằng bao nhiêu? - Bằng 4 G/v kl: Như vậy khi lấy 12 trừ đi một số đầu tiên ta bớt 2 sau đó bớt tiếp đi phần còn lại + Đặt tính và thực hiện phép tính. Y/c h/s đặt tính và thực hiện - 12 trừ 8 bằng 4 viết 4 thẳng cột đơn vị. Y/c vài h/s khác nhắc lại. 2. Lập bảng công thức 12 trừ đi một số. G/v ghi phép tính đầu tiên, sau đó h/s tự lập phép tính vận dụng cách tính nhẩmđể tìm kết quả. - Tính nhẩm để tìm kết quả Gọi h/s đọc kết quả, g/v ghi bảng. - Nêu đặc điểm các phép tính - Xoá dần công thức y/c h/s đọc thuộc. - một số em đọc thuộc. 3. Luyện tập. Bài 1: H/s tự nhẩm ghi kết quả vào vở - Gọi h/s đọc chữa bài a, 9 + 3 = 12 8 + 4 = 12 ... ng dẫn cách trình bày. - Đoạn trích này có mấy câu? - 4 câu - Chữ cái đầu câu viết thế nào? - Viết hoa. c, Hướng dẫn viết từ khó. - G/v đọc, h/s viết một số từ khó. - Viết vào bảng con: lẫm chẫm, nở, quả. - G/v sửa sai nếu có. d, Viết chính tả. G/v đọc, h/s viết bài. - Viết bài vào vở. e, Soát lỗi. g, Thu bài chấm- nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài1: G/v treo bảng phụ gọi h/s y/c - Y/c H/s tự làm bài vào vở. - Gọi H/s đọc bài, lớp nhận xét bài của bạn + Kl: quy tắc viết g, gh. Bài 2. b, Cách thực hiện tương tự. - h/s làm vào vở BT, 1 h/s làm bảng - Y/c h/s nêu cách hiểu của một số câu phụ. tục ngữ, thành ngữ. Câu1: Khuyên người ta có tình thương yêu đối với mọi người như đối với bản thân mình. Câu2: Khuyên con cái phải nghe theo lời cha mẹ dạy, nếu không sẽ hư hỏng. C. Củng cố dặn dò: ghi nhớ các quy tắc chính tả. Làm bài tập 2a Tự nhiên và xã hội: Gia đình I. Yêu cầu: Sau bài học h/s có thể: - Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình. - Biết được từng thành viên trong gia đình cùng nhau chia sẻ công việc nhà - Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà tuỳ theo sức của mình. Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học. Tranh minh hoạ trong sgk. III. Hoạt động dạy học. Khởi động: Cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau. Bài hát này nói lên điều gì? + Trong gia đình mọi người đều thương yêu nhau, để thể hiện tình thương yêu đó mỗi người làm những công việc gì? Tình cảm của mọi người đối với nhau ra sao chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.. Đây cũng là bài đầu tiên trong chủ điểm xã hội. -Y/c học sinh mở tranh chủ điểm quan sát. Hoạt động 1: Tìm hiểu về gia đình bạn Mai. Mục tiêu: Nhận biết những người trong gia đình bạn Mai và việc làm của từng người. Cách tiến hành: Bước 1.Gọi h/s đọc y/c ở phần quan sát tranh trang 24 - 1 h/s đọc. -G/v h/d h/s quan sát tranh và đặt câu hỏi cho bạn. - Thảo luận nhóm bàn. - Đố bạn gia đình của Mai có những ai? -Ông bạn Mai đang làm gì? - Ai đang đi đón bé Mai ở trường mầm non? - Bố của Mai đang làm gì? -Mẹ của mai đang làm gì? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nghe bổ sung. -Mỗi nhóm trình bày ở một bức tranh KL: Gia đình Mai gồm Ông, bà, bố, mẹ và em trai của Mai. các bức tranh cho thấy mọi người trong gia đình mai ai cũng tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức và khả năng của mình, đó cũng chính là thể hiện tình yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình. + Vào những lúc nghỉ ngơi mọi người tronggia đình Mai thường làm những công việc gì? - Làm việc cá nhân. - Quây quần, uống nước vui đuà trò chuyện cùng nhau. Hoạt động 2: Nói về công việc thường ngày của những người trong gia đình mình. Mục tiêu: chia sẻ với các bạn trong lớp về người thân và việc làm của từng người trong gia đình mình. Tiến hành. Bươc 1: Yêu cầu các em nhớ lại việc làm của từng người trong gia đình mình. Bước2: Trao đổi trong nhóm nhỏ. - Kể với các bạn về công việc của những người trong gia đình mình. Gợi ý: Ai thường đánh thức các con dậy đi học, chuẩn bị bữa ăn Bước 3: Trao đổi cả lớp. - Gọi một số em lên chia sẻ với cả lớp G/v hỏi thêm: Điều gì sẽ xảy ra nếu bố mẹ hoặc những người khác trong gia đình không làm tròn trách nhiệm của mình? - Công việc sẽ bị ngừng trễ - Vào những lúc nghỉ ngơi hoăc nhàn rỗi mọi người trong gia đình em thường làm gì? - Nhiều ý kiến. KL: Tham gia công việc trong gia đình là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người. Mỗi người trong gia đình đều phải thương yêu, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hạnh phúc. sau những ngày làm việc vất vả mỗi gia đình nên có kế hoạch nghỉ ngơi như: họp mặt vui vẻ, thăm hỏi người thân, du lịch, mua sắm đồ dùng Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ. Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà. I. Mục tiêu: - Nêu được một số từ ngữ chỉ đồ vật và tác dụng của đồ vật vẽ ẩn trong tranh (BT1) - Tìm được từ ngữ chỉ công việc đơn giản trong nhà có trong bài thơ thỏ thẻ (BT2) - GDHS làm những việc vừa sức giúp gia đình II. Đồ dùng dạy học. Tranh minh hoạ bài tập 1. III. Hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ. + Tìm những từ chỉ người trong gia đình - 1 h/s trả lời. Chú, bác, cô, bà nội, họ hàng của họ ngoại? + Tìm những từ chỉ người trong gia đình họ hàng của họ ngoại? - Cậu, dì. bà ngoại, ông ngoại + Nhận xét cho điểm từng h/s. B. Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Gọi h/s đọc y/c bài 1. - 2 h/s đọc - Y/c h/s làm việc theo nhóm bàn. - Thảo luận nhóm bàn, tìm đồ dùng vàghi kết quả vào giấy nháp, 1 nhóm làm vào bảng phụ. - Gọi các nhóm trình bày bài của mình, - đọc và bổ sung, 1 nhóm trình bày ở các nhóm có ý kiến bổ sung. bảng phụ. - Tất cả những đồ dùng này được dùng ở đâu? - Dùng trong gia đình. - Ngoài những đồ dùng này tìm thêm - 3 h/s có ý kiến. những từ ngữ khác chỉ đồ dùng trong gia đình mà em biết? - Tất cả những từ này gọi chung là từ chỉ gì? - Y/c h/s đặt câu với một số từ: bát, chổi - Chỉ sự vật. - Đặt câu Bài 2: Gọi h/s đọc y/c và bài thơ. - 2 h/s đọc - Y/c h/s làm vào vởBT - Gạch dưới từ chỉ việc làm của bạn nhỏ - Gọi h/s đọc bài làm. Từ ngữ chỉ việc mà bạn nhỏ muốn làm giúp ông. - 3 h/s đọc, lớp nhận xét. - Bạn nhỏ muốn nhờ ông làm giúp những việc gì? Các từ chỉ việc làm của bạn nhỏ giúp ông là: đun nước, rút rạ, - Xách siêu nước, ôm rạ, dập lửa. thổi khói. - Những từ chỉ việc làm của bạn nhỏ muốn giúp ông và từ chỉ việc làm bạn nhỏ nhờ ông giúp là những từ chỉ gì? - Việc bạn nhỏ làm nhiều hơn hay việc bạn nhỏ nhờ ông nhiều hơn? - Chỉ hoạt động. - Việc bạn nhỏ nhờ ông nhiều hơn. - Con có nhận xét gì về bạn nhỏ? - Bạn nhỏ rất ngộ nghĩnh, biết thương ông muốn giúp ông nhưng bạn chỉ biết mỗi việc rút rạ nên ông phải làm hết. - ở nhà em thường làm việc gì giúp gia đình/ - Nhiều ý kiến. G/v khen những em biết làm nhiều việc giúp gia đình. 3. Củng cố, dặn dò. Tìm thêm các từ chỉ đồ dùng trong gia đình. Thứ 6 ngày 12 tháng 11năm 2010. Tập làm văn: Chia buồn, an ủi. I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nghe và nói. - Biết nói câu thể hiện sự quan tâm của mình với người khác. - Biết nói câu an ủi. - Viết bức thư ngắn để thăm hỏi ông bà. - Biết nhận xét bạn. + Các kĩ năng sống được giáo giục trong bài: a, Thể hiện sự cảm thông: cảm thông với bạn( hoặc người khác) khi bị mắc lỗi. b, Giao tiếp: cởi mở tự tin trong giao tếp, biết lắng nghe ý kiến người khác. c, Tự nhận tthức về bản thân ( nhận biết được mối quan hệ với người tham gia giao tiếp để biết lựa chọn lời nói cảm ơn, xin lỗi một cách phù hợp. II. Đồ dùng dạy học. Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ. -Gọi h/s đọc bài làm số 2 của tuần 10. - 3 h/s đọc. -Nhận xét, cho điểm từng h/s. B. Dạy học bài mới. 1.Giới thiệu bài. -Khi thấy người khác buồn em phải làm gì? - An ủi, động viên + Khi ai đó gặp chuyện buồn, ta hãy nói một vài lời an ủi, người đó sẽ thấy vui hơn rất nhiều. Bài học hôm nay sẽ h/d chúng ta cách nói lời an ủi 2.Hướng dẫn làm bài tập. - Gọi h/s đọc y/c bài 1 - 1 h/s đọc - Gọi h/s nói câu của mình, sau mỗi lần - 3 h/s nói.Ông ơi! Ông, ông bị mệt à? h/s nói g/v sửa sai từng lời nói. Để cháu lấy nước cho ông uống nhé! - Lời nói tỏ sự quan tâm của mình đối với ông bà đó chính là lời an ủi, động viên khi ông, bà bị mệt. - Khi nói lời an ủi, động viên cần có thái độ ntn? - Nhẹ nhàng, tình cảm, chân thành. Bài2: Gọi h/s đọc y/c. - Treo bức tranh và hỏi: + Bức tranh vẽ cảnh gì? - Hai bà cháu đứng cạnh một cây non đã chết. + Nếu là em bé đó, em sẽ nói lời an ủi gì với bà? - y/c h/s thảo luận tìm lời nói phù hợp. + Nếu là bé trai trong tranh em sẽ nói gì với ông? - Gọi các nhóm trình bày. - Trình bày lời nói của nhóm mình, các nhóm nghe, bổ sung. Bài3: Gọi h/s đọc y/c. - Nêu cách viết một bưu thiếp? - Đầu tiên viết thời gian, địa điểm, người gửi, sau đó đến nội dung. - Y/c h/s viết vào VBT. - Gọi một số h/s đọc bài viết của mình. - Nghe, nhận xét, góp ý. Nhận xét bài làm của h/s.Đọc một số bài hay cho cả lớp nghe. C. Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. Dặn h/s có ý thức viết bưu thiếp thăm hỏi người thân, nói lời an ủi động viên khi cần thiết. Toán: Luyện tập. I. Yêu cầu: Giúp h/s củng cố về. - Các phép cộng có nhớ dạng: 12 - 8, 32 - 8, 52 - 28. - Tìm số hạng chưa biết trong một tổng. - Giải bài toán có lời văn( toán đơn, 1 phép tính) - Biểu tượng về hình tam giác. - Bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn. II. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài. 2. Dạy học bài mới. Bài1: Tính nhẩm. - Y/c h/s tự nhẩm rồi ghi kết quả vào vở. - Làm bài 12 – 3 = 9 12 – 5 = 7 12 – 7 = 5 12 – 4 = 8 12 – 6 = 6 12 – 10 = 2 - Gọi h/s lần lượt báo cáo kết quả. - Mỗi h/s 1 cột. - Nhận xét, sửa chữa. Bài2: Gọi h/s đọc y/c. -Khi đặt tính phải chú ý điều gì? - Viết số sao cho các hàng thẳng cột với nhau. - Tính theo thứ tự nào? - Bắt đầu từ hàng đơn vị. a, 62 72 32 b, 53 36 25 - - - + + + 27 15 8 19 36 27 35 57 24 72 72 52 - Y/c h/s làm vào vở bt. - Làm bài- đổi vở kiểm tra lẫn nhau - gọi 2 h/s lên bảng làm. - Nhận xét cho điểm. Bài3: Y/c h/s tự làm vào vở.Gọi 3 h/s lên bảng làm và giải thích cách làm. Tìm x: a, x + 18 = 52 b, x + 24 = 62 x = 52 - 18 x = 62 - 24 x = 34 x = 38 c, 27 + x = 82 x = 82 -27 x = 55 Bài4: Gọi h/s đọc đề toán. - 1 h/s đọc. - Y/c h/s tóm tắt và giải vào vở, 1 hs lên bảng giải Tóm tắt: Gà và thỏ: 42 con. Thỏ: 18 con Gà: ? con. Giải: Gà có số con là: 42 – 18 = 24( con) Đáp số: 24 con. - chấm một số bài, nhận xét. Bài5: Gọi h/s đọc y/c.( SGK) - G/v vẽ hình lên bảng. - Y/c h/s đếm số hình tam giác màu trắng,đếm số hình tam giác màu xanh, sau đó đếm số hình tam giác ghép màu xanh và màu trắng. - Báo cáo kết quả. - Ghi đáp án vào bảng con: 10 hình tam giác. 3. Củng cố dặn dò. Dặn về nhà học thuộcbảng trừ đã học. Làm thêm các phép tính trừ có nhớ thuộc dạng này.
Tài liệu đính kèm: