Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 16

Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 16

I. MỤC TIÊU: 1.Đọc :

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài

2. Hiểu: - hiểu nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương giữa em bé và chú chó nhỏ.

3 Thái độ :GD các em biết yêu thương vật nuôi trong nhà.

4. Các kĩ năng sống được GD trong bài:

- Kiểm soát cảm xúc: Cảm nhận và bộc lộ t/c, cảm xúc trước tình tiết cảm động của câu chuyện.

- Thể hiện sự cảm thông: cảm nhận và biết bày tỏ sự cảm thông với nhân vật trong câu chuyện.

 

doc 28 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16:
Thứ 2 ngày 13 tháng 12 năm 2010.
 Tập đọc: Con chó nhà hàng xóm.
I. Mục tiêu: 1.Đọc : 
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài 
2. Hiểu: - hiểu nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương giữa em bé và chú chó nhỏ. 
3 Thái độ :GD các em biết yêu thương vật nuôi trong nhà.
4. Các kĩ năng sống được GD trong bài:
- Kiểm soát cảm xúc: Cảm nhận và bộc lộ t/c, cảm xúc trước tình tiết cảm động của câu chuyện.
- Thể hiện sự cảm thông: cảm nhận và biết bày tỏ sự cảm thông với nhân vật trong câu chuyện.
- Trình bày suy nghĩ: Suy nghĩ , trả lời được câu hỏi, hiểu câu chuyện.
- Phản hồi , lắng nghe tích cực, chia sẻ: Nghe bạn phát biểu và trao đổi thống nhất cách nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật, trong câu chuyện.
- Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận về các nhân vật trong câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
 Tiết 1:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 h/s đọc bài Bé Hoa.
- Đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- Em Nụ đáng yêu như thế nào?
- Hoa đã làm gì giúp mẹ?
- Bé Hoa đáng khen ở điểm nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- Y/c h/s mở sgk đọc tên chủ điểm
- 2 h/s đọc.
- Bạn trong nhà của chunhs ta là ai?
- Em yêu vật nuôI nào nhất?
- Chó, mèo..
+ Chó, mèo là những vật nuôi trong nhà rất gần gũi với các em. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về tình cảm giữa một em bé và một chú cún con.
2. Luỵên đọc.
a, Đọc mẫu. Chú ý đọc giọng tình cảm, nhẹ nhàng chậm rãi.
b, Luyện đọc câu.
- Nối tiếp đọc từng câu.
- Chú ý h/d h/s phát âm đúng một số từ khó. 
c, Luyện đọc đoạn.
- Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
Đ1: H/d ngắt giọng.
-Bé rất thích chó,/ nhưng nhà bé không nuôi con nào.//
- Bé và khắp vườn.// cún/ thường nhảy nhót tung tăng
Đ2. Giải nghĩa từ " mắt cá chân" 
- gọi 1 h/s lên chỉ vào chỗ mắt cá chân.
Đ3. H/d cách đọc các câu.
- Con muốn mẹ giúp gì nào? ( Cao giọng ở cuối câu) 
- Con nhớ Cún,/ mẹ ạ!//( Giọng tha thiết)
Đ4. H/d ngắt giọng.( Treo bảng phụ h/d)
- Cún mang cho bé khi thì tờ báo/ hay cái bút chì,/ khi thì con búp bê.//
Đ5. 
- Nhìn bé vuốt ve Cún ,/bác sĩ hiểu/ chính Cún đã giúp bé mau lành.//
+ Gọi 5 h/s đọc nối tiếp.
- 5 h/s đọc 
- Y/c h/s nhận xét bài của bạn.
d, Đọc trong nhóm.
- H/s đọc theo nhóm 5.
e, Gọi các nhóm đọc.
- đại diện các nhóm đọc.
g, Đọc đồng thanh đoạn 2.
Đọc cả bài.
- 1 h/s đọc
 Tiết 2.
3. Tìm hiểu bài. 
- Y/c h/s đọc đoạn 1.
- 1 h/s đọc to, lớp đọc thầm.
- Bạn của Bé ở nhà là ai?
- Bạn của bé của bé ở nhà là Cún Bông. Cún Bông là con chó của bác hàng xóm.
- Từ ngữ nào cho thấy Bé và Cún rất thân thiết với nhau.
- Giải nghĩa từ : “tung tăng"
- Bé và Cún thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn.
+ Bé rất thích thú khi được chơi với Cún.
- Chuỵên gì xảy ra khi Bé mải chạy theo Cún?
- Bé vấp phải một khúc gỗ, ngã đau không đứng dậy được.
- Lúc bé bị thương Cún đã giúp bé như thế nào?
- Khi Bé bị thương, Cún đã giúp Bé ntn?
- Cún chạy đi tìm người giúp bé?
- Y/c h/s đọc đoạn 3.
- Những ai đến thăm bé? Vì sao bé vẫn buồn?
- Bạn bè thay nhau đến thăm bé, nhưng bé vẫn buồn vì bé nhớ Cún mà chưa gặp được Cún.
Bạn bè đến thăm nhiều nhưng bé vẫn thấy thiếu một người bạn, đó là Cún.
- Y/c h/s đọc đoạn 4.
- Cún đã làm cho bé vui lên bằng cách nào?
- Cún mang cho bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê, Cún luôn ở bên chơi với bé.
- Hình ảnh nào cho thấy bé vui, Cún cũng vui?
- Bé cười, Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít.
- Y/c đọc đoạn 5. 
- Bác sĩ nghĩ vết thương Bé mau lành là nhờ ai?
- Luôn có Cún Bông ở bên an ủi và chơi với bé.
- Câu chuyện này cho em biết điều gì?
GV: Hãy biết yêu quý các con vật vì chúng làm cho cuộc sống của chúng ta thêm vui.
- Tình cảm gắn bó thân thiết giữa bé và Cún Bông.
4. Luyện đọc lại truỵên.
- 5 h/s đọc nối tiếp 5 đoạn.
Y/c 2 h/s thi đọc , lớp nhận xét chọn bạn đọc hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò.
- Gia đình con nuôi những con vật nào? Con chăm sóc chúng như thế nào?
Dặn chăm sóc yêu quý vật nuôi vì chúng là những con vật rất có ích, là bạn của mọi người trong gia đình.
- Nhiều ý kiến.
 Toán: Ngày, giờ.
I. Mục tiêu: Giúp h/s.
- Nhận biét dược một ngày có 24 giờ,24 giờ trong 1 ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau .
- Biết các buổi và cách gọi tên giờ tương ứng trong một ngày.
- Bước đầu nhận biết đơn vị thời gian: Ngày, giờ.
-Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian,các buổi sáng trưa ,chiều ,tối ,đêm . Xem giờ đúng trên đồng hồ.(Làm B1,B3)
II. Đồ dùng dạy học.
- bảng phụ ghi nội dung bài học.
- Mô hình đồng hồ có kim quay.
- Đồng hồ điện tử.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Dạy học bài mới.
a, Giới thiệu ngày, giờ.
- Bây giờ là ban ngày hay ban đêm?
- Ban ngày.
+Nêu: Mỗi ngày có ban ngày và ban đêm, hết ngày rồi lại đến đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mọi vật nhờ ánh sáng mặt trời, ban đêm là lúc chúng ta không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Ngày nào cũng có buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều , buổi tối, và đêm. 
- Một ngày có 24 giờ.
- H/s nhắc lại.
- 24 giờ trong một ngày, hay một ngàyđược tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
-G/v giải thích thêm.
- Y/c h/s đọc thời gian buổi sáng.
- 1 h/s đọc.
- Buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc ở mấy giờ?
- bắt đầu từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
- G/v quay kim đồng hồ từ 1 giờ sáng đén 10 giờ sáng.
- Theo dõi.
+ Từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng là khoảng thời gian của buổi sáng.
- Lúc 3 giờ sáng em đang làm gì?
- Ngủ.
- Lúc 8 giờ sáng em làm gì?
- Học bài ở trường.
- Buổi trưa bắt đầu từ mấy giờ đến mấy giờ?
- 2 h/s nêu.
- 11 giờ trưa em làm gì? 12 giờ trưa em làm gì?
- ăn cơm, ngủ.
- Hãy nêu thời gian của buổi chiều?
- 2 h/s nêu.
- 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
- Gọi là 13 giờ.
- Lúc 2 giờ chiều em làm gì?
- 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
- 17 giờ còn gọi là mấy giờ?
- Lúc 17 giờ em làm gì?
- y/ c h/s đọc thời gian của buổi tối.
- 1 h/s đọc
- 7 giờ tối còn gọi là mấy giờ?
- 19 giờ.
- Khoảng thời gian buổi đêm từ mấy giờ đến mấy giờ?
- Từ 10 giờ đêm đến 12 giờ đêm.
- 12 giờ đêm còn gọi là mấy giờ?
- 24 giờ.
10 gời đêm con làm gì?
- ngủ
b, Luỵên tập thực hành.
Bài 1: G/v h/d trước hết phải đọc số giờ vẽ trên đồng hồ, đối chiếu với hoạt động được mô tả trong tranh rồi nêu số thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi lần lượt từng h/s trình bày.
- 5 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
G/v nhắc nhở h/s thực hiện tốt sinh hoạt học tập đúng giờ.
Bài 3: G/v giới thiệu cho h/s biết sơ qua về đồng hồ điện tử.
- Mặt hiện số của đồng hồ điện tử cho biết đồng hồ đang chỉ mấy giờ?
- 15 giờ còn gọi là mấy giờ?
Khi đồng hồ điện tử chỉ 15 giờ thì đồng hồ kim chỉ 3 giờ chiều.Hai đồng hồ đó cùng chỉ một thời gian.
3. Củng cố dặn dò. 
- H/s làm vào VBT. Đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau.
- 3 giờ chiều. 
 Đạo đức: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ( T1 )
I. Mục tiêu: 
1. H/s hiểu: - Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự ,vệ sinh nơi công cộng.
-Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự ,vệ sinh nơi công cộng.
2. H/s biết giữ gìn trật tự vệ sinh ở tẻ]ơngf ,lớp ,đường làng ,ngõ xóm .
3. H/s có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. 
Giải nghĩa từ "công cộng" Là những nơi dành chung cho mọi ngưòi.
- Em hãy kể một số nơi công cộng mà em biết?
Hoạt động1: Phân tích tranh.
Mục tiêu:Giúp h/s hiểu được một biểu hiện cụ thể về giữ gìn trật tự nơi công cộng.
Cách tiến hành. 
- Gọi h/s đọc y/c bài 1.
- 2 h/s đọc.
- Y/c h/s quan sát tranh, đọc câu hỏi để trả lời.
- Gọi h/s trả lời.
- Nội dung tranh vẽ gì?
- Tranh vẽ cảnh trên sân trường có biểu diễn văn nghệ, một số h/s đang xô đẩy nhau.
- Việc chen lấn xô đẩy như vậy có tác hại gì?
- Gây ồn ào.
- Qua sự việc này em rút ra điều gì?
- Không nên xô đẩy nhau khi biểu diễn văn nghệ
Gvkl: Một số h/s chen lấn, xô đẩy nhau như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biẻu diễn văn nghệ. Như thế là làm mất trật tự nơi công cộng.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
Mục tiêu: Giúp h/s hiểu một biểu hiện cụ thể về giữ vệ sinh nơi công cộng.
Cách tiến hành: 
- Gọi h/s đọc y/c bài 2.
- Nêu nội dung bức tranh:
- 1 h/s đọc.
- Trên ô tô, một bạn nhỏ tay cầm bánh ăn, tay kia cầm lá bánh và nghĩ" Vứt rác vào đâu bây giờ"
- Y/c h/s thảo luận cách giải quyết rồi sau đó thể hiện qua sắm vai.
- Thảo luận nhóm bàn.
- Gọi một số nhóm thể hiện.
- Các nhóm lên trình bày cách giải quyết của mình.
- Sau mỗi lần diễn lớp phân tích cách ứng xử. Cách ứng xử như vậy có lợi, có hại gì? Chúng ta cần chọn cách ứng xử nào, vì sao?
G/v kl: Vứt rác bừa bãi làm bẩn sàn xe, đường sá, có khi còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Vì vậy cần gom rác laị, bỏ vào túi ni lông khi xe dừng thì bỏ đúng nơi quy định.Làm như vậy là giữ vệ sinh nơi công cộng. 
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
Mục tiêu: Giúp h/s nhận biết được những việc nên và không nên làm ở nơi công cộng.
Cách tiến hành.
- Gọi h/s đọc y/c bài 3
- Đọc y/c và các ý kiến.
- Y/c h/s làm vào vở.
- Y/c h/s bày tỏ thái độ bằng thẻ, và giải thích lí do.
- Giơ thẻ và giải thích lí do.
- ở những nơi nào ta nên đi nhẹ, nói khẽ?
- Trường học trong giờ học, bệnh viện,641586
- Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng cá tác dụng gì?
Gvkl: Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho con người: trường học là nơi học tập, bệnh viện trạm y tế là nơi chữa bệnh, đường sá để đi lại. chợ búa để mua bán hàng hoá..
- Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
Củng cố dặn dò: Lớp học cũng là nơi công cộng, em đã làm gì để giữ trật tự , vệ sinh lớp học?
- Nhiều ý kiến, g/v khen những h/s có nhiều việc làm tốt giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
 Thứ 3 ngày 14 tháng 12 năm 2010.	 
 Chính tả: (Tập chép):
Con chó nhà hàng xóm.
I.Mục tiêu: 
- Chép lại chính xácđoạn vă ...  y/c: Trong trường mình có những thành viên nào, công việc của họ là gì?
- Y/c h/s thảo luận nhóm bàn.
- Thảo luận theo nhóm.
- Gọi một số h/s lên bảng trình bày.
G/v bổ sung thêm những thành viên trong nhà trường mà h/s chưa biết.
- Tình cảm của em đối với các thành 
viên đó như thé nào?
- Để thể hiện lòng yêu quý và tôn trọng 
các thành viên đó chúng ta nên làm gì?
KL: H/s phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường.
Hoạt động 3: Trò chơi Đó là ai?
G/ v phổ biến cách chơi: Hs A lên bảng đứng quay lưng về phía mọi người. Sau đó g/v lấy một tấm bìa gắn vào sau lưng của học sinh A, trên tấm bìa có ghi một thành viên tong trường, Ví dụ: Bác lao công. các bạn h/s khác nêu thông tin: Đó là người làm cho trường học luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt.
HS A phải nói được đó là bác lao công.Nếu h/s đó không nói được thì sẽ bị phạt.
+ H/s chơi;
+ Tổng kết cuộc chơi.
2.Củng cố dặn dò.
Thứ 5 ngày 16 tháng 12 năm 2010.
Chính tả: Nghe viết: Trâu ơi!
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết lại chính xác bài ca dao Trâu ơi!
- Trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
-Rèn ý thức giữ vở sạch ,viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
- G/v đọc một số từ các em hay nhầm lẫn ở tiết trước.
- Viết bảng tàu thuỷ, nguỵ trang,vẫy đuôi.
- Nhận xét bài viết.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a, Ghi nhớ nội dung bài viết.
- Y/c 2 h/s đọc bài viết.
- 2 em đọc.
- Đây là lời của ai nói với ai?
- Lời của người nông dân nói với con trâu.
- Người nông dân nói gì với con trâu?
- Người nông dân bảo trâu ra đồng cày ruộng, và hứa hẹn làm việc chăm chỉ cây lúa còn bông thì trâu cũng còn cỏ để ăn.
- Tình cảm của người nông dân đối với trâu như thế nào?
- Tâm tình như một người bạn thân thiết. 
b, hướng dẫn cách trình bày.
- Bài ca dao viết theo thể thơ nào?
- Thơ lục bát.
-Hãy nêu cách trình bày thể thơ?
- Dòng 6 chữ lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ lùi vào 2 ô
- Các chữ đầu câu viết như thế nào?
- Viết hoa.
c, Hướng dẫn viết từ khó.
- Đọc cho h/s viết một số từ.
- Viết bảng con: nghiệp nông gia, trâu.
d, Viết bài. 
- Nhìn bảng chép bài.
e, Soát lỗi.
g, Chấm bài, nhận xét bài viết.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 1: Gọi h/s đọc y/c
-Y/c h/s làm vào vở, 1 h/s làm bảng phụ
- làm bài , trình bày.
- Nhận xét, bổ sung thêm.
Bài 2: b, H/s làm vào vở bt, 1 h/s làm bảng phụ. G/v giaỉ nghĩa một số từ khó
- làm bài
C. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét chung về giờ học.
Toán: Thực hành xem lịch.
I, Mục tiêu: Giúp hs:
- Củng cố kĩ năng xem lịch tháng.
- Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian.
II, Đồ dùng dạy học.
Tờ lịch tháng 1, tháng 4 như SGK.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Giới thiệu bài:
2, Thực hành xem lịch.
Bài 1: Hướng dẫn hs quan sát lịch, ghi tiếp các ngày còn tjiếu vào lịch
- Hs làm vào vở bài tập.
- 1 hs lên bảng làm.
Bài 2: Gv hướng dẫn hs quan sát lịch liệt kê các ngày.
3, Củng cố- dặn dò: 
- Nhắc lại kiến thức đã học.
- Nhận xét tiết học.
Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 1.
1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
CN
1
2
3
5
7
8
11
14
16
17
20
22
23
26
29
31
Luyện từ và câu: Từ ngữ chỉ vật nuôi.
 Câu kiểu Ai thế nào?
I, Mục tiêu:
- Bước đàu tìm được từ tráI nghĩa với từ cho trước: biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ tráI nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào?
- Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh.
II, Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, tranh minh họa.
III, Các hoạt động dạy hoc:
1, Kiểm tra: 
GV kiểm tra bài tập về nhà của hs.
2, Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn bài tập.
Bài 1: 
- Hướng dẫn hs tìm từ tráI nghĩa với các từ cho sẵn.
- Tổ chức thi viết nhanh.
- Hs nêu miệng – gv ghi nhanh lên bảng.
- Cho hs tìm thêm một số từ chỉ đặc điểm sau đó cho hs tìm từ tráI nghĩa.
- Gv nhận xét, chốt ý.
Bài 2: Yêu cầu hs đặt câu hỏi với cặp từ tráI nghĩa trong bài 1.
- Tổ chức thi đua giữa các nhóm.
- gv nhận xét, kết luận.
Bài 3: Hướng dẫn hs quan sát tranh và ghi tên các con vật 
- Kiểm tra bài một số hs 
- Hs nêu thêm một số tên chỉ con vật nuôI khác mà em biết
- Gv nhận xét chốt ý.
4, Củng cố- dặn dò:
Tìm từ tráI nghĩa với mỗi từ sau:
Tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe.
Tốt – xấu Trắng - đen
Ngoan – hư Cao – thấp
Nhanh – chậm Khỏe – yếu.
- Đọc yêu cầu
- Quan sát, suy nghĩ, làm bài.
Mẫu: Chú mèo ấy rất ngoan.
 - Chú mèo này rất hư.
Đọc yêu cầu.
Hoạt động theo nhóm
- Đại diên nhóm trình bày.
- Đọc đề , làm bài vào vở ghi tên các con vật nuôi.
- Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu, dê, cừu, thỏ, bò, trâu.
 Lên bảng
Toán: Luỵên tập chung.
I.Mục tiêu: Giúp h/s củng cố về:
- Xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Xem lịch tháng, nhận biết ngày, tháng.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mô hình đồng hồ có thể quay kim.
- Tờ lịch tháng.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập.
Bài 1: Gọi h/s đọc y/c
- 1 h/s đọc.
- Y/c h/s làm bài vào vở
- Làm bài, 1 h/s lên sắp xếp đồng hồ với 
câu thích hợp.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Vì sao lại nối đồng hồ chỉ 17 giờ với câu Em tưới cây lúc 5 giờ chiều.
- Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở đâu, kim dài ở đâu?
- Khi kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ đúng số nào đó thì gọi là giờ đúng.
- Vì 5 giờ chiều cũng chính là 17 giờ.
- Kim ngắn chỉ số 8 , kim phút chỉ số12.
Bài2. Gọi h/s đọc y/c.
- 1 h/s đọc.
- Y/c h/s làm bài a, bài b gv gọi h/s trả lời.
Bài 3: G/v đọc giờ, y/c h/s vặn kim 
- Thực hành trên mô hình đồng hồ.
đồng hồ cho đúng.
- 20 giờ còn gọi là mấy giờ?
- 14 giờ tức là mấy giờ?
C. Củng cố dặn dò
Có thói quen xem đồng hồ để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Thứ 6 ngày 17 tháng 12 năm 2010.
Tập làm văn: Khen ngợi, kể ngắn về con vật. 
 Lập thời gian biểu.
I. Mục tiêu:
-Biết nói lời khen ngợi.
- Biết kể về một vật nuôi trong nhà.
- Biết lập thời gian biểu một buổi trong ngày.(Buổi tối)
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ một số vật nuôi trong nhà.
III. Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 h/s lên bảng, y/c h/s đọc bài văn
- 3 h/s đọc bài.
viết về anh chị em của mình.
- Nhận xét bài, ghi điểm.
- Hỏi 2 h/s đọc bài: Khi được cô khen con cảm thấy thé nào?
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.Được nhận lời khen ngợi một cách xứng đáng thì thật là vui phải không các con. Bởi lẽ lời khen ngợi là lời ghi nhận thán phục. hơn thế nữa khen cũng là lời động viên an ủi. Phần đầu của bài học hôm nay sẽ giúp các con biết bày tỏ sự thán phục, khen ngợi.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Y/c h/s đọc đề bài, 1 h/s khác đọc câu mẫu.
- 1 h/s đọc.
- Đàn gà rất đẹp.-àĐàn gà mới đẹp làm sao!
- Mẫu trên có mấy câu?
- 2 câu.
- Nội dung của câu đứng trước là gì?
- Đàn gà đẹp.
- Nội dung câu sau là gì?
- Đàn gà đẹp.
- Cũng đều nói về đàn gà đẹp nhưng câu sau có gì khác câu trước?
- Câu sau tỏ ý khen ngợi.
Câu trước nêu nhận xét về đàn gà, câu sau ngoài nhận xét còn bày tỏ cảm xúc của mình khen ngợi đàn gà. Vì vậy câu sau tỏ ý khen ngợi, nên cuối câu có dấu chấm cảm. (!)
- Y/c 1 h/s đọc lại câu sau.
 Con có nhận xét gì về cách đọc của bạn
- Nhấn giọng cụm từ tỏ ý khen.( Mới đẹp làm sao)
- Ai đặt được câu khác tỏ ý khen?
- Nhiều h/s đặt câu.Đàn gà đẹp quá! Đàn gà thật là đẹp!..
Những câu khác y/c h/s thảo luận nhóm.
- Thảo luận nhóm bàn.
- Gọi h/s trình bày, g.v ghi nhanh lên bảng.
Như thế là các con đã biết đặt và nói các câu tỏ ý khen rồi đấy. Bây giờ các con hãy nhận xét lọ hoa trên bàn cô giáo.
- Hãy nói câu tỏ ý khen lọ hoa?
- Nhiều ý kiến.
KL: Như vậy cáccon đã biết bày tỏ sự thán phục khen ngợi. Biết nói kiểu câu này cách diễn đạt của các con sẽ hay hơn. Khi nói câu khen ngợi cá con nhớ..
Ngay bây giờ các con hãy sử dụng câu tỏ ý khen để kể ngắn về các con vật.
Bài 2. Tuần này các bài tập đọc các con học về chủ điểm gì? 
- Bạn trong nhà của các con là những ai?
- Vật nuôi.
-G/v treo tranh giới thiệu một số con vật ở sgk đã phóng to.
- Y/c h/s quan sát và nêu tên các con vật
- Nhiều h/s nêu
- Những con vật này thường sống ở đâu?
- Được nuôi ở gia đình .
Vì vậy những con vật này ta gọi là vật nuôi.
- Ngoài những con vật này các con còn biết con vật nuôi nào khác nữa?
- H/s kể
- Chọn một con vật mình thích để kể cho các bạn trong nhóm nghe.
H/d: Cần nêu những đặc điểm về màu sắc, hình dáng, tính nết, hoạt động của con vật. Kết hợp nêu tình cảm của em đối với con vật đó.
- H/s kể trong nhóm.
- Gọi h/s trình bày.
- Lớp và g/v nhận xét.
Chốt: Các con đã biết dùng lời kể ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để kể về con vật mình thích. Nhiều bạn còn biết sử dụng câu tỏ ý khen, vì vậy những con vật các bạn trông rất đẹp và đáng yêu.
Bài 3: Thời gian vô cùng đáng quý, sẽ rất lãng phí nếu chúng ta không biết sắp xếp thời gian sinh hoạt hợp lí. Vậy để làm việc một cách tuàn tự không bỏ sót công việc ta cần phải làm gì? ( Lập thời gian biểu)
- Trong một ngày có những khoảng thời gian nào?
- Sáng, trưa, chiều, tối.
- Bắt đầu từ mấy giờ thì được gọi là buổi tối?
- Từ 19 giờ hay 7 giờ tối.
- Vào buổi tối các con thường làm những công việc gì, và sắp xếp các công việc đó theo tuần tự như thế nào. Hãy trình bày vào vở bt.
- H/s làm bài vào vở.
- Gọi h/s trình bày, 1 /s làm ở bảng phụ.
- G/v nhận xét, bổ sung.
Chốt: Thực hiện thời gian biểu là các con đã tạo cho mình thói quen sinh hoạt hợp lí. Thực hiện tốt thời gian biểu sẽ giúp các con có sức khoẻ và học tập tốt hơn.
C. Củng cố dặn dò.
 Sinh hoạt: Nhận xét trong tuần.
I. Mục tiêu:
- Học sinh vạch ra được ưu và khuyết điểm trong tuần.
- Vạch ra được kế hoạch của tuần tới.
II. Lên lớp:
A. Lớp trưởng nhận xét:
B. Giáo viên nhận xét:
- Ưu điểm:
+ Các em đi học đúng giờ, chuyên cần
+ Nề nếp ra vào lớp nhanh nhẹn, nghiêm túc.
+ Ăn mặc đúng qui định
+Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+Các em đã chú ý học tốt chào mừng ngày 22 tháng 12.
 - Tồn tại: 
+ 1 số em còn ăn quà vặt.
- Kế hoạch:
+ Khắc phục tồn tại trên.
+ Thực hiện tốt kế hoạch của trường và đội đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan thu 16.doc