Thiết kế bài dạy các môn - Tuần dạy số 1 năm học 2013

Thiết kế bài dạy các môn - Tuần dạy số 1 năm học 2013

TUẦN 1: Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013

 Học vần ( 2 tiết )

ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

I. Mục đích yêu cầu:

- GV giúp hs ổn định tổ chức lớp, bầu cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cho cán sự lớp

 - HS tự giới thiệu mình cho cô giáo cùng các bạn nghe

- Hướng dẫn hs về nội quy của trường, lớp, ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy

- Hướng dẫn hs làm quen một số hiệu lệnh trong khi học tập

- Giới thiệu qua về cách sử dụng đồ dùng học tập, SGK, vở bài tập

II. Đồ dùng dạy học:

- SGK đồ dùng học tập

- Vở bài tập + bảng con

 

doc 17 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn - Tuần dạy số 1 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013
 Học vần ( 2 tiết )
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
I. Mục đích yêu cầu:
- GV giúp hs ổn định tổ chức lớp, bầu cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cho cán sự lớp
 	- HS tự giới thiệu mình cho cô giáo cùng các bạn nghe
- Hướng dẫn hs về nội quy của trường, lớp, ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy
- Hướng dẫn hs làm quen một số hiệu lệnh trong khi học tập
- Giới thiệu qua về cách sử dụng đồ dùng học tập, SGK, vở bài tập
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK đồ dùng học tập
- Vở bài tập + bảng con 
III. Các hoạt động dạy – học: 
 1.Ổn định
 2. Bài cũ:
 3. Bài mới:
- GV nêu yêu cầu của tiết học
- GV giới thiệu tên cô cho hs cả lớp cùng nghe. Cho hs giới thiệu về bản thân trước lớp, tên địa chỉ, nhà ở
-Hướng dẫn hs sử dụng đồ dùng học tập. GV yêu cầu hs cùng thực hành
-Hướng dẫn hs làm quen với 1 số kí hiệu, hiệu lệnh của GV khi tổ chức hoạt động học tập
-GV ghi một số kí hiệu lên bảng cho hs thực hành
VD : S : sử dụng SGK
 V : vở bài tập
 B : Bảng con
 N : hoạt động nhóm
GV tổ chức cho hs thực hành lần lượt để hs làm quen và ghi nhớ
- Hướng dẫn HS ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy
- HS chú ý lắng nghe
- HS lần lượt tự giới thiệu trước lớp
- HS thực hành
- HS cùng thực hiện theo hiệu lệnh của GV
4. Củng cố: Nhận xét giờ học 
5.dặn dò:
- GV dặn hs chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng cho tiết học sau
Toán : 
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. Mục đích yêu cầu:
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình
- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán
- Giúp HS nhận biết những việc cần làm trong các tiết học toán
- Giáo dục HS yêu thích môn toán
II. Đồ dùng dạy học: 
- Đồ dùng học toán lớp 1 và SGK
- Vở bài tập + bảng con 
III. Các hoạt động dạy – học: 
1.Ổn định tổ chức :Lớp hát
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập
 GV yêu cầu HS lấy đồ dùng học tập để kiểm tra 
 3.Bài mới :Hướng dẫn HS sử dụng SGK
a, Giới thiệu sách Toán lớp 1
b, Cho HS mở bài tiết học đầu tiên
- GV giới thiệu ngắn gọn về SGK Toán1 
HĐ1 : HS làm quen với một số hoạt động học toán
 HS sử dụng các dụng cụ khi học toán
 +Trong học toán thì học cá nhân là quan trọng
 HĐ2 : Giới thiệu các yêu cầu cần đạt sau khi học xong lớp 1
Sau khi học toán lớp 1 các em sẽ biết gì ? Muốn học toán giỏi các em làm gì ?
HĐ3 : Giới thiệu đồ dùng học toán lớp 1
 - Yêu cầu HS mở bộ đồ dùng của mình
 - Hướng dẫn HS mở và lấy đồ dùng nhanh
 Bộ ghép toán lớp 1 SGK và sách bài tập.
 - Lấy SGK mở bài ‘‘Tiết học đầu tiên ’’
 - HS lấy sách xem
 - Trang,bài‘‘Tiết học đầu tiên ’’
 - Ảnh 1 : Học số 1 bằng que tính
 - Ảnh 2 : Học bằng hình gỗ, bìa
 - Em biết đếm, biết đọc, biết viết số
 - Biết so sánh 2 số,làm tính cộng, trừ
4. Củng cố: Nhận xét giờ học .
5.Dặn dò: về nhà ôn lại bài, xem trước bài giờ sau.
- HS lấy sách, vở và đồ dùng học tập để trên bàn.
- HS mở SGK xem, quan sát kênh hình
- HS làm quen với đồ dùng học toán, các dụng cụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, cử đại diện trình bày
- HS làm quen với các đồ dùng
- HS cùng giới thiệu trước lớp
 Đạo đức 
EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết trẻ em cũng có quyền đi học, 6 tuổi vào lớp 1 em có thêm nhiều bạn mới, có thầy, cô, trường, lớp mới. Biết tên thầy, cô, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp
- Giáo dục HS yêu quý bạn bè, trường lớp, thầy cô
II. Đồ dùng dạy học: 
- Điều 7- 28 trong công ước ( quyền trẻ em ) 
- Các bài hát : Trường em, Đi học, Em yêu trường em, Đi đến trường
III. Các hoạt động dạy – học: 
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị các dụng cụ phục vụ môn học 
3. Dạy bài mới :
HĐ1 : Giới thiệu trò chơi : giới thiệu tên, giúp HS biết tự giới thiệu tên mình và nhớ tên các bạn trong lớp. Biết trẻ em cũng có quyền có họ, có tên.
- Cách chơi : HS đứng thành vòng tròn khoảng 6 đến 10 em – điểm danh từ 1 đến hết – Em số 1 giới thiệu tên mình – em số 2 giới thiệu tên em số 1 và tên mình
- Thảo luận : Trò chơi giúp em điều gì ? em có vui với trò chơi này không ? 
Kết luận : Ai cũng có tên riêng
HĐ2 : HS tự giới thiệu sở thích
HĐ3 : HS kể về ngày đầu tiên đi học
- Em mong chờ và chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào ? 
- Em có thấy vui khi là HS lớp 1 không ? Em làm gì cho xứng đáng là HS lớp 1
-Trò chơi củng cố : Trò chơi ‘’ Bắn tên ‘’ - Cô hô : ‘’bắn tên ’’ đồng thanh tên chỉ
4.Củng cố  :Nhận xét giờ học 
5.Dặn dò : về nhà ôn lại bài, xem trước bài giờ sau.
- Mở SGK bài 3
- HS tự giới thiệu tên mình và tên bạn
- Giúp em biết tên các bạn
- Em rất vui, tự hào
- HS chú ý lắng nghe
- Em mong trời mau sáng, cả bố mẹ em đều chuẩn bị cho em
- Em rất vui 
- Em cố gắng chăm ngoan
- Cả lớp cùng chơi
 Thứ ba ngày 20 tháng 8 năm 2013
Toán
NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I. Mục đích yêu cầu
 -Giúp HS biết so sánh hai số lượng của hai nhóm đồ vật
 -Biết dùng từ “ nhiều hơn, ít hơn” khi so sánh đồ vật.
 -Giáo dục HS yêu thích học môn toán
II. Đồ dùng dạy học
 -Giáo viên: que tính, một số lá hoa, hình tròn , hình vuông
 -HS : Que tính, bảng con
III. Các hoạt động dạy- học
1.Ổn định:Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
3.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
 GVdùng que tính để giới thiệu bài
 - Yêu cầu HS mở SGK
 - So sánh
+ Số ly và số muỗng
+ 4 nắp với 3 chai
+ 2 củ cà rốt với 3 thỏ
+ 5 nắp với 4 nồi
*Các hình: GV hướng dẫn HS dùng ngón tay nối và trả lời
*Trò chơi giữa tiết
 So sánh số bạn của tổ 1 với tổ 2
 * Thực hành luyện tập
Làm bài tập trang 4
Dùng bút chì nối tương ứng và so sánh( GV hướng dẫn)
GV chấm và sửa bài cho HS
 4. Củng cố:Yêu cầu HS nhắc lại đề bài, về so sánh số người trong gia đình em: nam- nữ..
 5. Dặn dò: Về nhà ôn lại bài
-Số ly nhiều hơn số muỗng
- Số muỗng ít hơn số ly
- Số nắp nhiều hơn số chai
- Số chai ít hơn số nắp
- Số củ cà rốt ít hơn số thỏ
- Số thỏ nhiều hơn số củ cà rốt
- Số nắp nhiều hơn số nồi
- Số nồi ít hơn số nắp
-Tổ 1 ít hơn tổ 2
-HS tự làm
 Học vần ( 2 tiết)
 CÁC NÉT CƠ BẢN
I. Mục đích yêu cầu: HS biết
 - Các nét cơ bản để vận dụng trong khi viết
 - Nắm vững và xác định được các nét ngang, nét xiên, nét sổ, nét móc.
 - Biết vận dụng các nét cơ bản và phân biệt các nét.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận và tính chính xác.
II. Đồ dùng dạy học
 - Các nét cơ bản viết mẫu to lên giấy.
 - HS có vở tập viết, bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học
1.Ổn định tổ chức: Lớp hát
2.Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS, vở tập viết, bút chì
 3.Dạy bài mới
HĐ 1: Giới thiệu bài: GV viết các nét cơ bản lên bảng
- GV giơ từng nét và nói: đây là nét ngang ( -- ), đây là nét xiên trái ( / )
- GV gắn toàn bộ các nét cơ bản lên bảng
HĐ 2: GV viết mẫu trên bảng đã kẻ sẵn
- Lần lượt viết mẫu từng nét. Vừa viết vừa chỉ cho HS chỗ đặt bút, chỗ dừng bút.
*Trò chơi giữa tiết: thi nói nhanh
HĐ 3: HS viết bảng con
- GV viết tiếp vào dòng lúc nãy
- GV điều khiển bằng thước và chỉnh sửa cho HS. Tiết 2
HĐ 1: Tiếp tục viết bảng con 
- GV viết mẫu.
- Điều khiển bằng thước
- GV chỉnh sửa cho HS
HĐ 2 : HS thực hành viết trong vở tập viết Nét ngang - nét móc 2 đầu
Nét sổ thẳng - nét cong hở trái
Nét xiên trái - nét cong hở phải
Nét xiên phải - nét cong kín
Nét móc ngược - nét khuyết trên
GV giúp đỡ HS yếu.
Chú ý: nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút
GV chấm bài: nêu nhận xét cá nhân
4.Củng cố: Nhận xét giờ học
5.Dặn dò: về viết bài ở nhà.
-HS quan sát chữ mẫu
-HS nhắc lại: đây là nét ngang, nét xiên trái.
- HS quan sát 
-HS xung phong trả lời nhanh
-HS viết theo
-HS viết theo trên bảng con
-HS thực hành trong vở
-Học sinh lắng nghe
 Thứ tư ngày 21 tháng 8 năm 2013
Toán
HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết nhận ra và gọi tên hình vuông, hình tròn
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật
- Giáo dục HS yêu thích học môn toán
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán, kết hợp cắt một số hình vuông, hình tròn
- HS: Vở bài tập + bảng con. Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy – học: 
1.Ổn định tổ chức : Lớp hát
2.Kiểm tra bài cũ
 - Gọi một số em trả lời bài tập 4
 - So sánh số bóng và số ngôi sao 
3. Dạy bài mới 
HĐ1 : Giới thiệu bài : GV sử dụng trực quan để giới thiệu
HĐ2 HD HS nhận diện hình vuông
 - GV hỏi : đây là hình gì ?
 - Khuyến khích HS nêu tên hình
 - GV chốt lại : đây là hình vuông
 - GV yêu cầu HS lấy hình vuông trong bộ đồ dùng học toán
 - Em hãy nêu tên các đồ vật có dạng hình vuông ?
HĐ3 : Hướng dẫn HS nhận diện hình tròn. Khuyến khích HS nhận diện và nêu tên hình
 - GV : Chốt lại đây là hình tròn
 - Cho HS thi đua tìm nhanh hình tròn trong hộp đồ dùng
 - Em hãy nêu tên các đồ dùng có dạng hình tròn ?
HĐ4 : Thực hành
 Bài 1 : Tô màu
 - Yêu cầu dùng chì màu tô hình vuông
 Bài 2 : Khuyến khích HS dùng chì khác màu để tô hình 
 Bài 3 : Cho HS phát hiện có mấy loại hình, sau đó dùng màu khác nhau để tô vào các hình
4.Củng cố : Nhận xét giờ học
5.Dặn dò : Về nhà ôn lại bài
- HS thi đua nêu tên hình
- Làm việc cá nhân
- Khăn tay, cửa sổ.
- Thi đua giữa các nhóm
- Mâm, đĩa, bánh xe.
- HS sử dụng màu làm các bài tập
Học vần ( 2 Tiết )
BÀI 1 : ÂM E
I.Mục đích yêu cầu:
- HS làm quen và nhận biết được chữ và âm e
- Bước đầu nhận biết được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học
- Giáo dục HS yêu môn tiếng việt
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bộ đồ dùng dạy tiếng việt, giấy ô li viết chữ e, tranh minh họa cho các tiếng ứng dụng và tranh luyện nói
- HS : Vở bài tập + bảng con
III. Các hoạt động dạy – học: 
1.Ổn định tổ chức : Lớp hát
2.Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ môn học : Sách TV1, Vở bài tập TV, vở tập viết
- Hướng dẫn HS giữ gìn sách vở
3. Dạy bài mới 
HĐ1 : Giới thiệu bài, dùng tranh để giới thiệu
- Các tiếng : bé, mẹ, xe, ve giống nhau đều có âm e
- GV chỉ chữ e và âm e
 HĐ2 : Dạy chữ ghi âm
- GV gắn trên bảng chữ e viết mẫu
A, Giúp HS nhận diện chữ e : Chữ e gồm 1 nét thắt.
- Chữ e giống hình cái gì ?
- GV thắt chữ e từ một s ... ơi ‘‘ thò - thụt ’’
- HS viết trên bàn bằng ngón tay
- HS viết bảng con
- HS cùng tham gia
- Đọc cá nhân : bờ - e – be
- Tiếng kêu của con bò, con dê con, bập bẹ của bé
- Ghép bằng bộ chữ
 Tiết 2
HĐ1: Luyện tập 
a. Luyện đọc 
-Các em vừa học âm và chữ gì?
-Các em vừa ghép tiếng gì?
-GV chỉ bảng 
-GV sửa lỗi phát âm cho học sinh 
- Đọc trong SGK
-GV nhận xét chỉnh sửa
HĐ3 : Luyện viết
- Viết mẫu tiếp vào bảng phụ
GV nhận xét chỉnh sửa
- Viết trong vở tập viết chữ b
- GV sửa sai cho HS
*Làm bài tập tiếng việt trang 3
*Trò chơi : GV hướng dẫn cả lớp cùng chơi
HĐ4: Luyện nói: HS nêu chủ đề
- GV treo tranh và nêu câu hỏi:
-Trong tranh vẽ gì?
+Tại sao chú voi lại cầm ngược sách?
- Các tranh này giống nhau và có gì khác nhau ? 
 + Hãy nêu nội dung tranh
4.Củng cố:- Cho HS phát lại âm bờ, tiếng be..
5.Dặn dò: Về nhà ôn lại bài, xem trước bài giờ sau
- Cá nhân đọc
-Âm và chữ b
-Ghép tiếng be
-HS phát âm 
- Đọc cá nhân: be
-Lớp đọc đồng thanh 
- Đọc cá nhân 15 em, cả lớp đọc đồng thanh
-Cá nhân viết bảng con
- HS tô chữ b- be
- Trò chơi : ‘‘ Ba - Má ’’
- HS quan sát
-Việc học tập của từng cá nhân
Tranh 1:Vẽ chim non đang học bài
Tranh 2:Vẽ chú gấu đang tập viết chữ e
Tranh 3:Vẽ chú voi đang cầm ngược sách
- Tại chú chưa biết chữ
Tranh 4: Vẽ em bé đang tập kẻ
-Giống nhau : ai cũng đang học tập. 
-Khác nhau: các loài, các công việc
- Chủ đề về hoc tập
- Tự tìm và đọc rồi ghi bảng con
 Tự nhiên – xã hội
CƠ THỂ CHÚNG TA 
I. Mục đích yêu cầu:Sau bài học này học sinh biết 
- HS kể tên các bộ phận chính của cơ thể 
- Biết một số hoạt động của đầu ,cổ , mình và tay chân.
- Giáo dục HS rèn thói quen hoạt dộng để cơ thể phát triển 
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Các hình trong bài 1 (SGK)
- HS : Vở bài tập TNXH
III. Các hoạt động dạy – học: 
 1.Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
 3.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài :GV treo tranh ;Cơ thể chúng ta và nói .Hôm nay ta học bài này 
HĐ1 : Quan sát tranh 
Bước 1 Hoạt động theo nhóm 2
- Yêu cầu Quan sát tranh hình 4 và chỉ các bộ phận của cơ thể .
Bước 2 Hoạt động cả lớp 
- GV treo tranh trên bảng (Tranh trong vở bài tập )( Có thể chấp nhận gây cười của HS như, Tý, rốn ,chim 
- GV chốt ý của HS đã phát biểu .
 HĐ2 :Quan sát tranh
Hãy cho biết các bạn đang làm gì ?
Qua các hoạt trên em hãy cho biết cơ thể chúng ta gồm mấy phần ?
Yêu cầu ứng nhóm trả lời câu hỏi 
*GV yêu cầu HS :Hoạt động cả lớp .
- Ai lên bảng làm các hoạt động trong tranh ?
- Nhắc lại cơ thể chúng ta gồm mấy phần  
HĐ3 :GV hướng dẫn cả lớp hát bài 
* Kết luận : Muốn cho cơ thể khỏe mạnh phát triển cân đối phải tập thể dục hàng ngày .
4. Củng cố :Trò chơi( Ai nhanh ai đúng)
 Nhắc lại các bộ phận của cơ thể người 
5.Dặn dò : các em tập thể dục thường xuyên.
-HS quan sát trên bảng 
-HS quan sát và trả lời 
-HS phát biêu và nêu :Đầu , tóc, trán,mắt
, mũi 
-Hoạt động nhóm đôi 
-Quan sát hình 5 SGK
-Ngửa cổ, cúi đầu ,quay phải, xúc thức ăn 
-3 phần ; Đầu, mình, tay chân
-Hát và thực hiện 
-2tay chống hông, cúi gập rồi đứng thẳng lưng .
-Lên bảng chỉ và nói các bộ phận trong cơ thể người .
 Thứ sáu ngày 23 tháng 8 năm 2013
Thủ công
GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
I. Mục đích yêu cầu:
- HS tiếp tục tìm hiểu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công
- Biết giữ gìn các dụng cụ học tập
- Rèn cho các em đôi bàn tay khéo léo
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công ( kéo, hồ dán, thước kẻ )
III. Các hoạt động dạy – học: 
 1.Ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Dạy bài mới: Giới thiệu giấy, bìa
- Giấy, bìa được làm từ gì?
 - Để phân biệt được giấy và bìa GV giới thiệu quyển vở. Giấy là phần bên trong mỏng, bìa được đóng phía ngoài dày hơn.
- GV giới thiệu giấy màu một mặt được in màu đỏ hoặc xanh, mặt sau có kẻ ô vuông.
* Giới thiệu dụng cụ học thủ công
- GV hỏi học sinh
 + Bút chì dùng để làm gì ? 
 + Thước kẻ dùng để làm gì ?
 + Kéo dùng để làm gì ?
 + Hồ dán dùng để làm gì ? 
- HS quan sát, trả lời
- HS chú ý lắng nghe
- Bút chì dùng để tô, vẽ, viết.
- Thước kẻ dùng để kẻ, đo độ dài.
- Kéo dùng để cắt giấy, bìa.
- Hồ dán dùng để dán giấy hoặc dán sản phẩm vào vở thủ công.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
- Nhận xét tinh thần học tập, ý thức tổ chức của HS trong giờ học
5.Dặn dò: Về nhà HS chuẩn bị giờ sau học bài
Học vần ( 2 tiết )
BÀI 3: DẤU SẮC
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nhận biết được dấu và thanh sắc. Biết ghép tiếng: bé .
- Biết được dấu và thanh sắc ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các hoạt động khác nhau của trẻ.
- HS yêu thích môn tiếng việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy ô ly phóng to, các vật tựa hình dấu sắc.
- Tranh minh họa các tiếng: bé, cá, lá, chó, khế.
- Tranh minh họa phần luyện nói một số sinh hoạt của bé ở nhà và ở trường.
III. Hoạt động dạy- học
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: 3 HS đọc âm b và viết âm b
3. Bài mới
a. Giới thiệu và ghi đầu bài:
- Cho HS quan sát tranh và hỏi:
+ Bức tranh vẽ ai ? Và vẽ gì ?, các tiếng đó có gì giống nhau ?
- Cho HS phát âm tiếng có thanh sắc.
- Tên của dấu này là : Dấu sắc “ /”.
b. Dấu thanh:
- Nhận diện dấu:
+ Dấu sắc là một nét sổ nghiêng phải.
+ Cho HS quan sát vật mẫu và nhận xét.
+ GV hỏi: dấu sắc giống cái gì ?
- Ghép chữ và phát âm:
+ Tiếng be được thêm thanh sắc ta được tiếng gì ?
+ Tiếng bé được ghép bởi những âm nào ?và có dấu thanh nào ?, nêu vị trí của dấu thanh.
+ GV phát âm mẫu : bé.
+ GV theo dõi sửa sai.
+ Cho HS thảo luận tiếng “bé” trong từng tranh.
c. Hướng dẫn viết dấu thanh:
- GV viết mẫu.
- GV quan sát và nhận xét.
- GV hướng dẫn HS viết tiếng bé.
- GV nhận xét và sửa sai.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Bức tranh vẽ: bé, cá, lá, chó, khế.
- Các tiếng đều có dấu và thanh sắc.
HS phát âm các tiếng có thanh sắc.
- HS quan sát vật mẫu và nhận xét.
- Dấu sắc giống cái thước đặt nghiêng.
- Ta được tiếng : bé .
- HS suy nghĩ trả lời:
+ Âm b, âm e, và thanh sắc.
+ Dấu thanh đặt trên âm e .
- HS đọc theo.
- HS luyện đọc theo nhóm, theo lớp, cá nhân.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS quan sát.
- HS luyện viết bảng con.
- HS quan sát.
- HS luyện viết bảng con.
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Cho HS đọc lại toàn bài trong tiết 1.
- GV theo dõi sửa sai
b. Luyện viết: 
- GV hướng dẫn HS viết tiếng: be, bé.
- GV lưu ý cho HS cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
c. Luyện nói: 
“ Các sinh hoạt thường gặp của các bé tuổi đến trường”
- GV gợi ý:
+ Các em quan sát tranh thấy những gì ?
+ Các bức tranh này có gì giống và khác nhau ?
+ Em thích bức tranh nào nhất vì sao ?
+ Em và các bạn em có những hoạt động gì khác ?
+ Ngoài giờ học em thích làm gì nhất ?
- GV nhận xét.
4.Củng cố:Cho HS đọc lại toàn bài.
 -Nhận xét giờ học 
5.Dặn dò: Về nhà ôn lại bài.
- Xem trước bài 4.
- HS luyện đọc cá nhân theo bàn, theo lớp
- HS quan sát.
- HS luyện viết vở.
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS đọc toàn bài.
Thể dục
TỔ CHỨC LỚP – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ chức học tập, chọn cán sự bộ môn
- Yêu cầu HS biết những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.
- Trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”. Yêu cầu biết tham gia trò chơi.
- HS biết được tác dụng của môn học đối với cơ thể.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Trong lớp hoặc ngoài sân trường, cần dọn vệ sinh nơi tập không để có các vật gây nguy hiểm. GV chuẩn bị 1 còi, tranh, ảnh và một số con vật.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Cho HS khởi động.
Hoạt động 2: Phần cơ bản
1. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, GV hô khẩu lệnh, cho một ttoor lên làm mẫu dưới sự chỉ đạo của GV.
- GV nhận xét.
2. Trò chơi : “ Diệt các con vật có hại”
- GV hướng dẫn trò chơi.
-GV làm mẫu lần 1
-Chia từng nhóm chơi
- Cho HS chơi thử 1, 2 lần.
- Sau đó cho các em chơi thật.
- Phạt những em diệt nhầm con vật có ích (Nhảy lò cò 2 vòng xung quanh sân)
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Phần kết thúc
- Cho HS tập những động tác hồi sức: Dậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp 1-2, 1-2 . Dứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- HS xếp 2 hàng dọc sau đó quay thành hàng ngang, đứng vỗ tay và hát.
- Dậm chân tại chỗ đếm theo nhipj-2,1-2
- 1 tổ lên làm mẫu.
- HS quan sát.
- HS thực hành dưới sự chỉ đạo của GV hoặc trưởng lớp, tổ trưởng.
- HS quan sát kỹ trò chơi.
- HS thực hành dưới sự chỉ đạo của GV hoặc lớp trưởng.
-HS chú ý nghe
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được ưu nhược điểm của mình, của lớp trong tuần, có hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Nắm chắc phương hướng tuần tới.
II. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm trong tuần.
a. Nề nếp:
* Tuần đầu tiên các em đến lớp, Việc thực hiện nề nếp chưa quen 
- Xếp hàng vào lớp vẫn chưa ngay ngắn
- Một số em còn đi học muộn.
- Còn một em mang đồ ăn đến lớp
- Trong lớp còn một số em mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: 
b. Về học tập:
- Đa số HS có ý thức trong học tập, làm bài đầy đủ.
- Còn một số em chưa có đủ đồ dùng học tập.
c. Bảo vệ của công:
- Các em thực hiện tốt việc bảo vệ của công.
D, Thể dục vệ sinh:
- Đa số các em ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Trong giờ ra chơi HS còn mải nô đùa, nên khi vào lớp một số em không giữ được vệ sinh sạch sẽ, quần áo còn để bẩn .
2. Hoạt động 2: GV nêu phương hướng tuần tới.
- Thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường, và của lớp đề ra.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Nhắc HS mua đầy đủ đồ dùng học tập.
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Thực hiện tốt phương hướng tuần tới.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và soạn sách vở theo thời khóa biểu.
- Đi học đúng giờ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1Tuan 1.doc