Thiết kế bài dạy các môn - Tuần số 30 năm 2012

Thiết kế bài dạy các môn - Tuần số 30 năm 2012

TUẦN 30: Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012

Buổi sáng: (Dạy bài thứ hai)

Tiết 1: Mĩ thuật: Cô Xanh dạy

Tiết 2,3: Tập đọc:

CHUYỆN Ở LỚP

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ: sáng, trêu, vuốt tóc, đứng dậy. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu từ: vuốt, trêu

 -Hiểu nội dung bài: bạn nhỏ kể chuyện ở lớp có nhiều bạn chưa ngoan nhưng mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan thế nào?

-Trả lời được câu hỏi 1,2 (sgk)

-Biết rút ra lời khuyên: Biết quan sát, nhận xét và đánh giá việc làm của người khác là rất giỏi nhưng đừng quên tự đánh giá bản thân mình

*Kĩ năng sống: Xác định giá trị; tự phê phán,; phản hồi

 

doc 36 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn - Tuần số 30 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30: Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012
Buổi sáng: (Dạy bài thứ hai)
Tiết 1: Mĩ thuật: Cô Xanh dạy
Tiết 2,3: Tập đọc:
CHUYỆN Ở LỚP
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ: sáng, trêu, vuốt tóc, đứng dậy. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu từ: vuốt, trêu
 -Hiểu nội dung bài: bạn nhỏ kể chuyện ở lớp có nhiều bạn chưa ngoan nhưng mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan thế nào?
-Trả lời được câu hỏi 1,2 (sgk)
-Biết rút ra lời khuyên: Biết quan sát, nhận xét và đánh giá việc làm của người khác là rất giỏi nhưng đừng quên tự đánh giá bản thân mình
*Kĩ năng sống: Xác định giá trị; tự phê phán,; phản hồi
II. Chuẩn bị:Bộ tranh luyện nói
III/ Hoạt động dạy và học: Tiết 1
A.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc bài “ Chú công” 
-Lúc mới chào đời chú công trống có bộ lông màu gì? Chú đã biết làm động tác gì? 
- Sau hai, ba năm đuôi chú Công có màu sắc như thế nào?
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài : 
2. Luyện đọc trơn
-Giáo viên đọc mẫu với giọng đọc vui, hồn nhiên của bé, giọng âu yếm của mẹ
*Luyện đọc từ khó
- Gạch chân các từ: sáng, trêu, vuốt tóc, đứng dậy
-Giải nghĩa từ: trêu, vuốt
* Luyện đọc câu.
- Hướng dẫn học sinh đọc từng câu 
- Hướng dẫn cách đọc nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm.
* Luyện đọc đoạn,bài.
- Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn.
- Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài.
-Thi đọc toàn bài. GV đánh giá, cho điểm
-Đoc đồng thanh
3.Ôn tập vần uôc, uôt.
Bài 1: Tìm tiếng trong bài có vần uôt?
Bài 2: 
Tìm tiếng ngoài bài:
+Có vần uôt
+Có vần uôc
4.Củng cố tiết 1
Tiết 2:
1.Luyện đọc 
*Luyện đọc bài trên bảng.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn, cả bài (Chỉ thứ tự hoặc không thứ tự)
* Luyện đọc bài trong sách giáo khoa 
-Gọi học sinh đọc cả bài.
-Yêu cầu đọc theo cặp
- Hướng dẫn học sinh đọc cả bài.
2.Tìm hiểu bài.
-Gọi học sinh đọc khổ thơ 1 và 2
- Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp ?
-Gọi học sinh đọc khổ thơ 3.
 - Mẹ nói gì với bạn nhỏ ?
-Gọi HS đọc toàn bài
*Vì sao mẹ muốn bé kể chuyện ngoan ngoãn?
3.Luyện đọc lại
-Cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
-Yêu cầu thi đọc hay
-Nhận xét, cho điểm
4/ Củng cố, dặn dò. 
-Cho thảo luận nhóm: hãy nhận xét về tính cách của bạn nhỏ và người mẹ trong bài thơ!
*Liên hệ: Tìm những bạn giống các nhân vật nói trong bài thơ.
-Chốt lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện:(theo yêu cầu) 
-Nhận xét tiết học, dặn dò: Kể với cha mẹ hôm nay em đã ngoan như thế nào. Chuẩn bị đọc trước bài “Mèo con đi học”
-2 HS đọc và trả lời câu hỏi
-nâu gạch và chú có động tác xòe cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt
-lớn thành một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu.... hàng trăm viên ngọc lóng lánh
-Theo dõi
-đọc trơn, đánh vần, phân tích các tiếng trên (Cá nhân. Đồng thanh)
-Đọc nối tiếp mỗi HS một câu thơ
-Nhận xét và chỉnh sửa cho bạn
-Mỗi HS đọc 1 khổ thơ
-Đọc cá nhân (2HS đọc)
-3 HS đại diện nhóm thi đọc, lớp nhận xét và cho điểm.
-Đọc đồng thanh 1 lần
-Nêu miệng và đọc trong, đánh vần: vuốt
*Thảo luận theo nhóm 4
+đại diện nhóm nêu, nhóm khác bổ sung
-uôt: tuốt lúa, sdáng suốt, lạnh buốt
-Uôc: ruốc, nhem nhuốc, cuộc vui
+HS đọc và phân tích tiếng có vần ôn 
-1 HS đọc toàn bài.
-Đọc nối tiếp cá nhân, đại diện nhóm
-1 học sinh đọc cả bài, lớp đọc thầm
-Đọc theo cặp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
-2 nhóm thể hiện. Lớp nhận xét và cho điểm
-HS thi đọc bài. Lớp nhận xét và cho điểm 
 -2 HS đọc, lớp đọc thầm
+Chuyện bạn Hoa không thuộc bài, bạn Hùng trêu con, bạn Mai tay đầy mực.
-2 HS đọc
-Mẹ không nhớ bạn nhỏ kể. Mẹ muốn nghe bạn kể chuyện bạn đã ngoan như thế nào?
-2 HS đọc
*HS khá giỏi: Vì mẹ mong bé ngoan ngoãn
-3 HS đọc nối tiếp
-3 HS thi đọc. Lớp nhận xét và cho điểm, khen bạn đọc tốt nhất
*Thảo luận nhóm 4: 
+Bạn nhỏ biết quan sát, phân tích, đánh giá các hành vi chưa ngoan của các bạn trong lớp nhưng chưa biết đánh giá bản thân.
+Mẹ rất yêu con và luôn dạy con những điều tốt.
-HS nêu tên
Tiết 4:Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100(trừ không nhớ )- trang 159
I Mục tiêu: Bước đầu giúp HS :
-Biết đặt tính rồi làm tính trừ (không nhớ )trong phạm vi 100 (dạng 65-30 và 36 - 4).
-Củng cố kĩ năng tính nhẩm
II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng Toán
III/ Hoạt động dạy và học:
A.Bài cũ: 
-Cho HS đặt tính rồi tính: 67 – 22 94 – 92
-Nhận xét bài cũ 
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
-Lớp làm bảng con, 2 HS làm bảng lớp
-Nhận xét, sửa chữa
2. Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 65 –30 
-Viết phép tính lên bảng : 65 – 30
-Yêu cầu HS làm bảng con
-Nhận xét và củng cố cách thực hiện.
-Ở trường hợp này ta đã thực hiện phép trừ số có 2 chữ số cho số có 2 chữ số
-Làm bảng con
-1HS nêu lên bảng làm bài và nêu cách thực hiện. Lớp nhận xét và bổ sung. 
3.Phép trừ dạng 36- 4 =
-Tiến hành tương tự, cho HS đặt tính vào bảng con và nêu cách đặt tính.
- Đặt tính và tính trên bảng con, 1 HS lên bảng thực hiện
- Chú ý cách đặt tính sao cho thẳng cột chục, cột đơn vị.
C.Luyện tập
Bài 1: Tính
-Gọi HS nêu yêu cầu của đề
- HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách thực hiện.
-Cho HS làm bài trong SGK/trang 159
-Kiểm tra kĩ năng thực hiện của HS và lưu ý một số trường hợp xuất hiện số 0: 45 – 45; 
57 – 50; 99 – 9; 19 – 0để làm cơ sở cho tính nhẩm của bài 3
-Lớp làm bài trong SGK
-Nối tiếp 6 HS lên bảng chữa bài. 
- Lớp theo dõi và nhận xét.
-Nhận xét các trường hợp
Bài 2: Đúng ghi đ, sai ghi s
-Gọi HS nêu yêu cầu 
-Cho HS nêu cách làm
-Cho HS làm bài trong sgk
-Yêu cầu giải thích cách làm
2 - 3 em nêu cầu
-Tính thử kết quả thấy đúng thì điền chữ đ, sai thì điền chữ s.
-Làm bài rồi chữa bài
-Một số HS giải thích kết quả
Bài 3: Tính nhẩm
-HD cách tính nhẩm: 66 – 60; 78 -50; 58 – 4; 58 - 8
-HS nêu cách tính nhẩm
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở ô ly lần lượt từng phần.
 -Giúp đỡ HS làm bài
-Gọi HS đọc kết quả
-HS làm bài và nêu kết quả lần lượt từng phần a, b
- Đọc các kết quả nối tiếp .
*Củng cố cách trừ nhẩm ở 2 trường hợp: Trừ số tròn chục và trừ số có một chữ số.
D.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học – Dặn dò về nhà
Buổi chiều: (Học bài thứ ba)
Tiết 1: Tập viết: TÔ CHỮ HOA : O, Ô, Ơ, P
I.Mục tiêu:
- HS tô được các chữ hoa O, Ô, Ơ, P
- Viết đúng các vần uôt, uôc, ưu ,ươu ; các từ ngữ :chải chuốt, thuộc bài con cừu, ốc bươu kiểu chữ viết thường , cỡ chữ theo vở tập viết 1/tập 2 (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
II. Chuẩn bị: Mẫu chữ hoa O , Ô , Ơ ,P 
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
-Đọc cho HS viết: con cóc, quần soóc
B/Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tô chữ hoa O,Ô,Ơ,P
-Cho HS quan sát mẫu chữ hoa và cho HS nhận diện chữ.
-Nêu quy trình viết( vừa nói, vừa tô chữ trong khung chữ).
-So sánh chữ O, Ô, Ơ!
-Cho HS quan sát và nhận diện chữ P
3.Hoạt động 2: Viết vần, từ ngữ ứng dụng.
-GV viết mẫu lên bảng:
uô c, uô t, chải chuố t, thuộc bài 
ưu, ơ u, con cừu, ố c bươ u 
-Yêu cầu HS nhắc lại độ cao một số con chữ và khoảng cách các chữ
4.Hoạt động 3: Thực hành viết vở Tập viết
-Quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút cho đúng, có tư thế ngồi đúng, tô và viết bài vào vở. 
5/Củng cố: 
-Thu chấm – Nhận xét.
-Dặn dò: Luyện viết thêm trong vở THLVĐVĐ 
-Viết bảng con
Quan sát chữ O,Ô,Ơ.
-Chữ O gồm một nét cong tròn khép kín cao 5 li và một nét cong trái phía trên...
-Giống nhau: đều có nét cong khép kín và nét cong trái ở phía trên
-Khác nhau: chữ Ô, Ơ có thêm dấu nón và nét râu. 
-Chữ P gồm một nét móc ngược bên trái và một nét cong trái nối liền cong phái ở phía trên nét móc ngược.
-HS tô khan từng chữ hoa O, Ô, Ơ, P.
-Quan sát
-Đọc nội dung (3 HS đọc)
-HS luyện viết theo mẫu trong Vở tập viết1/tập 2
Tiết 3:Chính tả 
CHUYỆN Ở LỚP
I. Mục tiêu
- Nhìn sách hoặc nhìn bảng chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp: 20 chữ trong khoảng 10 phút.
- Điền đúng các vần: uôt, uôc chữ c, k vào chỗ trống trong BT2,3(sgk)
II.Hoạt động dạy học
A.Kiểm tra :
- GV đọc 1 số từ khó cho HS viết vào bảng ngôi nhà, nghề nông, nghe nhạc
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1.Hướng dẫn HS tập chép
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung khổ thơ cuối trong bài Chuyện ở lớp.
- Cho HS đọc và viết bảng con: vuốt tóc, ngoan, bôi bẩn
- HS HS tập chép vào vở.
*Chấm và chữa lỗi
- Hướng dẫn HS tự sửa lỗi bằng bút chì.
- GV sửa trên bảng những lỗi phổ biến.
- Yêu cầu HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- GV chấm một số vở, nhận xét.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a. Điền vần uôt hoặc uôc : 
- Cho HS đọc yêu cầu
- Cho cả lớp sửa bài vào vở và bảng lớp.
b. Điền chữ c hay k :
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Cho cả lớp sửa bài vào vở.
-Cho HS nhắc lại : K đứng trước i, e, ê
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học. 
-Dặn dò: Luyện viết khổ thơ 1,2 
* 2 học sinh lên bảng. Lớp viết bảng con
- HS nhìn bảng đọc thành tiếng khổ thơ.
- Cá nhân, ĐT.
- HS viết vào bảng con.
- HS tập chép vào vở.
- HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- HS tự ghi số lỗi ra lề vở .
- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- HS nêu yêu cầu
- Cả lớp sửa bài vào vở BTTV, 1 hs lên bảng làm bài:
 Buộc tóc, chuột đồng, thầy thuốc
-Lớp nhận xét và bổ sung
-1HS đọc yêu cầu
-Lớp làm bài tập trong VBT, 2 HS lên bảng làm bài:
Túi kẹo quả cam
Cao ngất cày cấy
Kéo co con kiến
-Lớp nhận xét và chữa bài
Tiết 3:Tự nhiên – Xã hội: TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA
I. Mục tiêu
- Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nắng, mưa.
- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nắng, mưa.
*KNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì khi đi dưới trời nắng và trời mưa.
-Kĩ năng tự bảo vệ: Bảo vệ sức khỏe của bản thân khi thời tiết thay đổi.
-Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- GV sử dụng các hình trong SGK, một số tranh trời nắng, trời mưa, tấm bìa có vẽ nó mũ, ô
 III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ :
- Hãy kể tên các con vật có ích ?
- Hãy kể tên các con vật có hại ?
- GV nhận xét.
2. Bài mới  ...  nan giấy.
 Học sinh thực hành kẻ và cắt trên giấy.
 Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2012 
Tiết 1: Toán: 
 I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
 +Biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ các giờ đúng trong ngày.
+Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế của học sinh.
 +HS yêu thíc học toán
 II.Chuẩn bị:
+GV:Đồng hồ để bàn loại có 1 kim ngắn và 1 kim dài.
+HS:Mô hình đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài.
 III.Hoạt động dạy học
A.Bài cũ:
+GVquay kim trên mặt đồng hồ và hỏi học sinh về một số giờ đúng: 12 giờ, 9 giờ,  .
Nhận xét KTBC.
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài 
2.Hướng dẫn thưc hành:
Bài 1: Nêu yêu cầu của bài.
-Lúc 3 giờ kim dài chỉ số mấy? Kim ngắn chỉ số mấy? và ghi theo mẫu bài tập 1
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
+Hướng dẫn học sinh làm bài rồi chữa bài trên bảng lớp.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
+ hướng dẫn cho học sinh nối các tranh vẽ từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng.
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Hướng dẫn học sinh dựa vào tranh vẽ để làm bài tập (vẽ kim ngắn chỉ gìờ thích hợp vào tranh)
2.Củng cố, dặn dò
+ Biết đọc giờ đúng
+Nhận xét tiết học, tuyên dương.
+ Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Học sinh trả lời theo hướng dẫn của giáo viên trên mặt đồng hồ.
Học sinh nhắc lại.
Lúc 3 giờ kim dài chỉ số 3, kim ngắn chỉ số 12,  và ghi “ 3 giờ”,  .
Làm VBT (vẽ các kim chỉ giờ)
1 giờ: Kim ngắn chỉ số 1; 2 giờ: Kim ngắn chỉ số 2; 
-1HS đọc yêu cầu
- nối tranh “buổi sáng học ở trường” với mặt đồng hồ chỉ 8 giờ, “buổi trưa ăm cơm” với mặt đồng hồ chỉ 11 giờ, “buổi chiều học nhóm” với mặt đồng hồ chỉ 3 giờ, “buổi tối nghỉ ở nhà” với mặt đồng hồ chỉ 10 giờ.
-Lúc đi vào buổi sáng có thể là 6,7 hay 8 giờ (có mặt trời mọc)
Lúc đến nhà có thể là trưa 11 giờ hay 12 giờ (tuỳ theo phương tiện để đi).
Nhắc lại tên bài học.
Thực hành ở nhà.
Tiết 2:Chính tả KỂ CHO BÉ NGHE
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác 8 dòng dầu bài thơ Kể cho bé nghe trong khoảng 10 – 15 phút.
- Điền đúng vần ươc, ươt; chữ ng, ngh vào chỗ trống (Bài tập 2,3 / SGK ) 
II. Đồ dùng : Bảng phụ viết chữ sẵn bài chính tả 
III.Hoạt động dạy học .
A.Kiểm tra bài cũ
-Đọc cho HS viết: Ghi lại, con gà
-Nhận xét bài viết trên bảng con
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS tập chép
- GV đính bảng phụ lên bảng cho HS đọc nội dung bài chính tả .
- Cho HS đọc những tiếng khó : chó vện, đâu đâu, chăng dây, quay tròn
- Cho HS tự viết các tiếng đó vào bảng con.
- Hướng dẫn HS tập chép vào vở.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- GV sửa trên bảng những lỗi phổ biến.
- Yêu cầu HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- GV chấm một số vở, nhận xét.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a. Điền vần ươc hay ươt: 
- Cho HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng.
- Cho cả lớp sửa bài vào VBT.
-Nhận xét, sửa chữa
b. Điền chữ ngh hay ng:
- Cho HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng.
- Cho cả lớp sửa bài vào VBT.
-Cho HS đoc lại nội dung bài tập hoàn thành
-Chữ ngh đứng trước các vần có âm gì?
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu lại quy tắc viết chữ ngh?
 - Nhận xét giờ học. 
 -Học sinh viết bảng con
 -Nhắc lại quy tắc viết gh.
* 3HS nhìn bảng đọc thành tiếng 8 dòng đầu bài thơ.
- Cá nhân, ĐT.
- HS viết vào bảng con.
- HS tập chép vào vở. .
- HS gạch chân chữ viết sai
-Đọc lại lỗi phổ biến
- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
* HS nêu yêu cầu
- Cả lớp làm bài vào vở BTTV
-4 HS thi đua điền nhanh và đúng bài tập trên bảng, lớp nhận xét và bổ sung
- Cả lớp sửa bài vào VBT.
-2 HS nối tiếp lên bảng, mỗi HS điền chữ vào một câu
-Lớp nhận xét và sửa chữa
-HS nêu quy tắc
-2 HS nhắc lại
Tiết 3:Kể chuyện DÊ CON VÂNG LỜI MẸ
I. Mục tiêu: 
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi.
*KNS: -Xác định giá trị bản thân ,thể hiện sự tự tin,lắng nghe tích cực
-Ra quyết định ,thương lượng, tư duy phê phán
II. Đồ dùng : Tranh minh hoạ truyện kể.
III.Hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra: 
- Cho HS kể lại truyện : Sãi vµ Sãc .
- GV nhËn xÐt .
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài: Loài dê ăn gì? Chó Sói ăn cỏ hay ăn thịt? Nếu Sói gặp dê thì nó sẽ làm gì? Tiết học hôm nay cô sẽ cho các con biết điều đó.
2.GV kể chuyện :
+Kể lần 1: Kể đến lời của Sói, hỏi: Theo các con, khi đó dê con có mở cửa không?
+Kể lần 2: kết hợp chỉ tranh minh hoạ
3.Hướng dẫn HS kể từng đoạn 
-Yêu cầu HS nhìn tranh, xem tranh vẽ gì, đọc câu hỏi gợi ý để kể lại từng đoạn của câu chuyện.
*Gợi ý: Tranh 1 :
+ Trước khi đi Dê mẹ dặn các con thế nào?
+ Dê mẹ hát thế nào?
+ Dê mẹ dặn các con như vậy và điều gì xảy ra sau đó?
-Tương tự cho tranh 2, 3, 4.
-Gọi đại diện nhóm kể, mỗi HS kể một đoạn
-Gv nhận xét, cho điểm
-Cho HS tập kể 2 đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện 
- GV cùng lớp nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò
-Em có nhận xét gì về hành vi, tính cách của đàn dê con và Sói trong câu chuyện?
-Tìm người thật việc thật gần giống nội dung câu chuyện
Chốt lại nội dung.- Nhận xét giờ học
* 4 HS kể theo nội dung 4 tranh.
-HS trả lời
- HS nghe GV kể và dự đoán.
-QS tranh trong sgk
-Thảo luận theo nhóm 4 để kể từng đoạn của câu chuyện.
-Mẹ đi vắng, các con phải đóng chặt cửa. Ai lạ gọi các con không được mở.
-Các con
-Con Sói rình và nghe thấy Dê mẹ hát
+HS kể trong nhóm
-Đại diện nhóm kể chuyện trước lớp, nhóm khác nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS xung phong kể 
-Dê con ngoan ngoãn, biết vâng lời mẹ nên đã không bị mắc mưu Sói. 
-Sói gian ngoan, mưu mô nhưng không đánh lừa được đàn dê con thông minh.
Tiết 5: Chính tả: KỂ CHO BÉ NGHE
I.Mục tiêu
+HS nghe viết chính xác, trình bày đúng 8 dòng thơ cuối của bài: Kể cho bé nghe..
+Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần ươc, ươt, chữ ng hoặc ngh.
+ Trau dồi chữ viết, giữ vở sạch.
II.Chuẩn bị
 +GV: Bảng phụ, bảng nam châm. 
III.Hoạt động dạy học
HĐ1:(5’)KTBC : 
+Chấm vở những học sinh về nhà chép lại bài lần trước.
 Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
+ Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ2:(20’) HD học sinh tập viết chính tả:
+ GV đọc thông thả, đánh vần những tiếng khó cho HS viết.
+Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
-Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
-Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
+Thu bài chấm 1 số em.
HĐ3:(10’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài tập 1:
HĐ cuối:(5’)
+Đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật.
+ Về nhà chép lại 8 dòng thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
Học sinh viết bảng con
Học sinh tiến hành chép chính tả theo giáo viên đọc.
- HS soát lại bài của mình và đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Điền ng hoặc ngh:
-Nước có nguồn, cây có cội
 -Nghiêng đồng đổ nước ra sông.
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
Tiết 1: Âm nhạc:
Tiết 2,3: Tập đọc: HAI CHỊ EM
I. MỤC TIÊU : 
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: dận, lát sau, dây cót, buồn.Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình và cảm thấy buồn chán vì không có người cùng chơi.
Trả lời câu hỏi 1,2 ( SGK )
*KNS: - Xác định giá trị - Ra quyết định
 - Phản hồi, lắng nghe tích cực - Tư duy sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc bài “Kể cho bé nghe”và trả lời các câu hỏi sau: 
-Con trâu sắt còn gọi là gì?
-Con thích con vật gì nhất?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
+Đọc mẫu bài văn (giọng chậm rãi, tha thiết tình cảm). 
+Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: dận, lát sau, dây cót, buồn. 
+Giải nghĩa từ: dây cót: Một bộ phận trong đồ chơi để cho đồ chơi di chuyển.
+Luyện đọc câu:
-Yêu cầu HS xác định số câu và đọc nối tiếp câu.
-Chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
+Luyện đọc đoạn: (có 3 đoạn,) 
-Đoạn 1: 3 câu đầu
-Đoạn 2: 3 câu tiếp theo
-Đoạn 3: Còn lại
+Cho HS đọc nối tiếp đoạn, đọc cả bài
+Yêu cầu thi đọc toàn bài
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
3.Ôn vần et, oet
-Tìm tiếng trong bài có vần : et ?
-Tìm tiếng ngoài bài có vần : et , oet.
- Điền vần et hoặc oet:
-Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3. Củng cố tiết 1
* 2 HS đọc bài và trả lời
*Lắng nghe.
- Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
-5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
-Bài có 8 câu
- HS lđọc nối tiếp 2 – 3 vòng.
-Theo dõi và nhận xét bạn đọc.
- Đọc nối tiếp 2 vòng
-1HS đọc toàn bài
-3HS thi đọc toàn bài
-Đọc đồng thanh.
-hét 
-HS nối tiếp nêu: ghét, kẹt, toét, xoẹt...
-Nhìn tranh, nêu vần cần điền
-Đọc mẫu câu trong bài đã hoàn thành.
-1HS đọc toàn bài
Tiết 2
1.Luyện đọc và tìm hiểu bài
-Cho HS đọc toàn bài
-Cho học sinh đọc đoạn 1.
Cậu em làm gì khi chị đụng vào con gấu bông?
-Đọc đoạn 2.
Cậu em làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ?
Đọc đoạn 3.
Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi 1 mình?
Đọc cả bài.
Bài văn khuyên chúng ta điều gì?
Nhận xét và kết luận:Cậu bé rất buồn vì không có người chơi cùng, vì cậu ích kỉ, không muốn cho chị chơi đồ chơi của mình. Trong cuộc sống hàng ngày, các con không nên ích kỉ với anh chị em, với bạn bè của mình.
2.Luyện nói : Em thường chơi với anh (chị, em) những trò chơi gì?
Giáo viên treo tranh SGK.
-Các em đang chơi những trò chơi gì?
-Cho học sinh thảo luận với nhau.
- Nhận xét phần luyện nói của học sinh.
3. Củng cố, dặn dò
-Cho HS đọc toàn bài
- Nhận xét giờ học. Dặn dò: Hoc bài và chuẩn bị trước bài:Hồ Gươm.
-Liên hệ, nhắc nhở thêm
2 HS đọc
2 học sinh đọc.
 cậu nói chị đừng đụng vào con gấu bông của em
2 học sinh đọc.
 cậu nói chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy.
2 học sinh đọc.
 vì không có ai chơi với cậu.
-2HS đọc toàn bài
+Khuyên ta không nên ích kỉ
Học sinh quan sát tranh.
-Thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện 4, 5 nhóm lên hỏi và trình bày
-Lớp nhận xét và bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1tuan 30318 buoituanHoa.doc