Thiết kế bài dạy khối 1 - Tuần 12 năm 2009

Thiết kế bài dạy khối 1 - Tuần 12 năm 2009

(Tiết 2 ) Toán : Luyện tập chung.

I-Mục tiêu:

 - Củng cố cho hs về phép cộng, phép trừ các số đã học, về phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0.

-Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.(Bài 1,2-cột 1SGK,bài 3-cột 1,2,bài 4)

II.Đ D D H: GV: - Chép BT1;2;3(VBTT/48) lên bảng.

 - HS: Vở BTT.

III- Các hoạt động:

HĐ1(5) Củng cố bảng cộng trừ trong phạm vi đã học:

 - HS đọc lại các bảng cộng, trừ trong pham vi đã học.

 Nhận xét.

HĐ2(20) :Củng cố về phép tính cộng,phép tính trừ trong phạm vi các số đã học.

Bài 1SGK-VBT:Tính

 HS nối tiếp nhau nêu miệng phép tính và kết quả.Nhận xét.

 

doc 15 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 1 - Tuần 12 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12. 
 Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009.
(Tiết 2 ) Toán : Luyện tập chung.
I-Mục tiêu: 
	- Củng cố cho hs về phép cộng, phép trừ các số đã học, về phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0.
-Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.(Bài 1,2-cột 1SGK,bài 3-cột 1,2,bài 4) 
II.Đ D D H: GV: - Chép BT1;2;3(VBTT/48) lên bảng.
 - HS: Vở BTT.
III- Các hoạt động:
HĐ1(5’) Củng cố bảng cộng trừ trong phạm vi đã học:
	- HS đọc lại các bảng cộng, trừ trong pham vi đã học.
	 Nhận xét.
HĐ2(20’) :Củng cố về phép tính cộng,phép tính trừ trong phạm vi các số đã học.
Bài 1SGK-VBT:Tính
 	 HS nối tiếp nhau nêu miệng phép tính và kết quả.Nhận xét.
	*GV củng cố về phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học.
Bài 2 cột 1SGK-cột 1VBT
	HS làm trong VBT- HS khá,giỏi làm phần còn lại.`	
	HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
 *Củng cố cho HS cách tính dãy số có 2 phép tính.
Bài 3 cột 1,2SGK- Cột1,2 VBT
	Gọi HS đọc bảng cộng,trừ trong phạm vi các số đã học,từ đó ghi số thích hợp vào ô trống.H/s khá,giỏi làm phần còn lại.
	-Gọi ba HS:K,TB,Y lên bảng làm bài.GV nhận xét chốt kết quả.
*HĐ3(5’):Củng cố về viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh. 
Bài 4 SGK- VBT :
	Cho h/s quan sát tranh trong VBT, nêu y/c của bài toán và tự viết phép tính thích hợp vào ô trống.
 GV thu vở chấm và nhận xét.
 Củng cố cho HS dạng toán cộng, trừ.
HĐ4(5’)HĐ nối tiếp - Nhấn mạnh lại KT ôn luyện.
 Chuẩn bị bài sau.
(Tiết 3+4) Tiếng việt Bài 46: ôn- ơn .
I- Mục tiêu: 
	-Đọc được : ôn , ơn, con chồn, sơn ca; từ và câu ứng dụng.
	-Viết được: ôn , ơn, con chồn, sơn ca.
	-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.
II.ĐDDH:: - GV : Tranh (SGK); 
 - HS: Vở tập viết; SGK.
III- Các hoạt động dạy và học:
A- Kiểm tra bài cũ(5’) :
- HS viết bảng con: khăn rằn, dặn dò .
-Đọc bài ứng dụng( 2em)
 Nhận xét.
B- Bài mới :
1- Giới thiệu trực tiếp vần mới(1’): ôn , ơn – Ghi bảng
2- Dạy vần: ôn , ơn(13’):
a Dạy vần ôn:
-Nhận diện vần : Vần ôn được tạo bởi: ô và n
- GV đọc mẫu; Phát âm ( 2 em - đồng thanh)
- Phân tích vần ôn; Ghép bìa cài: ôn
Cho HS so sánh ôn và ăn
-Phát âm vần: Đánh vần+Đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
-Đọc tiếng khoá : chồn.
- Phân tích và ghép : chồn
- Đánh vần và đọc trơn tiếng: chồn.
- Đưa tranh GT từ : con chồn.
- Đọc trơn từ( cá nhân - đồng thanh)
-Đọc lại sơ đồ1 : Đọc xuôi – ngược ( cá nhân - đồng thanh)
b Dạy vần ơn: ( Qui trình tương tự) : ơn- sơn- sơn ca.
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng	
cHướng dẫn viết bảng con (10’):
- GV viết mẫu ôn,ơn và hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối giữa ô với n, ơ với n...)
- Hướng dẫn HS viết trên không.
Viết bảng con: ôn , ơn , con chồn, sơn ca. 
c,Hướng dẫn đọc từ ứng dụng(6’): HS đọc khá, giỏi đọc trước; HS TB, yếu đọc lại
 GV giải thích từ: mơn mởn ( non và tươi tốt).
 -Đọc lại bài ở trên bảng
 Tiết 2:
3.Luyện tập:
a.Luyện đọcSGK (13’):
-HS luyện đọc lại bài tiết 1( cá nhân - đồng thanh)
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
- HD đọc câu ứng dụng: HS quan sát tranh minh hoạ và yêu cầu1 HS khá, giỏi ND dưới tranh( cá nhân - đồng thanh)
- Đọc SGK( cá nhân - đồng thanh)
b Luyện viết (12’):
- Viết vở tập viết ; Gv theo dõi, uốn nắn.
3-Luyện nói (7’):
- HS nêu chủ đề luyện nói: Mai sau khôn lớn. 
GV gợi ý:
 -Trong tranh vẽ gì?
 -Mai sau khôn lớn em thích làm gì?
 -Tại sao em thích làm nghề đó?
 -Muốn ước mơ của mình trở thành hiện thực, em phải làm gì?(HS nêu)
4 Củng cố dặn dò(5’) : - HS đọc lại toàn bài.
	 Nhận xét và dặn HS chuẩn bị bài sau.
........................................*******************......................................................
 Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009
Tiết 1+ 2 Tiếng việt: Bài 47: en- ên 
I- Mục tiêu: -Đọc được: en, ên, lá sen, con nhện; từ và các câu ứng dụng.
	-Viết được: en, ên, lá sen, con nhện .
	-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.
II- Đ D DH: - GV : Tranh (SGK); 
 - HS: Vở tập viết; SGK.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Tiết 1
A- Kiểm tra bài cũ (5’) :
- HS viết bảng con: ôn bài, khôn lớn
- 2 em đọc bài ứng dụng.
Nhận xét, ghi điểm .
B- Bài mới :
1- Giới thiệu bài (1’) :
 Giới thiệu trực tiếp : 2 vần mới: en , ên – Ghi bảng .
2 Dạy vần en- ên (13’) 
a.Dạy vần en:
 -Nhận diện vần :
- GV đọc mẫu
- Phát âm ( 2 em - đồng thanh
- Phân tích vần en( Vần en được tạo bởi: e và n)
- Cho HS so sánh en và on
- Cả lớp cài : en
- Đánh vần ( cá nhân - đồng thanh); Đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
-Cho HS ghép thêm s vào trước en để được tiếng mới.
-2 HS đọc trơn tiếng: sen, y/c HS phân tích tiếng sen, đánh vần và đọc trơn: sen(cá nhân, lớp)
- Đưa tranh giới thiệu từ : lá sen.
- Đánh vần và đọc trơn tiếng, từ ( cá nhân - đồng thanh)
- Đọc lại sơ đồ 1. Đọc xuôi – ngược( cá nhân - đồng thanh)
 b. Dạy vần ên 
 ( Quy trình tương tự) : ên- nhện- con nhện.
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng :Đọc xuôi – ngược ( cá nhân - đồng thanh)
 c.Hướng dẫn viết bảng con (8’) :
+Viết mẫu trên bảng và hướng dẫn quy trình viết en, ên, lá sen, con nhện .Lưu ý nét đặt bút, nét nối từ e sang n, từ ê sang n, điểm kết thúc của vần, của chữ.)
+Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ
+Cả lớp viết bảng con: en, ên, lá sen, con nhện
dHướng dẫn đọc từ ứng dụng (7’): 
- HS đọc thầm gạch chân tiếng có vần en,ên. HS khá, giỏi đọc trước, HS TB ,yếu đọc sau
- Giảng từ : mũi tên( vũ khí xưa làm bằng tre, sắt...đầu nhọn). 
* Đọc lại bài ở trên bảng( cá nhân - đồng thanh)
 Tiết 2:
3Luyện tập
a.Luyện đọc(13’): 
- Đọc lại bài tiết 1 ; GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
- Đọc câu ứng dụng ( cá nhân - đồng thanh)
- Đọc SGK : - HS đọc cá nhân, đồng thanh. GV uốn nắn.
2- Luyện viết(10’):
- GV nêu yêu cầu viết trong vở tập viết : 1 dòng en, 1 dòng ên, 1 dòng từ lá sen, 1 dòng từ con nhện
- HS viết, GV giúp đỡ.
3- Luyện nói(7’): - HS nêu tên chủ đề luyện nói : Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.
.Gv gợi ý luyện nói các câu hỏi sau :
-Trong lớp, bên phải em là bạn nào?
- Ra xếp hàng, trước em là bạn nào, sau em là bạn nào?
- Ra xếp hàng, bên trái em là bạn nào, bên phải em là bạn nào?
- Em viết bằng tay phải hay tay trái?
-Khi đi học, lúc đi về em đi về bên nào?
4- Củng cố dặn dò(5’): - HS đọc lại toàn bài. 
 - Nhận xét chung; chuẩn bị bài sau. .. ......................**************............................
 .
Tiết 4 : Toán : Phép cộng trong phạm vi 6 .
I-Mục tiêu: -HS thuộc bảng cộng, biết làm tính cộng trong phạm vi 6
 -Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.(Bài 1, bài 2-cột 1,2,3; bài 3-cột1,2; bài 4 )
II- Đ D D H GV: Các mô hình giống SGK( 6 tam giác, 6 hình vuông, 6 hình tròn )
 - HS: Vở BTT.
III- Các hoạt động dạy học
HĐ1(2’)Củng cố kiến thức đã học về phép cộng trong phạm vi 5.
	 HS đọc phép cộng trong phạm vi 5
	 Nhận xét.Dẫn dắt để GTB mới.
HĐ2(8’)Hướng dẫn lập bảng cộng :
 	GV gắn mô hình lên bảng, y/c HS làm theo: Bên trái 5 hình tam giác thêm bên phải 1 hình nữa.
Cho HS nêu bài toán, nêu câu trả lời và nêu phép tính: 5+ 1 = 6
Giáo viên viết : 5 + 1 = 6 (bảng lớp ) – HS đọc .
Hướng dẫn học sinh quan sát 5 hình tam giác với 1 hình tam giác cũng giống như 1 hình tam giác với 5 hình tam giác đọc đó 5 cộng 1 cũng bằng 1 + 5 
Giáo viên Viết : 1 + 5 = 6 
Gọi học sinh đọc lại 2 phép tính 
Hướng dẫn học sinh hình thành các công thức : 
 4 + 2 = 6 , 2 + 4 = 6 , 3 + 3 = 6 (tiến hành tương tự như trên theo 3 bước B1: Lập đề toán, B2:: Nêu câu trả lời, B3:Nêu phép tính )
HĐ2(5’) Học thuộc công thức: 
	 -Gọi học sinh đọc bảng cộng 
Học thuộc theo phương pháp xoá dần 
Giáo viên hỏi : 4 + 2 = ? , 3 + ? = 6 
 5 + 1 = ? , ? + 5 = 6 
HĐ3-(20’)Thực hành: 
Bài 1SGK-VBT : Tính :
 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào VBT.
 Chữa bài chung. Nhận xét.
Bài 2 cột 1,2,3 SGK- cột 2,3,4 VBT : Tính .
Cho học sinh làm bài tập vào vở Bài tập toán .
 HS nối tiếp nêu kết quả. Nhận xét, củng cố cách ghi kết quả.
 	GV chốt KT về cách cộng. 
Bài 3 : 
 HS nối tiếp nêu TT tính và kết quả.
Chữa bài.
 Gv củng cố cho HS về TT tính. 
Bài 4 : viết phép tính thích hợp 
Học sinh quan sát tranh và nêu bài toán và phép tính phù hợp 
Giáo viên nhận xét, bổ sung sửa chữa bài toán cho hoàn chỉnh 
HĐ4(4’)HĐ nối tiếp :- HS đọc lại các công thức cộng.
	 Nhận xét chung.
(Tiết 1)Đạo đức: Nghiêm trang khi chào cờ. (Buổi chiều)
I-Mục tiêu: 
Biết : Nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc VN.
Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của Tổ quốc VN.
Nêu được: Khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì.
IIĐ D DH: - GV: Vở BTĐĐ 1 , lá cờ VN 
 - HS: Vở BT đạo đức.
III- Các hoạt động:
A Kiểm tra bài cũ(5’) :
 Em phải cư xử với anh chị như thế nào ?
Anh em sống hoà thuận thì cha mẹ thấy thế nào ?
Nhận xét bài cũ.
B- Bài mới : 
HĐ1- Quan sát tranh(10’): 
MT : Học sinh nắm tên bài học . Làm Bài tập 1: 
 Cho học sinh quan sát tranh BT1 , Giáo viên hỏi : 
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
+ Các bạn đó là người nước nào ? Vì sao em biết ?
* Giáo viên kết luận : Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu làm quen với nhau . Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng : VN , Lào , Trung Quốc , Nhật . Trẻ em có quyền có quốc tịch . Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam .
HĐ2- Đàm thoại(8’): 
MT : Học sinh hiểu quốc kỳ tượng trưng cho đất nước . Quốc kỳ VN là cờ đỏ có ngôi sao vàng .
Giáo viên hỏi : Những người trong tranh đang làm gì ?
Tư thế đứng chào cờ của họ như thế nào ? Vì sao họ đứng nghiêm trang khi chào cờ ( đ/v tranh 1,2 )
Vì sao họ sung sướng cùng nhau nâng lá cờ tổ quốc ( tranh 3)
* Giáo viên kết luận : 
Quốc kỳ tượng trưng cho một nước . Quốc kỳ VN màu đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh ( GV giới thiệu lá cờ VN )
Quốc ca là bài hát chính thức của một nước , dùng khi chào cờ . Khi chào cờ cần phải : bỏ mũ nón , sửa sang lại đầu tóc , quần áo cho chỉnh tề . Đứng nghiêm , mắt hướng nhìn quốc kỳ .
 Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính lá quốc kỳ , thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc .
HĐ3- Nhận biết tư thế khi chào cờ(7’):
MT:  ... c sản phẩm đã được xé dán.
Tiến hành:
- Học sinh kể tên các bài xé dán: Hình chữ nhật,hình tam giác,hình vuông,hình tròn,hình quả cam,hình cây đơn giản,hình con gà con.
- Hãy nêu cách xé dán hình chữ nhật,hình tam giác.
HĐ2-Học sinh thực hành(27’):
 Mục tiêu: HS xé, dán được 1 trong các sản phẩm đã họacHS khéo tay xé dán được ít nhất 2 sản phẩm.
+ Tiến hành: 
- Gv cho HS xem các bài xé, dán đẹp của các bạn đã Thực hành ở những tiết trước.
- HS nêu yêu cầu cụ thể cho từng đối tượng.
- HS thực hành xé dán.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- Trình bày sản phẩm- nhận xét.
- Chấm 1 số bài cho HS.
HĐ3Nhận xét,dặn dò(3’): 
	Nhận xét chung tiết học :Nhận xét về sự chuẩn bị đồ dùng....
	Đánh giá sản phẩm : GV dựa vào mục tiêu để hướng dẫn HS nhận xét .
 Dặn dò: Nhắc HS C B ĐD cho tiết sau. 
.......................................*******************************.................................
 Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2009.
Tiết1+2: Tiếng việt: Bài 49: iên- yên .
I- Mục tiêu: Giúp HS :
	-Đọc được : iên, yên, đèn điện, con yến; từ và các câu ứng dụng.
	-Viết được: iên, yên, đèn điện, con yến 
 	-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Biển cả.
II.Đ D D H: - GV : Tranh (SGK); Bộ chữ THTV.
 - HS: Vở tập viết; SGK.
III- Các hoạt động dạy hoc: Tiết1
A- Kiểm tra bài cũ(4’) :
- HS viết bảng con: 
- 2 em đọc bài ứng dụng. 
Nhận xét 
B- Bài mới :
1- Giới thiệu bài (1’) : Giới thiệu trực tiếp: iên, yên – Ghi bảng.
2- Dạy vần iên- yên(12’):
a.Dạy vần iên: 
- Nhận diện vần : Vần iên được tạo bởi: i ,êvà n
- GV đọc mẫu
- Phát âm ( 2 em - đồng thanh)
- Phân tích và ghép bìa cài: iên
-Cho HS so sánh iên và in
- Đánh vần, đọc trơn vần.
- Đọc tiếng khoá và từ khoá : điện- đèn điện.
- Đọc lại sơ đồ1 :Đọc xuôi – ngược( cá nhân - đồng thanh)
b Dạy vần yên: ( Qui trình tương tự): yên- yến- con yến.
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng : Đọc xuôi – ngược ( cá nhân - đồng thanh)
c- Hướng dẫn viết bảng con(10’) : GV viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ
- HS viết bảng con: iên, yên, đèn điện, con yến.
- GV đến từng bàn, uốn nắn cho HS.
d- Hướng dẫn đọc từ ứng dụng(5’): - HS tìm tiếng có vần vừa học.
- HS đọc từ ứng dụng. Gv giảng từ: yên vui (yên ổn và vui vẻ). 
 - Đọc lại bài ở trên bảng(cá nhân - đồng thanh)
 Tiết 2:
3.Luyện tập:
 a. Luyện đọc(13’): Đọc lại bài tiết 1.Lưu ý cho HS TB, yếu đọc thêm. 
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
* Hướng dẫn đọc câu ứng dụng
	+ HS quan sát theo nhóm đôi và nhận xét tranh minh hoạ trang 101 .
 +HS đọc câu ứng dụng Sau cơn bão.........về tổ mới
 	Cho HS nêu tiếng có vần mới (Kiến. kiên) và phân tích.
*HS đọc lại toàn bài SGK( cá nhân - đồng thanh)
b. Luyện viết(8’):
- GV nêu yêu cầu luyện viết vào vở tập viết: 1 dòng vần iên, 1 dòng vần yên, 1 dòng từ đèn điện, 1dòng từ con yến.
- HS viết, GV giúp đỡ, uốn nắn.
c. Luyện nói(7’):
- HS nêu tên bài luyện nói.:Biển cả 
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo gợi ý :
+ Em thường thấy, thường nghe nói biển có những gì?
+Nước biển mặn hay ngọt? Người ta dùng nước biển làm gì?
+Những núi ngoài biển gọi là gì? Trên ấy thường có những gì? Những người nào thường sống ở biển?
 +Em có thích biển không? Em đã được bố mẹ cho ra biển lần nào chưa? ở đó em thường làm gì?
4- Củng cố dặn dò(5’):- HS đọc lại bài.
 - HS thi tìm tiếng, từ có vần vừa học.
 - Nhận xét giờ học.
Tiết 3: Toán : Luyện tập .
I-Mục tiêu: - Củng cố về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6.
	(Bài 1,2,3,4-mỗi bài đều làm dòng 1; bài 5)
II.ĐDDH :- GV: - Chép BT1;2; 3;4(VBTT/51) lên bảng.
 - HS: Vở BTT.
III- Các hoạt động:
HĐ1-Củng cố phép cộng trừ trong phạm vi 6(5’).
- HS làm bảng con theo 3 tổ: 6-3= ; 6-4= ; 6-5= ;
- Nhận xét.
- Gọi đọc cá nhân : Bảng cộng, trừ trong phạm vi 6 
 Giáo viên nhận xét.
HĐ2- HD học sinh làm bài tập(25’): 
Bài 1 dòng1SGK-VBT :
	- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở BTT, HS khá, giỏi làm thêm dòng 2.
	- Chữa bài. Lưu ý HS cách ghi số thẳng ccột.
Bài 2 dòng1SGK-VBT 
:	- 1 HS làm mẫu, nêu cách làm.
 - HS tính và nối tiếp nêu kết quả,HS K+G làm thêm dòng 2 
 GV ghi bảng, nhận xét.
 Củng cố cho HS cách tính dãy tính có 2 dấu phép tính.
Bài 3: dòng1SGK-VBT 
	- 3 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bảng con., HS K+G làm thêm dòng 2
 GV chốt KT về cách so sánh 1 số với 1 phép tính.
Bài 4 dòng1 SGK-VBT GV gợi ý HS tìm số cần điền bằng các câu hỏi: VD: mấy cộng 2 bằng 6? 
	5 cộng mấy bằng 6?...
Bài 5:
	- HS quan sát tranh nêu đề toán và phép tính thích hợp.
	- Nhận xét, chữa bài.
HĐ3- HĐ nối tiếp(5’) :- GV nhắc lại 1 số KT luyện tập.
 - Nhận xét, nhắc nhở.
Tiết4: Tự nhiên- xã hội: Nhà ở.
I- Mục tiêu:
	- Nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên 1 số đồ dùng trong nhà của mình.
	- Nhận biết được nhà ở và các đồ dùng gia đình phổ biến ở vùng nông thôn, thành thị, miền núi.
II- Đ D DH: - GV: Tranh minh hoạ
 - HS: Vở bài tập và SGK
III- Các hoạt động dạy học
A- Bài cũ(5’): 
 -Tiết trước các em học bài gì?	 (Gia đình)
 -Trong gia đình em có quyền gì? (Quyền được sống với bố mẹ)
 -Em có bổn phận gì?	(Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình)
 - Nhận xét bài cũ.
B- Bài mới: 
 + Giới thiệu bài mới: Ghi đề
HĐ1- Làm việc với SGK(14’):
Mục tiêu: GV cho lớp quan sát SGK nhóm 2 người nói cho nhau nghe nội dung từng bức tranh.
Cách tiến hành: + Quan sát:
 - Trang này có mấy bức tranh?
 - Đây là nhà của Nam xem nhà em có giống nhà Nam không? Và quan sát những ngôi nhà ở vùng nào?
 - Bạn thích tranh nào? Vì sao?
 - GV hướng dẫn HS quan sát 
+ Thảo luận chung:
 - GV chỉ vào tranh thứ nhất vẽ gì?
 - Nhà em giống nhà Nam không? Nhà em ở nông thôn hay thành phố?
 - HS quan sát bức tranh còn lại.
 - Tranh 2 : Tranh vẽ gì? ở vùng nào?
 - Tranh 3: Dãy phố
 - Tranh 4: Vẽ gì?
 - Nhà ở vùng nào?
GV chốt lại: Nhà ở Thành phố mọc san sát, có số nhà, đường có vỉa hè. Nhà cao tầng gọi là khu nhà tập thể hay còn gọi là khu chung cư. GV liên hệ nhà ở vùng nông thôn của HS.
+ GV cho HS thảo luận nhóm: 
 - GV chia nhóm quan sát nội dung tranh vẽ gì? Liên hệ nhà em có giống trong SGK không? 
Nhóm 1+2: Quan sát tranh 1 Nhóm 3+4: Quan sát tranh 2
Nhóm 5+6: Quan sát tranh 3 Nhóm 7+8: Quan sát tranh 4
 - GV theo dõi, sau đó cho lớp thảo luận chung.
 - Tranh 1 vẽ gì? Nhà em có phòng khách giống tranh không?
 - Các tranh khác tương tự.
GV chốt lại: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt. Việc mua sắm đồ dùng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình.
HĐ2- Thi vẽ ngôi nhà(13’):
Mục tiêu: HS tập vẽ ngôi nhà của mình, sau đó từng cặp thảo luận.
Cách tiến hành: HS vẽ
 -GV quan sát HS vẽ
Cho HS thảo luận theo cặp giới thiệu về ngôi nhà của mình .
 GV tuyên dương những bạn giới thiệu hay.
HĐ3- Hoạt động nối tiếp(4’) : Nhận xét chung 
-Nhắc HS thực hiện tốt những điều đã học.
........................................*************************..........................................
 Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009.
Tiết 1+2: Tiếng việt: Bài 50: uôn- ươn . 
I- Mục tiêu: -Đọc được : uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai và các câu ứng dụng.
	-Viết được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai .
	-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.
II- Đ D DH:- GV: Bộ THTV, phấn màu . 
	- HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ (5’):
 -Đọc và viết: con yến, viên phấn (cả lớp viết bảng con)
 -Đọc lại bài ứng dụng ( 2 em)
 -Nhận xét bài cũ
B-Bài mới : Tiết 1.
1- Giới thiệu bài (1’):
	Giới thiệu 2 vần mới : uôn, ươn – Ghi bảng.
2- Dạy vần uôn, ươn (12’):
a Dạy vần uôn: Nhận diện vần:
- Vần uôn được tạo bởi 2 âm: uô và n- GV đọc mẫu
- Phát âm ( 2 em - đồng thanh)
-Cho HS phân tích vần uôn; Ghép cài: uôn .
-Cho HS so sánh uôn và iên
-Phát âm vần; Đọc trơn( cá nhân - đồng thanh).
- Yêu cầu HS thêm ch vào trước uôn để được tiếng chuồn (HS ghép : chuồn).HS phân tích và đánh vần 
- Đưa tranh GT từ: chuồn chuồn.
- Đánh vần và đọc trơn tiếng ,từ ( cá nhân - đồng thanh)
-Đọc lại sơ đồ 1(Đọc xuôi – ngược ; cá nhân - đồng thanh)
b Dạy vần ươn : ( Qui trình tương tự) : ươn- vươn- vươn vai..
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng
c Luyện viết (10’):
+ Hướng dẫn viết bảng con : uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.
-GV viết mẫu và nêu quy trình viết ( Hướng dẫn quy trình đặt bút, lưu ý nét nối từ u sang ô , sang n...)
4- Hướng dẫn đọc từ ứng dụng( 6’): 
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học(HS khá, giỏi đọc trước ) 
- Đọc trơn từ ứng dụng( cá nhân - đồng thanh)
- HS đọc GV kết hợp giảng từ ý muốn
-Đọc lại bài ở trên bảng
 Tiết 2:
3Luyện tập
a. Luyện đọc(13’) :
- Đọc lại bài tiết 1 ; GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
- Đọc bài ứng dụng.
- Đọc SGK( cá nhân - đồng thanh)
b. Luyện viết (10’):
- HS viết vào vở theo quy định : 1dòng vần uôn, 1 dòng vần ươn, 1 dòng từ chuồn chuồn, 1 dòng từ vươn vai. GV giúp đỡ, uốn nắn thêm cho HS.
c.Luyện nói (7’): - HS đọc tên bài luyện nói : Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào. 
Cho HS luyện nói theo gợi ý:
 - Em biết những loại chuồn chuồn nào?
 - Em đã trông thấy những loài những loại cào cào , châu châu nào?
 - Em đã làm nhà cho cào cào, châu châu ở bao giờ chưa? Bằng gì?
 - Em bắt chuồn chuồn, châu chấu, cào cào như thế nào?
 - Ra giữa nắng bắt chuồn chuồn, châu chấu, cào cào, tối về sụt sịt, mai không đi học được, có tốt không?
 * Trò chơi: Cho HS thi tìm tiếng, từ có vần vừa học.
4- Củng cố- dặn dò(5’): - HS đọc lại bài. 
	 - Nhận xét, nhắc nhở.
Tiết 4: Sinh hoạt lớp (30’)
I-Mục tiêu:- HS thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong 2 tuần qua để rút kinh nghiệm thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
II- Chuẩn bị: GV thống kê ưu, nhược điểm của từng tổ, cá nhân.
III- Các hoạt động:
1-Giới thiệu: - GV nêu ND giờ SH.
2- Tiến hành sinh hoạt:
	- Từng tổ trưởng nêu nhận xét về những việc làm được và chưa làm được của cá nhân, của tổ.
	- Lớp trưởng nêu ý kiến.
 -ý kiến của các thành viên trong tổ.
	- GV nhận xét từng tổ, cả lớp.
	- Nhắc nhở HS sửa lỗi.
	- Phổ biến kế hoạch tuần tới.
3- Nhận xét : GV nhận xét, nhắc nhở.
 Cả lớp hát 1 bài .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(81).doc