Thiết kế bài dạy khối 1 - Tuần 22 năm 2010

Thiết kế bài dạy khối 1 - Tuần 22 năm 2010

 Học vần : Ôn tập

I- Mục tiêu:

-Đọc được các vần , từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90 .

-Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 84 đến bài 90 .

-Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : ngỗng và tép

- HSKG kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh

II- Đồ dùng dạy – học:

- Bảng ôn tập các vần kết thúc = âm p.

 -Bộ đồ dùng dạy học TV1

 

doc 14 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 1 - Tuần 22 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 22 
 Thứ 2 ngày 25 tháng 1 năm 2010
 Học vần : Ôn tập
I- Mục tiêu:
-Đọc được các vần , từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90 .
-Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 84 đến bài 90 .
-Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : ngỗng và tép 
- HSKG kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh 
II- Đồ dùng dạy – học: 
- Bảng ôn tập các vần kết thúc = âm p.
 -Bộ đồ dùng dạy học TV1
III- Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
B- Kiểm tra bài cũ:
Cho HS viết ở bảng con : đuổi kịp , nhịp cầu 
II- Dạy – học bài mới:
1- Giới thiệu bài :
2- Ôn tập:
a- Ôn các vần có p ở cuối 
- Cho HS lên bảng ghi các vần đã học có âm p ở cuối.
- Y/c HS chỉ vần theo lời đọc của mình ( GV đọc không theo thứ tự).
- GV cho HS lên bảng chỉ vần bất kì để HS khác đọc đồng thời phân tích cấu tạo vần.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- 1,2 HS lên bảng ghi.
- 1 vài HS lên bảng chỉ.
- HS thực hiện theo Y/C.
b- Đọc từ ứng dụng:
 - Gọi HS đọc các từ ứng dụng trong bài.
- GV gắn bảng từ ứng dụng. 
-GV đọc mẫu 
- Y/C HS luyện đọc và giải nghĩa từ 
- GV nhận xét 
- 1 vài HS đọc.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- 1 vài HS đọc lại.
c- Tập viết:
- GVHDHS viết các từ ứng dụng vào bảng con.
+ Lưu ý HS nét nối giữa các chữ, vị trí các dấu thanh, khoảng cách giữa các từ.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Cho HS đọc lại bài.
- HS luyện viết trên không sau đó viết trên bảng con.
- HS đọc ĐT (1 lần).
 Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc: 
+ Đọc lại bài ôn ở tiết 1.
- GV chỉ bảng theo thứ tự và không theo thứ tự cho HS đọc.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- Cho HS cầm SGK, đọc bài.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Đọc đoạn thơ ứng dụng.
- Treo tranh minh hoạ và hỏi.
? Tranh vẽ gì?
+ Đoạn thơ ứng dụng hôm nay sẽ cho các con biết thêm về nơi sinh sống của một số loài cá.
- Hãy đọc cho cô đoạn thơ ứng dụng.
- GV theo dõi và chỉnh sửa phát âm cho HS 
b- Luyện viết:
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết các từ đón tiếp, ấp trứng.
- Y/C HS nhắc lại quy trình viết.
- GV theo dõi và uốn nắn thêm.
- Nhận xét bài viết.
- 1 vài em.
- Tranh vẽ cảnh các con vật dưới ao, có cá, có cua.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 vài HS nêu
- HS tập viết trong vở.
c- Kể chuyện: Ngỗng và tép.
+ GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu câu chuyện chúng ta nghe và kể hôm nay là Ngỗng Tép. Qua câu chuyện này chúng ta sẽ biết được tại sao Ngỗng không bao giờ ăn Tép.
+ GV kể chuỵện.
- GV giao cho mỗi nhóm 1 tranh và Y/C HS tập kể theo nội dung của tranh.
- GV theo dõi, và HD thêm
- HS chú ý nghe
- HS kể chuyện theo nhóm.
- Các nhóm cử đại diện kể.
- Kể nối tiếp theo từng tranh.
- Ca ngợi tính vợ chồng biết hy sinh vì nhau.
? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
4- Củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết giờ học.
- Tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em về nhà ôn lại bài và tìm các từ, tiếng có chứa các vần vừa ôn tập.
- HS nghe và ghi nhớ.
 Thứ 3 ngày 26 tháng 1 năm 2010
 Học vần: Luyện tập tổng hợp 
I. Mục tiêu:
 -Đọc được : iêp, ươp, oa, oe ; từ và câu ứng dụng có chứa các vần trên 
-Viết được : toa tàu, khoe sắc, vàng hoe, hoa hoè, toả sáng, tàu hoả, khoa học, hoa ban
 II.Các hoạt động dạy học: 
1.giới thiệu bài :
2.luyện đọc:
 GV ghi bảng:
 toa tàu, khoe sắc, vàng hoe, hoa hoè, toả sáng, tàu hoả, khoa học, hoa ban, múa xoè, chích choè, mạnh khoẻ, xoè cánh, hoà bình
- HS đọc cá nhân ,nhóm ,lớp 
3.Luyện viết :
 toa tàu, khoe sắc, vàng hoe, hoa hoè, toả sáng, tàu hoả, khoa học, hoa ban
-HS viết ở vở ô ly: 
4.Làm bài tập ở VBT 
5.Củng cố dặn dò:nhận xét giờ học 
 Toán:Luyện tập
 I.Mục tiêu: 
-Hiểuđề toán : cho gì? hỏi gì? Biết bài giải gồm: câu lời giải , phép tính , đáp số 
-Làm bài tập 1, 2, 3 
II.Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2.Luyện tập:
Bài 1: 
Mai có 4 hòn bi , lan có 5 hòn bi . Hỏi cả hai bạn có mấy hòn bi ?
 Tóm tắt Bài giải
Mai có :  hòn bi Cả hai bạn có:
Lan có : hòn bi ..= hòn bi
Cả hai bạn : có hòn bi ? Đáp số : hòn bi
HS tự nêu bài toán , viết số thích hợp vào phần tóm tắt , dựa vào tóm tắt nêu các câu trả lời cho các câu hỏi 
GV giúp HS tự tìm phép tính giải bài toán Kh uyến khích HS nên tìm các câu lời giải khác nhau 
Bài 2 :
Hùng có 2 cái kẹo , Nam có 7 cái kẹo . Hỏi cả hai bạn có mấy cái kẹo ?
 Tóm tắt Bài giải
Hùng có :  cái kẹo ..
Lan có :  cái kẹo 
Cả hai bạn : có  cái kẹo ? 
Bài 3 :
Phi có 3 quả bóng , Hảo có 5 quả bóng . Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng ?
 Tóm tắt Bài giải
 Phi có :  quả bóng ..
 Hảo có :  quả bóng 
Cả hai bạn : có  cái kẹo ? 
3. Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học 
 HD học ở nhà
 Thứ 4 ngày 27 tháng 1 năm 2010
 Học vần : bài 92: oai, oay 
I- Mục tiêu: 
-Đọc được : oai oay, điện thoại , gió xoáy; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được : oai, oay, điện thoại gió xoáy 
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa 
-HSKG nói từ 4 -5 câu theo chủ đề 
II- Đồ dùng dạy – học:
- Vật thật ,điện thoại, củ khoai lang.
-Bộ đồ dùng dạy học TV1 
III- Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Dạy vần: 
 oai
. Nhận diện vần: 
GV giới thiệu gắn bảng và đọc oai : HS nhắc lại oai. 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường. 
 GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm: oai . HS phát âm oai. 
. Đánh vần và đọc tiếng từ: 
HS phân tích vần oai ( có âm o đứng trước âm a đứng giữa, âm i đứng sau). HS đánh vần: o- a - i -oai (cá nhân, nhóm, cả lớp). HS đọc: oai (cá nhân; nhóm). 
GV ghép bảng: thoại ( GV đọc mẫu HS đọc theo lớp, nhóm, cá nhân )
HS phân tích tiếng: thoại (âm th đứng trước vần oai đứng sau dấu nặng dưới a). HS đánh vần: thờ - oai- thoai- nặng- thoại (cá nhân; nhóm; cả lớp). HS đọc: thoại (cá nhân; nhóm; cả lớp). HS ghép: thoại .
 GVgiới thiệu và gắn từ: điện thoại . HS đọc: điện thoại (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
HS đọc: oai- thoại - điện thoại. 
 + Vần mới vừa học là vần gì?
 + Tiếng mới vừa học là tiếng gì?
HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược.
 oay ( qui trình tương tự) 
Giải lao
. Luyện viết: 
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: oai oay, điện thoại , gió xoáy HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai. 
c. Đọc từ ứng dụng: 
GV ghi từ ứng lên bảng: 
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GVgạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa 1-2 từ. 
GVđọc mẫu từ. Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
Tiết 2
3. Luyện tập : 
 a. Luyện đọc: 
. HS đọc lại từng phần trên bảng lớp. 
. HS đọc SGK (cá nhân, nhóm, cả lớp). 
. Đọc câu ứng dụng: 
GV cho HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: . 
HS đọc nhẩm. nêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứng dụng. . GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp). 
Giải lao
b. Luyện viết: 
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bày vở. HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài. GV chấm và nhận xét bài của HS. 
c. Luyện nói: 
GV ghi tên bài luyện nói lên bảng: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa
HS đọc tên bài luyện nói. 
GV gợi ý: 
+ Bức tranh vẽ?
GV nêu câu hỏi gợi ý để HS luyện nói theo chủ đề
 HS thảo luận nhóm đôi. Gọi đại diện nhóm trình bày. HS nhận xét. 
4. Củng cố, dặn dò : 
HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. 
Nhắc HS yếu về đọc, viết vần, tiếng, từ đã học. HS khá, giỏi về ôn lại bài và xem trước bài sau. 
 Toán : Luyện tập
I Mục tiêu:
-Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải
-Làm bài 1, bài 2, bài 3 
II Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy học: 
 Giáo viên 
 Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đo 3 đoạn thẳng rồi viết số đo.
- 3 HS lên bảng, mỗi em đo 1 đoạn thẳng.
- GV Y/c HS nêu cách đo
- GV nhận xét, cho điểm
- 1 vài em.
II - Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn ngọn tên bài.
2- Luyện tập:
GV tổ chức, hướng dẫn HS tự giải các bài toán.
Bài 1: - Cho HS đọc đề toán và quan sát tranh vẽ.
- 1 vài em đọc, cả lớp quan sát và đọc thầm
- Y/c HS đọc T2, sau đó điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi đọc lại tóm tắt.
- HS thực hiện.
- GV ghi T2 của bài toán lên bảng theo câu trả lời của HS.
- Y/c HS nêu câu lời giải ?
+ Trong vườn có tất cả là:
+ Số cây chuối trong vườn có tất cả là.
- HD HS viết phép tính
- Muốn biết số cây chuối trong vườn có tất cả là bao nhiêu ta làm phép tính gì ?
- Phép cộng
- Ai nêu được phép cộng đó ?
- 12 + 3= 15 (cây) 
- HS tự viết phép tính
- HS viết đáp số 
- Y/c 1 HS lên trình bày bài giảng ?
Bài giải
Số cây chuối trong vườn có tất cả là:
12 + 3 = 15 (cây)
 Đáp số: 15 cây chuối
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Một vài em
- GV nhận xét, cho điểm
- Y/c HS nhắc lại cách trình bày.
- 1 vài em nhắc lại 
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1 để có bài giải
Bài giải
Số bức tranh trên tường có tất cả :
14 + 2 = 16 (tranh)
Đ/s: 16 bức tranh.
Bài 3: Tiến hành tương tự B1 và B2
Bài giải
Số hình vuông và hình tròn có là:
5 + 4 = 9 (hình)
Đ/s: 9 hình
3- Củng cố - dặn dò: NX và HD học ở nhà
 Thứ 5 ngày 28 tháng 1 năm 2010
 Học vần: Luyện tập tổng hợp 
I. Mục tiêu:
 -Đọc được : oai, oay, oan, oăn ; từ và câu ứng dụng có chứa các vần trên 
-Viết được : gió xoáy, củ khoai, khôn ngoan, loăn xoăn, xoắn thừng, con ngoan , ngoan ngoãn, máy khoan
 II.Các hoạt động dạy học: 
1.giới thiệu bài :
2.luyện đọc:
 GV ghi bảng: 
 gió xoáy, củ khoai, khôn ngoan, loăn xoăn, xoắn thừng, con ngoan , ngoan ngoãn, máy khoan
 - HS đọc cá nhân ,nhóm ,lớp 
3.Luyện viết :
-HS viết ở vở ô ly: gió xoáy, củ khoai, khôn ngoan, loăn xoăn, xoắn thừng, con ngoan , ngoan ngoãn, máy khoan ,toàn diện , đoán số
 Khôn ngoan đối đáp người ngoaì
 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
4.Làm bài tập ở VBT 
5.Củng cố dặn dò:nhận xét giờ học 
 Toán: Luyện tập
 I.Mục tiêu: 
-Biết giải bài toán và trình bày bài giải ; biết thực hiện cộng , trừ các số đo độ dài. 
-Làm bài 1; bài 2; bài 4
II.Các hoạt động dạy học:
 Giáo viên Học sinh
A- Kiểm tra bài cũ: không KT
B- Dạy - Học bài mới:
1- Giới thiệu bài: (trực tiếp)
2- HD học sinh làm các BT trong SGK
- HS chú ý nghe
Bài 1: 
- GV tổ chức, HD HS tự giải bài toán
- Cho HS đọc bài toán, nêu tóm tắt và tự điền số thích hợp vào chỗ chấm 
- Y/c HS tự giải bài toán và trình bày.
- 2 HS đọc
- HS làm nháp; 1 HS lên bảng 
Tóm tắt
Có: 4 bóng xanh
Có: 5 bóng đỏ
Có tất cả:  quả bóng.
Bài giải
An có tất cả là:
4 + 5 = 9 (quả bóng)
Đ/s: 9 quả bóng
+ Chữa bài:
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chỉnh sửa
- HS thực hiện theo Y/c
Bài 2: Thực hiện tương tự bài 1
- Cho HS tự đọc bài toán, tự nêu T2 và tự giải.
Tóm tắt
Có : 5 bạn nam
Có : 5 bạn nữ
Có tất cả: .. bạn ?
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Bài giải:
Số bạn tổ em có tất cả là:
5 + 5 = 10 (Bạn)
Đ/s: 10 bạn
Bài 4: 
- Cho HS đọc Y/c
- GV HD:
- GV viết phép tính: 2 cm + cm = 
lên bảng.
- Tính theo mẫu
- HD HS cộng: Các con hãy lấy số đo cộng với số đo được kết quả là bao nhiêu thì viết lại, sau đó viết đơn vị đo ở bên phải kết quả 
- Với phép trừ cũng thực hiện tương tự 
- GV lật bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 4.
- GV theo dõi, nhận xét và chữa bài.
- HS làm bài theo HD
- 1 HS lên bảng làm bài 
3- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học
ờ: - Ôn lại bài vừa học
 - Xem trước bài tiết 89.
- HS nghe và ghi nhớ.
 Thứ 6 ngày 29 tháng 1 năm 2010
 Học vần : bài 94: oang, oăng 
I- Mục tiêu: 
-Đọc được : oang, oăng, vỡ hoang, con hoắng ; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được : oang, oăng, vỡ hoang, con hoắng
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : áo choàng, áo len, áo sơ mi 
-HSKG nói từ 4 -5 câu theo chủ đề 
II- Đồ dùng dạy – học:
-Bộ đồ dùng dạy học TV1 
III- Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Dạy vần: 
oang
. Nhận diện vần: 
GV giới thiệu gắn bảng và đọc oang : HS nhắc lại oang. 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường. 
 GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm: oang . HS phát âm oang. 
. Đánh vần và đọc tiếng từ: 
HS phân tích vần oang ( có âm o đứng trước âm a đứng giữa, âm ng đứng sau). HS đánh vần: o- a - ng -oang (cá nhân, nhóm, cả lớp). HS đọc: oang (cá nhân; nhóm). 
GV ghép bảng: hoang ( GV đọc mẫu HS đọc theo lớp, nhóm, cá nhân )
HS phân tích tiếng: hoang ( hờ đứng trước vần oang đứng sau ). HS đánh vần: hờ - oang- hoang (cá nhân; nhóm; cả lớp). HS đọc: hoang(cá nhân; nhóm; cả lớp). HS ghép: hoang.
 GVgiới thiệu và gắn từ: vỡ hoang . HS đọc: vỡ hoang (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
HS đọc: oang- hoang - vỡ hoang. 
 + Vần mới vừa học là vần gì?
 + Tiếng mới vừa học là tiếng gì?
HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược.
 oay ( qui trình tương tự) 
Giải lao
. Luyện viết: 
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ : oang, oăng, vỡ hoang, con hoắng HS viết bảng con. 
GV uốn nắn sửa sai. 
c. Đọc từ ứng dụng: 
GV gắn từ ứng lên bảng: 
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GVgạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa 1-2 từ. 
GVđọc mẫu từ. Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
Tiết 2
3. Luyện tập : 
 a. Luyện đọc: 
. HS đọc lại từng phần trên bảng lớp. 
. HS đọc SGK (cá nhân, nhóm, cả lớp). 
. Đọc câu ứng dụng: 
GV cho HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: . 
HS đọc nhẩm. nêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứng dụng. . GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp). 
Giải lao
b. Luyện viết: 
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bày vở. HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài. GV chấm và nhận xét bài của HS. 
c. Luyện nói: 
GV ghi tên bài luyện nói lên bảng:
 HS đọc tên bài luyện nói. 
GV gợi ý: 
+ Bức tranh vẽ?
GV nêu câu hỏi gợi ý để HS luyện nói theo chủ đề : áo choàng, áo len, áo sơ mi
 HS thảo luận nhóm đôi. Gọi đại diện nhóm trình bày. HS nhận xét. 
4. Củng cố, dặn dò : 
HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. 
Nhắc HS yếu về đọc, viết vần, tiếng, từ đã học. HS khá, giỏi về ôn lại bài và xem trước bài sau. 
 Toán: Luyện tập
 I.Mục tiêu: 
-Biết giải bài toán và trình bày bài giải ; biết thực hiện cộng , trừ các số đo độ dài. 
II. Luyện tập:
1.Giới thiệu bài :
2. Luyện tập:
Bài 1:
Hà gấp được 4 cái ví , lương gấp được 4 cái ví . Hỏi cả hai bạn gấp được bao nhiêu cái ví ?
Bài 2:
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Tóm tắt
 Có : 3 con bướm vàng
 Có : 4 con bướm xanh
 Có tất cả : con bướm ?
Bài 3: Tính
5cm + 4 cm = 4cm + 6 cm
2cm + 3 cm = 2cm + 7 cm
9cm - 3 cm = 8cm - 76cm
Bài 4:
Làm bài 179 ở sách toán hay và khó trang 38
4. Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học và HD học ở nhà
 Thể dục :
 Động tác vươn thở , tay, chân, vặn mình và bụng của bài thể dục phát triển chung
 Trò chơi: nhảy đúng nhảy nhanh
I. Mục tiêu:
-Biết cách thực hiện bốn động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình của bài thể dục
 phát triển chung.
-Bước đầu biết cách thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung .
-BVước đầu làm quen với trò chơi và tham gia chơi được.
II- Địa điểm, phương tiện.
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
- Chuẩn bị một còi, kẻ sân chơi
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Đ/lượng
Phương pháp tổ chức
I- Phần mở đầu
1- Nhận lớp:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu
 cầu giờ học.
2- Khởi động:
 - Chạy nhẹ nhàng
- Đi thường theo vòng tròn và biết thở sâu.
4,5'
50 - 60m
x x x x
x x x x
3-5 m (GV) ĐHNL
- Thành 1 hàng dọc
II- Phần cơ bản:
22-25'
1- Học động tác bụng:
4-5 lần
- GV nêu tên động tác và GT 
- GV tập mẫu, phích động tác và hô nhịp
 cho HS tập
- HS tập đồng loạt sau khi giáo viên 
đã làm mẫu
- Lưu ý HS: ở nhịp 2 và 6 khi cúi không được co chân.
- Chia tổ tập luyện.
 x x x x 
 x x x x
 (3-5m) (GV) ĐHTL
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS
2- Ôn 4 động tác TD đã học.
- Ôn động tác: vươn thở, tay, chân, vặn
 mình.
+ Điểm số hàng dọc theo tổ
3. Trò chơi: "Nhảy đúng, nhảy nhanh"
- GV nêu tên trò chơi, chỉ vào hình vẽ giải
 thích và làm mẫu
2-3 lần
2-3 lần
- Lần 1,2: GV đọc cho HS tập
- Lần 3: Các tổ tập thi
- HS tập hợp và điểm số theo lớp, tổ.
- GV theo dõi, sửa sai.
- 1 số HS nhảy thử sau đó chơi chính
 thức.
 2 4
 x x x đ
 CB XP 1 3
 ĐHTC
III- Phần kết thúc:
- Hồi tĩnh: Đi thường và hát
- Hệ thống bài học
- NX và giao bài về nhà.
 4-5 phút
1 vòng
- Thi theo hai hàng dọc
x x x x (GV)
x x x x ĐHXL
 Học vần: Luyện tập tổng hợp 
I. Mục tiêu:
 -Đọc được : oan, oăn , oang, oăng ; từ và câu ứng dụng có chứa các vần trên 
-Viết được : áo choàng, oang oang, liến thoắng, dài ngoẵng, ngoằn nhgèo, khoang tàu, đàng hoàng 
 II.Các hoạt động dạy học: 
1.giới thiệu bài :
2.luyện đọc:
 GV ghi bảng:
 áo choàng, oang oang, liến thoắng, dài ngoẵng, ngoằn nhgèo, khoang tàu, đàng hoàng , thoang thoảng, khoảng cách, boăn khoăn, toán học, công đoàn. 
- HS đọc cá nhân ,nhóm ,lớp 
3.Luyện viết :
-HS viết ở vở ô ly: áo choàng, oang oang, liến thoắng, dài ngoẵng, ngoằn nhgèo, khoang tàu, đàng hoàng 
4.Làm bài tập ở VBT 
5.Củng cố dặn dò:nhận xét giờ học 
 Thủ công: cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
I. Mục tiêu:
-Biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
-Sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo
II- Chuẩn bị:
GV: - Bút chì, thước kẻ, kéo 
- 1 tờ giấy vở HS
HS: - Bút chì, thước kẻ, kéo
- 1 tờ giấy vở HS
III- Các hoạt động dạy - học:
 Nội dung
 Phương pháp
1- ổn định tổ chức: Hát đầu giờ
2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3- Dạy - học bài mới:
a. GV giới thiệu các dụng cụ thủ công.
- Cho HS quan sát. bút chì, thước kẻ, kéo
b. GV hướng dẫn thực hành.
+ Hướng dẫn cách sử dụng bút chì 
- Mô tả: Bút chì gồm 2 bộ phận (thân và ruột)
để sử dụng người ta dùng dao và cáí gọt để gọt nhọn 1 đầu của bút .
+ Khi sử dụng: Cầm bút ở tay phải, các ngón tay cái, trỏ, giữa giữ thân bút cho
 thẳng , các ngón còn lại làm điểm tựa.
- Khoảng cách từ tay cầm và đầu nhọn của bút là (3cm)
- Khi sử dụng ta đưa đầu nhọn của bút di chuyển trên tờ giấy theo ý muốn .
-HS thực hành 
+ Hướng dẫn sử dụng thước kẻ:
- Thước kẻ có những loại làm bằng gỗ và bằng nhựa
- Khi sử dụng tay trái cầm thước, tay phải cầm bút, muốn kẻ đường thẳng ta 
phải đặt bút trên giấy, đưa bút chì theo cách của thước, di chuyển từ trái sang 
phải 
-HS thực hành 
+ Hướng dẫn cách sử dụng kéo:
- Mô tả: Kéo gồm 2 bộ phận lưỡi và cán. Lưỡi kéo sắc được làm = sắt, cán cầm có 
2 vòng.
- Khi cắt: Tay trái cầm tờ giấy, tay phải cầm kéo, ngón trái và gón trỏ của tay trái
 đặt trên mặt giấy đưa lưỡi kéo cắt vào đường muốn cắt, bấm từ từ theo đường muốn
 cắt.
+ Học sinh thực hành:
- Kẻ đường thẳng
- Cắt theo đường thẳng 
- GV quan sát, giúp đỡ uốn nắn HS yếu
- Luyện tập thực hành
- Nhắc nhở HS giữ an toàn khi sử dụng kéo
4- Nhận xét - Dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị cho tiết học và kĩ năng kẻ, cắt của HS.
Chuẩn bị cho giờ sau: Bút chì, thước kẻ, giấy có kẻ ô

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 222010.doc