Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Ialy - Tuần 1

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Ialy - Tuần 1

I/. MỤC TIÊU :

1/. Kiến thức :

Làm quen với sách giáo khoa Tiếng Việt tập một và bộ thực hành Tiếng Việt

2/. Kỹ năng :

Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, nề nếp học tập môn Tiếng Việt

3/. Thái độ :

Có ý thức bảo quản sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Tạo hứng thứ cho học sinh khi làm quen với sách giáo khoa của môn học.

II/. CHUẨN BỊ :

1/. Giáo viên

- Sách giáo khoa

- Bộ thực hành Tiếng Việt

 

doc 134 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Ialy - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày tháng năm 20 
H ỌC V ẦN
$ 1+ 2: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức : 
Làm quen với sách giáo khoa Tiếng Việt tập một và bộ thực hành Tiếng Việt
2/. Kỹ năng :
Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, nề nếp học tập môn Tiếng Việt
3/. Thái độ :
Có ý thức bảo quản sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Tạo hứng thứ cho học sinh khi làm quen với sách giáo khoa của môn học.
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên
Sách giáo khoa
Bộ thực hành Tiếng Việt
Một số tranh vẽ minh họa
2/. Học sinh
Sách giáo khoa
Bộ Thực Hành Tiếng Việt
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. On định (5’)
Hát
2/. Kiểm tra bài cũ
Cả lớp lấy sách giáo khoa và bộ hành để cô kiểm :Số lượng; Bao bìa dán nhãn; Nhận xét
Tuyên dương : cá nhân, tổ, lớp
Nhắc nhở học sinh chưa thực hiện tốt.
3/. Bài mới (20’)
Ổn định tổ chức 
HOẠT ĐỘNG 1
Giới thiệu sách
Mục tiêu :
	Nhận xét sách, cấu trúc của sách, kí hiệu hướng dẫn của sách.
	Đưa mẫu 3 quyển sách và giới thiệu
Sách tiếng việt 1 : 
	Là sách bài học gồm có kênh hình và kênh chữ giúp các em học tập tốt môn Tiếng Việt là môn học dạy tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ Việt Nam 
Minh họa một số tranh vẽ đẹp, màu sắc.
Hướng dẫm học sinh xem cấu trúc của sách
Gồm 2 phần, phần dạy âm, phần dạy vần
Hướng dẫn học sinh làm quen với các ký hiệu trong sách.
Sách bài tập Tiếng Việt
	Giúp học sinh ôn luyện và thực hành các kiến thức đã học ở sách bài học
Sách tập viết, vở in :
	Giúp các em rèn luyện chữ viết
HOẠT ĐỘNG 2
 Rèn nếp học tập 
Mục tiêu :
Biết thực hiện các thao tác học tập có nề nếp.
Hướng dẫn :
Cách mở sách, cầm sách, chỉ que, để sách.
Thao tác sử dụng bảng, viết bảng, xóa bảng, cất bảng.
Tư thế ngồi học, giơ tay phát biểu.
HOẠT ĐỘNG 3 (10’)
Trò Chơi On Luyện
Mục tiêu :
	Thi đua theo nhóm, theo tổ hiện nhanh các thao tác nề nếp theo yêu cầu.
	Nhận xét
Thư Giãn 
	Chuyển tiết
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Mỗi em lấy sách giáo khoa gồm 3 quyển và bộ thực hành
Tiếng Việt tập 1
Bài tập Tiếng Việt
Tập viết, vở in
Quan sát tranh vẽ trong sách giáo khoa
Từng em nêu cảm nghỉ khi xem sách 
Nhận biết và học thuộc tên gọi các ký hiệu
hực hiện các thao tác học tập
Mở sách
Gấp sách
Chỉ que
Cất sách 
Viết, xoá bảng
Tư thế ngồi học
Im lặng khi nghe giảng; tích cực phát biểu khi nghe hỏi 
Cá nhân, Tổ nhóm thực hiện các thao tác rèn nề nếp :
Lấy đúng tên sách
Mở sách, gấp sách, cất sách, viết bảng, giơ bảng đúng thao tác
Tiết 2
_ HOẠT ĐỘNG 1 (20’)
Giới Thiệu Bộ Thực Hành Tiếng Việt
Mục tiêu :
	Nhận biết tác dụng của bộ thực hành. Biết cách sử dụng các vật dụng. Ham thích hoạt động
Kiểm tra bộ thực hành
Hướng dẫn học sinh phân loại đồ dùng của môn Tiếng Việt và Toán
Có mấy loại đồ dùng môn Tiếng Việt
Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng, tác dụng của bảng chữ cái.
Bảng chữ có mấy màu sắc?
Tác dụng của bảng chữ để ráp âm, vần tạo tiếng.
Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng bảng cái
Bảng cái giúp các em gắn được âm, vần chữ tạo tiếng
4/. CỦNG CỐ (5’)
Trò Chơi
Thi đua chọn đúng các mẫu đồ dùng và sách giáo khoa.
Có mấy quyển sách dạy môn Tiếng Việt?
Bộ thực hành có mấy loại?
Nêu cách cầm sách, đọc sách
Khi cô giáo giảng các em ngồi tư thế nào?
5/. DẶN DÒ (5’)
Chăm xem sách, giới thiệu sách với bạn
Bảo quản sách và bộ thực hành.
Chuẩn bị bút và vở tập in, thứ ba học bài các nét cơ bản
2 loại
	Bảng chữ cái
	Bảng cái
2 màu
 Xanh, đỏ
Thực hiện thao tác ghép một vài âm, tiếng
	Ngồi học im lặng, chú ý nghe cô giaó giảng
	Hoạt động và phát biểu sôi nổi, nghiêm túc trong học tập
*************************************
TOÁN
$ 1.TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức:
Làm quen với sách giáo khoa môn Toán. Bộ thực hành môn Toán
Giúp học sinh nhận biết được những việc cần làm trong các tiết học Toán
Nắm được các yêu cầu cần đạt trong tiết học Toán
2/. Kỹ năng :
Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa và bộ thực hành. Rèn nề nếp học tập bộ môn.
3/. Thái độ :
Có ý thức bảo quản đồ dùng học tập. Ham thích học Toán qua các hoạt động học.
II/. CHUẨN BỊ : 
1/. Giáo viên :
Sách giáo khoa
Bài tập Toán
Bộ thực hành – tranh vẽ trang 4 và 5
2/. Học sinh 
Sách Toán 1
Sách bài tập – Bộ thực hành
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. On định (5’)
	Hát
2/. Kiểm tra bài cũ (5’)
Cả lớp lấy sách giáo khoa và Bộ thực hành để kiểm tra
Số lượng
Bao bìa dán nhãn
Bộ thực hành Toán
Nhận xét
Tuyên dương cá nhân, tổ, lớp
Nhắc nhở : học sinh chưa thực hiện tốt
3/. Bài mới (20’)
Giới thiệu bài
Để giúp các em biết được những việc cần làm và những yêu cầu đạt được trong tiết học Toán. Hôm nay cô sẽ dạy các em tiết Toán 1 đó là Tiết Học Đầu Tiên
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng Dẫn Học Sinh Sử Dụng Sách Toán 1
Phương pháp : Trực quan, đàm thoại, thực hành
Mục tiêu :
Phân biệt được sách Toán và sách bài tập
Nắm được cấu trúc của sách
Cách sử dụng và bảo quản sách
Đưa mẫu sách Toán và vở bài tập.
Hướng dẫn học sinh xem cấu trúc của sách
Mỗi tiết học có 1 phiếu ( 1 trang hay 2 trang) tùy lượng kiến thức của bài, cấu trúc như sau :
Tên của bài học đặt ở đầu trang
Phần bài học
Phần thực hành
+ Nêu lại nội dung của phiếu học?
 Hướng dẫn làm quen với các ký hiệu lệnh trong sách
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng Dẫn Học Sinh Làm Quen Với Một Số Hoạt Động Học Tập Môn Toán
Phương pháp : Trực quan, đàm thoại, diễn giải, thực hành.
Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ trong sách bài “Tiết học đầu tiên”
Tranh 1 vẽ gì?
Cô giáo và các bạn trong trang 2 đang làm gì?
Bạn gái đang sử dụng que tính để làm gì?
Bạn trai trong tranh đang làm gì?
Tranh 5 các bạn đang làm gì?
Nêu tên các mẫu vật sử dụng khi học Toán
Tác dụng khi học toán
Giúp các em biết đếm que, học số, làm tính, biết giải toán
Vậy muốn học tốt môn toán các em cần làm gì?
HOẠT ĐỘNG 3
Giới Thiệu Bộ Thực Hành Môn Toán
MỤC TIÊU :
Nắm đúng tên gọi các vật dụng và cách sử dụng
Phương pháp : Quan sát, đàm thoại, thực hành
Qua quan sát tranh ở hoạt động 2. Hãy nêu tên gọi đúng của ac1c vật dụng trong bộ thực hành.
- Tác dụng
Que tính dùng để làm gì?
Các mẫu số, mẫu dấu dùng để làm gì?
Hướng dẫn cách bảo quản
4/. CỦNG CỐ : (6’)
	Tập bài hát đếm số
5/. DẶN DÒ (1’)
Giới thiệu sách toán với bạn đọc ở xóm
Biết cách giữ gìn để sử dụng đồ dùng được bền
Xem trước bài học nhiều hơn, ít hơn
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Lớp trưởng sinh hoạt
Mỗi em lấy sách của môn học Toán gồm 2 quyển :
Sách Toán 1
Vở bài tập Toán 1
+ Bộ thực hành gồm :
	Que tính
	Đồng hồ
	Bộ số
	Bảng cái
Phân biệt được sách toán và sách bài tập qua hình ảnh trên bìa sách
Mở sách quan sát các tranh
+ Phần bài học
Phần thực hành
Tên bài học
	Tô màu
	Cắt ghép
 Viết, làm bài tập
 Quan sát (nhìn)
Giới thiệu sách toán
Đang học toán
Học số
Tập đo độ dài
Học nhóm
Que tính, đồng hồ, bàng gài, thước, các hình
Phải chăm học, phải thuộc bài, chăm phát biểu 
Que tính
Đồng hồ
Bảng số
Bảng cái
Hình ð D o
- Đếm số
Làm tính
Thực hành mở ra, cất vào theo nề nếp
************************************
Thứ ba ngày tháng năm 20 
TNXH 	Bài 1: Cơ thể chúng ta
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Biết một số cử động của: Đầu, cổ, mình, chân, tay.
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án, các hình vẽ trong bài 1 - sách giáo khoa.
- Học sinh: - sách giáo khoa, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị sách vở ở nhà của học sinh.
3. Bài mới: 28 phút.
a. Giới thiệu bài:
- Để biết được cơ thể chúng ta gồm những bộ phận nào, cô cùng các em sẽ tìm hiểu điều đó qua bài tự nhiên - xã hội đầu tiên của chương trình lớp 1.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
b. Giảng bài:
HĐ1: Quan sát tranh:
* Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đưa ra chỉ dẫn: Quan sát hình ở tranh 4 - sách giáo khoa, hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?
GV theo dõi giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm vụ.
- Gọi học sinh nói tên các bộ phận của cơ thể.
Giáo viên động viên các em càng kể nhiều càng tốt, chấp nhận các ý kiến gây cười: Tý, chim.
HĐ2: Quan sát tranh:
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh về hoạt động của một bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu, mình, tay chân.
* Cách tiến hành:
Cho học sinh quan sát hình 5 trong sách giáo khoa, chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì ? Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình các em nói với nhau xem cơ thể chúng ta gồm mấy phần.
- Học sinh để sách vở lên bàn. 
- Học sinh nhắc lại đầu bài.
- Học sinh thảo luận nhóm làm việc theo sự chỉ dẫn của giáo viên.
- Chân, tay, đầu, mình, tai, mắt, mũi.
Học sinh quan sát.
- Học sinh quan sát trong sách giáo khoa và thảo luận theo cặp.
- Giáo viên quan sát các nhóm thảo luận.
- Gọi học sinh các nhóm lên trình bày.
Hỏi: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
- Gọi vài học sinh lên trả lời.
* Kết luận: Cơ thể chúng ta gồm có 3 phần: Đầu mình và chân tay, chúng ta nên tích cực hoạt động, hoạt động sẽ giúp cho cơ thể chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
HĐ3: Thực hành:
* Mục tiêu: 
- Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát bài:
- Giáo viên làm mẫu từng động tác và hát.
- Giáo viên gọi vài học sinh đứng trước lớp thực hiện các động tác thể dục.
* Kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt, cần tập thể dục hàng ngày.
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút).
- Hỏi: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Đại diện các nhóm trình bày: Đang ngửa cổ, cúi đầu. ngoái cổ, ...
- Các nhóm khác bổ sung.
- Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu, mình, chân tay.
- Học sinh hát bài:
 “ Cúi mãi mỏi lưng, 
 Viết bài mỏi tay, 
 Thể dục thế này,
 Là hết mệt mỏi ”.
- Học sinh làm theo giáo viên.
- Cả lớp theo dõi và làm theo.
- Gồm 3 phần: Đầu, mình, chân tay.
- Về học bài và xem nội dung bài sau.
HỌC VẦN
CÁC NÉT CƠ BẢN
I/. MỤC TIÊU
1 ... 
a. Luyện đọc :
-Luyện đọc các vần tiết 1
- Đọc câu ứng dụng .
- GV viết bảng
b. Luyện viết.
- GV viết q – qu – gi
chợ quê, cụ già
c. Luyện nói .
GV ghi bảng
? Bức tranh vẽ gì?
? Quà gồm có những gì ?
? Những thứ quà này ở đâu thường có?
? Em thích quà gì nhất ?
? Ai hay cho em qùa?
? Được quà em thường chia cho ai?
? Mùa nào thường có qùa ở làng quê?
Trò chơi: Viết nhanh chữ có âm vừa học
D, Củng cố dặn dò .
- HS đọc toàn bài
- Hướng dẫn học ở nhà
- HS đọc lại âm, tiếng, từ khóa, từ ngữ ứng dụng.
- Nhận xét hình minh hoạ .
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh .
- HS viết bài vào vở .
- QS tranh, thảo luận theo nội dung
- Đọc tên chủ đề luyện nói .
- Bà đang cho cháu quà
- Quả vải và một số quả khác
- ở quê
- Ông bà, bố mẹ 
- HS nêu
- Mùa hè
- Thi giữa các tổ
Toán
$ 22:	 Luyện tập
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về các số trong phạm vi 10.
2/ Kỹ năng:
HS biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.
Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, nêu được cấu tạo số 10
II/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Kiểm tra bài cũ
Viết bảng con: số 10, 2 em lên bảng
9..10	8..10	10..10	10..9
2/ Bài mới:
a. Giới thiệu: TT
b. Luyện tập.
Bài 1(38)
- Đếm số con vật nối với số
Bài 2(38): Vẽ thêm chấm tròn cho đủ 10 chấm tròn.
Bài 3: Củng cố về cấu tạo số 10
Bài 4: So sánh các số hướng dẫn, nêu yêu cầu từng phần
- Muốn thực hiện được ta phải làm gì?
Bài 5(39): Củng cố về cấu tạo số 1
c. Trò chơi: Xếp đúng thứ tự lấy các số
0, 5, 3, 8, 
3. Tổng kết dặn dò
- Nhận xét giờ dạy- Hướng dẫn học ở nhà
- Nêu cách thực hiện
- Đọc kết quả: Có 8 con mèo nối với số 8. 10 con lợn nối với số 10
- Học sinh quan sát vẽ thêm chấm tròn cho đủ 10
- HS nêu: 10 hình tam giác gòm 5 hình tam giác xanh và 5 hình tam giác trắng.
- 10 gồm 5 và 5
Điền dấu >, <, =
- So sánh các số
- điền dấu
Các số bé hơn 10
Số lớn nhất và bé nhất trong dãy số 
- Dựa vào cấu tạo ssố 10 rồi điền số thích hợp vào ô trống.
 10 10 10
 2 ...... 8 3..... 7 4 ........ 6
- Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé
- Xếp nhanh trên bảng cái
******************************************
Đạo đức .
$ 6 	 Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ( T)
I Mục tiêu.
1 Kiến thức :
Giúp học sinh củng cố về quyền được học hành của trẻ em, giữ gìn sách vở, đồ dùng giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.
2, Kĩ năng - tháí độ: HS biết yêu thương, quý trọng và giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
II Tài liệu và phương tiện
Vở bài tập .
Bài hát: Sách bút thân yêu ơi
III Các hoạt động dạy - học
A, Kiểm tra bài cũ .
- Em cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
- Vì sao cần giừ gìn sách vở, đồ dùng học tập?
B, Bài mới .
1. Hoạt động 1:
- Thi sách vở ai đẹp nhất
- GV nêu yêu cầu cuộc thi
- Công bố thành phần ban giám khảo gồm: GV, lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng.
Tiêu chuẩn
- Đủ sách vở, đồ dùng.
- Sách vở đồ dùng sạch đẹp
- Công bố kết quả cuộc thi
- Khen tổ, cá nhân thắng cuộc.
2. Hoạt động 2 .
? Sách bút thân thiết với em như thế nào?
3.Hoạt động 3 : 
Hướng dẫn đọc 2 câu thơ.
4. Tổng kết dặn dò.
- Cần phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
- Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học của chính mình
Vòng 1 thi ở tổ
Vòng 2 thi ở lớp.
- HS sắp xếp sách vở lên mặt bàn thành 2 chồng, một chồng vở, một chồng SGK.
Mỗi tổ chọn ra 1 – 2 bạn cùng chấm
Cả lớp hát
- cùng đến trường, đến lớp, cùng học
Muốn cho sách vở đẹp lâu
Đồ dùng đẹp mãi nhớ câu giữ gìn
HS đọc 3 – 4 lần
Hát bài “ Sách bút thân yêu ơi”
***********************************
Thứ năm ngày tháng năm 20
Toán
Tiết 23:	 	 Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về các số trong phạm vi 10.
2/ Kỹ năng: HS biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.
Nhận biết số lượng, thứ tự mỗi số từ 0 đến 10 
II/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Kiểm tra bài cũ
Điền dấu > , < , =
7..8	9..9	0..10	
2/ Bài mới:
a. Giới thiệu: TT
b. Luyện tập.
Bài 1(40)
- Nối nhóm đồ vật với số thích hợp
- Củng cố về nhận biết số lượng
Bài 2(40): Viết số.
Hướng dẫn viết số từ 0 đến 10.
Bài 3: Viết số thích hợp 
Củng cố về thứ tự các số
Bài 4: Viêt các số 6, 3, 1, 5, 7, 10 theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn
Bài 5(39): xếp hình theo mẫu
3. Tổng kết dặn dò
- Nhận xét giờ dạy
- Hướng dẫn học ở nhà
- HS quan sát, nêu cách làm, dùng bút chì mối, 
- HS viết rồi đọc
- Viết các số trên toa tầu từ 10 đến 1 
- Viết số vào ô trống từ 0 đến 10
1, 3, 5, 6, 7, 10
10, 7, 6, 5, 3, 1 
HS quan sát, nêu cách làm, phát hiện mẫu, xếp hình
Học vần::
Bài 25: ng - ngh
I/ Mục đích- yêu cầu:
Học sinh đọc viết được chữ ng – ngh, cá ngừ, củ nghệ
Đọc được câu ứng dụng: nghỉ hè chị kha ra nhà bé nga.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bê, nghè, bè
II/ Đồ dùng 
III/ Các họat động dạy và học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 
Viết bảng: giã giò, quả thị, rỏ cá
Đọc câu ứng dụng: Chú Tư ghé qua nhà cho bé giỏ cá.
2/ Bài mới
Tiết 1
1/ Giới thiệu bài
- Hôm nay ta học chữ và âm mới: ng - ngh
2. Dạy chữ ghi âm: ng
a/ Nhận diện nét chữ: 
- ng là chữ ghép từ 2 chữ con n - g.
 Học sinh đọc đồng thanh ng - ngh
- So sánh ng với n? 
b/ Phát âm và đánh vần tiếng
- Phát âm: ng.
- Đọc tiếng vừa ghép
- Vị trí câu chữ trong tiếng.
- Đánh vần ng – ư – ngư huyền ngừ.
- Ghép thêm tiếng cá vào bên trái ngừ, đọc từ vừa ghép.
c/ Hướng dẫn viết chữ.
- Giáo viên viết mẫu: ng – ngữ
* ngh
- Quy trình tương tự 
d/ Đọc tiếng ứng dụng.
- GV viết bảng.
- Giải thích các từ.
- giống: có chữ n
- Khác: chữ ng có thêm g
- HS đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân.
- Tìm chữ ghi âm: ng ghép thêm chữ ghi âm ư dấu ` .
Ngừ
- ng đứng trước ư đứng sau.
- HS đánh vần ĐT,nhóm, cá nhân.
- đọc trơn : ngừ
- HS ghép tiếng
- HS đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân.
- Học sinh viết trên không trung: ng
- Học sinh viết bảng con 
2 – 3 học sinh đọc.
- HS đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân.
Tiết 2
3/ Luyện tập
 a/ Luyện đọc
-Luyên đọc các âm tiết 1
- Đọc câu ứng dụng.
b/ Luyện viết: 
- Hướng dẫn tập viết ng – ngh, cá ngừ, củ nghệ.
 c/ Luyện nói:
- Trong tranh vẽ gì?
- 3 nhân vật trong tranh có điểm gì chung.
- Bê là con con gì? Nó thường có màu gì?
- Nghé là con của con gì?
- Bê và nghé thường ăn gì?
Trò chơi: Viết tiếng có âm và chữ vừa học.
 d/ Củng cố - dặn dò
- Đọc lại bài.
- Hướng dẫn học ở nhà.
HS đọc ng – ngừ, cá ngừ, ngh – nghệ, củ nghệ.
- Đọc từ ứng dụng, nhận xét tranh minh họa.
- Đọc CN, nhóm, ĐT.
- HS viết vào vở
- Đọc tên bài luyện nói Bê, nghé, bè
Vẽ bê, nghé, bè
- Đều còn bé
- Bê là con của bò, nó thường có màu vàng.
- Con của con trâu
- Ăn cỏ
Thứ sáu ngày tháng năm 20
Học vần
Bài 26: y - tr
I/ Mục đích- yêu cầu:
Học sinh đọc viết được: y, tr, y tá, tre ngà
Đọc được câu ứng dụng:bé bị ho, mẹ cho bé ra y tá xã
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: nhà trẻ
II/ Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng
Tranh minh họa, từ khóa.
III/ Các họat động dạy và học.
a/ Kiểm tra bài cũ: 
Viết bảng theo tổ: Ngõ nhỏ, nghệ sỹ, nghé ọ
Đọc câu ứng dụng: Nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga.
b/ Bài mới
Tiết 1
1/ Giới thiệu bài (TT)
Hôm nay ta học y - tr
2. Dạy chữ ghi âm. * y
a/ Nhận diện chữ: 
y gồm một nét xiên phải, nét móc ngược, nét khuyết dưới.
- so sánh y với u
b/ Phát âm và đánh vần tiếng
- Phát âm y
- Tiếng khóa ( y đứng một mình ghép thêm tiếng tá ).
- Giải thích nghĩa: y tá
c/ Hướng dẫn viết : y y tá
*tr (Quy trình tương tự)
d/ Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV viết bảng
- Giải thích các từ
- HS đọc theo: y - tr
- Giống: phần trên dòng kẻ
- Khác: Nét khuyết dưới
-HS đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân.
- tìm chữ ghi âm y
- Đọc y: đồng thanh, nhóm, cá nhân
- Đọc trơn: y – y tá
- Học sinh viết trên không trung
- Học sinh viết bảng con 
- 2 – 3 em đọc
- HS đọc cá nhân, đồng thanh, nhóm 
Tiết 2
3. Luyện tập.
a. Luyện đọc
- Đọc lại các âm tiết 1.
- Đọc câu ứng dụng.
b. Luyện viết.
- Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn:
Học sinh lần lượt phát âm
y – y tá, tr – tre, tre ngà
- Đọc các từ, tiếng ứng dụng.
- Nhận xét trnh minh họa
- Đọc nhóm, cá nhân, đồng thanh
y – tr, y tá, tre ngà
c. Luyện nói:
- Nêu tên bài luyện nói
- Trong tranh vẽ gì?
- Các em nhỏ đang làm gì?
- Người lớn trong tranh gọi là gì?
- Nhà trẻ khác lớp một ở chổ nào?
4. Củng cố dặn dò.
- HS về nhà đọc lại bài
- Hướng dẫn tự học
- 
- Học sinh tập viết ở vở tập viết
Thảo luận nhóm
Nhà trẻ
vẽ cô giáo và các em nhỏ
em đang chơi, đang ăn
cô trông trẻ
Lớp một phải học tập, mẫu giáo các bạn chỉ vui chơi.
**************************************
Toán
$ 24: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
 Giúp học sinh củng cố về thứ tự các số trong dãy số từ 0 đến 10, cách sắp xếp, so sánh các số trong phạm vi 10.
Các hình vẽ đã học
2/ Kỹ năng:
 HS biết thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10, sắp xếp được các số theo thứ tự
Biết so sánh các số trong phạm vi 10
II/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Kiểm tra bài cũ
Điền dấu: 3 em lên bảng
5.7	9..9	10..6
 Lớp làm bảng con theo tổ	
2/ Bài mới:
a. Giới thiệu: TT
b. Luyện tập.
Bài 1: viết số?
GV hướng dẫn mẫu: Xãc định số còn thiếu điền vào chỗ trống theo thứ tự.
Điền theo thứ tự ngược lại
Bài 2: Điền dấu > , <, =?
Muốn điền dấu đúng ta phải làm gì
Củng cố về so sánh 2 số
Bài 3: Điền số?
Làm thế nào điền được số vào ô trống.
Nêu cách thực hiện
So sánh 2 bước
Bài 4: Viêt các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 
từ lớn đến bé
XĐ số bé nhất, số lớn nhất
Bài 5: 
GV Gắn hình
Có bao nhiêu hình tam giác?
TRò chơi: xếp đúng thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
3. Tổng kết dặn dò
- Nhận xét giờ dạy
- Hướng dẫn học ở nhà
HS quan sát
 0  2
  1  
  7  5 
HS làm bài vào sách, đọc kết quả
So sánh 2 số, chọn dấu thích hợp
4  5 2 5 8 10
7  5 4  4 10  9
3 em lên bảng
HS làm vào sách
3 < < 5
Các số lớn hơn 3
Chọn số nhỏ hơn 5
HS quan sát bài
2, 5, 6, 7, 8, 9
9, 8, 7, 6, 5, 2
số bé nhất là 2, số lớn nhất là 9
HS quan sát 
2 em lên chỉ các hình
5 em lên bảng. 
 Mỗi em cầm một số bất kì, nhanh chóng đứng vào đúng vị trí.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1(38).doc