Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn

Môn: Tập đọc Tiết: 37+38

Bài: Ngưỡng cửa

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết ngắt hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.

- Trả lời được câu hỏi 1 (SGK)

- Giáo dục HS yêu quý ngôi nhà, ngưỡng cửa nơi rất thân thuộc với em.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bộ chữ của GV và học sinh.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2013
Môn: Tập đọc Tiết: 37+38
Bài: Ngưỡng cửa
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết ngắt hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.
- Trả lời được câu hỏi 1 (SGK)
- Giáo dục HS yêu quý ngôi nhà, ngưỡng cửa nơi rất thân thuộc với em.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK. 
- Bộ chữ của GV và học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Bài trước chúng ta học bài gì?
- Mời HS đọc bài “Người bạn tốt” và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài
- Hướng dẫn luyện đọc 
a. GV đọc mẫu: 
- GV đọc mẫu toàn bài (giọng đọc tha thiết trìu mến)
b. Hướng dẫn HS luyện đọc: 
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
- Viết lên bảng từ ngữ khó: Ngưỡng cửa: (ương ¹ ươn), nơi này: (n ¹ l), quen: (qu + uen), dắt vòng: (d ¹ gi), đi men: (en ¹ eng)
- Mời HS đọc
- HS phân tích tiếng các tiếng khó và đánh vần
- Giải thích từ khó: 
 + Ngưỡng cửa: là phần dưới của khung cửa ra vào.
 + Dắt vòng: dắt đi xung quanh(đi vòng)
- Mời HS đọc lại các từ khó.
* Luyện đọc câu:
- Bài tập đọc này có mấy dòng?
- GV chỉ từng tiếng trong câu cho HS đọc
- Gọi HS đọc trơn tiếp nối nhau từng câu
* Luyện đọc đoạn, bài:
- Hướng dẫn HS chia bài thành 3 khổ thơ
- Gọi HS đọc, mỗi HS đọc 1 khổ thơ
- Gọi HS đọc lại toàn bài
- Cho lớp đọc đồng thanh.
- Cho các nhóm cử đại diện HS lên thi đọc
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
c. Ôn các vần ăt, ăc:
* Yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần ăt
- Yêu cầu HS phân tích tiếng: dắt
* Nhìn tranh, nói câu chứa tiếng:
- có vần ăt
- có vần ăc
- Cho HS nói câu chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc
- Nhận xét, tuyên dương
- Mời HS đọc toàn bài
- 1 HS nêu Người bạn tốt
- 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh, lắng nghe
- HS lắng nghe
- 5HS đọc, tổ, đồng thanh
- 5HS phân tích.
- HS lắng nghe
- 3 HS, cả lớp đọc
- 2HS: Bài tập đọc này có 12 dòng
- HS đọc
- Đọc nối tiếp từng câu
- Lắng nghe
- 6HS đọc, 1 em đọc 1 khổ thơ
- 2HS đọc toàn bài.
- Lớp đọc đồng thanh
- 3 nhóm thi đọc
- Vỗ tay
- 1HS: dắt, 
- 2HS phân tích
- HS nhìn tranh nói câu
Mẹ dắt em bé.
Bé lắc vòng.
Bà cắt vải.
- 3HS đọc
Tiết 2
1. Tìm hiểu bài đọc 
- GV đọc mẫu lần 2.
- Mời HS đọc nối tiếp nhau đọc bài, lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi:
- Gọi HS đọc câu hỏi 1
- Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa?
- Gọi HS đọc câu hỏi 2
- Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu?
- Nhận xét
- GV đọc mẫu lại bài văn
- Gọi HS đọc lại toàn bài
- Nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS 
2. Luyện nói : Hằng ngày, từ ngưỡng cửa nhà mình, em đi những đâu?
- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK nói nhóm đôi
- Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói.
- Nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò : 
* Giáo dục các em yêu quý ngôi nhà, ngưỡng cửa nơi rất thân thuộc với em
- Mời HS đọc lại bài
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò HS về nhà xem bài tiếp theo
- HS lắng nghe.
- 3HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm trả lời câu 1
- 3 HS : Mẹ dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm trả lời câu 2
- 2HS: Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến trường và đi xa hơn nữa.
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc
- Lắng nghe
- Quan sát tranh SGK, và nói nhóm đôi
- Nhiều HS luyện nói
- Hai HS lên nói trước lớp 
- Lắng nghe
- 2HS đọc
- HS lắng nghe
**************************
Môn: Toán Tiết: 121
Bài: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.
- Giáo dục HS tính cẩn thận trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Que tính. 
- Bảng phụ ghi BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS làm vào bảng con
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới : 
 * Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Khi đặt tính ta cần chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài 
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài
- Nhận xét
* Bài 2: Viết phép tính thích hợp:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV đính que tính lên bảng như SGK
- Dựa vào que tính nêu 2 phép tính cộng và hai phép tính trừ
- Mời HS lên bảng làm bài
- Nhận xét
* Bài 3: >, <, = ?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Mời HS lên bảng làm bài
- Nhận xét
* Bài 4: Đúng ghi đ, sai ghi s
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
15+2
6+12
31+10
15+2
41
17
19
42
đ
đ
s
s
- Mời HS lên bảng làm bài
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà giải các bài tập vào vở, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS : 87 – 65 65 + 22 48 - 36
- Cả lớp làm bảng con theo tổ 
- 2 HS nêu
- 2HS: Khi đặt tính ta cần chú ý các số phải viết thẳng hàng với nhau.
- 6 HS lên bảng mỗi lượt 3 HS làm, cả lớp làm vào bảng con
 34 + 42 76 - 42 52 + 47
 34 76 22
 + - +
 42 42 47
 76 34 69
 42 + 34 76 - 34 47 + 52
 42 76 47
 + - +
 34 34 52
 76 42 99
- Nhận xét
- 2 HS nêu: Viết phép tính thích hợp
- HS nêu phép tính
- 4HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
42 + 34 = 76 76 – 42 = 36
34 + 42 = 76 76 – 36 = 42
- Nhận xét
- 2 HS nêu: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống
- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con
30 + 6 = 6 + 30 45 + 2 < 3 + 45
55 > 50 + 4
- Nhận xét
- 2 HS nêu: Đúng ghi đ, sai ghi s
- Nhận xét
- Lắng nghe
******************
Chào cờ đầu tuần
*******************
Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2013
Môn: Toán Tiết: 122
Bài: Đồng hồ. Thời gian
I. Mục tiêu:
- Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có biểu tượng ban đầu về thời gian.
- Giáo dục HS xem giờ hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Đồng hồ để bàn, mô hình đồng hồ. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS làm vào bảng con
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới : 
- Giới thiệu: Học bài đồng hồ – thời gian.
- Mời HS nhắc lại đề bài
* Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ.
- Cho học sinh quan sát đồng hồ.
- Trên mặt đồng hồ có những gì?
- Nhận xét
- Mặt đồng hồ có các số từ 1 đến 12, kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
- Mời HS đọc các số trên đồng hồ
- Kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ số 5 lúc đó là mấy giờ?
- Mời HS quay kim chỉ giờ.
- Lưu ý HS quay từ phải sang trái.
- Làm tương tự với 6 giờ và 7 giờ
* Thực hành xem và ghi số giờ.
Đồng hồ chỉ mấy giờ
- Đồng hồ đầu tiên chỉ mấy giờ?
- Mời HS lên bảng viết
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK
- Mời HS nêu kết quả
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- Mời HS nêu lại tên bài học
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem đồng hồ và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS : 99 – 75 74 + 23 89 - 36
- Cả lớp làm bảng con theo tổ 
- 4HS, cả lớp: Đồng hồ. Thời gian
- HS quan sát.
- 2HS: Trên mặt đồng hồ có số, kim ngắn, kim dài, kim giờ.
- 3HS, cả lớp đọc.
- 2HS: Kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ số 5 lúc đó là 5 giờ
- HS thực hành quay kim ở thời điểm 5 giờ.
- 3HS: Đồng hồ đầu tiên chỉ 8 giờ
- 1HS viết, cả lớp viết bảng con
- HS làm bài
- 8HS lần lượt nêu: 9 giờ, 10 giờ, 11 giờ, 12, giờ, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ.
- Nhận xét
- 2HS nêu: Đồng hồ. Thời gian
- Lắng nghe
*********************
Môn: Chính tả Tiết: 13
Bài: Ngưỡng cửa
I. Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa: 20chữ trong khoảng 8 – 10 phút.
- Điền đúng vần ăt, ắc; chữ g, gh vào chỗ trống Bài tập 2, 3 (SGK) 
- Giáo dục HS tính cẩn thận trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ nội dung bài thơ cần chép và các bài tập 2, 3.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 tuần trước đã làm.
- Nhận xét chung về bài cũ của HS.
2. Bài mới
GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
2.1.Hướng dẫn học sinh tập chép:
- Gọi HS nhìn bảng đọc đoạn thơ cần chép (GV đã chuẩn bị ở bảng phụ).
- Cả lớp đọc thầm đoạn thơ và tìm những tiếng các em thường viết sai
- Yêu cầu HS viết bảng con
- Nhận xét chung về viết bảng con.
- Hướng dẫn HS viết bài: Đầu bài, cách viết chữ đầu của dòng văn thụt vào 1 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ, các dòng thơ cần viết thẳng hàng.
Cho HS nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
- Hướng dẫn HS cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
- Thu bài chấm 1 số em.
2.2 .Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- Mời HS nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt.
- Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
- Gọi HS làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu HS về nhà chép lại bài thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
- 2 HS làm bảng.
- HS khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- 2HS, cả lớp nhắc lại.
- 2 HS, cả lớp đọc.
- HS đọc thầm và tìm tiếng: ngưỡng, đường, xa tắp, vẫn
- HS viết vào bảng con các tiếng hay viết sai: ngưỡng, đường, xa tắp, vẫn
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV để viết bài chính tả vào vở chính tả.
- HS tiến hành chép bài vào tập vở.
- HS soát lỗi, gạch chân và sửa ra lề vở.
- HS ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của GV.
- 2HS: Điền chữ r, d hay gi.
 Điền vần iên hoặc in.
- Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 3 HS.
Họ bắt tay nhau. Bé treo áo lên mắc.
Đã hết giờ đọc, Ngân gấp truyện. ghi lại tên truyện. Em đứng lên, kê lại bàn ghế ngay ngắn, trả sách cho thư viện rồi vui vẻ ra về.
- Lắng nghe
********************
Môn: Tập viết Tiết: 29
Bài: Tô chữ hoa Q, R
I. Mục tiêu:
- Tô được các chữ hoa: Q, R 
- Viết đúng các vần: ăc, ăt ...  từ ngữ: vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chổ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình và cảm thấy buồn chán vì không có người cùng chơi.
- Trả lời câu hỏi 1,2 ( SGK )
- Giáo dục HS yêu quý , chia sẽ với mọi người.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bộ chữ của GV và học sinh.
III. Các hoạt động dạy học :
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh đọc bài: “Kể cho bé nghe” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài:
- Treo tranh hỏi tranh vẽ cảnh gì ?
- Viết tên bài lên bảng
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc
* Viết bài tập đọc lên bảng lớp.
a. GV đọc mẫu diễn cảm bài văn (giọng cậu em khó chịu, đành hanh). 
- GV đọc mẫu lần 2
b. Học sinh luyện đọc
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- Cho HS tìm từ khó đọc trong bài
- Viết tiếng, từ khó lên bảng : Vui vẽ: (v ¹ d), một lát: (at ¹ ac), hét lên: (et ¹ ec), dây cót: (d ¹ gi, ot ¹ oc), buồn: (uôn ¹ uông)
- Mời HS phân tích tiếng vui, lát, cót, lên, buồn
- Chỉ bảng yêu cầu HS đọc các từ ngữ
- Giải nghĩa từ : 
Dây cót: Dây thiều trong các đồ chơi trẻ em, mỗi khi lên dây thiều xe ô tô chạy.
* Luyện đọc câu :
- Bài này có mấy câu ?
- Chỉ bảng, gọi HS đọc từng câu nối tiếp nhau 
- Nhận xét uốn nắn cách đọc cho HS
* Luyện đọc đoạn, bài
- Chia bài văn thành 3 đoạn để luyện cho HS
Đoạn 1: Từ đầu đến “Gấu bông của em”.
Đoạn 2: “Một lát sau  chị ấy”.
Đoạn 2: Phần còn lại: 
- Mời HS đọc theo đoạn
- Thi đua đọc giữa các tổ
- Mời HS đọc cả bài
- Nhận xét, khen ngợi
c. Ôn các vần et, oet:
* Yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần et
- Yêu cầu HS phân tích tiếng: hét
* Tìm tiếng ngoài bài
- có vần et
- có vần oet
- Nhận xét
* Điền vần: et hoặc oet ?
- Mời HS đọc yêu cầu
- Mời HS lên bảng làm bài
- Mời HS đọc toàn bài
- 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Quan sát tranh, trả lời : chị học bài, em bé ngồi chơi.
- 2HS, cả lớp đọc : Hai chị em
- HS lắng nghe
- HS tìm từ khó đọc
- 3HS phân tích
- 5HS, cả lớp đọc
- HS lắng nghe và nhắc lại
- 2HS: Bài này có 6 câu.
- HS nối tiếp nhau đọc theo câu
- Lắng nghe
- 6HS đọc
- Các tổ cử đại diện thi đua
- 3HS đọc, cả lớp đọc
- HS tìm tiếng có vần et: hét
- 2HS phân tích
- HS tìm tiếng
- có vần et: tét, mét, két, kẹt, ...
- có vần oet: toét, loét,...
- 2HS đọc
- 2HS lên bảng, cả lớp làm 
Ngày Tết, ở miền Nam nhà nào cũng có bánh tét.
Chim gõ kiến khoét thân cây tìm tổ kiến.
- 2HS, cả lớp đọc bài
Tiết 2
1. Tìm hiểu bài đọc 
- GV đọc mẫu lần 3.
- Mời HS đọc đoạn 1, 2, lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi :
- Gọi HS đọc câu hỏi 1
 Cậu em làm gì:
	Khi chị đụng vào con Gấu bông?
	Khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ?
- Mời HS đọc đoạn 3, lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi :
- Gọi HS đọc câu hỏi 2
 Vì sao cậu em thấy buồn chán khi ngồi chơi một mình?
- Nhận xét
- Gọi 2 HS đọc lại cả bài văn.
GV nêu: Bài văn nhắc nhở chúng ta không nên ích kỉ. Cần có bạn cùng chơi, cùng làm.
- Gọi HS đọc lại toàn bài
- Nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS 
- GV đọc lại bài
2. Luyện nói : Em thường chơi với anh (chị, em) những trò chơi gì ?
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau kể cho nhau nghe về những trò chơi với anh chị hoặc em của mình.
- Nhận xét phần luyện nói của HS.
- Nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò : 
* Giáo dục các em yêu quý , chia sẽ với người thân.
- Mời HS đọc lại bài
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò HS về nhà xem bài tiếp theo
- HS lắng nghe.
- 2HS đọc bài.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm trả lời câu 1
- 3 HS: Cậu nói: đừng đụng vào con gấu bông của mình.
- 2HS: Cậu nói: chị hãy chơi đồ chơi của chị. Cậu không muốn chị chơi đồ chơi của mình
- 2HS đọc bài
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm trả lời câu 2
- 2HS: Vì không có ai chơi.
2 học sinh đọc lại bài văn.
- 2 HS đọc lại cả bài văn 
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc
- Lắng nghe
- HS luyện nói theo gợi ý của GV. 
- HS kể cho nhau nghe về trò chơi với anh (chị, em).
- 2HS đọc
- HS lắng nghe
*********************
Môn: Kể chuyện Tiết: 7
Bài: Dê con nghe lời mẹ 
I. Mục tiêu: 
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi.
- Giáo dục HS cần biết vâng lời người lớn.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS mở SGK để kể lại câu chuyện “Sói và Sóc”. HS thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới
Qua tranh giới thiệu bài và ghi đề.
 Một con Sói muốn ăn thịt đàn Dê con. Liệu Dê con có thoát nạn không? Hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”để các em hiểu rõ điều đó.
- Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
- GV cần thể hiện:
Thay đổi giọng để phân biệt lời hát của Dê mẹ, lời hát của Sói giả Dê mẹ. Biết dừng lại hơi lâu sau chi tiết: bầy dê lắng nghe tiếng Sói hát, để tạo sự hồi hộp.
 + Đoạn mở đầu: giọng Dê mẹ âu yếm dặn con.
 + Tiếng hát của Dê mẹ vừa trong trẻo, vừa thân mật.
 + Tiếng hát của Sói khô khan, không có tình cảm, giọng ồm ồm.
 + Đoạn cuối kể giọng vui vẽ đầm ấm.
- Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
Câu hỏi dưới tranh là gì ?
- GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. 
Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
- Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: Lời người dẫn chuyện, lời Sói, lời Dê me., lời Dê con). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
- Kể lần 1 GV đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho HS thực hiện với nhau.
- Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- Các em biết vì sao Sói tiu nghỉu, cúp đuôi bỏ đi không?
- Câu truyện khuyên ta điều gì?
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại cho người thân nghe. 
- Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
- 2HS xung phong kể lại câu chuyện “Sói và Sóc”.
- HS khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
- 2HS, cả lớp nhắc đề.
- HS lắng nghe câu chuyện.
- HS lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.
- HS quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.
- 3HS: Dê mẹ ra khỏi nhà quay lại nhắc các con đóng cửa thật chặt, nếu có người lạ gọi cửa không được mở. 
- 2HS: Trước khi đi Dê mẹ dặn con thế nào? Chuyện gì đã xãy ra sau đó?
- HS kể, cả lớp nhận xét các bạn kể.
- Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và các học sinh để kể lại câu chuyện.
Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).
Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
- 3HS: Vì Dê con biết nghe lời mẹ, không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại đành tiu nghỉu bỏ đi.
- 3HS: Câu truyện khuyên ta cần biết vâng lời người lớn.
- 2HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Tuyên dương các bạn kể tốt.
- Lắng nghe
********************
Sinh hoạt lớp tuần 31
I. Mục tiêu
- Nhận xét, rút kinh nghiệm các hoạt động trong tuần.
- Nêu phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS có ý thức học tập và thực hiện các hoạt động trong tuần.
II. Nội dung
 1.Nhận xét tuần
 a. Đạo đức
 - Nhìn chung các em ngoan, lễ phép biết chào hỏi thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập.
 - Thực hiện tốt nội quy trường lớp .
 - Hạn chế: Một số em còn nô nghịch nhiều trong giờ ra chơi
 b. Học tập
 - Các em đi học tương đối đều, đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp học tập.
 - Đa số các em có ý thức học tập và tích cực tham gia các hoạt động của lớp
 - HS có tương đối đầy đủ đồ dùng học tập, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng.
 - Duy trì tốt nền nếp giữ vở sạch viết chữ đẹp.
 - Hạn chế: 
 Vẫn còn một số em tính toán chậm, viết chậm, đọc chậm và nhất là giải toán có lời văn
 c. Các hoạt động khác
 - Các em biết thực hiện tốt nền nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể và thư viện thân thiện. Tập đều các động tác bài hát múa tập thể, có đủ hoa tay, mặc đúng trang phục HS
 2. Phương hướng hoạt động tuần 32
- HS ngoan, lễ phép chào hỏi người trên, đoàn kết giúp đỡ bạn. 
- Các em chuẩn bị đủ đồ dùng học tập các môn học.
- Đi học đều đúng giờ, thực hiện tốt các nền nếp học tập. Nâng cao chất lượng học tập, tăng cường luyện viết chữ, rèn đọc, ôn tập toán.
- Tích cực phụ đạo HS yếu .
- Duy trì nề nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể và thư viện thân thiện.
 3. Văn nghệ
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 31
Từ ngày 8/ 04 đến ngày 12/04 / 2013
Thứ ngày tháng
Môn
Tiết
Tên bài dạy
TKNL/
BVMT
Thứ hai
8/04
Tập đọc
Tập đọc
Toán 
Chào cờ
37
38
121
31
Ngưỡng cửa
Ngưỡng cửa
Luyện tập
Thứ ba
9/04
Toán
Chính tả
Tập viết
Thủ công
122
13
29
31
Đồng hồ. Thời gian
Ngưỡng cửa
Tô các chữ hoa Q, R,...
Cắt, dán hàng rào đơn giản (t2)
Thứ tư
10/04
Toán 
Mỹ thuật
Tập đọc
Tập đọc
Đạo đức
123
31
39
40
31
Thực hành
GVBM lên lớp
Kể cho bé nghe
Kể cho bé nghe
Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (t2)
TKNL
Thứ năm
11/04
Chính tả
Toán 
TNXH
Âm nhạc
Thể dục
14
124
31
31
31
Kể cho bé nghe
Luyện tập
Trời nắng, trời mưa
Học hát bài: Đi đến trường
Trò chơi vận động
Thứ sáu
12/04
Tập đọc
Tập đọc
Kể chuyện
SHL
41
42
7
31
Hai chị em
Hai chị em
Dê con nghe lời mẹ
Tuần 31

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31(2).doc