Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần học 21

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần học 21

Môn :Đạo đức

Bài : EM VÀ CÁC BẠN

I.MỤC TIÊU

- HS hiểu :Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, có quyền được kết giao bạn bè

- Cần đoàn kết thân ái với bạn bè khi cùng học, cùng chơi

- Hình thành cho HS kĩ năng đánh giá,nhận xét hành vi của bản thân và người khác khi cùng học, cùng chơi với bạn

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Chuẩn bị hoa 1 em 3 bông

- Bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết

 

doc 45 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần học 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21	Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2006
Môn :Đạo đức
Bài : EM VÀ CÁC BẠN
I.MỤC TIÊU
HS hiểu :Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, có quyền được kết giao bạn bè
Cần đoàn kết thân ái với bạn bè khi cùng học, cùng chơi
Hình thành cho HS kĩ năng đánh giá,nhận xét hành vi của bản thân và người khác khi cùng học, cùng chơi với bạn
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Chuẩn bị hoa 1 em 3 bông
Bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động / GV
Hoạt động / HS
1/Bài cũ
( 3-5 ph )
*Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi.
- Khi gặp thầy cô giáo em cần phải làm gì ?
- Để biết ơn thầy cô giáo em cần phải làm gì?
- GV nhận xét bài cũ
* HS trả lời, các bạn khác theo dõi, nhận xét
- Khi gặp thầy cô giáo em cần phải em lễ phép đứng lại chào.
-Để biết ơn thầy cô giáo em cần phải chăm chỉ học tập nghe lời thầy cô giáo.
- Lắng nghe.
2/Bài mới
Khởi động
HS chơi trò chơi tặng hoa
( 2-5 ph )
* GV giới thiệu bài “ Em và các bạn”
-GV cho HS chơi trò chơi “ tặng hoa”
-HS tự ghi tên bạn mà mình thích được học, được chơi cùng với bạn
HS lần lượt bỏ hoa vào giỏ hoa.
-GV căn cứ vào tên ghi trong hoa chuyển đến các bạn có tên 
-GV chọn 3 HS được các bạn tặng hoa nhiều nhất tặng quà
* Lắng nghe
-HS chơi trò chơi tặng hoa theo nhóm 6
- Trong mỗi nhóm tìm ra người được tặng nhiều hoa nhất đưa ra trước lớp 
-Cùng giáo viên chọn ra bạn nhiều quà nhất từ các nhóm .
Hoạt động 1
Đàm thoại
(8-10 ph )
* Đưa ra các câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận 
-Em có muốn các bạn tặng nhiều hoa như bạn A, bạn B, bạn C không?
-Ta hãy tìm hiểu xem vì sao bạn lại được tặng nhiều hoa như vậy nhé!
-Những ai đã tặng hoa cho bạn nào?
Ai tặng cho bạn A?
Ai tặng cho bạn B?
Ai tặng cho bạn C?
-Vì sao em lại tặng hoa cho bạn A, bạn B, bạn C?
* GV kết luận: Ba bạn được tặng nhiều hoa vì đã biết cư xử đúng mực với các bạn khi học, khi chơi
* HS thảo luận theo nhóm 4 lần lượt thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi.
-Nêu theo thực tế của học sinh.
- Có thể là bạn ấy rất vui vẻ với các bạn hoặc hay giúp đỡ bạn bè,vì bạn ấy được các bạn trong lớp yêu quý
-Đại diện nhóm tổng hợp tên những bạn được tặng hoa nêu trước lớp
An tặng cho bạn A
Mai tặng cho bạn B
Bình tặng cho bạn C
-Nêu lên việc mình tặng hoa cho bạn.
* Lắng nghe.
Hoạt động 2
Thảo luận lớp
(8-10 ph )
* GV lần lượt nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận
-Để cư xử tốt với bạn, các em cần làm gì?
-Với bạn bè, cần tránh những việc gì?
-Cư xử tốt với bạn có lợi gì?
-HS lần lượt trả lời các câu hỏi, bổ sung ý kiến cho 
nhau
* GV tổng kết :
Để cư xử tốt với bạn, các em cần học , chơi cùng nhau, nhường nhịn, giúp đỡ nhau mà không được trêu chọc, đánh nhau, làm bạn đau, làm bạn giận... 
Cư xử tốt như vậy sẽ được bạn bè quý mến, tình cảm bạn bè càng thêm gắn bó.
* HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi giáo viên đưa ra.
-Để cư xử tốt với bạn, các em cần vui vẻ yêu quý ,giúp đỡ bạn bè.
-Với bạn bè, cần tránh trêu chọc, đánh nhau, làm bạn đau, làm bạn giận... 
-Cư xử tốt với bạn có lợi sẽ được bạn bè quý mến, tình cảm bạn bè càng thêm gắn bó.
-Theo dõi bổ xung ý kiến.
* Lắng nghe.
Hoạt động 3
Giới thiệu bạn thân của mình
( 8-10ph)
* GV yêu cầu, khuyến khích HS kể về bạn thân của mình:
-Bạn tên gì? 
-Bạn ấy đang học ( đang sống ) ở đâu?
-Em và bạn đó cùng học ( cùng chơi ) với nhau như thế nào?
-Các em yêu quý nhau ra sao ?
HS giới thiệu về bạn mình theo gợi ý trên của GV
* GV tổng kết : Khen ngợi những em đã biết cư xử tốt với bạn của mình, đề nghị lớp hoan nghênh, học tập những bạn đó
* HS kể về bạn thân của mình cho cả lớp nghe :Tên của bạn ,Nơi bạn ây đang học đang sống.
-Em và bạn đó cùng học ( cùng chơi ) với nhau vui vẻ ,hoà thuận luôn yêu thương giúp đỡ nhau .
- Thường xuyên giúp đỡ nhautrong lúc khó khăn ,chia sẻ với nhau lúc vui ,lúc buồn.
* Lắng nghe.
Hoạt động 4
HS quan sát tranh trong bài tập 2 và đàm thoại
( 8-10 ph )
* Cho HS quan sát và trả lời câu hỏi của bài tập 2
-Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
-Chơi và học một mình vui hơn hay có bạn cùng học, cùng chơi vui hơn?
-Muốn có bạn cùng học, cùng chơi em cần phải đối xử vối bạn như thế nào khi học, khi chơi?
* Kết luận : 
Trẻ em có quyền học tập, được vui chơi, được tự do kết bạn
Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn chỉ có một mình
Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi phải biết cư xử tốt với bạnkhi học, khi chơi
* HS quan sát tranh và thảo luận hỏi đáp nhóm 2.
-Các bạn nhỏ trong tranh đang đùa vui với nhau.
-Chơi và học một mình không vui ,có bạn cùng học, cùng chơi vui hơn 
-Muốn có bạn cùng học, cùng chơi em cần phải đối xử vối bạn như :vui vẻ cởi mở,giúp đỡ bạn.
* Lắng nghe.
3/Củng cố
( 3-5 ph )
* Hôm nay học bài gì?
Để có bạn cùng học, cùng chơi ta phải cư xử với bạn như thế nào?
- HD HS thực hành cách cư xử với bạn khi học khi chơi ở lớp cũng như ở nhà
-Nhận xét tiết học
* Em và các bạn.
Để có bạn cùng học, cùng chơi ta phải cư xử với bạn vui vẻ cởi mở,giúp đỡ bạn.
- HS lắng nghe để thực hiện
 ------------------------------------------
Môn:Học vần
Bài :OANG - OĂNG
I Mục tiêu: Sau bài học học sinh 
Nhận biết được cấu tạo vần oang, oăng, phân biệt được oang, oăng
Đọc và viết đúng các vần, tiếng, từ: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.
Đọc đúng các từ ứng dụng và câu ứng dụng sgk
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Aùo choàng, áo len, áo sơ mi
II Đồ dùng dạy – học
-GV: Tranh minh hoạ từ khoá ,từ ứng dụng, đoạn thơ ứng dụng, phần luyện nói
Một chiếc áo choàng, 1 áo len, 1 áo sơ mi
-HS: Sách tiếng việt 1 tập 2, bộ ghép chữ tiếng Việt
III Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động HS
1/Bài cũ
( 3-5 ph )
*HS lên bảng làm: Điền oan hay oăn vào chỗ trống:
+ ng ........... ng .......... + t.......... tính
+ bé ........... ng ........ + l ........ truyền
+ tóc x......... + hoa x........
+ mũi kh........... + đ........... trang
-HS đọc từ và câu ứng dụng trong sgk
*HS dưới lớp làm vào phiếu bài tập
+ ng .oan.......... ng oẵn.......... + t.oan......... tính
+ bé ng oan........ + l oan........ truyền
+ tóc x.oăn........ + hoa x.oan.......
+ mũi kh..oan......... 
+ đoan........... trang
-Đọc cá nhân trong sách giáo khoa
2/Bài mới
*Giới thiệu bài 
Hoạt động 1
a/Nhận diện vần 
(3-4 ph )
Hoạt động 2
b/Đánh vần 
(3-4 ph )
Hoạt động3
c/Tiếng khoá, từ khoá
(3-4 ph )
Dạy vần oăng
*Trò chơi giữa tiết
Hoạt động 4
d/Viết vần 
(4-5 ph )
Hoạt động 5
e/Đọc tiếng ứng dụng
(4-6 ph )\
Luyện tập
Hoạt động 1
a.Luyện đọc
( 8-10 ph )
*Câu ứng dụng(4-6 ph )
Tiết 1
- GV: Hôm nay ta tiếp tục học thêm hai vần mới có âm o đứng đầu đó là oang và oăng
* Vần oang gồm những âm nào ghép lại?
-Hãy ghép cho cô vần oang?
- Hãy so sánh oang với oan đã học?
- Vần oang đánh vần như thế nào ?
- Cho HS đánh vần oang GV sửa phát âm cho HS
- Cho HS ghép tiếng hoang
- Hãy nêu vị trí âm và vần trong tiếng hoang.
- Giới thiệu tranh minh hoạ từ: vỡ hoang.Treo tranh hỏi trong tranh vẽ mọi người đang làm gì?
- Cho học sinh đánh vần và đọc trơn từ :vỡ hoang 
- Giáo viên sửa phát âm cho HS
* Tiến hành tương tự như vần oang
- So sánh oăng với oang?
* Tìm tiếng ,từ có vần mới học?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con 
oang, oăng, hoang, hoẵng
- Giáo viên treo khung kẻ ô li viết mẫu – hướng dẫn học sinh cách viết
- GV sửa nét chữ cho HS
* Giáo viên giới thiệu các từ :áo choàng, oang oang, liến thoắng, dài ngoẵng
- Cho HS đọc từ và giải thích từ sau đó GV giải thích lại
- Tìm gạch chân tiếng có chứa vần mới học?
- Cho HS đọc bài
- GV đọc mẫu, vài HS đọc lại bài
Tiết 2
* Cho hs đọc đọc lại các vần và từ ở tiết 1 
- Giáo viên uốn nắn sửa sai cho đọc lại theo nhóm.
* GV giới thiệu tranh minh hoạ đoạn thơ ứng dụng
-Hỏi tranh vẽ gì?
- Cho học sinh đọc đoạn thơ ứng dụng dưới tranh
- Giáo viên sửa phát âm cho HS 
- Tìm tiếng có vần mới học trong đoạn thơ
- GV đọc mẫu, cho vài em đọc lại 
- Lắng nghe
- Gồm có âm o, âm a, âm ng ghép lại
-HS ghép vần oang trên bảng cài
- Giống đều bắt đầu oa ,khác âm cuối vần oan kết thúc bằng n,oang kết thúc bằng ng
- o – a – ng – oang
- HS đánh vần CN
-Ghép cá nhân trên bảng cài.
- tiếng hoang gồm có âm h đứng trước vần oang đứng sau
-Vỡ hoang.
-Học sinh đọc CN nối tiếp. 
-Đọc lại theo tổ.
-Khác âm ở giữa vần
* Thi đua tìm viết tiếp sức trên bảng: thoáng,choáng,loáng,choạng
-HS viết bảng con
-Theo dõi nnhận biết cách viết.
- Sửa viết lại bảng con.
* HS đọc thầm từ ứng dụng
-Lắng nghe.
-Tiếng có chứa vần mới học: áo choàng, oang oang, liến thoắng, dài ngoẵng
-Luyện đọc cá nhân.
-4-5 em đọc lại.
* HS đọc cá nhân trên bảng lớp.
-Luyện đọc nhóm 2 lưu ý sửa sai cho bạn
* HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ cô giáo đang dạy các bạn tập viết.
- Đọc cá nhân.
- Cả lớp đọc lại.
-T ...  cách nét nối.
*HS viết bài vào vở
* 10-15 vở
-Lắng nghe sửa sữa.
-Các tổ trưởng hướng dẫn các bạn bình chọn trong nhóm xem ai viết đẹp nhất đem thi trước lớp.
-Chọn ra 1 quyển giải nhất viết sổ danh dự.HS khác theo dõi học hỏi.
-HS lắng nghe
 ----------------------------
Môn:Tự nhiên xã hội
Bài :	ôn tập
 I. MỤC TIÊU
- Củng cố một số tình huống nguy hiểm có thể sảy ra trên đường đi học ,ở nhà ,ở trường và cách tránh một số tình huống đó
- Biết về quy định đi bộ trên đường: Đi bộ trên vỉa hè. Nếu đường không có vỉa hè ta đi sát lề đường bên phải. Khi qua đường phải đi trên phần đường có vạch quy định,biết trèo cây ,chơi đồ sắc nhọn,điện là rất nguy hiểm.
- Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông,an toàn khi ở nhà ,ở trường
 II. CHUẨN BỊ 
- Các hình trong sgk ở các bài đã học.
- Tranh ảnh và những tình huống có thể sảy ra trên đường đi học,ở nhả ,ở trường.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Nội dung 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1/Bài cũ 
( 3-5 ph )
* GV hỏi HS trả lời các câu hỏi sau 
Lựa chọn tình huống nào sau đây em cho là đúng:
-Đi bộ trên vỉa hè?
-Đi dưới lòng đường?
-Sang đường khi có đèn hình người đứng màu đỏ?
* HS dưới lớp theo dõi nhận xét các bạn
-Đi bộ trên vỉa hè( đúng )
-Đi dưới lòng đường( sai)
-Sang đường khi có đèn hình người đứng màu đỏ ( sai)
2/Bài mới 
 * Giới thiệu
-On tập lại các bài đã học
- Lắng nghe.
Hoạt động 1
Oân tập
( 10-15ph )
Hoạt động 2
Chơi trò chơi “đèn xanh đèn đỏ”
( 5-10 ph )
3/Củng cố
( 3-5 ph )
*Nêu tên một số bài đã học mà em biết?
Cho làm phiếu bài tập:
Tình huống nào sau đây là an toàn,nếu đúng em đánh x ttrước câu đó.
-Chơi dao
-Cho em chơi kiếm ,que
_Tránh xa nơi có điện 
- Trèo lên cây bắt tổ chim 
-Thả diều dưới lòng đường 
-Đi sát mép cỏ.
- Cúi nghịch nước khi đi thuyền
- Đu xe khi xe chạy.
-Đi hàng hai,hàng ba trên đường 
-Vừa đi ,vừa xô đẩy nhau
-Sang đường nơi có vạch kẻ.
-Nêu luật chơi ,cách chơi.Hướng dẫn cả lớp chơi thử một lần.
-Gọi một số em nhắc lại kiến thức mới ôn
-Dặn về nhà ôn tập
Làm việc theo nhóm thảo luận làm bài.Một đại diện lên làm trên bảng,dưới lớp làm xong đổi chéo phiếu dùng bút chì chấm điểm
-Chơi dao
-Cho em chơi kiếm ,que
X_Tránh xa nơi có điện 
- Trèo lên cây bắt tổ chim 
-Thả diều dưới lòng đường 
X-Đi sát mép cỏ.
- Cúi nghịch nước khi đi thuyền
- Đu xe khi xe chạy.
-Đi hàng hai,hàng ba trên đường 
-Vừa đi ,vừa xô đẩy nhau
-X-Sang đường nơi có vạch kẻ.
-Lớp trưởng điều khiển cả lớp cùng chơi:Chọn đúng biển báo giao thông ,đi đúng luật an toàn giao thông ,nếu nhận sai biển báo ,hoặc sai đường sẽ bị phạt.
-4-5 em nêu trước lớp
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
ĐỨNG NGHỈ ,NGHIÊM,CÁCH LÀM ĐỒ CHƠI BẰNG GIẤY,
I-Mục tiêu.
-Biết cách xếp hàng đội hình hàng dọc,đứng nghỉ nghiêm,
-Biết làm đồ chơi bằng gấy
II.Lên lớp.
1.Nhận xét công viêïc tuần qua
 - Đa số các em đã có nhiều cố gắng trong học tập như:Thuỷ,Đatï Chung ,Vũ,Trâm,Trường,Thắng đạt kết quả trong học tập ,bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa thật sự cố gắng trong học tập như : ,Phong, 
 - Một số em thường hay quên đồ dùng học tập như :Thương , Duy, Hoạch.
 2. Công tác tuần 22
 - Thi đua học tập tốt 
 -Tiếp tục ổn định nề nếp ra vào lớp sau khi nghỉ tết.
 - Tiếp tục xây dựng đôi bạn cùng tiến 
–Hoàn thành quỹ vòng tay bè bạn. 
-Chăm sóc bồn hoa cây cảnh
3.Cho học đứng nghỉ, nghiêm
 Giáo viên hướng dẫn cho cả lớp cùng thực hiện .
Lớp trưởng điều khiểm , hô hiệu lệnh cả lớp thực hiện ,giáo viên theo dõi giúp đỡ.
-Cho các tổ thi đua xem tổ nào thực hiện tốt 
4 Cách làm đồ chơi bằng giấy: Giáo viên làm mẫu một số đồ chơi cho HS quan sát.Cho HS chọn một sản phẩm mà các em yêu thích nhất để làm ,sau đó cho chọn nhóm cùng sản phẩm để trưng bày.Các nhóm nhận xét đánh giá sản phẩm của nhóm bạn xem nhóm nào có bộ sản phẩm tốt nhất sẽ được tuyên dương trước lớp.
Môn:THỂ DỤC
Bài: 	BÀI THỂ DỤC – ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I. MỤC TIÊU
Ôn ba động tác thể dục đã học. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ chính xác. 
Học động tác “vặn mình”
 Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ căn bản đúng
Ôn điểm số hàng dọc theo tổ. Yêu cầu điểm số rõ, đúng
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN 
Dọn vệ sinh trường, tranh động tác chân
Kẻ hình cho trò chơi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Định lượngVĐ
Phương pháp tổchức 
 1/Phần mở đầu
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu
-GV giúp đỡ cán sự điều khiển
-Tổ trưởng báo cáo sĩ số
-Cán sự lớp báo cáo các bạn vắng
-HS đứng vỗ tay và hát
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
-Chơi trò chơi ‘‘đi ngược chiều theo tín hiệu”. HS đang đi vòng tròn. Khi nghe GV thổi còi thì quay lại, đi ngược chiều vòng tròn vừa đi. Sau khi đi được một đoạn, nghe tiếng còi lại đi ngược lạiCho HS chơi vài lần
1 => 2 phút
1 => 2 phút
1 phút
3 phút
Tập hợp hàng dọc
x x x x 
x x x x
x x x x X
x x x x
x x x x
Chuyển vòng tròn
2/Phần cơ bản
-Ôn ba động tác thể dục đã học- 
-Ôn động tác vươn thở, lưu ý HS hít thở sâu
- Động tác tay: lưu ý tay ngang, lòng bàn tay ngửa
- Động tác chân: lưu ý khuỵu gối, thân trên thẳng
Học động tác vặn mình
 GV nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích động tác, hô nhịp, làm mẫu, HS làm theo
Nhịp 1: chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang, lòng bàn tay sấp
Nhịp 2: vặn mình sang trái, hai chân giữ 
nguyên, tay phải đưa sang trái vỗ vào bàn tay trái
-Nhịp 3: về nhịp 1
-Nhịp 4: về tư thế cơ bản
-Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổ chân và vỗ tay phải
-Cho HS thực hành vài lần
-HS tập theo từng tổ
-Cho HS ôn lại cả 4 động tác
Thi đua giữa các tổ xem tổ nào làm đúng, đẹp
* Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số
-Cho HS giải tán
-Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, điểm số báo cáo
-Lần 1 lần 2 từng tổ điểm số
-Lần 3 và 4 cả 4 tổ cùng điểm số
-Các tổ trưởng chú ý vai trò của mình
-Chơi trò chơi “ chạy tiếp sức”
Cách chơi tương tự như tiết trước
25 phút
 Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
4 – 5 lần
2 lần
Tập hợp hàng ngang
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x 
 X
 x x x x x x x
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
x x x x x
 X
Tập hợp hàng dọc
x x x x 
x x x x
x x x x X
x x x x
x x x x
3/Phần kết thúc
Đi theo nhịp từ 2 đến 4 hàng dọc và hát
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Trò chơi hồi tĩnh
GV và HS cùng hệ thống lại bài học 
Nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà
2 => 3phút
1 phút
1 => 2 phút
1 phút
 X 
x x x x x x x 
x x x x x x x 
x x x x x x x
x x x x x x x
Môn:MĨ THUẬT
Bài : VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ PHONG CẢNH
I. MỤC TIÊU. 
Củng cố cách vẽ màu. Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi
HS thêm yêu mến cảnh đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam và con người Việt Nam ta.
Có thói quen yêu thích ,thưởng thức mĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ 
GV: một số tranh phong cảnh. Một số bài vẽ của HS năm trước
HS: vở tập vẽ, màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Bài cũ
( 3-5 ph )
*GV kiểm tra dụng cụ của HS
Nêu ưu khuyết, cách tô màu của bài vẽ quả chuối để học sinh rút kinh nghiệm
*HS lắng nghe để rút kinh nghiệm cho bài sau
2/Bài mới
Hoạt động 1
a- HS quan sát tranh và nhận xét
( 8-10 ph )
Hoạt động 2
b) HD HS cách vẽ 
màu
( 3-5 ph )
Hoạt động 3
c) Thực hành
( 10-15 ph )
3/Củng cố dặn dò
( 3-5 ph )
* GV giới thiệu bài “ vẽ màu vào tranh phong cảnh”
-GV cho HS xem một số tranh và hỏi:
-Đây là tranh vẽ về cảnh gì?
-Phong cảnh có những hình ảnh gì?
-GV kết luận: Nước ta có nhiều cảnh đẹp như cảnh biển, cảnh phố phường, cảnh đồng quê, cảnh đồi núi...Mỗi cảnh đều có vẻ đẹp riêng của nó. 
*Bây giờ ta sẽ vẽ màu vào tranh phong cảnh miền núi nhé!
Cho HS quan sát tranh và nhận dạng hình vẽ. Gợi ý cho HS cách vẽ màu
Hình vẽ dãy núi 
Hình vẽ nhà sàn 
Hình vẽ cây 
Vẽ hai người đang đi..
* HS thực hành vẽ màu vào tranh
Chọn màu theo ý thích của mình để vẽ
Các hình khác nhau thì vẽ màu khác nhau
Chọn các màu để vẽ vào hình núi, hình nhà, tường, cửa... cây lá, thân cây... màu áo, quần vv...
Không nhất thiết phải vẽ màu đều, nên có chỗ đậm, chỗ nhạt
HS vẽ màu vào tranh, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
* Nhận xét cách vẽ màu của HS
-HD HS chuẩn bị bài sau. Quan sát vật nuôi trong nhà như trâu, bò, gà, lợn, chó, mèo... về hình dáng, màu sắc và các bộ phận
Nhận xét tiết học
-HS quan sát tranh nhận xét
-Lần lượt nêu theo nội dung tranh trên bảng .Ví dụ:tranh vẽ thác nước ,ruộng bậc thang ,cảnh hồ gươm,đồi núi
-Lắng nghe.
*HS theo dõi và lắng nghe
* HS vẽ màu vào vở chọn màu theo ý thích có thể tô từ 3-4 màu chính tránh tô nhiều loại màu.
* HS quan sát và đánh giá, nhận xét bài của bạn
-Màu sắc phong phú, phù hợp với tranh hay không.
-Bài vẽ nào vẽ màu hài hoàvà đẹp
HS bình chọn bài vẽ đẹp
-Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan21.doc