Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần học 26

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần học 26

Đạo đức :

 Bài : CẢM ƠN VÀ XIN LỖI ( tiết 1)

I.MỤC TIÊU

- HS hiểu :Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. Cần xin lỗi khi mắc lỗi, làm phiền đến người khác

- Biết cảm ơn, xin lỗi và tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác

- HS có thái độ tôn trọng những người xung quanh

- HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần trong cuộc sống hàng ngày

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Vở BT đạo đức 1

- Tranh minh hoạ bài học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 40 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần học 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai ngày 13 tháng 3 năm 2006
	Đạo đức : 
 Bài : 	CẢM ƠN VÀ XIN LỖI ( tiết 1)	
I.MỤC TIÊU
HS hiểu :Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. Cần xin lỗi khi mắc lỗi, làm phiền đến người khác
Biết cảm ơn, xin lỗi và tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác
HS có thái độ tôn trọng những người xung quanh
HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần trong cuộc sống hàng ngày
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Vở BT đạo đức 1
Tranh minh hoạ bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ
3-5’
* Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Khi đi bộ em cần phải đi như thế nào?
- Hãy nêu cách đi khi gặp các tín hiệu đèn
- GV nhận xét bài cũ
* HS trả lời, lớp theo dõi, nhận xét
- Khi đi bộ em cần phải đi đúng quy định
- Phải đi đúng khi đèn xanh người đứng
-Lắng nghe
2/Bài mới
Hoạt động 1
Phân tích tranh trong bài tập 1
* GV giới thiệu bài “ cảm ơn và xin lỗi” tiết 1
-Cho HS quan sát tranh trong bài tập 1 và hỏi:
- Trong từng tranh có những ai?
- Họ đang làm gì?
-Họ đang nói gì? Vì sao?
- Gọi HS lên trình bày ý kiến của mình
- Nêu tranh 2
* GV kết luận: 
Tranh 1: Có ba bạn, một bạn đang cho bạn khác quả cam. Bạn này đưa tay nhận và nói “ Cảm ơn bạn”
Tranh 2: Trong tranh cô giáo đang dạy học, một bạn đến lớp muộn. Bạn đã vòng tay xin lỗi cô giáo vì đi học muộn
* Lắng nghe
- HS quan sát tranh và thảo luận theo từng cặp
- Trong từng tranh có các bạn 
- Một bạn đang cho các bạn khác quả cam
- Họ nói :Cảm ơn bạn.Vì được bạn cho quả cam
- Cả lớp nhận xét bổ sung
Tranh 2: Trong tranh cô giáo đang dạy học, một bạn đến lớp muộn. Bạn đã vòng tay xin lỗi cô giáo vì đi học muộn
*Lắng nghe
Hoạt động 2
Thảo luận theo cặp( bài tập 2)
* GV yêu cầu các cặp HS quan sát tranh ở bài tập 2 và cho biết:
- Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì?
- Bạn đó cần phải nói gì? Vì sao?
-Gọi từng nhóm lên trình bày ý kiến của mình
* GV kết luận
Tranh 1: bạn Lan cần nói “ xin cảm ơn các bạn” vì các bạn đã quan tâm, đã chúc mừng sinh nhật của mình
Tranh 2: Hưng phải nói “ xin lỗi” vì mình đã làm rơi hộp bút của bạn và làm phiền đến bạn
Tranh 3: Vân phải nói “ cảm ơn” vì bạn đã giúp đỡ mình, cho mình mượn bút
Tranh 4: Tuấn phải xin lỗi mẹ vì mình đã có lỗi làm bể bính hoa
* HS thảo luận theo nhóm 2 người
- Trong từng tranh có các bạn đang đem hoa đến chúc mừng bạn gái
- Mình cảm ơn bạn.Vì các bạn đã đến chúc mừng bạn
-Từng HS thảo luận và lên trình bày ý kiến của mình
Lớp nhận xét bổ sung
* Lắng nghe
Hoạt động 3
Liên hệ thực tế
* GV yêu cầu HS liên hệ thực tế về bản thân hoặc về bạn của mình đã biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
-Em (hay bạn) đã cảm ơn (hay xin lỗi) ai?
-Chuyện gì xảy ra khi đó?
Em ( hay bạn) đã nói gì để cảm ơn (hay xin lỗi) ?
-Vì sao lại nói như vậy?
-Kết quả là gì?
Một số HS liên hệ
* GV tổng kết: Khen một số em đã biết cảm ơn, xin lỗi
* Lần lượt từng nhóm lên trình bày về những việc làm của mình.HS khác lắng nghe, nhận xét bạn
- Nêu theo thực tế
- Nêu theo thực tế
- Em và các bạn đều vui
* Lắng nghe
3/Củng cố 
3-5’
* Hôm nay học bài gì?
- Khi nào cần nói lời cảm ơn?
- Khi nào cần nói lời xin lỗi?
-HD HS thực hành nói cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hằng ngày
Nhận xét tiết học
* Cảm ơn xin lỗi
- Khi được ai cho hoặc giúp đỡ mình.
- Khi làm sai hoặc có lỗi
-HS lắng nghe 
	------------------------------------
Tập đọc
Bài :MẸ VÀ CÔ
I.MỤC TIÊU
1 :Đọc :
HS đọc dúng, nhanh được cả bài “ Mẹ và cô”. 
Luyện đọc đúng các tiếng có âm đầu l, s, tr, ch. Đọc đúng các từ: lòng mẹ, mặt trời, rồi lặn, lon ton, sáng, sà, chân trời, 
Luyện ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ
2. Ôn các vần uôi, ươi
Tìm tiếng có vần uôi trong bài
Tìm tiếng ngoài bài có vần uôi, ươi
Nói được câu chứa tiếng có vần uôi hoặc ươi
3. Hiểu :
Hiểu được nội dung bài: Tình cảm yêu mẹ, yêu cô của bé
Hiểu được các từ: lon ton, sà vào
4. HS chủ động nói theo đề tài: Tập nói lời chào
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong sgk
bộ chữ, bảng phụ, một số loại hoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Bài cũ
3-5’
* Gọi 2 HS đọc bài mưu chú sẻ và trả lời câu hỏi
- Khi bị mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với mèo?
- Sẻ đã làm gì khi mèo đặt nó xuống đất?
- GV nhận xét cho điểm HS
* HS đọc bài , lớp theo dõi kiểm tra, nhận xét bạn
- Khi bị mèo chộp được, Sẻ đã nói ;Trước khi ăn sáng tại sao lại không rửa mặt
- Sẻ đã vụt bay đi khi mèo đặt nó xuống đất.
- Lắng nghe
2/Bài mới
* Giới thiệu bài
1’
Hoạt động 1 Hướng dẫn HS luyện đọc
1-2’
Hoạt động 2 HD HS luyện đọc các tiếng từ
4-6’
Hoạt động 3 Luyện đọc câu
4-6’
Hoạt động 4 Luyện đọc đoạn bài4-6’
*Thi đọc trơn cả bài4-6’
Hoạt động 5 Ôn các vần uôi, ươi 4-6’
Tiết 1
* Cho cả lớp hát bài “ Mẹ và cô” rồi hỏi
- Bài hát nói tới ai? Sau đó giới thiệu bài tập đọc hôm nay học là bài “ Mẹ và cô”
- GV đọc mẫu lần 1
- Chú ý giọng đọc dịu dàng, tình cảm
- GV ghi các từ : lòng mẹ, mặt trời, rồi lặn, lon ton, chân trời lên bảng và cho HS đọc 
- HS phân tích các tiếng khó
- HS ghép các chữ: lòng mẹ, mặt trời, lon ton
- GV kết hợp giảng từ: 
- sà vào: thích thú chậy nhanh vào lòng mẹ
- lon ton: dáng đi, chạy nhanh nhẹn hồ hởi 	của bé
- Mỗi một câu 2 HS đọc
- Cho HS đọc đoạn 1 ( khổ thơ đầu )
- Cho HS đọc đoạn 2. ( khổ thơ cuối )
- Cho đọc cả bài
- Hướng dẫn HS thi đọc
- GV nhận xét cho điểm
* Tìm tiếng trong bài có vần uôi?
- Cho HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm 
- Tìm tiếng ngoài bài có vần uôi, ươi?
- Gọi HS đọc câu mẫu trong sgk
- Cho HS tìm và nói câu chứa tiếng có vần uôi, ươi .
- Nhận xét tiết học 
- Cả lớp hát
-Nói tới mẹ và cô
-Lắng nghe
-3 đến 5 HS đọc bài
Cả lớp đồng thanh
-3-5 phân tích.
- HS ghép chữ khó
- HS nhắc lại nghĩa các từ
-HS luyện đọc câu nối tiếp 3 em một câu. Mỗi bàn đọc 1 câu, đọc nối tiếp
- Cho 3 HS đọc đoạn 1 ( khổ thơ đầu )
3 HS đọc đoạn 2. ( khổ thơ cuối )
- 2 HS đọc toàn bài. Cả lớp đồng thanh
- Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1 HS chấm điểm
- HS đọc, HS chấm điểm
* HS tìm tiếng buổi
-3-4 em
- HS thảo luận trong nhómvà tìm tiếng viết bảng con
-2-4 em
- HS tìm và nói câu chứa tiếng có vần uôi, ươi theo nhóm
- Lắng nghe
 Hoạt động 1 Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc 10-15’
Hoạt động 2 Học thuộc lòng bài thơ
7-8’
Hoạt động 3 Luyện nói: tập nói lời chào
8-10’
Tiết 2
* GV đọc mẫu lần 2
- Cho HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau
Khổ 1:
- Buổi sáng bé làm gì?
- Buổi chiều bé làm gì?
- Tìm từ ngữ cho thấy bé rất yêu cô và mẹ?
Khổ 2
- Hai chân trời của bé là ai và ai?
* Cho HS đọc toàn bài
- GV treo bảng phụ có ghi bài thơ
GV hướng dẫn HS học thuộc bài tại lớp bằng cách xoá dần tiếng trong bài, chỉ để lại các tiếng đầu câu
- GV cho HS đóng vai bé và mẹ, bé và co âđể luyện nói lời chia tay mẹ trước khi vào lớp và lời chia tay cô trước khi ra về
Chú ý cả lời nói của mẹ và cô
- GV nhận xét cho điểm
* Lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm.HS tìm hiểu ,trả lời câu hỏi
- Buổi sáng bé chào mẹ.Chạy tới ...cổ cô
- Buổi chiều bé chào cô .Rồimẹ
- ôm cổ,xà vào
-2-3 em đọc
- Hai chân trời của bé là mẹ và cô giáo
- 3 HS đọc toàn bài
- Đọc nối tiếp theo từng dòng thơ
- 3-4 nhóm lên thực hành trước lớp.
- Lắng nghe.
3/Củng cố dặn dò
3-5’
* Hôm nay học bài gì?
- Gọi một HS lên đọc thuộc lòng bài thơ
-Dặn HS về đọc lại bài ở nhà và nhớ nói lời chào mọi người khi gặp mặt cũng như khi chia tay
Chuẩn bị bài “ quyển vở của em”
Nhận xét tiết học
* Mẹ và cô.
- HS lắng nghe nhận xét bạn đọc.
-Lắng nghe.
	--------------------------------------------
TOÁN
Bài: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU 
Bước đầu giúp HS nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 20 đến 50
Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 20 đến 50
II. ĐỒ DÙNG
GV: các bó que tính, mối bó 1 chục, bảng cài, bảng phụ
HS:que tính, bộ đồ dùng học toán
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1/Bài cũ
* Cho HS lên bảng làm bài tập
 Bài 1: tính 
a) 50 + 30 = b) 50 + 10 =
 80 – 30 = 60 – 10 =
 80 – 50 =	 60 – 50 = 
Bài 2: HS dưới lớp làm nhẩm, nói nhanh kết quả:
30 + 60 	70 – 20 	
40 cm + 20 cm
- GV nhận xét
- HS làm vào phiếu bài tập
 Bài 1: tính 
 50 + 30 =80 50 + 10 =60
 80 – 30 = 50 60 – 10 =50
 80 – 50 =30	 60 – 50 = 10
-Nêu kết quả nối tiếp.HS khác theo dõi sửa bài.
2/Bài mới
*Giới thiệu các số từ 20 đến 30
8-10’
Hoạt động1 Giới thiệu các số từ 30 đến 40
3-5’
Hoạt động2 Giới thiệu các số từ 40 đến 5
Làm SGK
3-5’
Hoạt động 3
Thảo luận nhóm 2
3-5’
Hoạt động 4
Bài 4
Trò chơi gắn số
3-5’
* GV giới thiệu bài: “ Các số có hai chữ số ”
*Giới thiệu các số từ 20 đến 30
- GV hướng dẫn HS lấy 2 bó que tính ( mỗi bó 1 chục) và hỏi: 
- Có bao nhiêu que tính?
-  ... S giỏi kèm HS yếu giáo viên theo dõi , giúp đỡ . 
- Tổ chức thi đua đọc giữa các tổ nhóm . GV theo dõi nhận xét , tuyên dương và kết hợp ghi điểm .
B - Rèn viết : 
-GV đọc cho HS viết bảng con các từ : Sáng,buổi,chiều.
 - GV đọc cho HS viết vở các từ : Sáng,buổi,chiều
Và đoạn viết : Hai khổ thơ .Chú ý cách trình bày ,viết hoa đầu dòng,đầu câu.
- GV thu vở ghi điểm . nhận xét các lỗi HS mắc phải và yêu cầu HS sửa lại .
C – Nhận xét tiết học : 
-Tuyên dương những em viết , đọc đúng .
- Nhắc những HS mắc lỗi về sữa chữa .
 	------------------------------
Thứ tư ngày 15 tháng 3 năm 2006
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I-Mục tiêu:
-Củng cố lại đọc viết bài tập đọc ,chính tả đã viết.
- Giúp HS đọc trôi chảy và viết thành thạo bài chính tả và tập đọc đã học:Quyển vở của em
II- Lên lớp :
A – Rèn đọc :
- Cho đọc lại bài :Quyển vở của emï. Cho HS giỏi kèm HS yếu giáo viên theo dõi , giúp đỡ . 
- Tổ chức thi đua đọc giữa các tổ nhóm . GV theo dõi nhận xét , tuyên dương và kết hợp ghi điểm .
B - Rèn viết : 
-GV đọc cho HS viết bảng con các từ : quyển ,nhiêu ,ngay ngắn..
 - GV đọc cho HS viết vở các từ : quyển ,nhiêu ,ngay ngắn.. .
Và đoạn viết :Hai khổ thơ .Chú ý cách trình bày ,viết hoa đầu dòng,đầu câu.
- GV thu vở ghi điểm . nhận xét các lỗi HS mắc phải và yêu cầu HS sửa lại .
C – Nhận xét tiết học : 
-Tuyên dương những em viết , đọc đúng .
- Nhắc những HS mắc lỗi về sữa chữa .
--------------------------------------------
Thứ năm ngày 16 tháng 3 năm 2006
	ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I-Mục tiêu:
-Củng cố lại đọc viết bài tập đọc ,chính tả đã viết.
- Giúp HS đọc trôi chảy và viết thành thạo bài chính tả và tập đọc đã học:Mẹ và cô hoặc Quyển vở của em
II- Lên lớp :
A – Rèn đọc :
- Cho đọc lại bài : Mẹ và cô hoặc Quyển vở của em
 . Cho HS giỏi kèm HS yếu giáo viên theo dõi , giúp đỡ . 
- Tổ chức thi đua đọc giữa các tổ nhóm . GV theo dõi nhận xét , tuyên dương và kết hợp ghi điểm .
B - Rèn viết : 
-GV cho học sinh thi đua tìm tiếng hoặc từ có vần:trong bài
 - Thi đua tìm viết bảng con
-Cho nói câu có tiếng chứa vần ôn .Giáo viên theo dõi giúp đỡ,cho viết lại vào vở
- GV thu vở ghi điểm . nhận xét các lỗi HS mắc phải và yêu cầu HS sửa lại .
C – Nhận xét tiết học : 
-Tuyên dương những em viết , đọc đúng .
- Nhắc những HS mắc lỗi về sữa chữa 
MĨ THUẬT
Bài : 	VẼ CHIM VÀ HOA
I. MỤC TIÊU. 
Giúp HS hiểu được nội dung bài vẽ chim và hoa
Vẽ được bức tranh chim và hoa
HS thêm yêu vẻ đẹp của thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ 
GV: tranh mẫu
HS: vở vẽ, bút màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ
3-5’
* GV kiểm tra dụng cụ học tập của các em
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS
Nêu ưu khuyết của tiết trước cho HS rút kinh nghiệm
* HS lấy dụng cụ ra để kiểm tra
- HS lắng nghe ưu khuyết của mình
2/Bài mới
Hoạt động 1
HS quan sát nhận xét
Hoạt động 2
HD HS vẽ hoa và chim
Hoạt động 3
Thực hành
C- Củng cố - dặn dò:
 3 -5’ 
- GV giới thiệu bài “ Vẽ chim và hoa”
- GV giới thiệu một số loài chim và hoa bằng tranh vẽ
- Nêu tên các loài hoa?
-Màu sắc của từng loại hoa?
-Các bộ phận của từng bông hoa?
- Nêu tên các loài chim
-Các bộ phận của từng con chim?
-Màu lông của mỗi loại chim?
- GV kết luận: Có nhiều loại hoa và nhiều loài chim. Mỗi loại có hình dáng và màu sắc riêng, rất đẹp
* GV hướng dẫn HS vẽ hoa và chim
Vẽ hoa và chim
Vẽ xong tô màu theo ý thích
- Cho HS xem một số tranh vẽ hoa và chim
* Cho HS thực hành vẽ, 
GV uốn nắn, giúp đỡ HS yếu
- Chấm một số bài của HS
* * Nêu lại tên ND bài học ?
 - Cho HS bình chọn bài vẽ màu đẹp nhất
- GV nhận xét bài vẽ của HS:
- HD HS chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học
- HS quan sát tranh và nhận xét
- Để làm nước hoa ,làm cảnh
- Có màu đỏ ,tím ,vàng,hồng
- Có nhuỵ,đài hoa ,cuống hoa
- Chim sẻ,ri,vàng anh,bồ câu
- Đầu ,mình,lông ,chân
- Đen,vàng óng
- HS lắng nghe cô giảng
* HS thực hành vẽ vào vở
* 2 HS nêu lại .
- Chọn bài vẽ đẹp nhất.
-Về thực hiện 
- HS lắng nghe
Đạo đức : tiết 26
 Bài : 	CẢM ƠN VÀ XIN LỖI ( tiết 2)	
I.MỤC TIÊU
HS hiểu và biết khi nào cần nói lời cảm ơn và khi nào cần nói lời xin lỗi
Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng
HS có thái độ tôn trọng chân thành khi giao tiếp. Quý trọng những người biết nói “cảm ơn” “xin lỗi”
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Vở BT đạo đức 1
Tranh minh hoạ bài học Tình huống sắm vai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ
Khi nào thì nói lời xin lỗi?
Khi nào thì nói lời cảm ơn?
Em cảm thấy thế nào khi được bạn nói lời cảm ơn hay xin lỗi ?
GV nhận xét bài cũ
HS trả lời, lớp theo dõi, nhận xét
Bài mới
Hoạt động 1
HS thảo luận theo nhóm BT 3
GV giới thiệu bài “ cảm ơn và xin lỗi” tiết 2
Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 3
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
Cả lớp nhận xét bổ sung
GV kết luận: 
Nếu em sơ ý làm rơi hộp bút của bạn xuống đất. Em nhặt lên trả và kèm theo lời xin lỗi bạn.
Nếu em bị vấp ngã, bẩn quần áo và rơi cặp sách. Bạn đỡ em dậy và giúp em phủi sạch quần áo, em sẽ nói lời cảm ơn bạn
HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm
HS báo cáo trước lớp
HS lắng nghe
Hoạt động 2
HS chơi ghép hoa bài tập 5
GV chia lớp thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm 2 nhị hoa. Một nhị ghi từ “cảm ơn”, một nhị ghi từ “xin lỗi” và các cánh hoa trên đó ghi các tình huống khác nhau.
GV nêu yêu cầu ghép hoa
HS làm việc theo nhóm. Lựa những cánh hoa có ghi tình huống cần nói lời “cảm ơn” ghép vối nhị hoa có ghi lời “cảm ơn” thành một bông hoa cảm ơn
Tương tự như vậy ghép thành bông hoa xin lỗi
Lớp nhận xét
GV chốt lại và nhận xét các tình huống cần nói lời cảm ơn, cần nói lời xin lỗi 
HS thảo luận theo nhóm 2 người
Hoạt động 3
HS làm bài tập 6
GV giải thích bài tập 6
Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau
Nói .......................khi được người khác quan tâm giúp đỡ
Nói .......................khi làm phiền người khác
GV yêu cầu HS đọc các từ đã chọn
HS sắm vai theo các tình huống sau:
Tình huống 1: Thắng mượn quyển truyện tranh của Nga về nhà đọc nhưng sơ ý để em bé làm rách mất một trang. Hôm nay Thắng mang sách đến trả cho bạn 
Theo các em, bạn Thắng phải nói gì với Nga và Nga sẽ trả lời ra sao ( nếu có thể )
HS lên diễn vai
Sau mỗi lần biểu diễn, HS nhận xét xem như vậy có đúng không? Có cách nào khác không?
Cho HS đóng vai lại theo cách khác
GV tổng kết: 
Bạn Thắng cần cảm ơn bạn về quyển sách và thành thật xin lỗi bạn vì đã làm hỏng sách. Nga cần tha lỗi cho bạn – “ Không có gì, bạn đừng lo”
HS lắng nghe, nhận xét bạn
HS lên diễn trước lớp 
Củng cố 
Hôm nay học bài gì?
Khi nào cần nói lời cảm ơn?
Khi nào cần nói lời xin lỗi?
GV kết luận chung
Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ một việc gì dù là việc đó nhỏ
Cần nói xin lỗi khi làm phiền người khác
Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng mình và tôn trọng người khác
Nhắc nhở HS thường xuyên thể hiện hành vi đó trong cuộc sống hằng ngày
Nhận xét tiết học
HS lắng nghe 
THỂ DỤC:tiết 26
Bài: 	BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI 
I. MỤC TIÊU
Ôn bài thể dục phát triển chung. yêu cầu thuộc bài
Ôn trò chơi “Tâng cầu”. Yêu cầu tham gia chơi một cách chủ động
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN 
Dọn vệ sinh trường, nơi tập
Chuẩn bị cầu 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Định lượng VĐ
Phương pháp tổ chức 
Phần mở đầu
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu
Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc
Đi thừng theo vòng tròn và hít thở sâu
Xoay khớp cẳng tay và cổ tay
Xoay hông, xoay khớp gối
Cho HS chơi trò chơi hoặc múa hát tập thể
1 => 2 phút
1 => 2 phút
1 phút
2 phút
x x x x 
x x x x
x x x x X
x x x x
x x x x
Chuyển vòng tròn
Phần cơ bản
Ôn bài thể dục
Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
Lần 1: GV vừa làm mẫu, vừa hô nhịp cho HS làm theo
Lần 2: GV hô nhịp, HS thực hiện động tác, 
GV kiểm tra, nhận xét
Lần 3: HS thực hiện, thi đua giữa các tổ
GV cho HS thi đua tập TD giữa các tổ
Các tổ khác đánh giá tổ bạn
GV nhận xét đánh giá và nhắc nhở một số động tác còn sai
Chơi trò chơi “Tâng cầu”
Cách chơi: Chơi từng đôi một, hoặc chia nhóm thi đua tâng cầu cho nhau nhanh trong một phút xem ai có số lần tâng cầu nhiều nhất, không rơi xuống đất sẽ thắng
HS chơi cá nhân thi đua với nhau trong tổ và chọn bạn giỏi nhất để thi với các tổ khác
Các bạn khác nhận xét, đánh giá
GV nhận xét 
3 – 4 lần
2 đến 3 lần
8 đến 10 phút
Tập hợp hàng ngang
x x x x 
x x x x 
x x x x
x x x x X
x x x x 
x x x x 
x x x x 
Phần kết thúc
Đi thường theo 2 – 4 hàng dọc theo nhịp và hát
Ôn lại động tác điều hoà của bài thể dục
GV và HS cùng hệ thống lại bài
Nhận xét tiết học
Giao bài tập về nhà
1 phút
1 => 2 phút
1 phút
1 phút
 X 
x x x x x x x 
x x x x x x x 
x x x x x x x
x x x x x x x

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc