Thiết kế bài dạy lớp 5 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 1 đến tuần 5

Thiết kế bài dạy lớp 5 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 1 đến tuần 5

I. MỤC TIÊU : Giúp HS:

- Biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và một số quy định,yêu cầu trong các giờ học thể dục.

- Ôn đội hình đội ngũ: cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra, vào lớp. Học sinh thực hiện cơ bản đúng động tác và nói to, rõ, đủ nội dung.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “ Kết bạn .”

II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn tập luyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút).

- Tập hợp lớp 4 hàng ngang phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2 phút).

- Học sinh hát và vỗ tay bài: Lớp chúng ta đoàn kết (1-2 phút).

Hoạt động 2: ND cơ bản (18-22 phút)

 

doc 121 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 1 đến tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục Tĩnh Gia
trường tiểu học tùng lâm
thiết kế bài dạy
 Lớp 5A - quyển 4
 Giáo viên: Nguyễn Thị Nhàn
Năm học: 2009 - 2010
 Tuần 1
 Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
 Thể dục : Giới thiệu chương trình
Đội hình đội ngũ - trò chơi “ Kết bạn ”
I. Mục tiêu : Giúp HS:	
- Biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và một số quy định,yêu cầu trong các giờ học thể dục.
- Ôn đội hình đội ngũ: cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra, vào lớp. Học sinh thực hiện cơ bản đúng động tác và nói to, rõ, đủ nội dung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “ Kết bạn .”
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn tập luyện.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút).
- Tập hợp lớp 4 hàng ngang phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2 phút).
- Học sinh hát và vỗ tay bài: Lớp chúng ta đoàn kết (1-2 phút).
Hoạt động 2: ND cơ bản (18-22 phút)
*. Giới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 5: 2-3 phút.
*. Phổ biến nội qui yêu cầu tập luyện: 1-2 phút.
- Trang phục gọn gàng. Khi nghỉ tập phải xin phép thầy cô giáo.
*. Biên chế tổ luyện tập: 1-2 phút.
*. Chọn cán sự thể dục cho lớp: 1-2 phút.
*. Ôn đội hình đội ngũ: 5-6 phút.
- Cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc.
( Giáo viên làm mẫu, sau đó hướng dẫn cho cán sự và cả lớp cùng làm).
Hoạt động 3: Trò chơi “ Kết bạn”:: 4-5 phút.
-Giáo viên nêu tên trò chơi, học sinh nhắc lại cách chơi có kết hợp một nhóm học sinh làm mẫu, sau đó cả lớp chơi thử 1, 2 lần.
- Học sinh chơi chính thức 2, 3 lần có phạt những em phạm qui.
Hoạt động 4: Kết thúc: 4-6 phút.
Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
HS thực hiên các động tác hồi tĩnh.
GV nhận xét tiết học – dặn HS ôn tập ở nhà.
.
Tập đọc
Thư gửi các học sinh
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học,biết nghe lời thầy, yêu bạn .
- Học thuộc lòng đoạn:Sau 80 năm..công học tập của các em.
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học
 Hoạt động 1: Mở đầu
* GV nêu một số điểm cần chú ý về yêu cầu của giờ tập đọc ở lớp 5..
* Giới thiệu bài:
 Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài	 
a) Luyện đọc
 - Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
 - HS cả lớp đọc thầm, chia đoạn (2 đoạn) : + Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?
 + Đoạn 2: Phần còn lại.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. - đọc 2 - 3 lượt.
Khi HS đọc, GV kết hợp:
+ Khen những em đọc đúng kết hợp sửa lỗi cho những HS đọc chưa đúng.
+ Sau lượt đọc vỡ, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó.( Cách làm: HS đọc thầm 
phần chú giải các từ mới ở cuối bài học , giải nghĩa các từ ngữ đó, đặt câu hỏi với các từ cơ đồ, hoàn cầu để hiểu đúng hơn nghĩa của từ.)
 GV giải thích rõ thêm: những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư.
- HS luyện tập theo cặp (mỗi HS đều được đọc cả bài).
- Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng)
b) Tìm hiểu bài :
 - HS đọc thầm đoạn 1 (Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?), trả lời câu hỏi 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
(+ Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
+ Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam)
 -HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 và 3.
Câu hỏi 2: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
(Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu)
Câu hỏi 3: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
(HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, ..)
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2
+ GV đọc diễn cảm đoạn thư để làm mẫu cho HS.
+ HS luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp.
+ Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn. Đọc nhấn giọng các từ ngữ xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn. Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ: ngày nay/chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta; nước nhà trông mong/chờ đợi ở các em rất nhiều.
GV đánh dấu những từ ngữ cần nhấn giọng (xây dựng lại, theo kịp, trông mong 
chờ đợi, tươi đẹp, sánh vai, một phần lớn) ,
d) Hướng dẫn HS học thuộc lòng
- HS nhẩm học thuộc những câu văn đã chỉ định HTL trong SGK (từ sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em)
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng
 Hoạt động3 : Củng cố, dặn dò	 
 GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL những câu đã chỉ định; đọc trước bài văn tả cảnh Quang cảnh làng mạc ngày mùa
 .. 
 toán : Ôn tập khái niệm về phân số
I Mục tiêu:.Giúp HS: 
Biết đọc,viết phân số ;biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số . 
III. Đồ dùng dạy học.
- Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. 
- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số. Chẳng hạn: 
- Cho HS quan sát miếng bìa rồi nêu: Một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số (viết lên bảng): ; đọc là: hai phần ba. 
Gọi một vài HS nhắc lại. 
- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại. 
- Cho HS chỉ vào các phân số ; ; ; và nêu
Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. 
- GV hướng dẫn HS lần lượt viết 1: 3; 4: 10; 9:2; dưới dạng phân số. Chẳng hạn:1 : 3 = ; rồi giúp HS tự nêu: một phần ba là thương của 1 chia 3. Tương tự với các phép chia còn lại. GV giúp HS nêu như ý 1) Trong SGK..
- Tương tự như trên đối với các chú ý 2) 3), 4).
Hoạt động 3: Thực hành
-GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập 1, 2, 3 trong vở bài tập Toán 5
 rồi chữa bài.
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
 .. 
 Khoa học : Sự sinh sản
 I.Mục tiêu : Giúp HS:
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
 II..đồ dùng dạy học
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm)
- Hình trang 4, 5 SGK.
 III.Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: trò chơi “Bé là con ai?”
* Mục tiêu: HS nhận rõ mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
* Chuẩn bị:
 - GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ một em bé và một người mẹ hay một người bố của em bé đó. Từng cặp sẽ phải bàn nhau và chọn một đặc điểm nào đó để vẽ sao cho mọi ngừơi nhìn vào hai hình có thể nhận ra dó là hai mẹ con hoặc hai bố con.
 - Sau đó, GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình và tráo đều lên để cho HS chơi.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: GV phổ biến cách chơi
- Mỗi HS sẽ được phát một phiếu, nếu ai nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé đó. Ngược lại, ai nhận được phiếu có hình bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình.- Ai tìm được đúng hình (trước Thời gian quy định)là thắng, ngược lại, hết Thời gian quy định không tìm được là thua.
Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi như hướng dẫn trên.
Bước 3: Kết thúc trò chơi, sau khi tuyên dương các cặp thắng cuộc, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
	 - Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì?
Kết luận:Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
* Cách tiến hành: 
 Bước 1: GV hướng dẫn 
- Trước hết yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 4, 5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.
- Tiếp theo, các em liên hệ đến gia đình mình. Ví dụ: Đối với gia đình bạn nào sống chung với ông bà, có thể bắt đầu như gợi ý sau: Lúc đầu, trong GĐ chỉ có ông bà, sau đó ông bà sinh ra bố (hoặc mẹ) và cô hay chú (hoặc dì hay cậu) (nếu có),rồi bố và mẹ lấy nhau sinh ra anh hay chị (nếu có) rồi đến mình,
Bước 2: Làm việc theo cặp : HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
 IV. dặn dò : Dặn HS học bài ở nhà.
 .............................................................................
 Chiều: ôn tiếng việt 
 ôn tập quy tắc viết: ng/ ngh;g/ gh; c/ k 
I.mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhớ lại quy tắc viết ng/ ngh; g/ gh; c/ k đã học .
 - áp dụng làm các bài tập phân biệt ng/ ngh; g/ gh; c/k.
II.các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1 -Gv giới thiệu nội dung, yêu cầu tiết học.
 2 –Tổ chức,HD HS làm bài tập:
 Bài 1:Điền vào chỗ trống g, ng hoặc gh, ngh để hoàn chỉnh đoạn thơ sau:
 Gió bấc thật đáng ét
 Cái thân ầy khô đét
 Chân tay dài êu ao
 Chỉ ây toàn chuyện dữ
 Vặt trụi xoan trước õ
 Rồi lại é vào vườn
 Xoay luống rau iêng ả
 Gió bấc toàn ịch ác
 Nên ai cũng ại chơi.
 Theo Đỗ Xuân Thanh
 Bài 2: Điền vào chỗ trống k hoặc c để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 Tên là ần ẩu nổi
 Khoẻ thì không ai bằng
 ó ái ổ ao tít
 Ngâm nước hơn vịt bầu
 Ô tô và máy éo
 ẩu oi như ái ẹo
 Nhấc bổng ả on tàu
 Chỉ ần một sợi râu. 
 Theo Đào Cảng
 3-GV nhận xét tiết học.
 ôn toán
 Các phép tính với số tự nhiên
I.mục tiêu: Giúp HS: 
-Rèn kĩ năng thực hiện 4 phép tính với số tự nhiên.
-Củng cố về tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ và giải toán.có lời văn.
: II.các hoạt động dạy học chủ yếu
 1.GV giới thiệu nội dung,yêu cầu tiết học.
 2.Tổ chức,hướng dẫn HS ôn tập:
 Bài 1.Đặt tính rồi tính:
 2604 +47845 57510 -9546 
 245 x205 58001 :32 
 Bài 2. Tìm x:
 X +3860 =54902 X – 386 0=54892
 Bài 3.Một đội công nhân sửa đường ngày đầu sửa được 176 mét đường,ngày thứ hai đội đó sửa được nhiều hơn ngày đầu 24 mét và ít hơn ngày thứ ba 32 mét đường. Hỏi cả ba ngày đội công nhâ ... t hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm được chia thành các hình vuông nhỏ như trong phần a SGK, tự rút ra nhận xét: Hình vuông 1cm2 bao gồm 100 hình vuông 1mm2. Từ đó, HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa milimet vuông và xăngtimet vuông.
1cm2 = 100mm2
1mm2 = cm2
 Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích
- GV hướng dẫn HS hệ thống hoá các đơn vị đo diện tích đã học thành bảng đơn vị đo diện tích, chẳng hạn:
+ Cho HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học (HS có thể nêu không theo thứ tự).
+ Hướng dẫn HS nêu lại các đơn vị đo diện tích theo thứ tự (chẳng hạn, từ lớn đến bé). GV điền vào bảng kẻ sẵn (đã nêu ở mục Đồ dùng dạy học).
+ GV cho HS nhận xét: những đơn vị nhỏ hơn mét vuông là dm2, cm2, mm2 - ở bên phải cột m2; những đơn vị lớn hơn mét vuông là dam2, hm2, km2 - ở bên trái cột m2.
+ Cho HS nêu mối quan hệ giữa mỗi đơn vị với đơn vị kế tiếp nó rồi điền tiếp vào 
bảng kẻ sẵn để cuối cùng có bảng đơn vị đo diện tích giống như bảng trong SGK.
- GV giúp HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích vừa thành lập, nêu nhận xét:
+ Mỗi đơn vị đo diện tích đều gấp 100 lần đơn vị nhỏ hơn, liền sau nó.
+ Mỗi đơn vị đo diện tích đều bằng đơn vị lớn hơn, liền sau nó.
- Cho HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích để ghi nhớ bảng này.
 Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài, rồi có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo và chữa bài.
Bài 2: 
- Phần a: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ (bao gồm cả n số đo với hai tên đơn vị).
- Phần b: Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn (bao gồm cả những số đo với hai tên đơn vị).
- GV hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để làm bài rồi chữa bài (lần lượt theo các phần a, b và theo từng cột).
Bài 3: 
- GV hướng dẫn HS làm mẫu một câu, sau đó cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 4: 
- Hướng dẫn HS trước hết phải đổi 1m2 25cm2 = 10 025cm2
- Như vậy, trong các phương án trả lời, phương án D là đúng. Do đó, phải khoanh tròn vào chữ D.
IV. Dặn dò : Về làm bài tập trong SGK.
 ..........................................................................
Khoa học :thực hành
nói “không!”Đối với các chất gây nghiện
(Tiết 2)
Hoạt động 3: Trò chơi “ chiếc ghế nguy hiểm”
* Mục tiêu: HS nhận ra: Nhiều khi biết chắc hànhvi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc ngừơi khác mà có người vẫn làm. Từ đó, HS có ý thức tránh xa nguy hiểm.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 - Sử dụng ghế của GV để dùng cho trò chơi này.
 - Chuẩn bị thêm một chiếc khăn phủ lên ghế để chiếc ghế trở nên đặc biệt hơn.
 - GV chỉ vào chiếc ghế nói: Đây là một chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị điện giật chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật. Chiếc ghế này sẽ được đặt ở giữa cửa, khi các em từ ngoàivào hãy cố gắng đừng chạm vào ghế. Bạn nào không chạm vào ghế nhưng chạm vào người bạn đã đựng vào ghế cũng bị điện giật.
Bước 2:
 - GV yêu cầu cả lớp đi ra ngoài lang.
 - GV để chiếc ghế ngay cửa ra vào và yêu cầu cả lớp đi vào. GV nhắc mọi người đi qua chiếc ghế phải rất cẩn thận để không chạm vào ghế.
Bước 3: Thảo luận cả lớp.
Sau khi HS vễ chỗ ngồi của mình trong lớp, GV nêu câu hỏi thảo luận :
- Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
- Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đã đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?
- Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
- Tại sao khi bị xô đẩy, có bạn cố gắng tránh để không ngã vào ghế?
- Tại sao có người lại tự mình thử chạm tay vào ghế?
Kết luận:
- Trò chơi đã giúp chúng ta lí giải được tại sao có nhiều người biết chắc là nếu họ thực hiện một hành vi nào đó có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác mà họ vẫn làm, thậm chí chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào. Điều đó cũng tương tự như việc thử và sử dụng thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.
- Trò chơi cũng giúp chúng ta nhận thấy rằng, số người thử như trên là rất ít, đa số mọi người đều rất thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm.
Hoạt động 4: đóng vai
* Mục tiêu: HS biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận
 - GV nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì (ví dụ từ chối bạn rủ hút thử thuốc lá), các em sẽ nói gì?
 - GV ghi tóm tắt các ý HS nêu ra rồi rút ra kết luận về các bước từ chối:
 + Hãy nói rõ rằng bạn không muốn làm việc đó.
 + Nếu người kia vẫn rủ rê, hãy giải thích các lí do khiến bạn quyết định như vậy.
 + Nếu người kia vẫn cố tình lôi kéo bạn, tốt nhất là hãy tìm cách bỏ đi ra khỏ nơi đó.
Bước 2: Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia lớp thành 3 hoặc 6 nhóm tùy theo số HS và phát phiếu ghi tình huống cho các nhóm. 
Bước 3: 
- Các nhóm đọc tình huống, một vài HS trong nhóm xung phong nhận vai. Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể đóng góp ý kiến.
Bước 4: Trình diễn và thảo luận
- Từng nhóm lên đóng vai theo các tình huống nêu trên.
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Việc từ chối hút thuốc lá; uống rượu bia; sử dụng ma tuý có dễ dàng không?
+ Trong trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc, chúng ta nên làm gì?
+ Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không tự giải quyết được?
Kết luận:
- Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ. Đồng thời, 
chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác.
- Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói “Không!” đối với những chất gây nghiện.
C.Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét tết học .
 - Dặn HS học bài ở nhà.
 ......................................................................
 Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I - Mục tiêu: Giúp HS:
 Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu);nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
II- Đồ dùng dạy - học : VBT Tiếng Việt 5, tập một 
III. Các hoạt động dạy - học
A.Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài tập ở nhà của HS.
 - Nhận xét.
 B. Bài mới: 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình 
- GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình .
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp :
-Ưu điểm 
-Nhượcđiểm 
-Nêu lỗi cụ thể một số bài
- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt theo trình tự :
+ Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
+ HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai)
Hoạt động 3. Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài 
- GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa lỗi trong bài theo trình tự như sau:
- Sửa lỗi trong bài:
+ HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
+ HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- Học tập những đoạn văn, bài văn hay:
+ GVđọc một số đoạn văn, bài văn hay.
+ HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Mỗi HS tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn.
+ Một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò	 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài đạt điểm cao, những HS đã tham gia chữa bài tốt trong giờ học. 
- Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài để nhận đánh giá tốt hơn: cả lớp quan sát một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối, một mặt hồ), ghi những đặc điểm của cảnh đó để học tốt tiết TLV cuối tuần 6 - Luyện tập tả cảnh sông nước.
Chiều TOáN :ễN TẬP VỀ đơn vị đo diện tích .
I.MỤC TIấU:Giỳp HS :
- Củng cố cỏc đơn vị đo diện tớch đó học và quan hệ giữa cỏc đơn vị đú.
- Rốn kĩ năng chuyển đổi cỏc đơn vị đo điộn tớch và giải cỏc bài toỏn cú liờn quan 
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
 A.Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài tập ở nhà của HS.
 - Nhận xét.
 B. Ôn tập: 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 1m2 = ... dm2 1km2 = ... m2
 1m2 = ... cm2 1dm2 = ... cm2
 Cả lớp làm bài vào vở , 2 HS yếu làm bài trên bảng. Cả lớp cùng GV nhận xét – chữa bài.
 Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 15m2 = ... cm2 m2 = ... dm2
 103m2 = ... dm2 dm2 = ... cm2
 2110dm2 = ... cm2 m2 = ... cm2
 Cả lớp làm bài vào vở , 2 HS trung bình làm bài trên bảng. Cả lớp cùng GV nhận xét – chữa bài.
 Bài 3 : Điền dấu >, < ,= vào chỗ chấm
 2m2 5dm2 ... 25dm2 3m2 99dm2 ... 4m2
 3dm2 5cm2 ... 305cm2 65m2 ... 6500dm2
 Cả lớp làm bài vào vở , 2 HS khá làm bài trên bảng. Cả lớp cùng GV nhận xét – chữa bài.
cùng GV nhận xét – chữa bài.
 Bài 4 : Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 64m và chiều rộng 25m.Trung bình cứ 1m2 ruộng đó thì thu hoạch được kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó 
người ta thu hoạch được bao nhiêu kg thóc?
 Cả lớp làm bài vào vở , 1HS khá làm bài trên bảng. Cả lớp cùng GV nhận xét – chữa bài.
.C. Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS ôn bài ở nhà.
 ....................................................................... 
Kĩ thuật
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình
I. Mục tiêu:
- HS biết một số dụng cụ nấu ăn trong gia đình.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ dụng cụ nấu ăn trong gia đình.
II. Đồ dùng:
- Một số dụng cụ nấu ăn trong gia đình
III. Các HĐ dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ nấu ăn.
? Nêu một số dụng cụ nấu ăn mà em biết.
HS trả lời - GV kết hợp cho HS quan sát tranh ảnh minh hoạ trong SGK
? Nêu tác dụng của một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
 Hoạt động 3: Các cách bảo vệ và giữ gìn dụng cụ ăn uống.
- HS đọc thầm SGK để suy nghĩ trả lời câu hỏi trong SGK.
? Nêu các cách giữ gìn dụng cụ ăn uống.
? Gia đình em đã giữ gìn dụng cụ ăn uống như thế nào.
? Em đã làm gì để giữ gìn dụng cụ ăn uống trong gia đình em.
? Nêu tác dụng của việc bảo vệ và giữ gìn dụng cụ ăn uống.
IV. Nhận xét dặn dò:
- Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau 
_____________________________________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1 - 5.doc