I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
- Hiểu nội dung ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần cho HS luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
+ 1 HS đọc bài : Về ngôi nhà đang xây. Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. BÀI MỚI:
Tuần 16 Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009. Tập đọc: THầY THUốC NHƯ MẸ HIềN I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông. - Hiểu nội dung ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông. II. đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần cho HS luyện đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ + 1 HS đọc bài : Về ngôi nhà đang xây. Trả lời câu hỏi về nội dung bài. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện đọc. - 1 HS giỏi đọc cả bài 1 lần. - GV HD HS chia đoạn: 3 đoạn. - HS đọc tiếp nối. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. - Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm 2 mẩu chuyện Lãn Ông chữa bệnh. (?) Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài ? + Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ? + Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi ? + Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài ntn? Hoạt động 4: Đọc diễn cảm - GV đọc toàn bài 1 lần. - GV đưa bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. - Cho HS thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài tiếp. Toán Luyện tập I. Mục tiêu :Giúp HS: - Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm. * Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch. * Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi. * Tiền lãi một tháng, lãi suất tiết kiệm (số phần trăm lãi một tháng). - Làm quen với các phép tính trên tỉ số phần trăm (cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với một số). II. Cac hoạt động dạy học chủ yếu. A.Kiểm tra bài cũ 1 HS chữa bài tập 3 tiết 75 B. Bài mới Hoạt động 1: Thực hiện các phép tính với số phần trăm. Làm các bài tập trong vở bài tập. Bài 1: Cả lớp tự đọc đề bài, cho các em ngồi gần nhau trao đổi về mẫu. GV kiểm tra xem HS đã hiểu mẫu chưa (hiểu mẫu 6% + 15% = 21 như sau: Để tính 6% + 15% ta cộng 6 + 15 = 21, rồi viết thêm kí hiệu % sau số 21). Lu ý cho HS: khi làm tóm với tỉ số phần trăm của cùng một đại lượng, ví dụ 6% HS lớp 5A cộng 15% HS lớp 5A bằng 21% HS lớp 5A. Hoạt động 2: Ôn cách tìm tỉ số phần trăm giữa 2 số. Bài 2: Có hai khái niệm mới đối với HS: Số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức so với kế hoạch cả năm. - Cả lớp tính trên giấy nháp theo yêu cầu của GV. 27 : 25 = 1,08 = 108% 27 - 25 = 2 2 : 25 = 0,08 = 8% Hỏi các số: 25 ; 27; 2 chỉ cái gì? (27 là số hecta khai tây thôn Đông trồng được, 25 là số hecta dự định trồng, 2 là số hecta trồng nhiều hơn so với dự định). 108% và 8% là tỉ số giữa những số nào? GV nêu cách nói mới (thôn Đông đã thực hiện được 108% và đã vợt mức 8% kế hoạch trồng khoai tây cả năm). Cho HS điền số vào vở bài tập. a. Thôn Đông đã thực hiện được 108% kế hoạch cả năm và đã vượt mức 8% kế hoạch cả năm. b. Thôn Bắc đã thực hiện được 128 % kế hoạch cả năm. (Gợi ý để HS nhận xét: Ta có thể tính được 8% dựa vào phép trừ 108% - 100%). Bài 3: GV hỏi chung cả lớp để tóm tắt lên bảng. Tiền vốn : 1.600.000 đồng Tiền rút ra : 1.720.000 đồng Tiền lãi: 1200.000 đồng Sau đó cho HS tự giải bài tập. Một HS nêu miệng bài giải. Bài 4: . Giống bài tập trên, GV có thể hỏi HS và ghi tóm tắt lên bảng: Tiền gửi: 1 000 000 đồng Tiền gửi + Lãi: 1 090 000 đồng Tiền lãi: 90 000 đồng Sau đó cho các nhóm HS thảo luận và chọn lời giải đúng. Khoanh vào chữa A. IV. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK. Khoa học chất dẻo I.Mục tiêu : Giúp HS: Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. II . Đồ dùng dạy – học -Hình trang 64, 65 SGK - Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa (thìa, bát, đĩa, áo mưa,..) iii. hoạt động dạy học chủ yếu Mở bài: Gọi một vài HS kể tên một số đồ dùng bằng nhựa được sử dung trong gđ. -GV giới thiệu bài: những đồ dùng bằng nhựa chúng ta thường gặp được làm ra từ các chất dẻo Hoạt động 1: Quan sát * Mục tiêu: Giúp HS nói được về hình dạng, đô cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo. * Cách tiến hành: Bước 1:Làm việc theo nhóm Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát một số đò dùng bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp quan sát các hình trang 64 SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo. Bớc 2: Làm việc cả lớp : - Đại diện từng nhóm trình bày (mang theo mẫu vật cụ thể và nói về màu sắc, tính cứng, của mẫu vật đó hoặc chỉ vào từng hình trong SGK) - Các nhóm khác nhận xét,bổ sung. GV kết luận. Hoạt động 2: thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế * Mục tiêu: HS nêu được T/C , công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân Hs đọc thông tin để trả lời các câu hỏi trang 65 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp. GV gọi 1 số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi. KL : - Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên, nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ. - Chất dẻo có tính cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ. Các đồ dùng bằng chất dẻo như bát, đĩa, xô, chậu, bàn, ghế,.. dùng xong cần được rửa sạch hoặc lau chùi như những đồ dùng khác cho hợp vệ sinh. Nhìn chung, chúng rất bền và không đòi hỏi cách b ảo quản đặc biệt. - Ngày nay, các sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thuỷ tinh, vải và kim loại vì chúng bền, nhẹ, sạch, nhiều màu sắc, đẹp và rẻ. Kết thúc tiết học. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo”. Trong cùng một khoảng Thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên đồ dùng bằng chất dẻo là nhóm đó thắng cuộc. .. Chiều Chính tả : Nghe - viết Về ngôI NHÀ ĐANG XÂY I. Mục tiêu: Giúp HS: - Viết đúng chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây. - Làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi . II. đồ dùng dạy học: - 3, 4 tờ giấy khổ to phóng to BT để HS làm bài và chơi trò chơi thi tiếp sức. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ 1 HS chữa bài tập 2 tiết trước. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Viết chính tả. - Hướng dẫn chính tả. - GV đọc bài cho HS viết bài vào vở. - Chấm, chữa bài. Hoạt động 3: Làm BT a) Hướng dẫn HS làm BT 2. - Cho HS đọc yêu cầu và giao việc. - Cho HS làm bài. GV dán lên bảng tờ phiếu cho HS thi làm dưới hình thức tiếp sức. - GV nhận xét. b) Hướng dẫn HS làm BT 3: Tiến hành tương tự BT2. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài tiếp .. Ôn tiếng việt Ôn tập về tổng kết vốn từ – cách viết văn tả người . I.Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố , hệ thống hoá vốn từ đã học - Củng cố cách viết văn tả người ( tả hoạt động ) . II.Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1 : HDHS tiếp tục củng cố về vốn từ Cho HS làm bài tập sau : Liệt kê các từ ngữ : Chỉ những người trong GĐ : Chỉ các hiện tượng thiên nhiên : Tìm các câu tục ngữ , thành ngữ , ca dao nói về các hiện tượng thiên nhiên . HS lần lượt làm các bài – GV tổ chức cho HS chữa bài . Hoạt động 2 : Củng cố cách viết văn Đề bài : Tả lại hình dáng và tính nết thơ ngây của một em bé đang tuổi tập nói , tập đi . GV ghi đề bài lên bảng HDHS tìm hiểu đề . GV gợi ý – HS làm vào vở bài tập Gọi HS lần lượt trình bày miệng . c.Củng cố - dặn dò GVnx giờ học . toán Ôn tập về tìm tỉ số phần trăm – Giải toán về tỉ số p.trăm . I .Mục tiêu: Giúp HS: Củng cố kỹ năng tính tỉ số phần trăm của hai số Rèn kỹ năng giải toán có liên quan II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. GV giới thiệu nội dung, yêu cầu tiết học. 2. Tổ chức, hướng dẫn HS làm BT : Bài 1: Tìm tỉ số phần trăm của : 15 và 20 45 và 67 102 và 95 Bài 2 : Tính : 72.6 % +3, 456 % 24, 6 % 13 87 ,9 % - 34, 576 % 80 % : 5 HS làm bài tập vào vở GV tổ chức cho HS lần ưlợt chữa bài Bài 3: Một người bỏ ra 35 000 đồng tiền vốn mua hoa quả . Sau khi bán hết số hao quả , người đó thu được 50 500 đồng . Hỏi : a . Tiền bán hoa quả bằng bao nhiêu phần trăn tièn vốn ?. b . Người đó đã lãi bao nhiêu phần trăm ? HS tự làm , GV giúp HS yếu Gọi 1 HS lên chữa bài GV nhận xét tiết học .. Đạo đức Hợp tác với những người xung quanh I - Mục tiêu :Giúp HS biết: - Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác. - Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày. - Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh. II . Tài liệu và phương tiện - Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3, tiết 2. - Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1. III- Các hoạt động dạy - học Tiết 1 Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống (trang 25, SGK) * Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh. * Cách tiến hành 1. GV yêu cầu nhóm HS quan sát hai tranh ở trang 25 và thảo luận các câu hỏi được nêu dưới tranh. 2. Các nhóm HS độc lập làm việc. 3. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp: các nhóm khác có thể bổ sung hoặc nêu ý kến khác. 4. GV kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây, Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là một biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh. Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK. * Mục tiêu: HS nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác. * Cách tiến hành 1. GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để làm bài tập 1. 2. Từng nhóm thảo luận . 3. Đại diện một số nhóm trình bày: các nhóm khác bổ sung hay nêu ý kiến khác. 4. GV kết luận: Để hợp tác tốt với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ; p ... tầm Các tiết mục (dẫn chương trình – Thu Hương): Kịch câm – Tuấn béo Kéo đàn – Huyền Phương Các tiết mục khác. HS trả lời xong câu hỏi b, GV gắn lên bảng tấm bìa 2: II – Phân công chuẩn bị - Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan.(Buổi liên hoan diễn ra rất vui vẻ. Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo diễn kịch câm, Huyền Phương kéo đàn, Cuối cùng, thầy chủ nhiệm phát biểu khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn tự nhên, buổi liên hoa n tổ chức chu đáo.) III – Chương trình cụ thể HS trả lời xong câu hỏi bc, GV gắn lên bảng tấm bìa 3: GV nói: Để đạt kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, chắc lớp trưởng Thuỷ Minh đã cùng các bạn lập một CTHĐ rất cụ thể, khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người. Chúng ta sẽ lập lại một CTHĐ đó ở BT2. Bài tập 2 - Một HS đọc yêu cầu của BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của BT2: BT2 yêu cầu mỗi em đặt vị trí mình vào lớp trưởng Thuỷ Minh, dựa theo câu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể kết hợp với tưởng tượng, phỏng đoán riêng, lập lại toàn bộ CTHĐ của buổi LHVN chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 trong câu chuyện (với đầy đủ 3 phần: Mục đích – Phân công chuẩn bị – Chương trình cụ thể). HS có thể bổ sung tiết mục văn nghệ không có trong câu chuyện. - GV thảo luận nhóm ; các nhóm làm bài. Mỗi nhóm có thể cùng lập CTHĐ với đủ 3 phần hoặc chia nhỏ công việc thành 3 phần. Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, cách trình bày chương trình của từng nhóm. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại ích lợi của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần cảu một CTHĐ - GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS và nhóm HS làm việc tốt; nhắc HS cả lớp chuẩn bị nội dung cho tiết TLV Lập chương trình hoạt động, tuần 21 Luyện Từ và câu Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I- Mục tiêu: Giúp HS: 1. Nắm được cách nối cácvế câu ghép bằng quan hệ từ (QHT) 2. Nhận biết các QHT, cặp QHT được sửdụng trong câu ghép; biết cách dùng QHT nối các vế câu ghép. ii- các hoạt động dạy - học 1-kiểm tra bài cũ HS làm lại các BT1, 2,4 trong tiết LTVC trước (Mở rộng vốn từ (MRVT): Công dân). 2 .Giới thiệu bài Trong tiết LTVC trước, các em đã biết có 2 cách nói vế câu trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối và nối trực tiếp (không dùng từ nối). Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu cách nối thứ nhất – nối các vế câu ghép bằng QHT. 3. Phần nhận xét Bài tập 1 - Một HS đọc yêu cầu của BT1 (Lưu ý HS đọc cả đoạn trích kể về Lê-nin trong hiệu cắt tóc). Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm đoạn văn, tìm câu ghép trong đoạn văn. - HS nói những câu ghép các em tìm được. GV chốt lại ý đúng. Đoạn trích có 3 câu ghép- GV dán lên bảng 3 tờ giấy đã viết 3 câu ghép tìm được: Câu 1: , anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào Câu 2:Tuy dồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Câu 3:Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cám ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của BT2 - HS làm việc cá nhân, các em dùng bút chì gạch chéo, phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu. - GV mời 3 HS lên bảng xác định các vế câu trong từng câu ghép. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng: Câu 1 có 3 vế câu:, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/thì cửa phòng lại mở, /một người nữa tiến vào Câu 2 có 2 vế câu: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, / nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Câu 3 có 2 vế câu:Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cám ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu của BT3 - GV gợi ý: Các em đã biết có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép : nối bằng từ nối trực tiếp (bằng dấu câu). các em hãy đọc lại từng câu văn, xem các vế trong mỗi câu được nối với nhau như thế nào, có gì khác nhau? - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. Câu 1, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/thì cửa phòng lại mở, /một người nữa tiến vào Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, / nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Câu 3 c:Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cám ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. - Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng QHT thì -Vế 2 và vế 3 nốiv ới nhau trực tiếp (giữa hai vế có dấu phẩy) -Vế 1và vế 2 nối với nhau bằngcặp QHT tuynhưng - Vế 1 và vế 2 nối trực tiếp (giữa 2 v ế có dấu phẩy) Hoạt động 3. Phần Ghi nhớ - Hai HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK. - Hai, ba HS xungphong nhắc lại nội dung Ghi nhớ (không nhìn SGK) Hoạt động 4. Phần luyện tập Bài tập 1 - HS đọc nội dung BT1 - GV lưu ý HS: + bài tập này có 3 yêu cầu nhỏ: Tìm câu ghép, Xác định các vế câu trong từng câu ghép, Tìm cặp QHT trong từng câu ghép. + HS gạch dưới các câu ghép tìm được trong VBT, phân tách các vế câu bằng gạch chéo, khoanh tròn cặp QHT. - HS đọc lại đoạn văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Câu 1 là câu ghép có 2 vế Cặp QHT trong câu là : nếuthì Bài tập 2 - Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV hỏi: Hai câu ghép bị lược bớt quan hệ từ trong đoạn v ăn là hai câu nào? (Là hai câu ở cuối đoạn văn – có dấu ( )) - GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập: + Khôi phục lại từ bị lược trong câu ghép + Giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó. - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. mời 1 HS lên bảng khôi phục lại từ bị lược, chốt lại lời giải đúng: (Nếu) Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tai ba giúp nước (thì) thần xin cử Trần Trung Tá đ Tác giả lược bớt các từ trên để câu văn gọn, thoáng, tránh lặp. Lượt bớt những người đọc vẫn hiểu đầy đủ, hiểu đúng. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của BT3 - GV gợi ý: Dựa vào nội dung của 2 vế câu cho sẵn, các em xác định mối quan hệ (QH) giữa 2 vế câu (là QH tương phản hoặc lựa chọn). Từ đó, Tìm QHT thích hợp để điền vào chỗ trống. - HS làm bài - Mời 3 HS lên bảng thi làm bài; làm bài xong, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận x ét, chốt lại lời giải đúng: a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng (hoặc mà) vua không nghe c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình? Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ghi nhớ những kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép. .. Chiều Toán ôn tập về cách chia số thập phân , giải toán về tỉ số phần trăm . I . Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về cách chia số thập phân , giải toán về tỉ số phần trăm . II. Các hoạt động dạy học chủ yếu . Bài 1 : Tính 17,55 : 9 98, 156 : 4,63 17,4 : 1,4 8,126 : 5,2 Bài 2 : Tìm tỉ số phần trăm của hai số 24 và 34 57 và 76 34,5 và 78 Bài 3 : Một người mua gạo hết 1 200 000 đồng tiền vốn . Sau khi bán hết số gạo , người đó thu được 1 350 000 đồng . Hỏi : Tiền bán gạo bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn ? Người đó đã lãi bao nhiêu phàn trăm ? III.Củng cố - dặn dò GVnx giờ học , chuẩn bị bài sau . Kĩ THUậT : Chăm sóc gà I - Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà - BIết cách chăm soc gà - Có ý thức chăm sóc gà, bảo vệ gà. II - Đồ dùng dạy học - Một số tranh ảnh minh hoạ trong SGK. - Phiếu đánh giá kết quả học tập III- Các hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học . 2.Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà. - Chăm sóc gà là một khái niệm mới. Do vậy, để giúp HS hiểu được mục đích , tác dụng của việc chăm sóc, trước cần phải làm cho HS hiểu được thế nào là chăm sóc gà. - GV nêu: Khi nuôi gà, ngoài việc cho gà ăn, uống, chúng ta còn cần tiến hành một số công việc khác như sưởi ấm cho gà mới nở, che nắng, chắn gió lùa,để giúp gà không bị rét hoặc nắng, nóng. Tất cả những công việc đó được gọi là chăm sóc gà. - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 (SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà. - Nhận xét và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 13. Tìm hiểu cách chăm sóc gà - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 (SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu tên các công việc chăm sóc gà. a) Sưởi ấm cho gà con - HS nhớ lại và nêu vai trò của nhiệt độ đối với đời sống động vật (dựa vào môn Khoa học lớp 4) - Nhận xét và giải thích: Nhiệt độ tác động đến sự lớn lên, sinh sản của động vật. Nếu nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá, động vật có thể bị chết. Mỗi loài động vật có khả năng chịu nóng, chịu rét khác nhau. (GV nêu ví dụ). Động vật còn nhỏ có khả năng chịu rét, chịu nóng kém hơn động vật lớn. - HS nêu sự cần thiết phải sưởi ấm cho gà con nhất là gà không có mẹ - HS trả lời câu hỏi trong SGK . HS nêu cách sưởi ấm cho gà con ở gia đình hoặc địa phương. - Nhận xét và nêu một số cách sưởi ấm cho gà mới nở b) Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2b (SGK). - HS nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà. - Nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng, cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà theo nội dung trong SGK. - Đặt câu hỏi để HS nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà ở gia dình hoặc địa phương. c) Phòng ngộ độc thức ăn cho gà - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2c và quan sát hình 2 (SGK). - HS nêu tên những thức ăn không được cho gà ăn . - Nhận xét và nêu tóm tắt cách phòng ngộ độc thức ăn cho gà theo nội dung trong SGK. Kết luận hoạt động 2: Gà không chịu được nóng qúa, rét quá, ẩm quá và dễ bị ngộ độc bởi thức ăn có vị mặn, thức ăn bị ôi, mốc. Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng nhiều cách như sưởi ấm cho gà con, chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà, không cho gà ăn nhữn thức ăn ôi, mốc, mặn, 4. Đánh giá kết quả học tập - GV nêu đáp án của bài tập. Hs đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh gía kết quả học tập của mình. - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. IV . nhận xét - dặn dò Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.cho gà”
Tài liệu đính kèm: