Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 13

Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 13

THỂ DỤC -Tiết 25-

BÀI 25. TRÒ CHƠI: "AI NHANH VÀ KHÉO HƠN"

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn 5 động tác đã học của bài TD, học động tác thăng bằng. YC thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô.

- Trò chơi Ai nhanh và khéo hơn. YC chơi nhiệt tình, chủ động, an toàn .

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: Sân trường - Còi, kẻ sân.

 

doc 21 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
THỂ DỤC 	-Tiết 25-
BÀI 25. TRÒ CHƠI: "AI NHANH VÀ KHÉO HƠN"
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Ôn 5 động tác đã học của bài TD, học động tác thăng bằng. YC thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô.
- Trò chơi Ai nhanh và khéo hơn. YC chơi nhiệt tình, chủ động, an toàn .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: Sân trường - Còi, kẻ sân.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP 
1. Mở đầu:
- Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Khởi động
- HS chạy một vòng trên sân tập 
- Kiểm tra bài cũ: 4HS. Nhận xét
2. Cơ bản:
a) Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân 
- Nhắc lại cách tập từng động tác.
- Quan sát, sửa sai cho các tổ.
b) Học động tác thăng bằng: 5 – 6 lần.
- Nêu tên, làm mẫu động tác: 2 lần.
- Nhận xét, sửa sai cho HS.
c) Ôn 6 động tác TD đã học: 2 – 3 lần .
- Chia tổ cho HS tập luyện.
- Quan sát , nhắc nhở thêm các tổ.
d) Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn” 
- Nêu tên trò chơi, tập họp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi .
- Quan sát, nhận xét, biểu dương.
3. Kết thúc:
- HS vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp
- Thả lỏng: 
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà luyện tập ĐHĐN
- Chia tổ tập luyện.
- Tổ trưởng điều khiển.
- Thực hiện theo sự hướng dẫn cũa GV
- Chia tổ tập luyện
- Chia tổ tập luyện.
- Tổ trưởng điều khiển
- HS chơi theo sự hướng dẫn của GV
TẬP ĐỌC 	-Tiết 25-
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của 1 công dân nhỏ tuổi.( Trả lời được CH 1, 2, 3b)
* GD BVMT.
* GD KNS:
-Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh, trong tình huống bất ngờ ).
- Đảm nhận nhận trách nhiệm với cộng đồng.
II. ĐDDH: Tranh minh họa bài đọc. Ghi đoạn văn luyện đọc bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
-HS đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài
-GV nhận xét.
2. Bài mới:
 vGiới thiệu bài:
 vHoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
-Yc HS đọc toàn bài
-GV chia đoạn( 3đoạn)
 + Đoạn 1: Từ đầurừng chưa
 + Đoạn 2: Tiếpthu lại gỗ
 + Đoạn 3: Còn lại
-HS đọc nối tiếp ( lần 1)
-GV rút từ khó và hướng dẫn luyện đọc
-Yc HS đọc nối tiếp (lần 2)
-GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới
-Yc HS luyện đọc theo cặp sau đó đại diện đọc trước lớp.
-GV theo dõi và nhận xét.
-GV hướng dẫn và đọc mẫu
vHoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 - HS đọc từng đoạn và TLCH:
 +Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện điều gì?
 + Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh.
 + Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là dũng cảm.
 + Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì? (GD KNS)
-Yc HS nêu nội dung chính của bài 
• GV chốt và ghi bảng.
*GDBVMT: HS nâng cao ý thức bảo vệ rừng, BVMT.Con người cần BVMT tự nhiên, bảo vệ các loài vật có ích.
 vHoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
 -GV dán đoạn luyện đọc và đọc mẫu: “Đêm ấydũng cảm”
- Yc HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét và ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- GV củng cố nội dung bài học
- Chuẩn bị: “Trồng rừng ngập mặn”.
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS đọc nối tiếp thuộc lòng 2 khổ thơ cuối và trả lời cá nhân.
-1 HS đọc ; lớp đọc thầm
-HS theo dõi
-3 HS đọc nối tiếp
-Đọc cá nhân và đồng thanh.
 -3 HS đọc nối tiếp
 -1HS đọc chú giải
-3 HS đại diện nhóm đọc
 -HS theo dõi
Đọc và TLCH:
+Phát hiện dấu chân người lớn hằn trên đất. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn 20 cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
+Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi ĐT báo công an.
+ Chạy đi gọi diện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với công an để bắt bọn trộm gỗ.
+Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung./ Đức tính dũng cảm, sự táo bạo/ Sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ.
+Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của 1 công dân nhỏ tuổi.
-1 HS đọc lại.
-HS theo dõi
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
TOÁN -Tiết 61-
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Biết nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. 
II. ĐDDH: Phấn màu, bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
-Gọi HS sửa bài 2
-GV nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới: 
vGiới thiệu bài. 
vHoạt động 1: Luyện tập
 * Bài 1: -HS nêu đề bài
-HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ STP
-Hdẫn và yc HS tự làm bài rồi lên chữa.
-GV chốt bài đúng.
 * Bài 2:
-Yc HS nhắc lại quy tắc nhân 1 STP với 10; 100; 100;và với 0,1; 0,01; 0,001;..
-Yc HS tự làm bài 
-Yc HS đọc kết quả tính nhẩm.
- Nhận xét và ghi điểm.
* Bài 4a:
- Hướng dẫn và yc HS thảo luận nhóm làm vào bảng nhóm.
- Yc 2 nhóm trình bày bảng
- Nhận xét và ghi điểm.
- GV rút ra kết luận:
(a+b) c = a c + b c
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- GV củng cố nội dung bài học
Chuẩn bị “Luyện tập chung”.
Nhận xét tiết học 
-1 HS lên chữa; lớp làm nháp.
-1 HS nêu 
-1,2 HS nhắc lại
-3 HS lên làm; lớp làm VBT
-Theo dõi, đối chiếu bài của mình.
- Đọc yc
-2 HS nhắc lại
-Làm bài cá nhân 
a) 78,29 x 10 = 782,9 
 78,29 x 0,1 = 7,829 
b) 265,307 x 100 = 26530,7
265,307x 0,001=2,65307
c) 0,68 x 10 = 6,8 
 0,68 x 0,1 = 0,068
- Đọc yc
-2 nhóm thảo luận làm vào bảng.
- Trình bày
-1 vài HS nhắc lại
 KHOA HỌC	-Tiết 25-
NHÔM
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết một số tính chất của nhôm.
- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng. 
II. ĐDDH; Hình vẽ SGK /52, 53. Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài:	
vHoạt động 1: Làm vệc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm. 
Cho HS viết tên hoặc dán tranh ảnh những sản phẩm làm bằng nhôm đã sưu tầm được vào giấy khổ to.
 * Bước 2: Làm việc cả lớp.
-GV chốt: Nhôm sử dụng rộng rãi để chế tạo các dụng cụ làm bếp, vỏ của nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ, 1 số bộ phận của phương tiện giao thông
v Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV đi đến các nhóm giúp đỡ.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV KL: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
v Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
 * Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Yc HS đọc nội dung SGK và TLCH:
+ Hãy nêu nguồn gốc của nhôm.
+Nhôm có những tính chất gì?
+ Hợp kim của nhôm có tính chất gì?
- GV nhận xét và kết luận 
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị: “Đá vôi.”
- Nhận xét tiết học
- 2 HS đọc
- Thực hiện
- Các nhóm treo sp cử người trình bày.
- Lắng nghe
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm khác được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- Lắng nghe
- Đọc và TLCH:
+ Có ở quặng nhôm
+Màu trắng bạc, ánh kim, có thể kéo thành sợi, dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và nhiệt tốt, không bị gỉ, một số a-xít có thể ăn mòn nhôm.
+ Bền vững và rắn chắt hơn nhôm.
- Lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 	-Tiết 25-
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1
- Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo YC BT2.
- Viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo YC BT3.
* GDBVMT
II. ĐDDH: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT DỘNG DẠY
HOẠT DỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- Cho HS làm lại bài tập tiết trước
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
vGiới thiệu bài: 
vHướng dẫn luyện tập: 
 * Bài 1:
- GV chia nhóm thảo luận để tìm xem đoạn văn làm rõ nghĩa cụm từ “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” như thế nào?
- Theo dõi các nhóm làm bài
- GV chốt lại và nhận xét chung	
* Bài 2:
- Phát bảng phụ cho 2, 3 nhóm
- GV chốt lại:
+ Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc
+ Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn. Xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã
 * Bài 3:
- GV gợi ý : viết về đề tài tham gia phong trào trồng cây gây rừng; viết về hành động săn bắn thú rừng của một người nào đó .
® GV nhận xét + Tuyên dương.
*GD BVMT: Gd lòng yêu quý, có ý thức BVMT, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Củng cố nội dung bài.
- Chuẩn bị: “Luyện tập về quan hệ từ”.
- Nhận xét tiết học
- HS làm lại bài tập tiết trước
- lắng nghe
- HS đọc bài 1.
- TLN
- Đại diện nhóm trình bày: Khu bảo tồn đa dạng sinh học: nơi lưu giữ – Đa dạng sinh học: nhiều loài giống động vật và thực vật khác nhau.
- HS đọc yc
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- Cả lớp nhận xét.
- lắng nghe
- HS đọc bài 3.
- Thực hiện cá nhân – mỗi em chọn 1 cụm từ làm đề tài , viết khoảng 5 câu
- HS đọc bài viết.
- Cả lớp nhận xét.
CHÍNH TẢ	-Tiết 13-
NHỚ – VIẾT: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. MỤC TIÊU: 
-Nhớ – viết đúng chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát
-Làm được BT 3b
II. ĐDDH: Bảng phụ, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
Gọi HS lên bảng viết 1 số từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c đã học.
GV nhận xét.
2. Bài mới:
vGiới thiệu bài mới: 
vHoạt động 1: Hdẫn HS nhớ - viết.
GV đọc thuộc lòng một lần 2 khổ thơ.
- Hướng dẫn HS các từ khó viết 
Yc HS đọc thuộc lòng một lần 2 khổ thơ 
Hdẫn cách trình bày và tư thế ngồi viết
Cho HS nhớ và viết bài.
- GV chấm bài chính tả và nhận xét
vHoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
 ... úp khắc hoạ rõ nét hình ảnh nhân vật. Bằng cách tả như vậy, ta sẽ thấy không chỉ ngoại hình của nhân vật mà cả nội tâm, tính tình vì những chi tiết ngoại hình cũng nói lên tính tình, nội tâm nhân vật.
*Bài 2:
- Cho HS làm bài, hoạt động theo nhóm
2 nhóm viết bảng phụ và trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Nhắc lại dàn bài. 
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả người”
 - GV nhận xét tiết học.
- HS đưa kết quả quan sát để GV kiểm tra.
-1HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS trình bày ý kiến của mình trước lớp bài 1a, sau đó là bài 1b, lớp nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi của GV:
+ Đoạn 1 tả mái tóc của người bà qua con mắt nhìn của đứa cháu là 1 cậu bé.
+Câu 1: G.thiệu bà ngồi cạnh cháu, chải đầu.
+Câu 2: Tả khái niệm mái tóc của bà với các đặc điểm: đen, dày, dài kỳ lạ
+Câu 3: Tả độ dài của mái tóc qua cách chải đầu (nâng tóc, ướm trên tay, đưa lược vào mớ tóc dày)
+ Ba chi tiết quan hệ chặt chẽ với nhau, chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.
+Đoạn 2 tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt
+Câu 1, 2 : Tả giọng nói
+Câu 3: Tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười 
+Câu 4: Tả khuôn mặt của bà
+Các đặc điểm đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau không chỉ làm hiện rõ vẻ ngoài của bà mà cả tính tình của bà dịu dàng, nhân hậu, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời, lạc quan.
- HS lắng nghe.
 - HS đọc yêu cầu.
- HS lập dàn ý theo nhóm, sau đó đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm nhận xét.
TOÁN -Tiết 64-
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Biết chia số thập phân cho số tự nhiên.
II. ĐDDH: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT DỘNG DẠY
HOẠT DỘNG HỌC
1. Bài cũ: Luyện tập.
- Gọi HS lên bảng làm bài và nêu quy tắc chia một số thập phân cho 1 số tự nhiên. 
 95,2 : 68 ; 75,2: 32
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
vGiới thiệu bài.
vHướng dẫn luyện tập:
* Bài 1:
- Yc HS nhắc lại quy tắc chia.
- Gọi 4 HS lảm bảng
- GV nhận xét.
* Bài 2: HS khá giỏi làm
* Bài 3:
- Lưu ý : Khi chia mà còn số dư, ta có thể viết thêm số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia 
Hướng dẫn HS thực hiện.
Yc HS Làm VBT, 2 HS làm bảng
- Nhận xét và ghi điểm. 
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học: 
- Củng cố nội dung bài.
- Chuẩn bị: “Chia STP cho 10; 100; 1000,...”
Nhận xét tiết học 
- 2 HS thực hiện
- Lắng nghe
- HS đọc đề.
- HS nhắc lại
- 4 HS lên bảng thực hiện
- HS dưới lớp làm bài vào vở.
Kết quả: a) 9,6; b) 0,86; c) 6,1;d) 5,203
- HS đọc đề
- Theo dõi
- 2 em lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở. 
Kết quả: a) 1,06 ; b) 0,612
ĐỊA LÍ 	-Tiết 13- 
CÔNG NGHIỆP (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp :
+ Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung ở đồng bằng và ven biển. 
+ Công nghiệp khi khai thác khoáng sản phân bố ở những nơI có mỏ,các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển.
+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
* SDNLTK&HQ.
II/ ĐDDH: Bản đồ kinh tế Việt Nam, tranh minh hoạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT DỘNG DẠY
HOẠT DỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước .
- Nhận xét cho điểm 
2. Bài mới:
vGiới thiệu bài.
v Hoạt động 1: Sự phân bố của một số ngành CN
- Gọi HS trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK
- Gọi HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ nơi phân bố của một số ngành công nghiệp .
- Nhận xét bổ xung .
- Nhận xét nêu kết luận: Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển. Phân bố các ngành:
+ Khai thác khoáng sản: Than ở Quảng Ninh; a-pa-tít ở Lào Cai; dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của nước ta.
+ Điện: Nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa – Vũng Tàu,...; thuỷ điện ở Hoà Bình, Y-a-ly, Trị An,..
v Hoạt động 2: Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta.
- Yc HS đọc sgk và quan sát hình 3 xắp xếp các gợi ý ở cột A với cột B cho đúng.
 - Yc HS làm bài tập của mục 4 sgk
- Gọi HS trình bày kết quả , chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta .
- Nhận xét kết luận: Các trung tâm công nghiệp lớn:Thành phố HCM, HN, HP, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa-Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai, Thủ Dầu Một.
* SDNLTK&HQ:Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ, điện,
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học:
- Củng cố nội dung bài học
- Chuẩn bị: “Giao thông vận tải”
- Nhận xét giờ học 
- 2 HS lên bảng trả lời
- HS trả lời các câu hỏi ở mục 3 sgk .
- Một số HS nêu ý kiến .
- Lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân .
- HS làm các bài tập sgk
- Làm bài.
- 1 số HS trình bày .
- Nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2011
THỂ DỤC 	-Tiết 26-
BÀI 26. TRÒ CHƠI: “CHẠY NHANH THEO SỐ”
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài TD phát triển chung.
- Trò chơi Chạy nhanh theo số . YC chơi nhiệt tình, chủ động, an toàn .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: Sân trường - Còi, kẻ sân.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP 
1. Mở đầu:
- Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Khởi động
- HS chạy một vòng trên sân tập 
- Kiểm tra bài cũ: 4HS. Nhận xét
2. Cơ bản:
a) Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân và thăng bằng. 
- Nhắc lại cách tập từng động tác.
- Quan sát, sửa sai cho các tổ.
b) Học động tác nhảy: 5 – 6 lần.
- Nêu tên, làm mẫu động tác: 2 lần.
- Nhận xét, sửa sai cho HS.
c) Ôn 7 động tác TD đã học: 2 – 3 lần.
- Chia tổ cho HS tập luyện.
- Quan sát, nhắc nhở thêm các tổ.
d) Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số” 
- Nêu tên trò chơi, tập họp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi .
- Quan sát, nhận xét, biểu dương.
3. Kết thúc:
- HS vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp
- Thả lỏng: 
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà luyện tập ĐHĐN
- Chia tổ tập luyện.
- Tổ trưởng điều khiển.
- Thực hiện theo sự hướng dẫn cũa GV
- Chia tổ tập luyện
- Chia tổ tập luyện.
- Tổ trưởng điều khiển
- HS chơi theo sự hướng dẫn của GV
TẬP LÀM VĂN 	-Tiết 26-
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II. ĐDDH: bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- GV gọi HS trình bày dàn ý bài văn tả 1 người mà em thường gặp. 
- GV nhận xét, chấm điểm
2. Bài mới: 
vGiới thiệu bài.
vHoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Đề bài : Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong bài trước, hãy viết một đoạn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp .
- GV cho HS nhắc lại cấu tạo của 1 đoạn văn
- Cho HS kiểm tra lại đoạn văn em vừa đọc đã có câu mở đoạn chưa ?
+ Câu mở đoạn đã giới thiệu được người em định tả chưa?
+ Thân đoạn đã xác định được những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó chưa?
+ Đôi mắt của người đó như thế nào?
+ Mái tóc của người đó ra sao?
+ Ngoại hình của người đó như thế nào?
+ Câu kết đoạn đã nêu được tình cảm của em đối với người định tả chưa?
vHoạt động 2: Luyện tập.
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn văn các em viết.
- GV nhận xét, đánh giá những bài văn có ý hay, ý mới (chấm điểm)
-GV đọc cho HS nghe những đoạn văn hay.
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học: 
- Về nhà tập viết lại đoạn văn.
- Chuẩn bị: “Luyện tập làm biên bản.”
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trình bày.
- 2 HS đọc đề bài, 2 HS đọc gợi ý.
- HS đọc lại cấu tạo 
- 2 HS giỏi đọc dàn ý được chuyển thành đoạn văn.
- HS tìm và trả lời.
- HS trả lời theo gợi ý.
* Gợi ý:	
+ Màu sắc, độ dày, độ dài của mái tóc
+ Màu sắc, đường nét, cái nhìn  của đôi mắt
+ Dáng người : thon thả, uyển chuyển...
+ Giọng nói: ồm ồm, trầm trầm, thanh thoát 
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS đọc đoạn văn viết của mình.
- Cả lớp nhận xét bài.
- HS nghe đoạn văn hay.
TOÁN 	-Tiết 65-
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000,...
I. MỤC TIÊU: Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,  và vận dụng để giải bài toán có lời văn.
II. ĐDDH:Giấy khổ to A 4, phấn màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài tập theo tóm tắt:
8 bao gạo: 243,2kg
12 bao gạo: ........kg?
- GV nhận xét, ghi điểm 
2.Bài mới: 
vGiới thiệu bài: 
vHoạt động 1: Hdẫn HS hiểu và nắm được quy tắc chia một STP cho 10, 100, 1000...
 *Ví dụ 1: 42,31 : 10 = ?
- GV hướng dẫn gợi ý, nhận xét, bổ sung.
+ Nếu chuyển dấu phẩy của số 213,8 sang trái 1 chữ số ta được số nào ?
- GV bổ sung.
* Ví dụ 2: 89,13 : 100 =?
+ Nếu chuyển dấu phẩy của số 89,13 sang bên trái hai chữ số, ta được số nào?
+ Từ 2 ví dụ trên, ta rút ra điều gì?
- Cho HS rút ra kết luận SGK
vHoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
 * Bài 1:
 - Cho HS chơi trò chơi “Thi ai tính nhanh”.
 - GV nhận xét, tuyên dương
*	Bài 2a,b:
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- GV cho HS so sánh và nhận xét, bổ sung
- Kết luận: Khi chia 1 số thập phân cho 10, 100, 1000  cũng chính là ta đã nhân số đó với 0,1; 0,01; 0,001 
* Bài 2c,d: HS khá giỏi làm
 *	Bài 3:
- Hướng dẫn HS cách làm
- Yc HS làm VBT,1 HS làm bảng
- GV chốt lại và ghi điểm
3.Củng cố, dặn dò và nhận xét tiết học:
- Củng cố nội dung bài.
- Chuẩn bị: “Chia số tự nhiên cho STN, thương tìm được là một STP”
- Nhận xét tiết học 
- 1 HS chữa bài.
- HS đọc đề.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp làm vào bảng con.
- HS thực hiện làm miệng.
- Cả lớp làm vào BC rồi nhận xét.
- HS trả lời.
- HS đọc kết luận trong SGK.
- HS đọc yêu cầu BT
- HS chơi tính nhanh.
- HS làm theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày
- HS đọc yêu cầu BT
- HS làm theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét.
-2 em HS đọc đề.
- Theo dõi
-1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
Bài giải
 Số gạo đã lấy đi là :
 537,25 : 10 = 53,725 ( tấn)
 Số gạo còn lại trong kho là:
 537,25 - 53,725 = 483,525 (tấn)
 Đáp số: 483,525 (tấn)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc