Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 3 năm 2009

Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 3 năm 2009

Đạo đức

GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (TIẾT 1)

I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu

 - Thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

 - Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

 - HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.

II. Tài liệu và phương tiện

 - Vở bài tập Đạo đức 1

 - Bút chì, sáp màu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 34 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 3 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
 Thứ 2 ngày 7 tháng 9 năm 2009
Buổi sáng
Đạo đức
Gọn gàng, sạch sẽ (tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu
 - Thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
 - ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
 - HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
II. Tài liệu và phương tiện 
 - Vở bài tập Đạo đức 1
 - Bút chì, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ(5’) 
? Trẻ em có những quyền gì?
? Em có vui khi đã là HS lớp Một không? Em có thích trường lớp mới không?
2.Bài mới: 
* Giới thiệu bài(1’)
HĐ1(15’) Tìm hiểu những biểu hiện của gọn gàng, sạch sẽ.
- GV HD HS làm việc .
- Khen những HS có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ và những HS có nhận xét chính xác về bạn.
Bài tập 1: 
? Em hãy nêu những bạn Nam nào có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- GV cho HS giải thích tại sao em cho là bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ hoặc chưa gọn gàng, sạch sẽ và nên sửa như thế nào sẽ trở thành gọn gàng, sạch sẽ.
HĐ2: (10’)Chọn quần áo thích hợp.
Bài tập2: GV nêu yêu cầu: Chọn một bộ quần áo đi học phù hợp với bạn nam và một bộ phù hợp với bạn nữ trong tranh.
KL: Quần áo đi học cần phẳng phiu, lành lặn, gọn gàng, sạch sẽ. Không mặc quần áo rách, nhàu nát, tuột chỉ, đứt khuy, bẩn hôi đến lớp.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Khen những HS gọn gàng, sạch sẽ, nhắc nhở những bạn khác học tập.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS tự nêu.
- HS lắng nghe.
- HS nêu tên bạn có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ
( những bạn được kể tên đứng lên trước lớp.)
- HS khác nhận xét về đầu tóc, quần áo của các bạn .
- Quan sát bài tập 1(VBT) và làm bài cá nhân. Tô màu vào bạn gọn gàng...
- HS trình bày trước lớp.
- HS nêu cách sửa : Bẩn thì về nhà giặt, rách thì nhờ mẹ khâu...
- HS thảo luận nhóm bàn và chọn quần áo.
- HS trình bày và nêu lí do có sự lựa chọn đó.
- Lắng nghe cô dặn dò, về học bài.
Học vần
Bài 8: l , h
 I. Mục tiêu . Giúp HS Sau bài học có thể :
 - Đọc và viết được : l, h, lê, hè; từ ngữ và câu ứng dụng. 
 - Viết được : l, h, lê, hè; từ ngữ và câu ứng dụng( Viết được 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết1, Tập một). 
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : le le
 - HS khá, giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một từ ngữ thông dụng qua tranh minh họa ở trong SGK viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bộ đồ dùng học vần 
 - Tranh minh hoạ các từ khoá , câu ứng dụng , phần luyện nói " le le " . 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
 1. Bài cũ . (5’)
 - GV đọc ê, v, bê, ve.
 - GV nhận xét, ghi điểm .
 2. Bài mới . 
 HĐ1 (2’) Giới thiệu bài, ghi bảng.
 - GV dùng tranh trong SGK để giới thiệu bài 
 - GV ghi bảng: l - h .
 HĐ2 (26’) Dạy chữ ghi âm .
 * Học âm l.
 B1: Nhận diện chữ .
 - GV viết bảng chữ l và nói : Chữ l gồm 2 nét ( Nét móc ngược và nét khuyết trên ) 
 - So sánh âm l và âm b? 
- GV cài bảng chữ l
 GV nhận xét , chỉnh sửa .
 B2:. Phát âm và đánh vần tiếng .
- GV phát âm mẫu l
- GV nhận xét , chỉnh sửa 
- Có âm l, muốn có tiếng lê ta phải thêm âm gì ? 
- GV cài bảng tiếng lê- y/c hs phân tích tiếng.
- Tiếng lê được tạo nên bởi mấy âm? Âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? 
- GV đánh vần mẫu : lờ- ê- lê .
Hướng dẫn HS đọc kết hợp. 
 l
 lờ- ê- lê
 lê
- GV nhận xét , chỉnh sửa .
. * Học âm h (quy trình tương tự trên).
-B1.Nhận diện chữ.
- GV viết chữ h và nói 
 ( Chữ h gồm hai nét , nét khuyết trên và nét móc hai đầu ) 
- So sánh h với l .
B2.Phát âm và đánh vần.
- GV phát âm mẫu h.
- GV đánh vần mẫu tiếng hè .
- GV nhận xét , chỉnh sửa 
 B3: Hướng dẫn viết
 - GV viết mẫu : l, lê ,h,hè.
( Vừa viết , vừa hướng dẫn quy trình viết ) 
- GV nhận xét sửa sai.
 B4: Đọc tiếng ứng dụng .
- GV ghi tiếng ứng dụng lên bảng 
- GV giải nghĩa một số tiếng .
- Tìm tiếng có âm mới học.
- HD đọc các từ.
- GV nhận xét, chỉnh sửa 
 Tiết 2
HĐ1: Luyện đọc (10’)
- GV chỉ bảng và yêu cầu hs đọc nội dung bài ở tiết 1.
- Đọc câu ứng dụng 
- GV treo tranh minh hoạ .
- Tranh vẽ gì ?
- Tiếng ve kêu thế nào ? 
- GV đọc mẫu câu ứng dụng .
HĐ2: Luyện viết . (12’)
 - GV yêu cầu hs mở vở tập viết 
 - GV đọc từng dòng và viết vào vở.
 - GV chấm bài, nhận xét.
 HĐ3: Luyện nói (10’)
- Chủ đề luyện nói hôm nay là gì ? 
- GV treo tranh và gợi ý HS luyện nói.
- Những con vật trong tranh đang làm gì ? ở đâu ? 
- Chúng trông giống con gì ? 
- GV: Trong tranh là con le le. Con le le hình dáng giống con vịt nhưng nhỏ hơn, mỏ 
nhọn hơn.
 Nó chỉ có ở một số vùng ở nước ta , chủ yếu sống dưới nước. 
- Em đã được nhìn thấy con le le chưa? 
? Em có biết bài hát nào nói đến le le không? 
- Hướng dẫn HS luyện nói cả bài.
3. Củng cố , dặn dò . (3’)
 - GV chỉ bảng và yêu cầu hs đọc 
 - Về nhà luyện đọc lại bài.
- HS viết vào bảng con 
- HS nhận xét .
- HS theo dõi 
- HS đọc đồng thanh : l - h
- HS theo dõi 
- Âm l giống âm b nhất 
- Giống nhau: Đều cố nét khuyết trên 
- Khác nhau : Âm b có thêm nét thắt
- HS cài bảng âm l . 
- HS theo dõi sửa sai
- HS phát âm : cá nhân, nhóm, cả lớp
- HS: Ta phải thêm âm ê vào sau âm l.
- HS cài bảng tiếng: lê 
- HS : 2 âm và có âm l đứng trước, âm ê đứng sau .
- HS theo dõi gv đánh vần 
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp .
- HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp 
- HS theo dõi 
 + Giống nhau : Cùng có nét khuyết trên 
 + Khác nhau : h có nét móc hai đầu .
- HS đọc âm h.
- HS đánh vần tiếng hè 
- HS theo dõi gv hướng dẫn .
- HS dùng ngón trỏ tô vào không trung 
 + HS viết vào bảng con :l, lê, h, hè . 
- 1HS đánh vần hoặc đọc trơn 
- HS theo dõi.
- HS tìm, gạch chân tiếng có âm mới.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp 
- HS nhận xét 
- HS đọc bài: cá nhân, nhóm , cả lớp 
 - HS quan sát tranh 
 - Các bạn nhỏ đang bắt ve để chơi 
 - Ve ve ve. 
- HS theo dõi 
- HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp .
- HS mở vở tập viết - đọc 
- HS viết vào vở .
- HS: le le 
- HS quan sát tranh .
+ HS: Bơi ở ao, hồ, sông, đầm ...
+HS: con vịt , con ngan , con vịt xiêm .
 + HS trả lời 
- 2 em nói lại cả bài. 
- Lớp đọc đồng thanh
- Lắng nghe cô dặn dò về học bài.
Buổi chiều
Tiếng viêt+
làm bài tập (Bài 8) : l - h
 I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Đọc, viết được l , h , hè, lề, lè
 - Làm được bài tập nối phù hợp với tranh.
 - Điền được l hay h vào chỗ chấm.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Vở bài tập tiếng việt. 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS viết : vẽ bê.
- Nhận xét.
B.Dạy học bài mới:
1 . Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2 .Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối
- Củng cố cách nối tiếng có âm l , h với tranh.
- Yêu cầu HS đọc lề, hè, hề.
Nhận xét.
Bài 2: Điền l hay h?
- Giúp HS điền đúng được các tiếng có âm,h.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh, chọn chữ để điền đúng.
- YC HS đọc các tiếng vừa điền 
- Nhận xét.
Bài 3: Viết : lề, hẹ.
GV: Quan sát giúp HS viết, chú ý HS yếu.
Chấm một số bài- nhận xét. 
3 .Củng cố – dặn dò:
- Tìm tiếng có âm l, h.
- Nhận xét chung tiết học , dặn dò.
HS: Vết bảng con.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- HS: Làm bài- chữa bài.
- Đọc tiếng: lề, hè, hề.
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài tập.
 - Làm bài- chữa bài.
- HS đọc các tiếng vừa điền:lê, hé hẹ.
- Đọc lề, hẹ.
- HS: Viết lề, hẹ.
-Thi tìm các tiếng có chứa âm l , h .
- Luyện đọc , viết ở nhà.
Luyện viết+:
E ,B , L , H , Ê , V
I Mục tiêu : Giúp HS :
 - Viết đúng các con chữ : e , b , l , h , ê , v theo mẫu chữ quy định. 
 - Luyện kĩ năng viết đẹp , trình bày sạch sẽ. 
II Đồ dùng day học 
 - Bảng phụ ghi chữ mẫu
III Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A.Bài cũ 
- YC HS viết bảng con : e , b , bé.
- Nhận xét 
B- Bài mới 
1 . GTB : Trực tiếp 
2 . HD HS QS nhận xét 
- GV treo bảng phụ ghi chữ mẫu , YC HS đọc .
- YC HS nêu cấu tạo các chữ . 
? Những con chữ nào cao 5 li? 
? Những con chữ nào cao 2 li ?
3 . HD HS viết bảng con 
- GV viết mẫu .
- HD quy trình viết, viết mẫu.
+ chữ b: Gồm 1 nét khuyết trên nối liền với nét thắt. 
+Chữ e cao 2 li . Điểm đặt bút ở nửa dòng kẻ li thứ nhất viết nét thắt , dừng bút ở dưới đường kẻ ngang thứ 2.
+ Các con chữ khác GV tiến hành tương tự như con chữ b)
-GV nhận xét sửa sai.
 - YC HS viết bảng con . 
4 – HD HS viết bài 
- GV QS giúp HS viết bài nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, cách cầm bút, cách đặt vở., chú ý HS viết xấu, chậm. 
- GV chấm một số bài nhận xét. 
5 . Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết đẹp. 
- Dặn dò : Về nhà luyện viết lại bài .
- HS viết bảng con .
- Nhận xét .
- HS đọc các chữ ghi trong bảng phụ. 
- HS nêu theo y/c của GV.
- HS quan sát và trả lời :chữ l, h, b.
- Chữ e, ê, v.
- HS theo dõi .
- HS theo dõi .
- HS nêu cấu tạo các con chữ .
- HS viết bảng con lần lượt các chữ e,b, l, h, ê, v. 
- HS viết bài vào vở ô li .
- HS luyện viết bài ở nhà. 
Thứ 3 ngày 8 tháng 9 năm 2009
Buổi sáng
Học vần
Bài 9 : o , c
I . Mục đích, yêu cầu: Giúp HS
 - Đọc được: o, c, bò, cỏ; từ ngữ và câu ứng dụng. 
 - Viết được: o, c, bò, cỏ ; từ ngữ ứng dụng (Viết được 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết1, Tập một). 
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Vó bè
 - HS khá, giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một từ ngữ thông dụng qua tranh minh họa ở trong SGK viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết.
II.Đồ dùng dạy - học:
 - Bộ chữ thực hành, biểu diễn.
 -Tranh minh hoạ (SGK)
III.Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
1. Bài cũ( 5’) HS đọc và viết: l, h, lê, hè.
 - Đọc câu ứng dụng : ve ve ve, hè về.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài(2’)
Hoạt động 1(26’): Dạy chữ ghi âm
* Dạy chữ ghi âm o:
B1. Nhận diện chữ:
- GV tô lại chữ o trên bảng và nói: Chữ o gồm 1 nét cong kín.
? Chữ o trông giống vật gì?
-GV cài bảng o
B2. Phát âm và đánh vần
 - GV phát âm mẫu : o 
? Đã có âm o, muốn có tiếng bò ta phải thêm âm gì và thanh gì? Dấu huyền đặt ở đâu?
- GV cài bảng tiếng: bò
- Nêu cấu tạo tiếng bò 
- Hướng dẫn đánh vần: b- o- bo- huyền- bò. 
- Đọc trơ ... h vuông.
- HS đọc 4 > 3
- HS làm bài và 3 HS lên chữa bài.
- Nhận xét.
- Đọc lại BT3.
- HS: Làm bài - đổi vở kiểm tra bài của bạn , nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- HS: Làm bài- chữa bài: cá nhân.
- Nhận xét.
- Cả lớp đọc dấu >.
- Ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 11 tháng 9 năm 2009
Học vần
Bài 12: i, a
 I. Mục tiêu: Sau bài học hs có thể :
 - Đọc được : i , a, bi, cá; từ ngữ và câu ứng dụng. 
 - Viết được : i , a, bi, cá ; từ ngữ ứng dụng( Viết được 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết1, Tập một). 
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : lá cờ
 - HS khá, giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một từ ngữ thông dụng qua tranh minh họa ở trong SGK viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết. 
 II. Đồ dùng dạy học 
 - Bộ đồ dùng học vần 
 - Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng , phần luyện nói : lá cờ 
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
 1. Bài cũ . (5’)
 - GV đọc : lò cò , vơ cỏ 
 - GV nhận xét, ghi điểm .
 2. Bài mới . 
 HĐ1. (1’)Giới thiệu bài , ghi bảng .
- GV dùng tranh để giới thiệu bài 
- GV ghi bảng : i - a .
 HĐ2 . Dạy chữ ghi âm . (28’)
 * Học âm i.
 B1. Nhận diện chữ .
 - GV viết bảng chữ i và nói : Chữ i gồm nét xiên phải và nét móc ngược , phía trên có dấu chấm .
 - GV cài bảng i
 B2. Phát âm và đánh vần tiếng .
- GV phát âm mẫu i.
- GV nhận xét , chỉnh sửa 
? Có âm i , muốn có tiếng bi ta phải thêm âm và dấu thanh gì ? 
- GV cài bảng bảng bi - phân tích tiếng .
- Tiếng bi được tạo nên bởi mấy âm ? Âm nào đứng trước, âm nào đứng sau ? 
 - GV đánh vần mẫu tiếng bi. 
- GV treo tranh1
- GV nhận xét và rút ra tiếng khoá: "bi"
- GV yêu cầu hs đánh vần và đọc trơn kết hợp : i
 bờ - i - bi 
 bi 
 * Học âm a ( Tiến hành tương tự âm i)
 - GV viết chữ a và giới thiệu chữ a in a viết.
- So sánh a với i ?
- GV phát âm mẫu a
- GV đánh vần mẫu tiếng cá.
- GV treo tranh 2 và rút ra tiếng khoá cá 
- Cho hs đánh vần và đọc trơn kết hợp 
 B3. Hướng dẫn viết .
- GV viết mẫu : i , bi ,a, cá ( Vừa viết , vừa hướng dẫn quy trình viết ) 
 - GV nhận xét , chỉnh sửa 
 B4. Đọc tiếng ứng dụng .
 - GV ghi tiếng ứng dụng lên bảng 
- GV nhận xét , chỉnh sửa 
Tiết 2
HĐ1: Luyện đọc (15’)
 - GV chỉ bảng và yêu cầu hs đọc nội dung bài ở tiết 1
 - Đọc câu ứng dụng 
 + GV treo tranh minh hoạ 
 + Trong tranh vẽ gì ?
 + GV nhận xét và rút ra câu ứng dụng
 bé hà có vở ô li - đọc mẫu 
HĐ2:Luyện viết . (10’)
 - GV yêu cầu hs mở vở tập viết 
 - GV đọc từng dòng và hướng dẫn học sinh viết vào vở .
- GV theo dõi , uốn nắn.
- GV chấm bài , nhận xét .
HĐ3: Luyện nói (10’)
 - GV yêu cầu hs đọc chủ đề luyện nói 
 - GV treo tranh 
 + Trong tranh vẽ gì ?
 + Đó là những lá cờ gì ? 
 + Cờ Tổ quốc có màu gì ? ở giữa lá cờ có hình gì ? Màu gì ? 
 + Ngoài cờ tổ quốc ( cờ đỏ sao vàng) em còn biết loại cờ nào nữa ? 
 + Lá cờ đội có màu gì? ở giữa lá cờ đội có hình gì ?
 + Lá cờ Hội có màu gì ? Cờ hội thường xuất hiện trong những dịp nào ?
 - HD luyện nói cả bài.
3. Củng cố, dặn dò(5’)
 -GV chỉ bảng.
 - Nhận xét tiết học. 
- HS viết vào bảng con 
- HS theo dõi 
- HS đọc đồng thanh : i- a 
- HS theo dõi 
- HS cài bảng i
- HS theo dõi gv phát âm 
- HS phát âm: cá nhân, nhóm, cả lớp
- HS: Có âm i , muốn có tiếng bi ta phải thêm âm b vào trước âm i.
- HS cài bảng tiếng : bi
- HS nêu.
- HS : 2 âm và có âm b đứng trước, âm i đứng sau 
- HS theo dõi gv đánh vần 
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp .
- HS q/s và nhận xét 
+ HS đọc trơn " bi "
- HS đánh vần và đọc trơn kết hợp 
- HS theo dõi 
- Giống nhau : Đều có nét móc ngược 
 -Khác nhau : a có nét cong hở phải 
- HS đọc âm a
- HS đánh vần, đọc trơn tiếng cá 
- HS đánh vần và đọc trơn kết hợp
- HS theo dõi gv hướng dẫn .
 + HS viết vào bảng con : i, bi, a, cá 
- HS đọc tiếng ứng dụng : 3 em 
- HS nhận xét 
- HS đọc bài: cá nhân, nhóm , cả lớp 
-HS gạch chân tiếng có chứa i, a vừa học.
-HS đọc lại bài ở tiết 1.
-HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
+ HS: Vẽ các bạn đang đọc sách. 
+ HS theo dõi.
+ HS đọc câu: cá nhân, nhóm , cả lớp .
- HS: Lá cờ 
- HS quan sát tranh 
+ HS: Vẽ 3 lá cờ 
+ HS: Cờ Tổ quốc , cờ Đội , cờ Hội
+ HS: Cờ tổ quốc có màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 
+ HS: Cờ Đội , cờ Hội...
+ HS: Lá cờ đội có màu đỏ , ở giữa có hình búp măng 
+ HS Lá cờ Hội có màu đỏ và thường xuất hiện vào các ngày lễ hội 
- 2 em nói lại cả bài.
-Lớp đồng thanh.
- Lắng nghe cô dặn dò, về học bài.
Toán
Tiết 12 : Luyện tập
 I. Mục tiêu .
 - Biết sử dụng sử dụng các dấu và các từ bé hơn, lớn hơn khi so sánh hai số 
 - Bước đầu biết diễn dạt sự so sánh theo hai quan hệ bé hơn và lớn hơn. 
 II. Hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:(2’) KT vở bài tập ở nhà của hs 
2. Bài mới . (1’) GT bài, ghi bảng
 HĐ1 . Thực hành (27’)
 * GV giao bài tập cho hs 
- Hướng dẫn kĩ cho HS làm bài tập 4.
 - GV theo dõi và giúp đỡ thêm cho hs còn lúng túng trong khi làm bài 
 * GV chấm bài , nhận xét. 
 - GV hướng dẫn chữa bài. 
Bài 1 . 
 - GV nhận xét và củng cố về so sánh giữa hai số 
Bài2. Viết ( Theo mẫu ) 
 - GV gọi hs lên bảng 
 - GV củng cố về so sánh số lượng 
các đồ vật 
 Bài3. Nối ô trống với số thích hợp .
 - GV yêu cầu hs nối tiếp nhau lên nối 
- GV nhận xét . Chỉnh sửa 
 HĐ2: Củng cố, dặn dò (3’)
 - Nhận xét tiết học 
 - Về nhà làm lại bài tập vào vở ở nhà
- HS giở vở SGK.
- HS nhận và nêu yêu cầu từng bài.
- Làm bài tập .
- HS lên bảng chữa bài, HS khác nhận xét và so sánh kết quả.
3 2 1 < 3 2 < 4
4 > 3 2 1 4 > 2 
- Một số HS nhìn bảng, đọc lại.
- 2 HS lên bảng làm bài. 
 5 > 3 3 < 5
 5 > 4 4 < 5 
 3 3 
- Một số HS nhìn bảng - đọc lại .
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS nối tiếp nhau lên làm bài 
- HS khác nhận xét
- Lắng nghe cô dặn dò, về học bài. 
Sinh hoạt lớp.
Mục tiêu: -GV nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm trong tuần 3. - Nêu phương hướng hoạt động tuần 4
Các hoạt động dạy và học. - HĐ1: Đánh giá kết quả hoạt động tuần 3.
 GV nhận xét đánh giá kết quả học tập cũng như mọi nề nếp hs thực hiện trong tuần.
 - Nêu những ưu điểm và nhược điểm của từng HS.
 - HS bầu chọn những bạn ngoan chăm học.
 GV cùng cả lớp tuyên dương.
 - GV nhắc nhở 1 số em chưa chăm học, chưa ngoan trong lớp.
 * GV nhận xét chung cả lớp.
 HĐ2:Phương hướng hoạt động tuần 4.
 - Tiếp tục duy trì tốt mọi nề nếp đã có.
 - Thực hiện tốt nề nếp nói lời hay, làm việc tốt.
 - Học bài và làm bài đầy đủ.
 - Có đầy đủ đồ dùng học tập.
- Đi học đầy đủ và đúng giờ.
Buổi chiều
Toán+
Luyện tập
 I. Mục tiêu .
 - Biết sử dụng sử dụng các dấu và các từ bé hơn, lớn hơn khi so sánh hai số 
 - Bước đầu biết diễn dạt sự so sánh theo hai quan hệ bé hơn và lớn hơn. 
 II. Hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:(2’) KT vở bài tập ở nhà của hs 
2. Bài mới . (1’) GT bài, ghi bảng
 HĐ1 . Thực hành (27’)
 * GV giao bài tập cho hs 
 - Hướng dẫn kĩ cho HS làm bài tập4.
 - GV theo dõi và giúp đỡ thêm cho hs còn lúng túng trong khi làm bài 
 * GV chấm bài , nhận xét. 
 - GV hướng dẫn chữa bài. 
Bài 1 . 
 - GV nhận xét và củng cố về so sánh giữa hai số 
Bài2. Viết ( Theo mẫu ) 
- GV gọi hs lên bảng 
 - GV củng cố về so sánh số lượng 
các đồ vật 
 Bài3. Nối ô trống với số thích hợp .
 - GV yêu cầu hs nối tiếp nhau lên nối 
- GV nhận xét . Chỉnh sửa 
 HĐ2: Củng cố dặn dò (3’)
 - Nhận xét tiết học 
 - Về nhà làm lại bài tập vào vở ở nhà
- HS giở vở bài tập trang 14.
- HS nhận và đọc yêu cầu từng bài.
- Làm bài tập .
- HS lên bảng chữa bài, HS khác nhận xét và so sánh kết quả.
3 2 1 < 3 2 < 4
4 > 3 2 1 4 > 2 
- Một số HS nhìn bảng, đọc lại.
- 2 HS lên bảng làm bài. 
 5 > 3 3 < 5
 5 > 4 4 < 5 
 3 3 
- Một số HS nhìn bảng đọc lại .
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS nối tiếp nhau lên làm bài 
- HS khác nhận xét
- Lắng nghe cô dặn dò, về học bài. 
Tiếng viêt+ 
làm bài tập (trang 13 )
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Đọc, viết được i, a, bí, cà, cá, bi ve, ba lô.
- Nối đợc các tiếng với tranh phù hợp.
- điền đúng chữ i, a vào các từ dới tranh.
II.Đồ dùng dạy học:
 Vở bài tập tiếng việt, bảng phụ ghi bài tập 1, 2.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS viết: bi ve.
Nhận xét.
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối
Yêu cầu HS quan sát tranh, nối các tiếng phù hợp với tranh.
Nhận xét.
Bài 2: Điền chữ i hay a .
Hớng dẫn HS quan sát tranh điền chữ.
ca, lá, bi.
Nhận xét.
Bài 3: Viết : bi ve, ba lô.
GV: Quan sát giúp HS viết, chú ý HS yếu.
Chấm một số bài- nhận xét. 
IV.Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà xem trước bài12.
HS: Vết bảng con.
1 em đọc SGK.
Nêu yêu cầu bài tập.
HS: Làm bài- chữa bài.
Nhận xét.
Nêu yêu cầu bài tập.
HS: Làm bài- chữa bài.
Nhận xét.
HS: Đọc các tiếng đã điền.
HS: Viết bi ve, ba lô.
Tiếng việt+
Luyện kể chuyện: hổ
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Nghe kể chuyện, hiểu nhớ được nội dung câu chuyện:Hổ
 - Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện.
 - Giáo dục: Ham thích nghe, kể chuyện.
II.Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ chuyện kể: Hổ
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Dạy học bài mới: 22’
a. Giới thiệu bài: ( Trực tiếp).
b.Giới thiệu câu chuyện: Hổ
- Kể lần 1: để HS nhớ chuyện.
- Kể lần 2: kèm theo tranh.
Tranh 1: Hổ xin mèo truyền cho võ nghệ mèo nhận lời.
Tranh 2: Hàng ngày hổ đến lớp tập chuyên cần.
Tranh 3: Một lần hổ phục sẵn khi thấy mèo đi qua nó liền nhảy ra vồ mèo rồi đuổi theo định ăn thịt.
Tranh 4: Nhân lúc hổ sơ ý mèo nhảy tót lên cây cao. Hổ đứng dưới bực tức.
c. Thi kể theo tranh. 7’
Nhận xét, bổ sung, tuyên dương nhóm kể hay.
ý nghĩa câu chuyện: Hổ là con vật vô ơn đáng khinh bỉ.
2 .Củng cố – dặn dò: 5’
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
HS: Theo dõi.
- Các nhóm thảo luận, cử đại diện thi kể.
- Nhận xét.
- Luyện kể chuyện ở nhà cho mọi người cùng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 3(3).doc