Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần học 4

Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần học 4

TOÁN

 Tiết 13: BẰNG NHAU , DẤU =

I. Mục tiêu : Giúp học sinh :

 - Nhận biết được sự bằng nhau về số lượng; mỗi số bằng chính số nó ( 3=3, 4=4) Biết sử dụng từ bằng nhau, dấu = để so sánh các số.

* Bài 4 học sinh khá giỏi làm

 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.

II. Đồ dùng dạy và học :

 GV: + Các mô hình, đồ vật phù hợp với tranh vẽ của bài học

 HS: + Học sinh bộ thực hành, sgk,.

 

doc 6 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần học 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
TOÁN
 Tiết 13 : BẰNG NHAU , DẤU =
I. Mục tiêu : Giúp học sinh : 
 - Nhận biết được sự bằng nhau về số lượng ; mỗi số bằng chính số nó ( 3=3, 4=4) Biết sử dụng từ bằng nhau, dấu = để so sánh các số.
* Bài 4 học sinh khá giỏi làm
 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy và học :
 GV : + Các mô hình, đồ vật phù hợp với tranh vẽ của bài học 
 HS : + Học sinh bộ thực hành, sgk,... 
III. Hoạt động dạy và học :
1.Ổn định :
2.Kiểm tra :
+ Tiết trước em học bài gì ?
+ 3 học sinh lên bảng làm bài tập : 1  3 4 5 2  4
 Điền dấu , = 3  1 5  4 4  2 
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Giới thiệu bài:
B. Phát triển bài:
* Giới thiệu khái niệm bằng nhau qua các tranh ở SGK và nêu câu hỏi
- Giới thiệu cách viết 3 = 3 
-Giáo viên cũng lần lượt tiến hành như trên để giới thiệu với học sinh 4 = 4 
* Học sinh tập viết dấu =
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con dấu = và phép tính 3= 3 , 4= 4 . -Giáo viên gắn trên bìa cài 3= 3 , 4= 4 .
-Cho học sinh nhận xét 2 số đứng 2 bên dấu = 
-Vậy 2 số giống nhau so với nhau thì thế nào ?
C. Thực hành 
Bài 1 : viết dấu = 
Bài 2 : viết phép tính phù hợp với hình 
 - Cho học sinh làm miệng 
 - GV giới thiệu hướng dẫn thêm rồi cho làm vào SGK 
 Bài 3 : Điền dấu , = vào chỗ chấm 
-Giáo viên hướng dẫn mẫu 
Bài 4 : Nhình tranh viết phép tính ( HS khá giỏi làm)
-Giáo viên hướng dẫn học sinh khá giỏi làm và chữa bài 
BẰNG NHAU , DẤU =
-Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Học sinh lặp lại 3 = 3 
-HS viết bảng con 3 = 3 , 4 = 4 
- HS gắn bảng cài theo yêu cầu của giáo viên 
- Hai số giống nhau 
- Hai số giống nhau thì bằng nhau 
-Học sinh viết vào SGK
-HS quan sát hình ở SGK và nêu kết quả miệng
- HS làm vào SGK 
-1 em chữa bài chung .
-HS khá giỏi tự làm bài và chữa bài 
-2 học sinh làm trên bảng
 4.Củng cố - dặn dò : 
-Dặn học sinh về học bài và chuẩn bị bài luyện tập 
- Nhận xét tiết học.- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
TOÁN
 Tiết 13: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
 + Giúp học sinh : - Củng cố về khái niệm ban đầu về bằng nhau 
 - Biết sử dụng các từ : bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và cá dấu = để so sánh các số trong phạm vi 5.
 - Giáo dục tính cẩn thận chính xác.
II. Đồ dùng dạy và học :
 GV: + Bảng thực hành toán 
 + Vẽ sẵn bài tập 3 trên bảng phụ 
 HS: SGK, viết,
III. Hoạt động dạy và học :
1.Ổn định :
 2.Kiểm tra :
Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Giới thiệu bài:
B. Thực hành 
Bài 1 : 
-Giáo viên hướng dẫn làm bài 
- Cho học sinh làm vào SGK 
-Giáo viên nhận xét , quan sát học sinh 
Bài 2 : Viết phép tính phù hợp với tranh vẽ 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu 
-Cho học sinh làm bài 
-Cho học sinh nhận xét các phép tính của bài tập 
Bài 3 : Nối ( theo mẫu ) làm cho bằng nhau 
-Giáo viên giải thích thêm cách làm 
-Cho học sinh tự làm bài 
-Giáo viên chữa bài 
-Nhận xét bài làm của học sinh 
 LUYỆN TẬP
-Học sinh tự làm bài trong SGK
-3 làm bảng
–Học sinh quan sát tranh .
- Học sinh tự làm bài vào SGK
- em làm bảng
- 2 số giống nhau thì bằng nhau 
- 3 = 3. 5 = 5 
- Học sinh tự làm bài 
-1 em lên bảng chữa bài 
 4.Củng cố dặn dò : 
- Hôm nay em học bài gì ? 
-Dặn học sinh về ôn lại bài . Xem trước bài luyện tập chung 
- Nhận xét tiết học.- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
TOÁN
 Tiết 15: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu : 
 + Giúp học sinh : - Củng cố khái niệm ban đầu về : “ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau” .
 - Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5 
 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy và học :
 GV: + Bô thực hành toán – Chuẩn bị bài tập 2, 3 / t17 Vở BT trên bảng phụ
 HS: + Học sinh có bộ thực hành . 
 III. Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định :
2.Kiểm tra :
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Củng cố khái niệm ,=
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào bảng con các số bằng nhau, các số lớn hơn hoặc bé hơn ( Mỗi em viết 3 bài có đủ 3 dấu , = đã học )
-Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh và giới thiệu ghi đầu bài 
Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài 1 : Làm cho bằng nhau bằng hai cách vẽ thêm hoặc bỏ bớt 
a) Vẽ thêm 1 hoa vào hình bên phải để số hoa 2 hình bằng nhau 
b) Gạch bớt 1 con kiến ở nhóm hình bên trái để số kiến ở 2 nhóm bằng nhau 
c) Học sinh tự làm bài trong SGK
- Giáo viên cho sửa bài chung cho cả lớp 
Bài 2 : Nối £ với số thích hợp 
-Giáo viên treo bảng phụ
- Giáo viên hướng dẫn mẫu trên bảng lớp .
Bài 3 : Nối £ với số thích hợp 
-Giáo viên Hướng dẫn trên bảng lớp 
(Giống bài tập số 2 )
-Học sinh viết vào bảng con các phép tính đúng theo suy nghĩ của mình .
Ví dụ : 5 = 5 , 3 3 
-Học sinh mở SGK quan sát tranh 
–Học sinh tự làm bài vào SGK
- Lần lượt một số em lên làm từng ý
-Học sinh tự làm bài và chữa bài 
- HS tự làm bài vào SGK
- 3 em làm bảng lớp.
 4.Củng cố dặn dò : 
- Em vừa học bài gì ? 
- Nhận xét tiết học.- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài ngày hôm sau 
TOÁN
 Tiết 16: SỐ 6
.I.Mục tiêu : 
 + Giúp học sinh : - Có khái niệm ban đầu về số 6 .
 - Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6; đọc; đếm được từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6, biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
* HS khá giỏi làm bài 4
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy và học :
 GV: + Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại 
 + Các chữ số rời 1,2,3,4,5,6 
 HS: SGK, viết,
III. Hoạt động dạy và học :
1.Ổn định :
2.Kiểm tra : Kiểm tra ĐDHT
3.Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Giới thiệu:
B. Phát triển bài:
* Giới thiệu số 6
-GV HD HS xem tranh hỏi :
 + Có 5 em đang chơi, 1 em khác đang đi tới . Vậy tất cả có mấy em ?
 + 5 thêm 1 là mấy ?
- Yêu cầu học sinh lấy 5 hình tròn rồi lấy thêm 1 hình tròn 
-Cho học sinh nhìn tranh trong SGK lặp lại 
- Các nhóm đều có số lượng là mấy ?
- Giáo viên giới thiệu chữ số 6 in, chữ số 6 viết . Giáo viên viết lên bảng 
-Số 6 đứng liền sau số mấy ? 
-Cho học sinh đếm xuôi, ngược 
Hoạt động 2 : Viết số 
-Giáo viên hướng dẫn viết trên bảng lớp
-Giáo viên uốn nắn sửa sai cho học sinh yếu 
Hoạt động 3: Thực hành 
- Bài 1 : viết số 6 
- Bài 2 : Cấu tạo số 6 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu trong SGK
-Giáo viên cho học sinh đọc lại cấu tạo số 6 
- Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống
- Cho học sinh quan sát tranh , hướng dẫn mẫu 1 bài 
-Cho học sinh làm bài 
- Bài 4 : Điền dấu : , = vào ô trống 
-GV HD mẫu, yêu cầu HS khá giỏi làm bài 
-Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
 SỐ 6
-HS quan sát tranh trả lời câu hỏi 
-5 em đang chơi thêm 1 em nữa là 6 em 
- 5 thêm 1 là 6 . HS lặp lại lần lượt 
–HS nói : 5 hình tròn thêm 1 hình tròn là 6 hình tròn. 
-Học sinh nêu : 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 6 chấm tròn. 5 con tính thêm 1 con tính là 6 con tính 
-  có số lượng là 6 
- Học sinh nhận xét so sánh 2 chữ số 6 
-  6 liền sau số 5 
- Học sinh đếm 1, 2, 3 ,4, ,5 ,6 .
 6, 5, 4, 3 ,2, 1 .
- Học sinh quan sát theo dõi 
- Học sinh viết vào bảng con 
-Học sinh viết số 6 vào SGK
- HS tự làm bài 
- 2 em làm bảngû lớp .
- Học sinh lắng nghe nắm yêu cầu bài 
-Tự làm bài và chữa bài 
- hs khá giỏi tự làm bài
- 2 em chữa bài 
 4.Củng cố dặn dò : 
- Hôm nay em học số mấy ? Số 6 đứng liền sau số nào ? 
- Nhận xét tiết học.- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài hôm sau : số 7 
-

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an toan lop 1 tuan 4.doc