Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn lớp 1 - Tuần 20

Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn lớp 1 - Tuần 20

A.Mục tiêu:

 - Đọc được: ach, cuốn sách ; từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: ach, cuốn sách.

 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.

B. Đồ dùng dạy học:

- GV: Các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con, quyển sách, viên gạch.

- HS: Bộ ĐDHT, bảng con

C. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: iêc- ươc

- HS đọc + viết: iêc- ươc, xem xiếc, rước đèn, cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ.

-1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/ 163

- GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 13 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn lớp 1 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 10 tháng 01 năm 2011
 Môn: Học vần	
	Tiêt 191+192: Bài 81: ach (SGK/164,165)	
	 	 TGDK:70/
A.Mục tiêu:
 - Đọc được: ach, cuốn sách ; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ach, cuốn sách.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con, quyển sách, viên gạch.
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: iêc- ươc
- HS đọc + viết: iêc- ươc, xem xiếc, rước đèn, cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ.
-1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/ 163
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
a. Dạy vần mới:
* Vần ach:
- Vần“ach”: GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS ghép phân tích vần “ach”
- HS ghép “ach” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “sách” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu cuốn sách - giảng từ - GV đính từ “cuốn sách”- Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
b. Thư giãn:
c. Đọc từ ứng dụng: 
- GV đính từ ứng dụng: viên gạch, sạch sẽ, kênh rạch, cây bạch đàn..
- HS đọc vần mới:TT và không TT.
- HS đánh vần tiếng mới:TT và không TT
- HS đọc trơn các từ mới - GV giảng từ “viên gạch”- HS phân tích một tiếng
d. HDHS viết bảng con:
 - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: ach, sách.
 Tiết 2
đ. Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 ở bảng lớp
e . Đọc câu ứng dụng:
? Tranh vẽ gì? Cô giáo dạy các em điều gì? Các bạn nhỏ trong tranh đã thực hiện theo như thế nào? 
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng.
- HS tìm tiếng có vần ach 
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, cả bài.
 g. Đọc SGK:
- HS nhìn SGK đọc trơn
h. Thư giãn:
i. Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói: Chủ đề: Giữ gìn sách vở.
(?) Tranh vẽ gì?
(?) Các bạn trong tranh đang làm gì?
(?) Em có nhận xét gì về các quyển sách?
(?) Các em phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn sách vở?
3. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng hợp: vần, tiếng, từ
D. Bổ sung:
	Tiết 20: Môn: Đạo đức	
	 Bài: Lễ phép, vâng lời thầy giáo , cô giáo	(tt)	
	TGDK:35’
A. Mục tiêu: 
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo .
- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
+ Yêu cầu phát triển: Hiểu được thế nào là lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
	 Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy giáo, côgiáo.
B. Đồ dùng dạy học: 
- Gv : Tranh học sinh lễ phép.	
- HS: Vở BT đạo đức
	C. Các hoạt động dạy học: 
* Hoạt động 1: Học sinh quan sát tranh trong vở bài tập 3. 
 + Mục tiêu: Học sinh biết được những việc làm đúng thể hiện sự lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
* Thảo luận nhóm đôi:
(?) Tranh nào thể hiện việc làm đúng của học sinh biết vâng lời thầy giáo, cô giáo?
(?) Nội dung tranh nào thể hiện những việc làm không biết vâng lời thầy giáo, cô giáo ?
(?) Hãy nhận xét những việc làm của các bạn trong từng tranh?
Giáo viên kết luận: là học sinh chúng ta phải lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo, vì thầy giáo, cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người.
 * Thư giãn: 
* Hoạt động 2: Sắm vai theo tình huống.
 + Mục tiêu: Học sinh biết thể hiện những việc làm đúng, thái độ đúng khi gặp thầy giáo, cô giáo.
* Học sinh làm vở bài tập bài 4.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý:
(?) Hãy kể những việc làm khi gặp thầy giáo, cô giáo?
(?) Tại sao các em phải thực hiện những việc làm đó?
* Hãy tô màu vào tranh thể hiện việc làm đúng
=>Giáo dục: Chúng ta phải có những việc làm thái độ đúng khi gặp cô giáo, thầy giáo. Việc đó dù nhỏ nhưng thể hiện sự vâng lời, lễ phép đối với thầy cô.
* Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
? Các em tự tìm những tấm gương học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
D. Bổ sung:
 Thứ ba ngày 11 tháng 01 năm 2011
 Môn: Học vần	
	Tiêt 193+194: Bài 82: ich - êch (SGK/166,167)	
	 	 TGDK:70/
A.Mục tiêu:
 - Đọc được: ich, êch, tờ lịch, con ếch; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ich, êch, tờ lịch, con ếch.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Chúng em đi du lịch.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con, tờ lịch, tranh con ếch.
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: ach
- HS đọc + viết: ach, cuốn sách, viên gạch, cây bạch đàn, kênh rạch, sạch sẽ.
- 1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/ 165
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
a. Dạy vần mới:
* Vần ich:
- Vần“ich”: GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc :CN-ĐT
- HS ghép phân tích vần “ich”
- HS ghép “ich” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “lịch” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tờ lịch - giảng từ - GV đính từ “tờ lịch”- Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
* Vần êch ( tương tự ) 
* So sánh 2 vần: ich - êch
b. Thư giãn:
c. Đọc từ ứng dụng: 
- GV đính từ ứng dụng: vở kịch, vui thích, mũi hếch, chênh chếch
- HS đọc vần mới:TT và không TT.
- HS đánh vần tiếng mới:TT và không TT
- HS đọc trơn các từ mới - GV giảng từ “vở kịch”- HS phân tích một tiếng
d. HDHS viết bảng con:
 - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: ich,êch, tờ lịch, con ếch.
 Tiết 2
đ. Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 ở bảng lớp
e . Đọc câu ứng dụng:
? Tranh vẽ gì? Cô giáo dạy các em điều gì? Các bạn nhỏ trong tranh đã thực hiện theo như thế nào? 
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng.
- HS tìm tiếng có vần ach 
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, cả bài.
 g. Đọc SGK:
- HS nhìn SGK đọc trơn
h. Thư giãn:
i. Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói: Chủ đề: Chúng em đi du lịch
(?) Tranh vẽ gì?
(?) Các bạn trong tranh đang làm gì?
(?) Em có thích được đi du lịch không?
(?) Khi đi du lịch em cần chuẩn bị cái gì?
3. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng hợp: vần, tiếng, từ
D. Bổ sung:
Tiết 77 Môn: Toán	
	 Bài: Phép cộng dạng 14 + 3	SGK / 108	
 Thời gian: 35/
A. Mục tiêu: 
- Biết làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 20, biết cộng nhẩm dạng 14 + 3.
- Bài tập cần làm: bài 1 ( cột 1,2,3 ) , bài 2 ( cột,2,3 ) , bài 3 ( phần 1 ) ,
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ, mẫu vật.
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Giới thiệu dạng toán cộng 14 + 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy: 14 viên sỏi - > lấy thêm 3 viên sỏi nữa.
 (?) Em có tất cả là mấy viên sỏi? (học sinh tự đếm và trả lời).
(?) Cho cả lớp cùng đếm lại một lần nữa xác định số lượng đang có của các em (17 viên sỏi)
(?) Em làm như thế nào để biết mình có 17 viên sỏi ?(học sinh tự trả lời)
=>GV nhận xét.
* Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính 14 + 3 (dựa vào bảng phân tích hàng chục và hàng đơn vị: 14 gồm 1 chục cô viết 1 ở hàng chục, 4 đơn vị cô viết 4 ở hàng đơn vị, 3 là 3 đơn vị, cô viết 3 ở hàng đơn vị sao cho 3 thẳng cột với 4,viết dấu cộng ở giữa hai số rồi gạch dưới hai số đó. Sau đó ta cộng từ trái sang phải).
 3 + 4 bằng 7, viết 7.
 Hạ 1, viết 1
Tổ chức cho học sinh thi đua học thuộc cách thực hiện hiện phép cộng dạng 14 + 3 (theo dẫy, nhóm, cá nhân)
	Cho học sinh đọc lại kết quả: 14 + 3 = 17
- .Hướng dẫn học sinh thực hiện cả hai dạng (hàng ngang và hàng dọc) và so sánh kết quả của hai dạng phép tính (có kết quả giống nhau)
 * Thư giãn:
	2.Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1 ( cột 1,2,3 ) : Vận dụng cách tính của dạng toán 14 +3 để làm bài tập theo hàng dọc
- HS làm bài – 3 Hs làm bảmg con, nhận xét, sửa bài.
Bài 2 ( cột 2,3 ) : Vận dụng cách tính của dạng toán 14 +3 để làm bài tập theo hàng ngang
- HS làm bài vận dụng cách tính số chục số đơn vị để tính. 
- GV phát cho 2 nhóm 6 mẫu hình và cho các nhóm thi đua làm bài.
Bài 3 ( phần 1) : Điền số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài – 2 HS chọn bông hoa số điền vào ô trống
3. Hoạt động 3 : Củng cố
- HS làm bảng con: 13 + 5
D. Bổ sung:
.
.
 Thứ tư ngày 12 tháng 01 năm 2011
 Môn: Học vần	
	Tiêt 195+196: Bài 83: Ôn tập (SGK/168,169)	
	 	 TGDK:70/
A. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc được các vần ,từ ngữ,câu ứng dụng từ bài 77 đến bài 83.
- Viết được các vần,các từ ngữ ứng dụng từ bài 77 đến bài 83.
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng.
+ Yêu cầu phát triển: HS khá,giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh truyện kể, các bìa ghi từ, bảng con
- HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài 82: ich - êch.
- 4 HS ,đọc + viết: ich, êch, tờ lịch, con ếch, vui thích, vở kịch, mũi hếch, chênh chếch.
- 1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/167.
2.Bài mới:
a. Ôn tập các vần đã học:
- GV gọi học sinh nêu lại cấu tạo của từng vần đã học trong tuần. Giáo viên kẻ bảng.
- GV yêu cầu HS ghép các âm ở hàng dọc và các âm ở hàng ngang để tạo vần.
- Phân tích cấu tạo của từng vần.
- HS đánh vần,đọc trơn các vần được ghép 
b. Thư giãn:
c. Đọc từ ứng dụng:
- Giáo viên đính từ: thác nước, chúc mừng, ích lợi.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ--GV giảng từ “thác nước ” - HS phân tích “nước”
d.Luyện viết bảng con: 
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: thác nước, ích lợi
 TIẾT 2
đ.Luyện đọc: Học sinh đọc lại tiết 1.
e. Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi? 
- Em thấy gì trong tranh? Các bạn nhỏ trong tranh có những hành động gì khi gặp mọi người?
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng.
- HS tìm tiếng có vần vừa ôn
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, cả đoạn,cả bài.
=> Giáo dục học sinh: thái độ lễ phép, thân thiện với mọi người thì sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống
 g.Đọc SGK: HS nhìn SGK đọc trơn
 h.Thư giãn:
i.Luyện viết vào vở tập viết: HS viết từng dòng vào vở tập viết
k Kể chuyện: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng.
 + Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện – lần 1
 + Giáo viên kể lần 2 và kết hợp dán từng tranh thể hiện nội dung từng đoạn.
 + Cho học sinh nhìn theo tranh và tập kể lại nội dung câu chuyện.
 =>Giáo dục học sinh phải biết thật thà và lương thiện trong cuộc sống. 
3.Củng cố - dặn dò: Trò chơi : Nối từ
D.Bổ sung: 
Tiết 78 Môn: T ... năm ngày 13 tháng 01 năm 2011
	Tiết 20 Môn: Tự nhiên – Xã hội	
Bài: An toàn trên đường đi học 	SGK / 42, 43	 Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Xác định được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học.
- Biết đi bộ sát mép đường về phía tay phải hoặc đi trên vỉa hè.
- Yêu cầu phát triển: Phân tích được tình huống nguy hiểm xảy ra nếu không làm đúng qui định khi đi các loại phương tiện.
+ Kĩ năng tư duy phê phán: Những hành vi sai, có thể gây nguy hiểm trên đường đi học.
+ Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để đảm bảo an toàn trên đường đi học.
+ Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống trên đường đi học.
+ Phát triển kĩ năng giao tiếp qua tham gia các hoạt động học tập.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh các tình huống trên đường đi học.
- HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động khởi động: 
- GV đặt câu hỏi gợi ý: Các em đã bao giờ nhìn thấy tai nạn chưa ? Theo em vì sao tai nạn lại xảy ra?
- HS trả lời – GV nhận xét, chốt ý, giới thiệu bài. 
* Hoạt động 1: Quan sát tranh.
+ Mục tiêu: Học sinh biết được những tình huống nguy hiểm thường xảy ra trên đường đi học.
Giáo viên chia nhóm và yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK.
? Điếu gì có thể xảy ra với các bạn trong tranh ?
Các nhóm quan sát, thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày
Kết luận: Trên dường đi học có thể xảy ra các tình huống nguy hiểm như trên vì thế các em phải cẩn thận. – GDHS tránh các tình huống nguy hiểm.
* Hoạt động 2: Thảo luận 
+ Mục tiêu: Hs biết đi bộ đúng qui định
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm 4
- Tổ chức cho học sinh tự nêu ra các kết quả khi thực hiện những hành động trong từng tranh => Xác định những việc làm đúng, sai.
- GV chốt ý – GDHS về đi bộ đúng qui định.
 * Thư giãn: 
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
+ Mục tiêu: học sinh biết thực hiện những việc làm giữ an toàn trên đường đi học.
Học sinh làm việc cá nhân theo những nội dung: 
(?) Hãy nêu những tình huống nguy hiểm em đã gặp xảy ra trên đường đi học.
(?) Khi tham gia giao thông trên đường bộ chúng ta phải chú ý điều gì?
(?) Ai đã thực hiện đúng những quy định về ATGT? Nêu ra những việc làm đó?
Kết luận: chúng ta phải biết thực hiện đúng những quy định khi tham gia giao thông => Giáo dục: Khi ra về các em phải cẩn thận đi về phía tay phải để giữ an toàn cho mình và người khác. 
* Hoạt động 4: Trò chơi: Đèn xanh – đèn đỏ
* NX – DD: 
D. Bổ sung:
 Môn: Học vần	
	Tiêt 197+198: Bài 84: op - ap (SGK/4,5)	
	 	 TGDK:70/
A.Mục tiêu:
 - Đọc được: op, ap, họp nhóm, múa sạp; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: op, ap, họp nhóm, múa sạp.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con, tranh con cọp.
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập
- HS đọc + viết các vần , từ bài 83.
-1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/ 169
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
a. Dạy vần mới:
* Vần op:
- Vần“op”: GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS ghép phân tích vần “op”
- HS ghép “op” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “họp” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “họp nhóm”- Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
* Vần ap ( tương tự ) 
* So sánh 2 vần: op - ap
b. Thư giãn:
c. Đọc từ ứng dụng: 
- GV đính từ ứng dụng: con cọp, đóng góp, giấy nháp, xe đạp
- HS đọc vần mới: TT và không TT.
- HS đánh vần tiếng mới:TT và không TT
- HS đọc trơn các từ mới - GV giảng từ “con cọp”- HS phân tích một tiếng
d. HDHS viết bảng con:
 - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: op, ap, họp, sạp.
 Tiết 2
đ. Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 ở bảng lớp
e . Đọc câu ứng dụng:
(?) Trong tranh vẽ gì?
(?) Hãy kể tên các con vật thường sống trong rừng mà em biết? 
- Giáo viên giảng giải thêm và rút ra ghi bảng câu ứng dụng.
- HS tìm tiếng có vần : op - ap
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, cả bài.
 g. Đọc SGK:
- HS nhìn SGK đọc trơn
h. Thư giãn:
i. Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói: Chủ đề: chóp núi, ngọn cây, tháp chuông.
	(?) Hãy kể tên các hình ảnh có trong tranh?
- Giáo viên giới thiệu và nêu rõ nội dung từng tranh.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng hợp: vần, tiếng, từ
D. Bổ sung:
	Tiết 79 Môn: Toán	
	 Bài: Phép trừ dạng 17 - 3	 SGK 110	 Thời gian dự kiến : 35/
A. Mục tiêu: 
- Biết làm các phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20, biết trừ nhẩm dạng 17 - 3.
- Bài tập cần làm: bài 1 (a) , bài 2 ( cột 1,3 ) , bài 3 ( phần 1 ) ,
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ, mẫu vật.
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1 : Lập cách tính dạng 17-3 
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy: 17 hạt đậu - > bớt đi 3 viên hạt đậu.
 (?) Em còn tất cả mấy hạt đậu? (học sinh tự đếm và trả lời).
(?) Cho cả lớp cùng đếm lại một lần nữa xác định số lượng đang có của các em (14 hạt đậu)
(?) Em làm như thế nào để biết mình có 14 hạt đậu?(học sinh tự trả lời)
=>GV nhận xét.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính 17 - 3 (dựa vào bảng phân tích hàng chục và hàng đơn vị: 17 gồm 1 chục cô viết 1 ở hàng chục, 7đơn vị cô viết 7 ở hàng đơn vị, 3 là 3 đơn vị, cô viết 3 ở hàng đơn vị sao cho 3 thẳng cột với 4,viết dấu trừ ở giữa hai số rồi gạch dưới hai số đó. Sau đó ta trừ từ trái sang phải).
 7 – 3 bằng 4, viết 4.
 Hạ 1, viết 1
- Tổ chức cho học sinh thi đua học thuộc cách thực hiện hiện phép trừ dạng 17 - 3 (theo dãy, nhóm, cá nhân)
	- Cho học sinh đọc lại kết quả: 17 – 3 = 14
- Hướng dẫn học sinh thực hiện cả hai dạng (hàng ngang và hàng dọc) và so sánh kết quả của hai dạng phép tính (có kết quả giống nhau)
 * Thư giãn: 
	2.Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1 (a) : Vận dụng cách tính của dạng toán 14 +3 để làm tính trừ không nhớ trong phạm vi 20.
- HS làm bài – 3 Hs làm bảmg con, nhận xét, sửa bài.
Bài 2 ( cột 1,3 ) : Vận dụng cách tính của dạng toán 14 +3 để tập trừ nhẩm.
- HS làm bài vận dụng cách tính số chục số đơn vị để tính. 
- GV phát cho 2 nhóm 6 mẫu hình và cho các nhóm thi đua làm bài.
Bài 3 ( phần 1) : Điền số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài – 2 HS chọn bông hoa số điền vào ô trống
3. Hoạt động 3 : Củng cố
- HS làm bảng con: 18 - 6
D. Bổ sung:
.
.
Thứ sáu ngày 1 4 tháng 01 năm 2011
 Môn: Học vần	
	Tiêt 199+200: Bài 85: ăp –âp (SGK/6,7)	
	 	 TGDK:70/
A.Mục tiêu:
 - Đọc được: ăp, âp, cải bắp, cá mập; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ăp, âp, cải bắp, cá mập.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Trong cặp sách của em.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con, tranh cá mập, cải bắp, tranh bập bênh.
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: op - ap
- HS đọc + viết : op, ap, họp nhóm, múa sạp, con cọp, giấy nháp, xe đạp, đóng góp.
-1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/ 5
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
a. Dạy vần mới:
* Vần ăp:
- Vần“ăp”:GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS ghép phân tích vần “ăp”
- HS ghép “ăp” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “bắp” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu cải bắp - giảng từ - GV đính từ “cải bắp”- Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
* Vần âp ( tương tự ) 
* So sánh 2 vần: ăp - âp
b. Thư giãn:
c. Đọc từ ứng dụng: 
- GV đính từ ứng dụng: gặp gỡ, ngăn nắp, tập múa, bập bênh.
- HS đọc vần mới:TT và không TT.
- HS đánh vần tiếng mới:TT và không TT
- HS đọc trơn các từ mới - GV giảng từ “bập bênh”- HS phân tích một tiếng
d. HDHS viết bảng con:
 - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: ăp, âp, cải bắp,cá mập.
 Tiết 2
đ. Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 ở bảng lớp
e . Đọc câu ứng dụng:
(?) Trong tranh vẽ gì?
- Giáo viên giảng giải thêm và rút ra ghi bảng câu ứng dụng.
- HS tìm tiếng có vần : ăp - âp
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, cả bài.
 g. Đọc SGK:
- HS nhìn SGK đọc trơn
h. Thư giãn:
i. Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói: Chủ đề: trong cặp sách của em.
	(?) Hãy kể tên các vật có trong cặp sách của em?
 (?) Khi đi học về chúng ta làm gì để giữ gìn cặp sách của mình?
	Giáo dục học sinh cần phải biết giữ gìn cặp sách và ĐDHT của mình.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng hợp; vần, tiếng, từ
D. Bổ sung:
Tiết 79 Môn: Toán	
	 Bài: Luyện tập 	SGK / 111	
 Thời gian: 35/
A. Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 20, biết trừ nhẩm dạng 17 - 3.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 ( cột 2,3,4 ) , bài 3 ( dòng 1) ,
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Bài cũ: 
- 3 Hs làm bài 1 ( b ) , bài 2 ( cột 2 ) / SGK 110
- Nhận xét, ghi điểm
	2.Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1 : Thực hiện được phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 20 dạng 17 - 3
HS làm bài – 6 Hs làm bảng con - nhận xét, sửa bài.
 * Thư giãn:
Bài 2 ( cột 2,3,4 ) : Vận dụng cách tính của dạng toán 17 - 3 để tập trừ nhẩm
- HS làm bài vận dụng cách tính số chục số đơn vị để tính. 
- GV phát cho 2 nhóm 6 mẫu hình và cho các nhóm thi đua làm bài.
Bài 3 (cột 1, 3) : Thực hiện dãy tính 
- HS làm bài – 4 HS chọn bông hoa số điền vào kết quả
3. Hoạt động 3 : Củng cố
- Trò chơi: Nối phép tính với số thích hợp
D. Bổ sung:
.
.
	Tiết 20 Sinh hoạt tập thể: 	
 Tổng kết cuối tuần
- Giáo viên nêu các hoạt động trong tuần.
- Lớp trưởng có ý kiến.
- Tổ trưởng có ý kiến.
- Giáo viên tuyên dương những học sinh thực hiện tốt. 
- Nhắc nhở những học sinh thực hiện chưa tốt.
* GV nêu nhiệm vụ trọng tâm trong tuần: Tất cả học sinh cần phải biết ý thức giữ gìn vệ sinh.
Biện pháp:
+ Tăng cường ý thức nhặt rác cuối giờ.
+ Đi tiểu, tiện đúng nơi qui định và sạch sẽ.
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Bầu học sinh xuất sắc.
Giáo viên lưu ý cho học sinh những hoạt động cần thực hiện nhằm nêu cao chủ đề trong 
- Cả lớp sinh hoạt trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1Tuan 20.doc