Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 23 - Trường tiểu học Vĩnh Tân

Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 23 - Trường tiểu học Vĩnh Tân

THỨ HAI

NS: 25/1/2013 Học vần

ND:28/1/2013 Bai 95: oanh - oach

I. MỤC TIÊU:

 -Đọc được: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch; từ và các câu ứng dụng.

 -Viết được: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.

 Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.

 -HS yêu thích môn Học vần, ham đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Tranh minh hoạ trong SGK

 -SGK, bảng, vở tập viết mẫu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 27 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 23 - Trường tiểu học Vĩnh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 23: TỪ 28/1/2013 ĐẾN 1/2/2013
Thứ ngày
Số tiết
Môn
Tiết PPCT
Tên bài dạy
 ND
Tích hợp
 Thứ 2
28/1/2013
 1 
 2-3
 4
 5
HĐTT
HVẦN
TOÁN
Đ ĐỨC
201-202
89
23
Bài 95: oanh - oach
Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
Đi bộ đúng quy định 
(KNS)
Thứ 3
29/1/2013
1-2
 3
 4
 5
HVẦN
TD
TOÁN
AVĂN
203-204
90
Bài 96: oat - oăt
Luyện tập chung
Thứ 4
30/1/2013
1-2
 3
 4
 5
HVẦN
TOÁN
HÁT
MT
205-206
91
Bài 97: Ôn tập 
Luyện tập chung
Thứ 5
31/1/2013
1-2
 3
 4
 5
HVẦN
AVĂN
TOÁN
TN&XH
207-208
92
23
Bài 98 : uê - uy
Các số tròn chục
Cây hoa
(KNS)
Thứ 6
1/2/2013
1-2
 3
 4
HVẦN
TCÔNG
SHL
ATGT
209-210
23
Bài 99: uơ - uya
Kẻ các đoạn thẳng cách đều
Bài 5 : Không chơi gần đường ray xe lửa 
THỨ HAI
NS: 25/1/2013 Học vần
ND:28/1/2013 Bai 95: oanh - oach
I. MỤC TIÊU:
 -Đọc được: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch; từ và các câu ứng dụng.
 -Viết được: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.
 Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
 -HS yêu thích môn Học vần, ham đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ trong SGK 
 -SGK, bảng, vở tập viết mẫu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: oang - oăng
 -Cho 2-3 HS đọc bài sgk
 -1 HS đọc câu ứng dụng
 -Nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
 *Hoạt động 1: Đọc đúng từ tiếng phát âm chính xác
 Giới thiệu bài:
 -Giới thiệu vần oanh - oach 
 -GV viết bảng
 Dạy vần:
 a.Nhận diện vần:
 -So sánh vần oanh với oan
 -So sánh oach với oanh
 b. Đánh vần:
-Vần:
 Đánh vần
GV chỉnh sửa 
 -Tiếng từ ngữ khoá: vị trí của chữ và vần trong tiếng khoá
 doanh - hoạch 
 Đánh vần dờ - oanh – doanh
 hờ - oach – hoach - nặng - hoạch 
GV giới tranh rút ra từ ứng dụng 
 doanh trại thu hoạch 
-Đánh vần và đọc trơn từ nhữ khoá 
 o - a - nhờ - oanh o -a - chờ - oach 
dờ - oanh- doanh hờ - oach - hoach - nặng - hoạch 
 doanh trại thu hoạch 
 -GV chỉnh sửa cho nhịp đọc cho hs
 c. Viết: Luyện viết vần và từ ngữ
 -GV viết mẫu bảng lớp 
 d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
-GV giới thiệu từ ứng dụng 
 khoanh tay kế hoạch
 mới toanh loạch xoạch
- GV giải thích từ ứng dụng
GV đọc mẫu
 TIẾT 2
*Hoạt đông 2: Luyện tập
 a.Luyện đọc: đọc lại bài tiết 1
- Đọc đoạn thơ ứng dụng
 Chúng em tích cực thu gom giấy, sắt vụn 
 để làm kế hoạch nhỏ.
-GV đọc mẫu
b. Luyện viết:
-Cho HS viết bài vào vở
-GV theo dõi hs viết uốn nắn sửa sai.
*Hoạt động 3: Luyện nói 
-GV nêu câu hỏi
-GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi: 
+ Tranh vẽ gì?
+ Trong cảnh đó em thấy những gì?
+ Có ai ở trong cảnh? Họ đang làm gì?
+ Cho HS nói về một cửa hàng hoặc một nhà máy hoặc một doanh trạïi gần nơi ở của em?
- Hướng dẫn HS làm bài tập: (nếu có thể)
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Hỏi lại bài 
-GV chỉ bảng hoặc sgk HS theo dõi đọc. Tìm tiếng có vần mới học. 
-Về học lại bài xem trrước bài 96.
-Hát
-HS đọc bài, viết bảng con các từ ngữ: áo choàng, dài ngoẵng.
-HS nhắc tựa bài. CN - ĐT
oanh: được tạo nên từ o, a & nh
 +Giống nhau: âm đầu o, a
 +Khác nhau: oanh âm cuối nh
oach: được tạo nên từ o,a và ch
+Giống nhau: âm đầu o, a
+Khác nhau: âm cuối ch
-HS nhìn bảng phát âm
o- a- nhờ - oanh , o-a -chờ-oach 
- Cá nhân, đt
-HS phân tích
-HS đọc cá nhân, cả lớp
-Đọc trơn từ cn, cả lớp
-Cá nhân, nhóm, cả lớp
-HS viết bảng con: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.
-HS đọc thầm , tìm gạch chân tiếng có vần mới học
-HS cá nhân , cả lớp
-HS lần lượt đọc oanh, oach; đọc từ ngữ
-Cá nhân, cả lớp
-HS xét tranh minh hoạ câu ứng dụng
-HS đọc câu ứng dụng cá nhân, nhóm, cả lớp.
-2-3 HS đọc
-HS viết các vần và từ ngữ vào vở tập viết mẫu.
-HS đọc tên bài luyện nói
 Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
-HS trả lời câu hỏi
-HS làm bài tập trong vở BTTV
-HS đọc bài. Tìm tiếng
Toán
Bài: VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
I. MỤC TIÊU:
 -Biết dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét vẽ đoạn thẳng có độ dài dưới 10cm.
 -HS vẽ được các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 -HS yêu thích môn học toán. Có tính cẩn thận khi làm toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -GV và HS sử dụng thước có vạch chia thành từng xăng-ti-mét
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ: 
GV: Tiết trước học bài gì?
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
HS-GV nhận xét - ghi điểm
Nhận xét chung.
3. Bài mới: GTB: GV giơ thước lên hỏi: Đây là cái gì? Trên thước có gì? ( vạch cm). Chúng ta đã học xăng-ti-mét và dùng thước để đo độ dài. Vậy để vẽ một đoạn thẳng có độ dài cho trước ta làm thế nào. Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước (GV ghi tựa- HS nhắc lại)
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
GV: Muốn vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước ta dùng thước có chia từng vạch xăng-ti-mét. Cô đã phóng to từng vạch xăng-ti-mét để các em dễ nhìn thấy nhưng thực tế xăng-ti-mét là vạch quy định có ghi những số đo rất nhỏ trên thước của các em.
- GV hướng dẫn: Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm thì làm như sau:
-Đặt thước (có vạch chia thành từng xăngtimet) lên bảng, tờ giấy trắng, tay trái giữ thước; tay phải cầm bút chấm 1 điểm trùng với vạch 0, chấm 1 điểm trùng với vạch 4
-Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với điểm ở vạch 4, thẳng theo mép thước
-Nhấc thước ra, viết A bên điểm đầu, viết B bên điểm cuối của đoạn thẳng. Ta vẽ được đoạn thẳng AB có độ 
dài 4 cm
3-4 HS nhắc lại cách vẽ.
* GV cho VD: Vẽ đoạn thẳng BC có độ dài 6cm
 GV nhận xét.
* Hoạt động 2: HS thực hành
-Để khắc sâu hơn nội dung bài học chúng ta sang thực hành các bài tập.
Bài 1: Vẽ đoạn thẳng có độ dài
 5 cm; 7 cm; 2cm; 9 cm.
-1 hs vẽ đoạn thảng có độ dài 5cm.
-HS nhận xét - GV nhận xét, 
Lưu ý HS: Tay trái phải giữ chặt để khi vẽ thước không bị xô lệch, đoạn thẳng sẽ xấu hoặc sai.
-Cho HS tự vẽ lần lượt các đoạn thẳng theo các thao tác như trên ở bảng con, bảng lớp. 
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Tóm tắt:
Đoạn thẳng AB : 5cm
Đoạn thẳng BC : 3cm
Cả hai đoạn thẳng :cm?
GV: Bàì toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Muốn biết cả hai đoạn dài mấy xăng-ti-mét ta làm phép tính gì? 
-GV thu một số vở chấm điểm.
HS-GV nhận xét bảng phụ-ghi điểm. GV nhận xét vở.
Bài 3: Vẽ hai đoạn thẳng AB, BC có độ dài nêu trong bài 2
+ Đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC có chung điểm nào? 
-HD hs vẽ theo nhiều cách khác nhau
Liên hệ: Các em sẽ áp dụng vẽ đoạn thẳng khi gặp dạng tốn giải tốn có lời văn về đoạn thẳng.
*Hoạt động 3: HS thi đua vẽ đoạn thẳng, củng cố bài :
-2 HS thi đua vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm
-GV nhận xét tuyên dương HS vẽ đúng, nhanh.
GD-LHTT: Qua bài học này giúp các em biết vẽ một đoạn thẳng có độ dài cho trước nó là nền tảng để các em học tốt các lớp sau và các em áp dụng vào cuộc sống.
Dặn dò:Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
-Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở.
-HS hát
-Luyện tập
 8cm + 2cm = 9cm – 4cm =
14cm + 5cm = 17cm – 7cm =
Bài: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
-HS theo dõi.
-Đặt thước 
-Nối điểm 0 với điểm 4
-Viết tên đoạn thẳng
-1HS vẽ lại đoạn thẳng có độ dài 4cm ở bảng lớp, cả lớp vẽ vào nháp
-1HS vẽ ở bảng lớp, cả lớp vẽ vào nháp
- HS nhận xét bài của bạn về cách đặt thước, độ dài
-Vẽ đoạn thẳng có độ dài: Cả lớp theo dõi cách đặt thước, các điểm trùng với vạch chưa?...
-HS nêu tóm tắt
-Nêu bài toán: Đoạn thẳng AB dài 5cm, đoạn thẳng BC dài 3cm. Hỏi cả hai đoạn thẳng dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
-HS giải vào vở, 1HS làm bảng phụ
Bài giải
 Cả hai đoạn thẳng có độ dài là:
 5 + 3 = 8 (cm)
 Đáp số: 8 cm
-HS nêu yêu cầu
-Có chung một đầu đó là điểm B.
-HS tự vẽ vào phiếu bài tập. HS đổi phiếu để kiểm tra. 1HS làm bảng phụ. GV nhận xét.
 A B C
Lớp cổ động
Đạo đức
Bài: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (Tiết 1)
(KNS)
I. MỤC TIÊU:
 -Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương
 -Biết được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định. KN phê phán, KN an toàn khi đi bộ.
 -Có ý thức thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
 -Vở bài tập Đạo đức 1
 -Tranh BT1, BT2, mô hình đèn xanh, đèn đỏ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ. Tiết trước học bài gì?
+Trẻ em có quyền gì?
+ Khi cùng học, cùng chơi với bạn em phải cư xử như thế nào với bạn?
+ Muốn có nhiều bạn em phải làm gì?
HS trả lời – GV nhận xét.
3. Bài mới: 
 a.Khám phá: 
-GV hỏi:
+Hằng ngày em có thường xuyên đi trên đường không?
+Vậy em có biết mình phải đi ntn là đúng qui định và ntn là sai qui định không?
Vậy hôm nay cô cùng các em tìm hiểu qua bài “Đi bộ đúng qui định”
 b. Kết nối:
* Hoạt động 1: Phân tích tranh bài tập 1.
MT: Biết được một số qui định đối với người đi bộ ở nông thôn và thành thị.
CTH:
-Giáo viên treo tranh 1 và hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
+ Cảnh trong tranh là đường đi ở nông thôn hay thành phố?
+ Hai người đi bộ đang đi ở phần đường nào khi qua đường ?
+ Khi đó đèn tín hiệu màu gì?
+ Vậy ở thành phố, thị xã khi đi bộ thì theo quy định gì? 
GV kết luận:
 Ở thành phố cần đi trên vỉa hè. Khi đi qua đường thì theo tín hiệu đèn xanh, đi vào vạch sơn trắng quy định.
-Giáo viên treo tranh 2 và hỏi:
+ Tranh vẽ đường đi ở nông thôn hay thành phố? 
+ Đường nông thôn ở tranh 2 có gì khác so với đường ở thành phố?
+ Các bạn đi theo phần đường nào?
+ Ở tranh 1và tranh 2, con đường nào gần giống con đường các em đi học hăøng ngày? Các em đi có đúng như vậy không?
GV kết luận: Ở nông thôn đi theo lề đường phía tay phải.
* Hoạt động 2: HS làm bài tập 2 theo cặp
 MT:Nhận xét được các tình huống đúng sai của các bạn nhỏ trong tranh khi sang đường.
 CTH:
* GV nhận xét, hỏi thêm:
+ Hai bạn HS và người nông dân đi đúng quy định vì sao? Đi như thế có an toàn không?
GV kết luận: 
Tranh 1: Đi bộ bộ đúng qui định.
Tranh 2: Bạn nhỏ chạy ngang qua đường sai qui định.
Tranh 3: 2bạn đi bộ sang đường đúng qui định. 
* Hoạt động 3: Trò chơi “Qua đường”.
MT: Biết cách đi bộ sang đường dành cho người đi bộ
CTH:
-GV vẽ sơ đồ ngã tư có vạch qui định ch ... giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
+Nêu các bộ phận chính của cây?
+Nêu lợi ích của việc ăn rau?
2. Bài mới:
 a. Khám phá: 
*Hoạt động 1. Khởi động - Giới thiệu bài
 GV hỏi: Các em đã biết gì về cây hoa?
 GV nói: Để hiểu rõ về cây hoa, hôm nay chúng ta cùng học bài: “ Cây hoa”
2. Kết nối
*Hoạt động 2: Quan sát cây hoa cành hoa
 Mục tiêu:
-HS biết chỉ và nói tên các bộ phận của cây hoa.
+Biết phân biệt loại hoa này với các loại hoa khác.
Cách tiến hành:
 Bước 1:
-GV chia lớp thành các nhóm nhỏ.
-GV cho Hs qua sát cây hoa, bông hoa yêu cầu
 +Chỉ tên các bộ phận của cây hoa, cành hoa?
 +So sánh các loại hoa tronh nhóm để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hương thơm giữa chúng?
 Bước 2:
-GV gọi đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.
Kết luận:
-Các cây hoa đều có: rễ, thân, lá, hoa.
-Có nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại hoa có màu sắc, hương thơm, hình dáng khác nhau  Có loại hoa màu sắc rất đẹp, có loại hoa có hương thơm, có loại hoa vừa có hương thơm vừa có màu sắc đẹp.
*Hoạt động 3: Làm việc sách khoa
 Mục tiêu:
-Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK
-Biết lợi ích của việc trồng hoa.
Cách tiến hành:
 Bước 1:
GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp và nêu câu hỏi thảo luận:
+ Kể tên các loại hoa có trong bài 23 SGK.
+ Kể tên các loại hoa khác mà em biết.
+ Hoa được dùng để làm gì?
 Bước 2: GV yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
 Bước 3: Liên hệ thực tế
 -GV hỏi:
 +Ở nhà em nào trồng hoa và em đã làm gì để chăm sóc bảo vệ cây hoa?
 +Khi đi chơi công viên cùng bạn, thấy hoa đẹp, bạn em rủ em hái hoa. Em sẽ làm gì và nói gì lúc đó?
3. Thực hành
*Hoạt động 4 :Trò chơi “Đố bạn hoa gì?”
 Mục tiêu: HS củng cố những hiểu biết về cây hoa.
 Cách tiến hành:
Bước 1:
+GV yêu cầu mỗi tổ cử một bạn lên chơi và cầm theo khăn sạch để bịt mắt.
+Các em tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp.
+GV đưa cho mỗi em một bông hoa và yêu cầu các em đoán xem đó là hoa gì?
-Ai đoán nhanh và đúng là thắng cuộc
 Bước 2:
 Bước 3: GV khen thưởng những HS nói nhanh và đúng.
-HS trả lời
-HS trả lời 
-Mỗi nhóm từ 6 -> 8 HS 
-Các nhóm làm việc theo yêu cầu của giáo viên
+Từng hS quan sát cây hoa mà mình mang đến lớp.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc
Các nhóm làm việc
+Quan sát
+Thảo luận
-Dại diệ 1 số cặp trả lời trước lớp 
-Không nhổ cây hay bẻ cành 
-Từ chối nói với bạn không nên hái hoa
+Các HS tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp.
-HS đoán có thể nũi ngửi, dùng tay để sờ
4. Vận dụng
Về nhà: Cá nhân quan sát các cây hoa trong vườn, xung quanh nhà, trên đường từ nhà đến trường và hoàn thành bảng sau:
Tên hoa
Nơi trồng
Ích lợi
Tuần sau, GV yêu cầu 2-3 HS báo cáo kết quả quan sát trong 1 phút.
THỨ SÁU
NS: 29/1/2013 Học vần
ND:1/2/2013 Bai 99: uơ - uya
I. MỤC TIÊU:
 -Đọc được: uơ, uya, hơ vòi, đêm khuya; từ và các câu ứng dụng.
 -Viết được: uơ, uya, hơ vòi, đêm khuya.
 Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.
 -HS yêu thích môn Học vần, ham đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ trong SGK 
 -SGK, bảng, vở tập viết mẫu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: uê - uy
 -Cho 2-3 HS đọc bài sgk
 -1 HS đọc câu ứng dụng
 -Nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
 *Hoạt động 1: Đọc đúng từ tiếng phát âm chính xác
 Giới thiệu bài:
 -Giới thiệu vần uơ - uya 
 -GV viết bảng
 Dạy vần:
 a.Nhận diện vần:
 -So sánh vần uơ với uê
 -So sánh vần uya với uơ
 b. Đánh vần:
-Vần:
 Đánh vần
GV chỉnh sửa 
 -Tiếng từ ngữ khoá: vị trí của chữ và vần trong tiếng khoá
 huơ - khuya 
 Đánh vần hờ - uơ - huơ 
 khờ - uya - khuya
GV giới tranh rút ra từ ứng dụng 
 huơ vòi đêm khuya
-Đánh vần và đọc trơn từ nhữ khoá 
 u - ơ - uơ u - y - a
 hờ - uơ – huơ khờ - uya - khuya
 huơ vòi đêm khuya 
-GV chỉnh sửa cho nhịp đọc cho hs
 c. Viết: Luyện viết vần và từ ngữ
 -GV viết mẫu bảng lớp 
 d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
-GV giới thiệu từ ứng dụng 
 thuở xưa trăng khuya 
 huơ tay phéc- mơ- tuya 
- GV giải thích từ ứng dụng
GV đọc mẫu
 TIẾT 2
*Hoạt đông 2: Luyện tập
 a.Luyện đọc: đọc lại bài tiết 1
- Đọc đoạn văn ứng dụng
 Nơi ấy ngôi sao khuya
 Soi vào trong giấc ngủ
 Ngọn đèn khuya bóng mẹ
 Sáng một vầng trên sân.
b. Luyện viết:
-Cho HS viết bài vào vở
-GV theo dõi hs viết uốn nắn sửa sai.
*Hoạt động 3: Luyện nói 
-GV nêu câu hỏi
-GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi: 
+ Tranh vẽ gì?
+ Cảnh trong tranh là cảnh của buổi nào trong ngày?
+ Trong tranh em thấy người hoặc vật đang làm gì? Em tưởng tượng xem người ta còn làm gì nữa vào các buổi này?
+ Nói về một số công việc của em hoặc của một số người nào đó trong gia đình em thường làm vào từng buổi trong ngày
- Hướng dẫn HS làm bài tập: (nếu có thể)
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Hỏi lại bài 
-GV chỉ bảng hoặc sgk HS theo dõi đọc. Tìm tiếng có vần mới học. 
-Về học lại bài xem trrước bài 100.
-Hát
-HS đọc bài, viết bảng con các từ ngữ : xum xuê , tàu thuỷ.
-HS nhắc tựa bài. CN - ĐT
uơ: được tạo nên từ u & ơ
+Giống nhau: âm đầu u
+Khác nhau: âm cuối ơ, ê
uya: được tạo nên từ u, y và a
+Giống nhau: âm đầu u
+Khác nhau: âm cuối a, ơ
-HS nhìn bảng phát âm
u - ơ - uơ u - y - a
- Cá nhân, đt
-HS phân tích
-HS đọc cá nhân, cả lớp
-Đọc trơn từ cn, cả lớp
-Cá nhân, nhóm, cả lớp
-HS viết bảng con: uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya.
-HS đọc thầm , tìm gạch chân tiếng có vần mới học
-HS cá nhân , cả lớp
-HS lần lượt đọc uơ, uya; đọc từ ngữ
-Cá nhân, cả lớp
-HS xét tranh minh hoạ câu ứng dụng
-HS đọc câu ứng dụng cá nhân, nhóm, cả lớp.
-2-3 HS đọc
-HS viết các vần và từ ngữ vào vở tập viết mẫu.
-HS đọc tên bài luyện nói
 Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya
-HS trả lời câu hỏi
-HS làm bài tập trong vở BTTV
-HS đọc bài. Tìm tiếng
Thủ Công
Bài: KẺ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
 -Kẻ được đoạn thẳng.
 -Kẻ được ít nhất 3 đoạn thẳng cách đều. Đường kẻ rõ và tương đối phẳng.
 -HS có ý thức sử dụng và giữ gìn đúng các đồ dùng học thủ công.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1.Giáo viên:
 -Hình vẽ mẫu các đoạn thẳng cách đều
 2.Học sinh:
 -Bút chì, thước kẻ, kéo
-1 tờ giấy vở HS có kẻ ô
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ.
3. Bài mới:
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
-Treo hình mẫu lên bảng
A	 B
C	 D
-GV hỏi: 
 +2 đoạn thẳng AB và CD cách đều nhau mấy ô?
 +Em hãy kể tên những vật có các đoạn thẳng cách đều nhau?
Hướng dẫn thực hành:
* Cách kẻ đoạn thẳng:
-Lấy 2 điểm A, B bất kì trên cùng một dòng kẻ ngang
-Đặt thước, kẻ qua 2 điểm A, B. Giữ thước cố định bằng tay trái, tay phải cầm bút dựa vào cạnh thước, đầu bút tì trên giấy vạch nối từ điểm A sang B ta được đoạn thẳng AB
* Cách kẻ 2 đoạn thẳng cách đều:
-Trên mặt giấy có kẻ ô, ta kẻ đoạn thẳng AB
-Từ điểm A và điểm B cùng đếm xuống phía dưới 2 hay 3 ô tùy ý. Đánh dấu điểm C và D. Sau đó nối C với D được đoạn thẳng CD cách đều với AB
Học sinh thực hành:
-Cho HS thực hành trên tờ giấy vở kẻ ô
-GV quan sát kịp thời uốn nắn, giúp đỡ cho HS còn lúng túng khó hồn thành nhiệm vụ
4. Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị dụng cụ học tập, kĩ năng kẻ, cắt của HS
-Chuẩn bị bài “Cắt, dán hình chữ nhật”
Chuẩn bị: giấy màu, bút chì, thước kẻ, giấy vở có kẻ ô.
-HS hát 
-Quan sát đoạn thẳng AB và rút ra nhận xét: hai đầu của đoạn thẳng có 2 điểm
-2 ô
-Thực hành
+ Đánh dấu 2 điểm A và B, kẻ nối 2 điểm đó, được đoạn thẳng AB (kẻ từ trái sang phải)
+ Đánh dấu 2 điểm C, D và kẻ tiếp đoạn thẳng CD cách đều đoạn thẳng AB
ATGT
 BÀI 5: KHÔNG CHƠI GẦN ĐƯỜNG RAY XE LỬA
I. MỤC TIÊU:
 -Giúp HS nhận biết được sự nguy hiểm khi chơi ở gần đường ray xe lửa ( đường sắt)
 -Hình thành cho HS biết cách chọn nơi an toàn để chơi, tránh xa nơi có loại phương tiện giao thông cahỵ qua.
II. CHUẨN BỊ:
 -Tranh, ảnh về đường ray xe lửa.
 -Sách truyện tranh “Rùa và Thỏ cùng em học ATGT”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm bài cũ:
+Trèo qua dải phân cách có nguy hiểm không? Và nguy hiểm như thế nào?
-GV NX
2. Dạy học bài mới:
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Bước 1: GV nêu câu hỏi
	+Hai bạn chơi thả điều ở gần đường ray xe lửa là đúng hay sai? Vì sao?
 Bước 2:
 Bước 3: GV NX kết rút ra tên bài – ghi tên bài lên bảng
*Hoạt động 2: qua sát tranh trả lời câu hỏi
 Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 Bước 2: GV nêu câu hỏi
 +Hai bạn An và Toàn chơi thả diều ở gần đường ray có nguy hiểm không? Tại sao?
 +Các em cần phải chọn chỗ nào để chơi cho AT?
 Bước 3: 
 -GV chỉnh sửa, uốn nắn thêm.
 Bước 4: GV kết luận
 -Chơi ở gần đường ray xe lửa rất nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn.
-Tuyệt đối không vui chơi ở gần nơi có nhiều phương tiện giao thông qua kại.
-Khi vui chơi các em cần phải chọn nơi an toàn để chơi.
*Hoạt động 3: Tổ chức chơi sấm vai
Cách chơi 
-GV yêu cầu diễn theo nội dung của tranh 1,2,
-Yêu cầu HS ghi nhớ cuối bài
3. Củng cố - Dặn dò:
Hỏi học bài gì?
-Vài HS đọc lại ghi nhớ
-Về học lại cho thuộc ghi nhớ và thự hiện tốt ATGT.
-HS trả lời
-HS suy nghĩ trả lời
-HS trả lời
 +N1,2,3 : QS đọc thầm sau đó kể lại nội dung mỗi bức tranh theo thứ tự 1,2,3.
 +N4: QS kể lại nội dung tranh 1,2,3 
-HS thảo luận, kể nội dung tranh 
-Các nhóm trình bày ý kiến, NX bổ sung
-HS trả lời
-Một số HS ở các nhóm trả lời 
-Các HS khác bổ sung
-Mỗi nhóm cử 2 bạn tham gia trò chơi
-3 bạn bốc thăm xem mình vai gì? An, Toàn, Bác Tuấn, các bạn còn lại vai đoàn tàu 
-1bạn dẫn chuyện
-Cả lớp câu ghi nhớ 
SINH HOẠT LỚP
-Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp tuần qua.
-GV nhắc nhở một số nề nếp 
 +Vệ sinh:
 Không xả rác bừa bãi, bỏ rác vào sọt rác.
 Đi vệ sinh đúng nơi qui định.
 Không leo trèo lên bàn ghế.
 Không nói tục chởi thề.
 Không đánh lộn
 +Học tập :
 Vào lớp thuộc bài, về nhà viết bài làm bài đầy đủ.
 Giữ trật tự khi chào cờ đầu tuần.
 Đi học đúng giờ 
 Nhắc nhỡ HS một số luật về an toàn giao thông.
Soạn xong tuần 23
GVCN
 Trương Thị Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 Tuan 23.doc