Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Cần Kiệm

Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Cần Kiệm

TẬP ĐỌC

TRƯỜNG EM

A. MỤC TIÊU :

- HS đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ :cô giáo,dạy em,điều hay ,mái trường.

- Hiểu nội dung bài: ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn HS.

- Trả lời được câu hỏi 1,2( SGK).

- HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay. Biết hỏi - đáp theo mẫu về trường, lớp của mình.

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- GV: SGK, tranh minh hoạ cho bài đọc.

- HS: SGK

 

doc 26 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Cần Kiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2013
Tập đọc
Trường em
A. Mục tiêu :
- HS đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ :cụ giỏo,dạy em,điều hay ,mỏi trường.
- Hiểu nội dung bài: ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn HS.
- Trả lời được câu hỏi 1,2( SGK).
- HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay. Biết hỏi - đáp theo mẫu về trường, lớp của mình.
B. Đồ dùng dạy - học :
- GV: SGK, tranh minh hoạ cho bài đọc.
- HS: SGK
C. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
I . Mở đầu: bước sang một giai đoạn TĐọc ...
II. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
2. Luyện đọc:
- Đọc mẫu: chậm rãi, nhẹ nhàng, t/cảm
- Hdẫn luyện đọc
a. HD đọc tiếng, từ khó :
- Phân tích từng từ, kết hợp gạch chân từ.
- Gọi đọc 
b.HD đọc câu:
H: Bài tập đọc này có mấy câu ?
H: Dựa vào đâu con biết có 5 câu ?
H: Chỉ từng câu yêu cầu đọc
- Yêu cầu thi giữa ba tổ
c. HD đọc đoạn :
H: Bài có mấy đoạn?
H: Dựa vào đâu con biết bài có 3 đoạn ?
- Gọi đọc đoạn
- Yêu cầu thi đọc giữa ba tổ
* HD đọc toàn bài:
- Chú ý: đọc to, rõ ràng, ngắt, nghỉ hơi đúng và đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Gọi đọc toàn bài
3. Ôn vần: ai, ay:
* Nêu yêu cầu 1 trong SGK
- Yêu cầu HS tìm, chỉ. GV gạch chân
- Gọi HS phân tích các tiếng
* Nêu yêu cầu 2 trong SGK
- Đính tranh
- Yêu cầu nêu tiếng chứa vần
- Yêu cầu tìm nhanh tiếng, từ chứa vần
* Nêu yêu cầu 3 trong sgk ( HS KG)
- Đính tranh, yêu cầu quan sát và đọc câu
- Yêu cầu thi nói nhanh câu chứa vần ai,ay .
4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói Tiết 2
a.Tìm hiểu bài :
- 1 HS đọc câu hỏi 1:
- 2 HS đọc câu văn thứ nhất sau đó trả lời - Trong bài ,trường học được gọi là gì?
- GV giảng từ :ngụi nhà thứ hai.
- 3 HS đọc nối tiếp nhau các câu văn 2,3,4.Sau đó trả lời :
- Trường học được gọi là ngôi nhà thứ hai, vì sao ?
- GV giảng từ :Thõn thiết
- GV đọc diễn cảm lại bài văn 
 - Gọi HS đọc diễn cảm bài văn 
b.. Luyện nói:
- Đính tranh
- Cho HS thực hành hỏi, đáp theo mẫu
VD:-Tờn trường của bạn là gỡ ?
 - Ở trường bạn thớch cỏi gỡ nhất ?
 - Hụm nay bạn học được điều gỡ hay ?
- GV nhận xét,chốt lại ý kiến của HS về trường ,lớp .
III.Củng cố ,dặn dũ :
- Gọi đọc toàn bài
-Tổng kết , nhận xột tiết học :
- Dặn về nhà đọc bài ,trả lời cõu hỏi SGK,xem trước bài Tặng chỏu .
Hoạt động của học sinh
- Lắng nghe
- Nhắc lại đầu bài
- Lắng nghe, dõi theo bài đọc
*Đọc từ :
- cô giáo, dạy em, rất yêu, thứ hai, mái trường, điều hay
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
* Đọc câu:
- Bài tập đọc có 5 câu
- Hết mỗi câu có dấu chấm, bài có 5dấu - Lớp nhẩm : 2 HS đọc 1 câu
- Thi đọc nối tiếp câu: mỗi tổ 5 HS
* Đọc đoạn :
- Bài có ba đoạn.
- Ba lần xuống dòng, 3 chữ đầu của ba đoạn viết hoa và viết lui vào 1 ô.
- Mỗi đoạn 2 hs đọc
- Thi đọc nối tiếp đoạn: mỗi tổ 3 hs
* Đọc toàn bài:
- Lắng nghe
- 1 hs (giỏi) đọc , cả lớp
*Tìm tiếng trong bài có vần: ai, ay
- HS chỉ : hai, mái, dạy, hay
- HS nêu : cá nhân
* Tìm tiếng ngoài bài :
- Quan sát, đọc thầm
- con nai, máy bay
- Hs tìm, lớp nhận xét
* Nói câu chứa tiếng có vần: ai, ay:
- Tôi là máy bay chở khách.
 Tai để nghe bạn nói.
- Thi nói nhanh câu 
HS đọc 
- Trường học được gọi là ngôi nhà thứ hai của em.
- HS đọc 
- Vì : ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bạn bè thân thiết
- Lắng nghe.
- 2,3 HS thi đọc diễn cảm.
- Quan sát, đọc câu mẫu
- Nhóm bàn: hỏi đáp theo mẫu
HS khỏ giỏi cú thể tự nghĩ ra cõu hỏi khỏc 
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc
- Lắng nghe.
TOAÙN
TIEÁT 95 : LUYEÄN TAÄP
I. MụC TIÊU : 
- HS biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục.
- Biết giải toán có phép cộng.
- Bài tập cần làm: 1,2,3,4
II. Đồ DùNG DạY HọC :
 + Các bài tập 1, 2 , 3 viết sẵn trên bìa cứng 
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU :
1.ổn định :
+ Hát – chuẩn bị SGK. Phiếu bài tập 
2.Kiểm tra bài cũ : 
+ Tiết trước em học bài gì ? ( Trừ các số tròn chục ) 
70
 70
-
80
 40
-
+ 2 em lên bảng : u v 90 – 20 = 
 60 – 40 = 
+ Học sinh dưới lớp làm bảng con .
+ Nhận xét, yêu cầu học sinh nêu cách tính theo cột dọc và tính nhẩm 
+ Nhận xét bài cũ 
 3. Bài mới : 
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
Hoạt động 1 : Luyện làm tính 
Mt : Củng cố về làm tính trừ và trừ nhẩm các số tròn chục 
-Cho học sinh mở SGK 
* Bài 1 : - Gọi HS nêu y / c bài
- Em hãy nêu cách đặt tính bài 70 – 50 
-Em hãy nêu cách trừ 70 – 50 theo cột dọc 
-Giáo viên đính các phép tính ở bài 1 lên bảng và yêu cầu học sinh làm vào bảng con 
-Gọi 3 em lên bảng chữa bài 
 * Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài ? 
-Giáo viên đính hình bài 2 lên bảng ( 2 bảng ) yêu cầu học sinh mỗi tổ xếp hàng 1, khi có lệnh của giáo viên, em đầu tiên của mỗi tổ sẽ tìm số đúng đính vào vòng tròn thứ nhất, em thứ 2 tiếp tục tìm số đúng đính vào vòng tròn thứ 2 . Lần lượt đến em thứ 4 là hết. Tổ nào làm nhanh hơn và đúng thì tổ đó thắng . 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương tổ thắng 
*Bài 3 : Đúng ghi Đ , sai ghi S 
-Giáo viên gắn các phép tính của bài 3 lên bảng 
 - Gọi HS nhận xét
* Bài 4 :.
- Giáo viên treo bảng tóm tắt bài toán 
-Giáo viên cho học sinh tự suy nghĩ giải bài toán vào phiếu bài tập 
-Lưu y : học sinh trước khi giải đổi 1 chục cái bát bằng 10 cái bát 
-Giáo viên sửa bài 
 * Bài 5 :
- Gọi Học sinh nêu yêu cầu bài tập
-Giáo viên gọi 3 em lên bảng chữa bài 
- Gọi HS nhận xét.
4.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt . Chuẩn bị bài sau. 
- HS mở SGK
- Đặt tính , rồi tính 
-1 học sinh nêu 
- Viết 70 rồi viết 50 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị .Viết dấu trừ, kẻ vạch ngang rồi tính .
-Ta lấy 0 trừ 0 bằng 0 , viết 0
 7 trừ 5 bằng 2 , viết 2 
-Vậy 70 – 50 =20
 -Mỗi dãy bàn làm 2 phép tính theo yêu cầu của giáo viên 
-Học sinh tự chữa bài 
-Học sinh nêu : Điền số vào ô trống
-Học sinh cử 4 em /tổ tham gia trò chơi 
- Chơi đúng luật 
-Học sinh dưới lớp cổ vũ cho bạn 
90
90
90
	-20
	 - 30 + 
- 20
-Học sinh nêu lại yêu cầu của bài 
-Học sinh làm bài 
 - 3 HS chữa ,giải thích 
Đ
S
S
a) 60 cm – 10 cm = 50 
b) 60 cm - 10 cm = 50 cm 
c) 60 cm – 10 cm = 40 cm 
- HS đọc đề bài :
 -Nhà Lan có 20 cái bát, Mẹ mua thêm 1 chục cái nữa. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cái bát ? 
-Học sinh tự giải bài toán 
-1 em lên bảng giải 
Bài giải
1 chục cái bát = 10 cái bát
Nhà Lan có tất cả cái bát là :
20 + 10 = 30 ( cái bát )
Đáp số : 30 cái bát
- Điền dấu + , - vào chỗ chấm 
- 3 HS làm bài trên bảng .
- HS nhận xét, nêu kết quả
- HS nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
==================================
Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2013
Tập viết
Tô chữ hoa A, Ă, Â, B
A- Mục tiêu:	 - Học sinh biết tô các chữ A, Ă,Â, B 	
- Viết đúng các vần: ai, ay , ao, au, các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng , mai sau theo kiểu chữ viết thường , đúng cỡ chữ , đúng quy trình theo vở Tập viết1 , tập 2 (mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần ) .
- HS khá giỏi viết đều nét, giãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập 2.
B- Đồ dùng dạy - học:
1- Giáo viên: - Bài viết mẫu , chữ hoa rời A, Ă, Â, B .
2- Học sinh: 	- Vở tập viết, bảng con, bút, phấn.
C- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
I- ổn định tổ chức	
II. Bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập , nhận xét bài viết trước . 
III- Bài mới: 
1- Giới thiệu bài:
- GV: Ghi đầu bài.
2- Hướng dẫn học sinh tô chữ hoa
- Lớp hát
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- GV hướng dẫn quan sát và nhận xét.
+ GV cho HS quan sát chữ hoa A.
Hỏi : - Chữ A cao mấy li .
 - Chữ A gồm mấy nét.
 - Nêu tên các nét đó .
+ GV giới thiệu các chữ Ă, Â 
- Cho học sinh nhận xét chữ hoa Ă, Â, 
- GV nêu qui trình viết (Vừa tô lại chữ trong khung vừa giảng ).
- GV nêu qui trình viết (Vừa tô lại chữ trong khung vừa giảng ).
* Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con chữ hoa : A . Ă , Â 
- GV uốn nắn sửa sai . 
3. Hướng dẫn học sinh viết vần, từ ứng dụng.
- Gọi học sinh đọc, phân tích cấu tạo và nêu độ cao các con chữ trong các vần, từ ứng dụng: ai, ay , ao, au , mái trường, điều hay, sao sáng , mai sau.
- Cho học sinh quan sát các vần, từ trên bảng phụ và hướng dẫn cách viết , cách nối các âm trong vần trong tiếng .
- Cho học sinh viết vào bảng con từ mái trường, điều hay
 - GV uốn nắn sửa sai . 
4- Cho học sinh tô và tập viết vào vở.
a. Hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế.
b. Yêu cầu học sinh tô các chữ hoa: A, Ă, Â, B
- GV nhắc nhở HS tô trùng vào vệt chấm và tô đúng qui trình không tô ngược . 
- GV theo dõi uốn nắn sửa sai .
c . Cho HS viết vần và từ ứng dụng . 
- GV nhắc nhở HS viết đúng khoảng cách giữa vần với vần , từ với từ và tiếng trong từ . 
- GV quan sát, uốn nắn.
- GV thu một số bài chấm điểm, nhận xét.
III- Củng cố, dặn dò :
H: Các con vừa tô chữ hoa gì ? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết đúng, đẹp, ngồi đúng tư thế, có ý thức tự giác học tập.
- Học sinh quan sát, nhận xét.
- Chữ A cao 5 li 
- Chữ A gồm 3 nét. 
+ nét 1: Giống nét móc ngược trái nhưng phía trên hơi lượn sang phải 
+nét 2: Nét móc ngược phải 
+nét 3: Nét ngang hơi lượn .
- Cũng giống như chữ A, chỉ khác nhau ở dấu phụ đặt trên đỉnh.
- Học sinh quan sát qui trình viết .
- HS viết vào bảng con : A . Ă , Â , 
- HS đọc và phân tích và nêu độ cao các con chữ trong các vần, từ ứng dụng.
- HS quan sát mẫu . 
- Học sinh viết vào bảng con : mái trường, điều hay.
- HS ngồi đúng tư thế.
- Học sinh tô các chữ hoa: A, Ă, Â, B
- HS tô.
- HS viết vần và từ ứng dụng theo mẫu . 
- 1 HS trả lời. 
- HS nghe.
...................................................................................................................................................................................... ...  Trong từng bước giáo viên quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng
2.Nhận xét, đánh giá
- GV tổ chức cho HS nhận xét sản phẩm
- GV tuyên dương HS có sản phẩm đẹp
- GV nhận xét giờ học
- HS về nhà chuẩn bị như tiết trước đẻ học bài “ Cắt , dán hình vuông”
- HS nghe.
- HS kẻ hình chữ nhật
- HS cắt rời hình chữ nhật ra khỏi tờ giấy thủ công
- HS dán sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm, bình chọn sản phẩm cắt dán đẹp
- HS nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
==================================
Thứ năm ngày 7 tháng 3 năm 2013
Chính tả
Tiết 2: Tặng cháu
I.Mục tiêu: 
 - HS nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng 4 câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15 - 17 phút.
- Điền đúng chữ l, n vào chỗ trống hoặc dấu hỏi, dấu ngã vào chữ in nghiêng.
- Làm đúng bài tập 2(a hoặc b)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn bài thơ và nội dung bài tập 
 - Phấn màu - Viết đúng cự li, tốc độ , các chữ đều và đẹp
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
A.Bài cũ:
- GV chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài : Trường em
- 2 HS đọc lại bài
- Nhận xét bài viết chính tả Trường em của HS.
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài, ghi bảng. 
2. Hướng dẫn HS tập chép.
 a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài
 Tặng cháu
 Vở này ta tặng cháu yêu ta
 Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là 
 Mong cháu ra công mà học tập
 Mai sau cháu giúp nước non nhà
H: Bác Hồ tặng bạn nhỏ cái gì?
H: Bác Hồ mong gì các bạn?
H: Bài thơ này có mấy câu?
H: Mỗi câu có mấy chữ?
H: Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
H: Chữ khó viết ?
 - Cho HS luyện viết bảng con chữ khó.
- GV chữa lỗi cho HS viết sai
b. Học sinh nhìn bảng tập chép.
- GV hướng dẫn HS cách ngồi viết cầm bút, đặt vở.
- Chú ý: Dòng thơ có 7 chữ lùi vào 1 ô, viết hoa mỗi chữ đầu dòng.
c. HS soát lỗi 
- GV đọc khổ thơ cho HS soát lỗi đến chữ khó viết GV lưu ý đánh vần .
3. HD HS làm bài tập chính tả 
* Bài 1: Điền l hay n?
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài
- GV chữa bài
Bài 2:Điền dấu hỏi hay ngã trên những chữ in nghiêng
- HS đọc thầm yêu cầu của bài
- HS làm bài vào SGK
- HS chữa bài .
4.Củng cố – dặn dò
H: Hôm nay học bài gì ? 
- GV nhắc HS về sửa lỗi sai trong bài chính tả. Dặn về nhà viết lại cho đẹp.
- HS nhắc lại đầu bài
- HS đọc bài thơ.
- Bác tặng bạn nhỏ quyển vở.
- Bác mong các cháu ra công học tập để giúp nước non nhà.
- Bài thơ có 4 câu.
- Mỗi câu có 7 chữ.
- Vở, Tỏ, Mong, Mai vì là chữ đầu câu.
-HS phát hiện chữ khó viết kết hợp phân tích chữ khó viết
-HS luyện viết bảng con
-HS chép vào vở
-HS đổi vở chữa bài
- HS theo dõi và ghi số lỗi ra lề vở.
-HS đọc yêu cầu
- 2 nhóm HS chơi trò thi tiếp sức, thi làm nhanh bài tập 1: 1 nhóm viết bên trái bảng ,nhóm kia viết bên phải bảng.
- HS làm bằng bút chì vào SGK
- HS đọc thầm yêu cầu của bài
- HS làm bài vào SGK
- HS chữa bài 
- HS tự nêu 
- HS nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
==================================
Kể chuyện
Tiết 1: Rùa và thỏ
I.Mục tiêu: 
 - HS kể lại được 1 đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: chớ nên chủ quan, kiêu ngạo.
- HS khá giỏi kể được 2 - 3 đoạn của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
A.Mở đầu:
Học kỳ II các con sẽ nghe cô kể sau đó sẽ tập kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài: 
 Rùa hết sức chậm chạp, Thỏ có tài chạy nhanh. Thế mà trong cuộc thi chạy Rùa lại là người thắng cuộc đấy. Vì sao lại thế, các con cùng nghe cô kể câu chuyện: Rùa và Thỏ
- GV ghi tên bài.
2.GV kể chuyện
 Truyện: Rùa và Thỏ. 
 ( Nội dung trong sgv)
- GV kể chuyện lần 1.
- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ
- Lời người dẫn chuyện: khoan thai
- Lời Thỏ: kiêu căng ngạo mạn
- Lời Rùa chậm rãi , khiêm tốn , nhưng đầy tự tin 
- Nhấn giọng, ngừng giọng khi cần thiết
3. Hướng dẫn HS kẻ từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- GV treo từng tranh
* Tranh 1:
H: Rùa đang làm gì ?
H: Thỏ nói gì với Rùa ?
 * Tranh 2.
H: Rùa trả lời Thỏ ra sao?
H: Thỏ đáp thế nào ?
* Tranh 3.
 H: Trong cuộc thi Rùa đã chạy như thế nào?
H: Còn Thỏ làm gì ?
- GV và HS nhận xét
* Tranh 4.
H: Ai đã tới đích trước ?
H: Vì sao Thỏ nhanh nhẹn mà lại thua ?
3.Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện.
- Thi kể chuyện
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- Gọi HS giỏi kể toàn bộ chuyện.
4.Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện
H: Vì sao Thỏ thua Rùa?
H: Câu chuyện này khuyên điều gì?
* GDBVMT: Giúp HS biết yêu quý và bảo vệ vật nuôi trong gia đình.
- GV nhắc HS về nhà kể chuyện cho cả nhà nghe. Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại đầu bài
- HS theo dõi.
- HS theo dõi, kết hợp quan sát tranh
- HS quan sát, trả lời câu hỏi.
- Rùa đang cố sức tập chạy.
- Chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy à?
- HS kể lại nội dung bức tranh
- Anh đừng giễu tôi , tôi với anh thử chạy thi xem ai hơn ai?
 - Chú em mà cũng dám chạy thi với ta sao ? Ta chấp 1 nửa đường đó .
- HS kể lại nội dung tranh
- Rùa biết mình chậm chạp nên cố sức chạy
 - Thỏ cứ nhởn nhơ nhìn trời nhìn mây
- HS kể lại nội dung bức tranh.
- Rùa đã tới đích trước
- Thỏ chủ quan nên đã bị thua
- HS kể lại nội dung bức tranh.
- HS đại diện mổi tổ thi kể đoạn 4.
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- Thỏ thua Rùa vì chủ quan , kiêu ngạo coi thường bạn.
- Câu chuyện khuyên các con không nên học theo bạn Thỏ chủ quan , kiêu ngạo và nên học tập bạn Rùa dù chậm chạp nhưng kiên trì chắc chắn thành công
- HS nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
==================================
Toán
Kiểm tra định kỳ ( lần 3)
Trường ra đề + đáp án
==================================
Thứ sáu ngày 8 tháng 3 năm 2013
Tập đọc
Bài 3: Cái nhãn vở
I. Mục tiêu: 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen.
- HS biết được tác dụng của nhãn vở.
- HS khá giỏi, biết tự viết nhãn vở.
- HS trả lời được câu hỏi 1,2 ( SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
1. Tranh minh hoạ bài tập đọc và luyện nói (SGK)
2. Nhãn vở, bút màu.
3. Hs chuẩn bị giấy trắng hình chữ nhật có kích cỡ: rộng 5cm dài 10cm.
III.Các HĐ dạy- học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
A. Bài cũ:- Gọi đọc bài
 H: Bác Hồ tặng vở cho ai ?
H: Bác mong các cháu làm điều gì?
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc mẫu, giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc.
* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: 
+ nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn. 
- GV cho HS tìm từ.
H: Tìm từ có âm tr đứng đầu?
H: Tiếng nắn có trong từ gì?
H: Tìm tiếng có âm ng?
- GV gach chân.
- GV giải nghĩa 1 số từ
+ nắn nót: làm cẩn thận từng li từng tí cho đẹp
+ ngay ngắn: thẳng, không lệch.
* Luyện đọc câu: 
- Có 4 câu.
- GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ :
+ Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở /trang trí rất đẹp.
+ Giang lấy bút/ nắn nót viết tên trường, /tên lớp,/ họ và tên của em /vào nhãn vở.
* Luyện đọc đoạn, bài:
H: Bài này chia ra làm mấy đoạn?
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ. 
- HS trả lời câu hỏi
- HS nhắc lại đầu bài.
- HS nghe đọc mẫu.
- HS luyện đọc
- HS tìm từ
- HS nêu.
- nắn nót.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS xác định câu.
- HS luyện đọc nối tiếp; mỗi nhóm 1 câu
- HS đọc từng đoạn 
2 đoạn: + Đoạn 1: Câu 1, 2, 3.
 + Đoạn 2 : Câu 4.
* Thi đọc trơn cả bài:
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Ôn các vần ang. ac
a.Tìm tiếng trong bài có vần ang 
- Tiếng: Giang , trang
b.Tìm tiếng, từ ngoài bài có vần ang, ac
- thang , bàng , khang ......
- bác, khác , nhác.......
- GVNX
4.Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài:
a. Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời:
H: Bạn Giang viết những gì lên nhãn vở?
- Gọi đọc đoạn 2.
H: Bố Giang khen bạn ấy thế nào?
- Nhãn vở có tác dụng gì?
- Cho HS thi đọc.
b.. Hướng dẫn HS tự làm và trang trí nhãn vở.
- GV hướng dẫn HS trang trí và viết trên nhãn vở.
- GV dán nhãn vở mẫu trên bảng
- GV nhận xét, đánh giá.
5. Củng cố - Dặn dò
- Gọi HS đọc toàn bài
H: Bố khen Giang điều gì? 
- GV nhắc HS chuẩn bị bài sau: Bàn tay mẹ
- HS đọc bài 
- HS tìm tiếng trong bài, có vần ang
- HS đọc kết hợp phân tích tiếng
- HS tìm tiếng ngoài bài có vần ang, ac 
- Hs tìm từ có vần ang, ac.
- HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi.
+ Bạn viết tên trường, tên lớp, tên vở, họ và tên của bạn, năm học.
- HS đọc đoạn 2 
+ Bạn đã tự viết được nhãn vở.
- Nhãn vở cho ta biết đó là vở của ai, vở gì, làm cho ta không bị nhầm lẫn.
- 3-4 HS thi đọc toàn bài
- HS tự trang trí , viết đầy đủ những điều cần có trên nhãn vở.
- HS trình bày sản phẩm.
- 1HS đọc lại toàn bài.
- HS tự trả lời
........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chuan Tuan 25.doc