Thiết kế bài học khối 3 - Tuần thứ 13

Thiết kế bài học khối 3 - Tuần thứ 13

SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN

A. mục tiêu. CKTKN: 60; SGK: 61

Biết so sánh số bé bằng một phần mấy của số lớn.

BT1,2 và 3 (cột a,b)

B. Đồ dùng dạy học.

Tranh vẽ bảng minh họa bài toán như trong SGK

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 10 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài học khối 3 - Tuần thứ 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 9 tháng 11 năm 2009 .
Tuần : 13
Tiết : 61
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
A. MỤC TIÊU. 	CKTKN: 60; SGK: 61
Biết so sánh số bé bằng một phần mấy của số lớn.
BT1,2 và 3 (cột a,b)
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh vẽ bảng minh họa bài toán như trong SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/60VBT
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2.Bài mới:
* Hướng dẫn thực hiện so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn 
+ Nêu bài toán: Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài 6 cm . Hỏi đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB?
+ Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD
+ Hàng trên có 8 ô vuông, hàng dưới có 2 ô vuông. Hỏi sốâ ô vuông hàng trên gấp mấy lần số ô vuông hàng dưới?
+ Số ô vuông hàng trên gấp 4 lần số ô vuông hàng dưới, vậy sô ô vuông hàng dưới bằng 1 phần mấy số ô vuông hàng trên ?
* Bài toán:
+ Mẹ bao nhiêu tuổi ?
+ Con bao nhiêu tuổi ?
+ Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ?
+ Vậy tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi mẹ?
+ Hướng dẫn hs cách trình bày bài như SGK
+ Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn 
Kết luận: Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, ta cần tìm được số lớn gấp mấy lần số bé.
* Luyện tập - Thực hành 
* Bài 1:
+ 1 học sinh đọc dòng đầu tiên của bảng
+ Hỏi: 8 gấp mấy lần 2?
+ Vậy 2 bằng 1 phần mấy 8?
+ Yêu cầu học sinh làm tiếp các phần còn lại
* Bài 2:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài 
+ Bài toán thuộc dạng gì ?
+ Yêu cầu học sinh làm bài
 * Bài 3:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài 
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài
+ Nhận xét chữa bài 
+ 3 học sinh lên bảng làm bài.
+ Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB
+ Số ô vuông hàng trên gấp 8 : 2 = 4 lần số ô vuông hàng dưới 
+ Sốâ ô vuông hàng dưới bằng ¼ số ô vuông hàng trên
+ 30 tuổi
+ 6 tuổi
+ Tuổi mẹ gấp tuổi con là 30 : 6 = 5 ( lần)
+ Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ
+ Gấp 4 lần
+ Bằng ¼ của 8
+ Học sinh cả lớp làm vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
+ So sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn
+ Học sinh làm vào vở, 1 hs lên bảng làm bài 
 Giải:
 Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên 1 sô lần là:
 24 : 6 = 4 (lần)
 Vậy số sách ngăn dưới bằng ¼ số sách ngăn trên 
 Đáp số: ¼ 
+ Học sinh thi đua giữa các tổ
	D. Củng cố, dặn dò 
+ Thầy vừa dạy bài gì ?
+ Muốn so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn ta làm thế nào?
+ Về nhà làm bài1, 2/69 VBT
+ Nhận xét tiết học 
Ngày dạy 10 tháng 11 năm 2009 .
Tuần : 13
Tiết : 62
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU. 	CKTKN: 60; SGK: 62
Biết so sánh số bé bằng một phần mấy của số lớn.
BT1,2,3,4
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Hình mẫu bằng giấy
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1, 2/61 VBT
+ Nhận xét chữa bài và cho điểm
2.Bài mới:
* Luyện tập - Thực hành 
* Bài 1:
+ Yêu cầu hsinh đọc dòng đầu tiên của bảng 
+ Hỏi :12 gấp mấy lần 4
+ Vậy 4 bằng 1 phần mấy 12
+ Yêu cầu học sinh làm tiếp các phần còn lại
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 2:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài 
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ?
+ Yêu cầu học sinh làm bài 
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 3:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài 
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 4:
+ Yêu cầu học sinh tự xếp hình và báo cáo kết quả
Nhận xét, tuyên dương 
+ 2 học sinh lên bảng làm bài tập.
+ 3 lần
+ Bằng1/3 của 12
+ Học sinh cả lớp làm vào vở, 1học sinh lên bảng làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của bạn
+ Dạng so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn
+ Hs cả lớp làm vào vở,1 hs lên bảng làm bài
 Giải:
 Số con bò có là:
 7 + 28 = 35 (con)
 Số con bò gấp số con trâu 1 số lần là:
 35 : 7 = 5 (lần)
 Vậy số con trâu bằng 1/5 số con bò 
 Đáp số: 1/5
+ Học sinh giải vào vở, 1hs lên bảng làm bài
 Giải:
 Số con vịt đang bơi ở dưới ao là
 48 : 8 = 6 (con vịt)
 Số con vịt đang ở trên bờ là:
 48 – 6 = 42 (con vịt)
 Đáp số: 42 con vịt
HS thi đua sếp hình
	D. Củng cố , dặn dò: 
	+ Về nhà làm bài 1,2,3/70 VBT
 + Nhận xét tiết học
Ngày dạy 11 tháng 11 năm 2009 .
Tuần : 13
Tiết : 63
 BẢNG NHÂN 9
A. MỤC TIÊU. 	CKTKN: 60; SGK: 63
Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9.
BT1,2,3,4
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GÍÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài 3
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2.Bài mới:
* Hướng dẫn thành lập bảng nhân 9 
+ Gắn 1 tấm bìa có 9 chấm tròn hỏi: 9 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn ?
+ 9 được lấy 1 lần thì viết 9 x 1 = 9
+ Gắn tiếp 2 tấm bìa và hỏi: 9 được lấy 2 lần viết thành phép nhân như thế nào ?
+ 9 nhân 2 bằng mấy ?
+ Vì sao con biết 9 x 2=18
+ Các trường hợp còn lại tiến hành tương tự như 9 x 2
+ Yêu cầu học sinh đọc bảng nhân 9 vừa lập được, sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc bảng nhân 
+ Xóa dần bảng cho hs đọc thuộc lòng 
+ Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng 
* Luyện tập - Thực hành 
* Bài 1:HSY 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở đề kiểm tra bài của nhau
* Bài 2:
+ 1học sinh nêu yêu cầu của bài
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài
+ Nhận xét chữa bài
* Bài 3:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài
+ Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài
+ Chữa bài, nhâïn xét và cho điểm học sinh.
* Bài 4:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài 
+ Yêu cầu học sinh làm bài sau đó chữa bài rồi h.sinh đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm
+ Học sinh lên bảng làm bài.
+ 9 chấm tròn
+ Hs đọc 9 x 1 = 9
+ 9 x 2
+ Bằng 18
+ Vì 9 x 2 = 9 + 9 mà 9 + 9 = 18 
nên 9 x 2 = 18
+ Cả lớp đọc bảng nhân
+ Tính nhẩm
+ Học sinh làm bài 
+ Hs lên bảng
+ Học sinh làm vào vở, 2 hs lên bảng làm bài
a) 9 x 6 + 17 = 54 + 17 
 = 71
 9 x 3 x 2 = 27 x 2 
 = 54
b) 9 x 7 - 25 = 63 – 25 
 = 38
 9 x 9 : 9 = 81 : 9 
 = 9
+ Học sinh cả lớp làm vào vở,1 học sinh lên bảng làm bài
 Tóm tắt:
 1 tổ: 9 bạn
 3 tổ: .bạn ?
 Giải:
 Lớp 3B có số học sinh là:
 9 x 3 = 27 (học sinh)
 Đáp số: 27 học sinh.
+ Học sinh làm vào vở
+ Bảng nhân 9
	D. Củng cố, dặn dò:
	+ Thầy vừa dạy bài gì ?
	+ Cho 1 vài học sinh xung phong đọc thuộc lòng bảng nhân 9
	+ Về nhà làm bài1,2,3/71VBT
 + Nhận xét tiết học .
Ngày dạy 12 tháng 11 năm 2009 .
Tuần : 13
Tiết : 64
 LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU. 	CKTKN: 60; SGK: 64
Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được trong giải toán ( Có một phép nhân 9 ).
Nhận biết tính chất gioa hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
BT1,2,3 và 4 (dòng 3,4)
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Kẻ bảng BT4
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi 2 học sinh đọc thuộc bảng nhân 9
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài1,2,3/71VBT
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2.Bài mới 
* Luyện tập - Thực hành 
* Bài 1:HSY
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả của phép tính trong phần a)
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục làm phần b)
+ Hỏi: Các em nhận xét gì về kết quả thừa số, thứ tự của các thừa số trong 2 phép tính nhân 9 x 2 và 2 x 9 ?
+ Vậy ta có 9 x 2 = 2 x 9
+ Tiến hành tương tự để học sinh rút ra 5 x 9 = 9 x 5 ; 9 x 5 = 5 x 9 ; 9 x 10 = 10 x 9
Kết luận: Khi đổi chỗ các số của phép nhân thì tích không thay đổi
* Bài 2:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài
+ Học sinh làm vào vở
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 3:
+ Gọi 1 học sinh đọc bài toán
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài
+ Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đưa ra kết luận về bài làm của mình 
* Bài 4:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Yêu cầu học sinh đọc các số của dòng đầu tiên, các số của cột đầu tiên, dấu phép tính ghi ở góc
+ 6 nhân 1 bằng mấy?
+ Vậy ta viết 6 vào cùng dòng với 6 và thẳng cột với 1
+ 6 nhân 2 bằng mấy ?
+ Tương tự cho 9
+ Hướng dẫn học sinh làm một vài phép tính nữa, sau đó yêu cầu các em tự làm tiếp bài, 
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài tập.
+ Tính nhẩm
+ Học sinh cả lớp làm phần a) vào vở, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
+ Học sinh cả lớp làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài
+ Các thừa số giống nhau nhưng thứ tự khác nhau
+ Học sinh cả lớp làm vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài
+ Học sinh làm vào vở,1 hs lên bảng làm bài
 Giải
 Số xe ôtô của 3 đội còn lại là: 
 9 x 3 = 27 (ôtô)
 Số ô tô của công ti đó đi là: 
 10 + 27 = 37 (ôtô)
 Đáp số: 37 ôtô 
+ Viết kết quả phép nhân thích hợp vào chỗ trống
+ Bằng 6
+ Bằng 12
+ HS thực hiện
+ Học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
	D. Củng cố, dặn dò 
+ Về nhà làm bài 1,2,3/72 vở bài tập.
 + Nhận xét tiết học 
Ngày dạy 13 tháng 11 năm 2009 .
Tuần : 13
Tiết : 65
 GAM
A. MỤC TIÊU. 	CKTKN: 61; SGK: 65
Biết Gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa Gam và Ki – lô – gam.
Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là Gam.
BT1,2,3,4 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Cân đĩa và cân đồng hồ ,1 gói hàng nhỏ để cân
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 9
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/64 Vở bài tập.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu mối quan hệ giữa gam và kilogam 
+ Y.cầu hs nêu đơn vị đo khối lượng đã học 
+ Đưa ra chiếc cân đĩa,1 quả cân 1 kg, 1 túi đường có khối lượng nhẹ hơn 1 kg
+ Thực hành cân gói đường và yêu cầu học sinh quan sát 
+ Gói đường như thế nào so với 1 kg?
+ Chúng ta đã biết chính xác cân nặng của gói đường chưa?
+ Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1 kg, hay cân nặng không chẵn số lần của kg, người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn kg là gam. Gam víêt tắt là g , đọc là gam 
+ Giới thiệu quả cân 1 g, 2g,5g,10g, 20g 
+ Giới thiệu 1kg=1000 g
+ Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho học sinh đọc cân nặng của gói đường 
+ Giới thiệu chiếc cân đồng hồ và giới thiệu các số đo có đơn vị là gam trên cân
Kết luận : 
+ Gam là một đơn vị đo khối lượng nhỏhơn kg. Gam víêt tắt là g, đọc là gam .
* Luyện tập. - Thực hành 
* Bài 1:
+ Giáo viên chuẩn bị 1 số vật nhẹ hơn 1kg và thực hành cân các vật này trước lớp để học sinh đọc số cân
* Bài 2:
+ Gv dùng cân đồng hồ thực hành cân trước lớp hsinh đọc số cân của quả đu đủ, bắp cải?
* Bài 3:
+ Viết lên bảng 22g + 47g và yêu cầu hs tính
+ Em đã tính như thế nào để tìm ra 69 g?
+ Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào?
+ Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại
* Bài 4:
+ Gọi 1học sinh đọc đề bài
+ Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu g?
+ Cân nặng của cả hộp sữa chính là cân nặng của vỏ hộp cộng với cân nặng của sữa bên trong hộp
+ Muốn tính số cân nặng của sữa bên trong hộp ta làm như thế nào?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài
Kết luận : Ghi tên đơn vị vào kết quả tính 
+ 3 học sinh lên bảng đọc bài.
+ Kg
+ Nhẹ hơn 1kg
+ Chưa biết
+ Đọc số cân
+ Đọc số cân
+ 22g + 47g = 69g
+ Lấy 22 + 47 = 69, ghi tên đơn vị đo là g vào sau số 69
+ Thực hiện bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính 
+ Học sinh làm vào vở, 3học sinh lên bảng làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- 455g
+ Lấy cân nặng của cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp 
+ Học sinh cả lớp làm vào vở,1 học sinh lên bảng làm bài
 Giải:
 Số g sữa trong hộp có là:
 455 – 58 = 397 (g)
 Đáp số: 397 g
	D. Củng cố, dặn dò 
+ Về nhà làm bài 5/66
+ Nhận xét tiết học
DUYỆT
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 
TỔ TRƯỞNG	BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc