Thiết kế bài học khối 3 - Tuần thứ 32

Thiết kế bài học khối 3 - Tuần thứ 32

LUYỆN TẬP CHUNG

I/ Mục tiêu : CKTKN: 75

Biết đặt tính và nhân ( chia ) số có năm chữ số với số có một chữ số.

Biết giải bài toán có phép nhân ( chia)

BT1,2,3

II/ Chuẩn bị :

Tóm tắt BT2,3

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 11 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài học khối 3 - Tuần thứ 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Thứ hai, ngày 19 tháng 4 năm 2010
LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu : 	CKTKN: 75
Biết đặt tính và nhân ( chia ) số có năm chữ số với số có một chữ số.
Biết giải bài toán có phép nhân ( chia)
BT1,2,3
II/ Chuẩn bị :
Tóm tắt BT2,3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : Luyện tập 
GV sửa bài tập 2 của HS
Nhận xét vở HS
Bài mới
Giới thiệu bài: Luyện tập 
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1: đặt tính rồi tính ( HSY)
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt:
Có : 105 hộp bánh
Một hộp có : 4 bánh
Một bạn được : 2 bánh 
Số bạn có bánh :  bạn ?
+ Để tính được có tâùt cả bao nhiêu bạn được chia bánh ta làm như thế nào ?
+ Ngoài ra còn có cách giải nào khác ?
Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được tổng số bánh nhà trường đã mua trước, sau đó mới tính được số bạn được chia bánh.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 3:
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 4 : Tính nhẩm ( theo mẫu )Nếu còn thời gian
Hát
Hs làm bài
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
HS đọc 
Nhà trường mua 105 hộp bánh, mỗi hộp có 4 cái bánh. Số bánh này đem chia hết cho học sinh, mỗi bạn được 2 cái bánh. 
Hỏi có tâùt cả bao nhiêu bạn được chia bánh ? 
Để tính được có tâùt cả bao nhiêu bạn được chia bánh ta lấy tổng số bánh nhà trường đã mua chia cho số bánh mỗi bạn được nhận. 
Ta có thể tính xem mỗi hộp chia được cho bao nhiêu bạn, sau đó lấy kết quả nhân với số hộp bánh.
HS làm bài
Bài giải 
Cách 1: Tổng số bánh nhà trường đã mua: 
4 x 105 = 420 ( bánh )
Số bạn được nhận bánh là
420 : 2 = 210 ( bạn )
Đáp số: 210 bạn 
Cách 2: Mỗi hộp chia được cho số bạn là: 
4 : 2 = 2 ( bạn )
Số bạn được nhận bánh là
2 x 105 = 210 ( bạn )
Đáp số: 210 bạn 
Học sinh nêu 
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
12 : 3 = 4 ( cm )
Diện tích hình chữ nhật là:
12 x 4 = 48 ( cm2 )
Đáp số: 48cm2
IV. Củng cố – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
Tuần 32 Thứ ba, ngày 20 tháng 4 năm 2010
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN 
RÚT VỀ ĐƠN VỊ (Tiếp Theo)
I/ Mục tiêu : 	CKTKN: 75
Biết giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị
BT1,2,3
II/ Chuẩn bị :
Nội dung Khung xanh Sgk
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : Luyện tập chung
GV sửa bài tập 3,4
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị ( tiếp theo )
Hoạt động 1: hướng dẫn giải bài toán 
Bài toán 1: Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can. Nếu có 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế ?
Giáo viên cho học sinh đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt:
35l : 7 can
10l :  can?
+ Để tính được 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can trước hết ta phải làm như thế nào ?
+ Muốn tìm số lít mật ong đựng trong 1 can ta làm như thế nào ?
+ Biết 5l mật ong thì đựng trong 1 can, vậy muốn tìm 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can ta làm như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên chốt: câu trả lời, phép tính và kết quả có tên đơn vị trong dấu ngoặc; đáp số ghi đầy đủ cả số và tên đơn vị
+ Trong bài toán trên, bước nào được gọi là bước rút về đơn vị ?
+ Cách giải bài toán này có điểm gì khác với các bài toán liên quan đến rút về đơn vị đã học ?
Giáo viên chốt: khi giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, ta thường tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Tìm giá trị 1 phần trong các phần bằng nhau ( thực hiện phép chia )
Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của một giá trị ( thực hiện phép chia )
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước liên quan đến rút về đơn vị.
Hoạt động 2: hướng dẫn thực hành 
Bài 1: HSY
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt :
40kg : 8 túi 
15kg :  túi ? 
+ Bài toán thuộc dạng toán nào ?
+ Để tính được 10kg kẹo đựng đều trong mấy hộp ta làm như thế nào ?
+ Muốn tìm số kẹo trong mỗi hộp ta phải làm phép tính gì ?
+ Biết mỗi hộp có 5 kg, muốn tìm 15kg đường đựng đều trong mấy túi ta phải làm phép tính gì ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt :
24 cúc áo : 4 cái áo 
42 cúc áo:  cái áo? 
+ Muốn biết có 24 cái cúc áo thì được 4 cái áo ta phải làm tính gì:
+ Biết 42 cúc áo cần mấy cái áo ta phải làm phép tính gì ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét.
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh làm bài
Cho học sinh thi đua sửa bài. 
Hát
HS sửa BT3,4
HS đọc 
Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can 
Nếu có 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế ?
Để tính được 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can trước hết ta phải tìm số lít mật ong đựng trong 1 can
Muốn tìm số lít mật ong đựng trong 1 can ta thực hiện phép chia 35 : 7 = 5 (lít)
Biết 5l mật ong thì đựng trong 1 can, vậy muốn tìm 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can ta lấy 10 : 5 = 2 ( can )
Bài giải
Số lít mật ong trong mỗi can có là :
35 : 7 = 5 ( lít )
Số can cần để đựng 10l mật ong là :
10 : 5 = 2 ( can )
Đáp số: 2 can
Bước tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị.
Bước tính thứ hai, chúng ta không thực hiện phép nhân mà thực hiện phép chia.
Cá nhân 
HS đọc 
Bài toán thuộc dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị 
Để tính được 15kg đường đựng đều trong mấy túi ta phải tìm số đường trong mỗi túi.
Ta làm phép chia: 40 : 8 = 5 ( kg )
Phép chia 15 : 5 = 3 ( túi )
Bài giải
Số kẹo trong mỗi hộp có là :
40 : 8 = 5 ( kg )
Số hộp cần để đựng 10kg kẹo là :
15 : 5 = 3 ( túi )
Đáp số: 3 túi 
HS đọc 
Hs trả lời
Bài giải
Số cái cúc áo có là :
24 : 4 = 6 ( cái )
Số phòng cần để lắp 24 cái quạt trần là :
24 : 4 = 6 ( cái )
Đáp số: 6 cái 
HS đọc 
Học sinh làm bài 
Học sinh thi đua sửa bài 
	IV. Củng cố – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập. 
Tuần 32 Thứ tư, ngày 21 tháng 4 năm 2010
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
Biết giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
Biết tính giá trị biểu thức.
BT1,2,3
II/ Chuẩn bị :
Nội dung BT3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : Bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
GV yêu cầu HS làm BT1
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập 
Hướng dẫn thực hành:
Bài 1 : HSY 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét
Bài 3: Nối mỗi biểu thức với giá trị của biểu thức đó ( theo mẫu ):
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
Giáo viên cho 2 tổ cử đại diện thi đua sửa bài qua trò chơi: “Ai nhanh ai đúng” 
Giáo viên nhận xét
Hát
HS làm BT
HS đọc 
HS trả lời
Bài toán thuộc dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị 
Bài giải
Số cài đĩa của mỗi hộp có là.
48 : 8 = 6 ( cái ).
Số cái hộp có là:
30 : 6 = 5 ( cái hộp )
Đáp số : 5 cái hộp
HS đọc 
HS trả lời
Bài giải
Số học sinh của mỗi hàng là:
: 9 = 5 ( học sinh )
Số hàng có là:
: 5 = 12 ( hàng )
Đáp số : 12 hàng
Học sinh đọc và làm bài
Học sinh thi đua sửa bài.
Củng cố – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập 
Tuần 32 Thứ năm, ngày 22 tháng 4 năm 2010
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 	CKTKN: 76
Biết giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
Biết lập bảng thống kê.
BT1,2,3a,4
II/ Chuẩn bị :
Nội dung BT4
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : Luyện tập 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập 
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1 : HSY
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt :
12 phút : 3km
28 phút :  km? 
+ Bài toán thuộc dạng toán nào ?
+ Muốn biết trong 28 phút thì người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta làm như thế nào ?
+ Biết trong 12 phút đi được 3km, muốn tìm mỗi ki-lô-mét người đó đi được bao nhiêu phút ta phải làm phép tính gì ?
+ Biết mỗi km người đó đi được 4 phút, muốn biết trong 28 phút thì người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta phải làm phép tính gì ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét
Bài 3: Điền dấu x, :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
Giáo viên cho 2 tổ cử đại diện thi đua sửa bài qua trò chơi: “Ai nhanh ai đúng” 
Gọi học sinh đọc bài làm
Giáo viên nhận xét
Bài 4: Hãy viết số thích hợp vào ô trống 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
Giáo viên cho 2 tổ cử đại diện thi đua sửa bài qua trò chơi: “Ai nhanh ai đúng” 
Gọi học sinh đọc bài làm
Giáo viên nhận xét
Hát
(
HS đọc 
Một người đi xe máy trong 12 phút đi được 3km. 
Hỏi nếu cứ đi đều như vậy trong 28 phút thì người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét? 
Bài toán thuộc dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị 
Muốn biết trong 28 phút thì người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta phải tìm số phút người đó đi được trong 1 km.
Muốn tìm mỗi ki-lô-mét người đó đi được bao nhiêu phút ta phải làm phép tính chia: 12 : 3 = 4 ( phút )
Muốn biết trong 28 phút thì người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta phải làm phép tính chia 28 : 4 = 7 (km )
Bài giải
Số phút người đó đi 1 km là:
12 : 3 = 4 ( phút )
Số ki-lô-mét đi trong 36 phút là :
28 : 4 = 7 ( km )
Đáp số: 7 km.
HS đọc 
Bài giải
Số kg của mỗi túi là:
21 : 7 = 3 ( kg)
Số túi có là:
15 : 3 = 5 (túi)
Đáp số: 5 túi
Học sinh đọc và làm bài
Học sinh thi đua sửa bài.
Học sinh đọc và làm bài
Học sinh thi đua sửa bài.
Lớp 
3A
3B
3C
3D
Tổng
Số học sinh giỏi 
10
7
9
8
34
Số học sinh khá 
15
20
22
19
76
Số HStrung bình 
5
2
1
3
11
Tổng 
30
29
32
30
121
IV. Củng cố – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập chung 
Tuần 32 Thứ sáu, ngày 23 tháng 4 năm 2010
LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu : 	CKTKN: 76
Biết tính giá trị biểu thức số.
Biết giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
BT1,3,4
II/ Chuẩn bị :
Tóm tắt BT3.4
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ: Luyện tập
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Bài mới:
Giới thiệu bài: Luyện tập chung ( 1’ )
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1: Tính giá trị biểu thức:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài
Giáo viên hỏi:
+ Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự như thế nào?
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV Nhận xét
Bài 2 : Nếu còn thời gian
Bài 3: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Bài toán thuộc dạng gì ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét.
Bài 4: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Hãy nhận xét về số đo của chu vi hình vuông.
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta phải làm gì trước ? 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Hát
HS nêu 
Học sinh thi đua sửa bài
Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước, cộng, trừ sau.
HS thi đua sửa bài
HS đọc 
Bài toán trên thuộc dạng bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Học sinh nêu 
Một hình vuông có chu vi 2dm 4cm
Hỏi hình vuông đó có diện tích bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
Số đo của chu vi hình vuông tính theo xăng-ti-mét 
Muốn tính diện tích hình vuông ta phải đổi số đo chu vi hình vuông theo đơn vị đo là xăng-ti-mét
Bài giải
2dm 4cm = 24cm
Cạnh hình vuông là :
24 : 4 = 6 ( cm )
Diện tích hình vuông là
6 x 6 = 36 ( cm2 )
Đáp số: 36 cm2 
 Củng cố – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Kiểm tra. 
DUYỆT
TỔ TRƯỞNG 	BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32.doc