Thiết kế bài học khối lớp 1 (tập 2)

Thiết kế bài học khối lớp 1 (tập 2)

HỌC VẦN

VÇn ôi - ơi

I) Mục đích, yêu cầu:

- HS đọc và viết được : ôi, ơi, trái ổi, bơi lội

- Đọc được từ ứng dụng: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi và câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.

 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Lễ hội

II) Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh hoạ các từ khóa: trái ổi, bơi lội

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng.

- Tranh minh hoạ phần luyện nói.

 

doc 181 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối lớp 1 (tập 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thø hai ngµy 23 th¸ng 10 n¨m 2006 
HỌC VẦN
VÇn ôi - ơi
I) Mục đích, yêu cầu:
HS đọc và viết được : ôi, ơi, trái ổi, bơi lội
Đọc được từ ứng dụng: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi và câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.
 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Lễ hội
II) Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ các từ khóa: trái ổi, bơi lội
Tranh minh hoạ câu ứng dụng.
Tranh minh hoạ phần luyện nói.
III) Các hoạt động dạy và học:
Tiết 1 
Hoạt động của gi¸o viªn
Hoạt động của häc sinh
Hoạt động 1: Bài cũ 
Kiểm tra đọc và viết: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở.
Đọc câu ứng dụng
Đọc SGK
GV nhận xét – Ghi điểm.
Hoạt động 2:
1.Giới thiệu bài: 
Giờ trước các em đã học vần oi, ai có kết thúc bằng i. Hôm nay chúng ta học hai vần nữa cũng kết thúc bằng i. Đó là ôi, ơi
GV ghi: ôi, ơi
Dạy vần:ôi
 a.Nhận diện vần.
GV tô lại vần ôi và nói: vần ôi gồm ô và i. 
so sánh: ôi với oi
 b. Đánh vần: ôi
GV đánh vần mẫu:ô - i – ôi
Đánh vần tiếng khoá, từ ngữ khoá
Phân tích tiếng khoá: ổi
Đánh vần: ôi – hỏi – ổi
Đọc trơn từ khoá: trái ổi
 c. Hướng dẫn viết chữ:
GV viết mẫu ôi, trái ổi (hướng dẫn quy trình viết)
- GV nhận xét sửa lỗi cho HS.
2. Dạy vần : ơi( Quy trình tương tự)
 a. Nhận diện vần:
Vần ơi được tạo nên bởi ơ và i.
So sánh: ơi và ôi
Đánh vần: ơ – i – ơi
 b. Đánh vầøn tiếng khoá và từ ngữ khoá
Phân tích tiếng khoá: bơi
Đánh vần: bờ – ơi – bơi
Đọc trơn từ khoá: bơi lội
Hướng dẫn viết chữ:
GV viết mẫu: ơi, bơi lội (hướng dẫn quy trình viết)
 - GV nhận xét sửa lỗi cho HS.
Đọc từ ngữ ứng dụng:
 cái chổi ngói mới 
 thổi còi đồ chơi
GV giải nghĩa và cho xem tranh.
Đọc mẫu
GV nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho HS.
Hoạt động 3:
Cho HS dùng bộ thực hành ghép từ.
GV nhận xét sửa sai cho HS.
Hoạt động 4:
Nhận xét tiết học.
2 HS đọc
Cả lớp viết bảng con.
1 HS
3 HS
HS đọc theo GV 
Giống nhau: kết thúc đều bằng i.
Khác nhau: ôi có ô đứng đầu.
HS đánh vần cá nhân, nhóm, cả lớp.
ôi đứng riêng , thanh hỏi trên ôi. 
HS đánh vần cá nhân, nhóm , cả lớp.
HS đọc trơn theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - HS viết bảng con: ôi, trái ổi
Giống nhau: kết thúc bằng i
Khác nhau: ơi bắt đầu ơ
HS đánh vần cá nhân, nhóm , cả lơp.
 b đứng trước, vần ơi đứng sau. 
HS đánh vần cá nhân, nhóm , cả lớp.
HS đọc trơn cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào bảng con: ơi, bơi lội.
HS đọc từ ngữ cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - HS ghép từ trái ổi, bơi lội .
Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc 
GV cho HS luyện đọc lại toàn bộ bài ở tiết 1. 
Đọc câu ứng dụng:
Treo tranh và hỏi:
Tranh vẽ gì?
Câu ứng dụng :
 Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.
Trong câu trên tiếng nào mang vần mới học?
GV chỉnh sửa phát âm cho HS và đọc mẫu.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS viết vào vở.
Giáo viên theo dõi sửa sai.
Giáo viên chấm điểm nhận xét.
Hoạt động 3:Luyện nói.
GV: trình bày tranh chủ đề luyện nói:
Tranh vẽ gì? 
- Tại sao em biết đây là lễ hội?
- Quê em có những lễ hội nào? Vào mùa nào?
- Trong lễ hội thường có những gì?
- Ai đưa em đi dự lễ hội?
- Qua ti vi hoặc nghe kể, em thích lễ hội nào nhất?
Hoạt động 4: 
HS đọc SGK .
Trò chơi: Tìm vần, tiếng vừa học trong đoạn văn hoặc một tờ báo bất kì.
Dặn HS học bài – Xem trước bài 34
HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ
Tranh vẽ: hai bạn nhỏ đi chơi phố với bố mẹ.
HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
  chơi với 
- 2 học sinh đọc lại.
HS viết vào vở Tập viết: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
HS đọc tên đề bài: Lễ hội
HS quan sát tranh và trả lời:
Cờ treo, người ăn mặc đẹp, hát ca, các trò chơi vui
TOÁN
Luyện tập
I) Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3 và phạm vi 4.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 hoặc 2 phép tính thích hợp. 
II) Đồ dùng day - học:
GV: Bảng phụ, SGK, tranh vẽ.
HS: Bộ thực hành toán.
III) Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của gi¸o viªn
Hoạt động của häc sinh
1
+
3
=
4
Hoạt động 1: Bài cũ
- Kiểm tra về phép cộng trong phạm vi 3 và 4.
 - Điền dấu > < = vào dấu chấm :
Nhận xét – Ghi điểm. 
Hoạt động 2:
1. Giới thiệu: Để củng cố kiến thức về phép cộng trong phạm vi 4 hôm nay chúng ta sẽ luyện tập.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
 Bài 1: Gọi HS đọc Yêu cầu bài toán.
Hướng dẫn HS nêu cách giải của bài tính.
Gọi 4 HS lên bảng làm bài – dưới lớp nhận xét bài của bạn.
GV đánh giá ghi điểm.
Bài 2: 
Cho HS nêu yêu cầu bài toán.
Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
GV nhận xét
 Bài 3 : GV treo tranh lên bảng và hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta điều gì?
GV hướng dẫn từ trái qua phải, lấy hai số đầu cộng với nhau được bao nhiêu ta cộng với số còn lại.
Gọi 1, 2 HS nêu kết quả của bài toán.
GV nhận xét.
 Bài 4: Quan sát tranh rồi viết kết quả phép tính với các tình huống trong tranh Gọi HS nêu yêu cầu của bài toán.
 Hoạt động 3:
Trò chơi: xếùp đúng với số lượng đồ vật trong phạm vi 4.
 Hoạt động 4: 
Nhận xét dặn dò: Làm bài tập 
 1 + 2 = 3 ; 3 + 1 = 4 ; 2 + 2 = 4
 - 2 HS lên bảng làm bài.
 34 32 12
Tính:
 3 2 2 1 1
 + 1 + 1 + 2 + 2 3
Tính:
2
3
4
3
3
4
 +1 + 2 + 3
 1 1 1
 + 1 + 2 + 1
 2 1 3
Tính:
 1 + 1 = 2 2 + 1 = 3
 2+1+1=
 1+2+1=
 Đổi vở chấm bài.
HS làm bài rồi chữa bài.
Viết phép tính thích hợp.
HS thực hiện trò chơi theo sự điều khiển của GV.
ĐẠO ĐỨC
Gia đình em ( tiết 2)
I) Mục tiêu: 
HS hiểu:
Trong gia đình thường có ông bà, cha mẹ, anh chị em .Ông bà cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng, yêu thương chăm sóc con cháu.
Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị.
HS biết yêu quý gia đình- Yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ.
Quý trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
II) Đồ dùng dạy - học:
Vở bài tập Đạo đức 1.
Bài hát: “ Cả nhà thương nhau “”Mẹ yêu không nào”
Tranh ảnh gia đình nếu có.
III) Các hoạt động dạy – học:	
Hoạt động của gi¸o viªn
Hoạt động của häc sinh
Hoạt động 1:Tự liên hệ bản thân.
GV hỏi HS đã thực hiện việc lễ phép vâng lời ông bà cha mẹ như thế nào, yêu cầu làm rõ:
Em lễ phép vâng lời ai?
Khi ông bà,bố mẹ căn dặn điều gì em phải thế nào? 
Buổi tối ai là người hướng dẫn cho em học bài?
Trước khi đi học và sau khi đi học về em cần làm gì?
Bố mẹ đi vắng, chỉ có một mình em ở nhà, bạn đến rủ đi chơi em cần làm gì?
Gia đình em gồm có mấy người? khi bố mẹ cho quà em cần làm gì? 
Nhận xét chung, khen ngợi những em biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ
Hoạt động 2: Đóng vai theo tranh ( Bài tập 3 )
GV chia lớp thành các nhóm , giao cho mỗi nhóm giải quyết 1 tình huống trong tranh ( Tranh 1, 2, 3, 4 ) Bạn nhỏ sẽ làm gì, bạn nào đóng vai đó, cần có những dụng cụ, đồ vật để sắm vai
Sau mỗi lần sắm vai GV giúp HS phân tích:
Bạn nhỏ đã lễ phép vâng lời chưa? Vì sao?
Khi đó, bà và những người khác trong gia đình có hài lòng với bạn đó không? Vì sao em nghĩ vậy?
GV nhận xét chung và khen ngợi các nhóm.
Hoạt động 3 :ï.
GV tổng kết: Ở gia đình ông bà, cha mẹ rất quan tâm đến các em, thường xuyên khuyên nhủ, dạy bảo những điều hay lẽ phải như: đi xin phép về chào hỏi, biết cám ơn biết xin lỗi, nghe theo lời chỉ bảo của người lớn. Có như vậy em mới là người con ngoan, cháu ngoan, ông bà cha mẹ mới vui lòng. Do đó chúng ta ai ai cũng phải lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
Hoạt động 4 : Cả lớp hát bài:Cả nhà thương nhau.
Nhận xét – Dặên dò.
Một số HS trình bày trước lớp.
 Chia làm 3 nhóm – Các nhóm thảo luận, chuẩn bị sắm vai. 
Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2006
HỌC VẦN
Vần ui - ưi
I) Mục đích, yêu cầu:
HS đọc và viết được : ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
Đọc được từ ứng dụng: cái túi, vui vẻ, gửi quà, ngửi mùi và câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá. 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đồi núi
II) Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
Bộ thực hành môn Tiếng Việt.
III) Các hoạt động dạy và học:
Tiết 1 
Hoạt động của gi¸o viªn
Hoạt động của häc sinh
Hoạt động 1:Bài cũ 
Kiểm tra đọc và viết: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi.
Đọc câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.
Đọc SGK
GV nhận xét – Ghi điểm.
Hoạt động 2:
1.Giới thiệu bài: 
Hôm nay chúng ta học hai vần mới nữa cũng kết thúc bằng i. Đó là ui, ưi
GV ghi: ui, ưi
 2.Dạy vần: ui
 a.Nhận diện vần
GV tô lại vần ui và nói: vần ui gồm u và i .
so sánh: ui với oi
 b. Đánh vần: ui
GV đánh vần mẫu: u - i – ui
Đánh vần tiếng khoá, từ ngữ khoá.
Phân tích tiếng khoá: núi
Đánh vần: nờ –ui – nui – sắc – núi
Đọc trơn từ khoá: đồi núi
 c. Hướng dẫn viết chữ:
GV viết mẫu ui, đồi núi (hướng dẫn quy trình viết)
GV nhận xét sửa lỗi cho HS.
3. Dạy vần :ưi( Quy trình tương tự)
 a. Nhận diện vần:
Vần ưi được tạo nên bởi ư và i
So sánh: ưi và ui
Đánh vần: ư– i – ưi
 b. Đánh vầøn tiếng k ... hia 3 đội, cử đai diện lên chơi. Đội nào hoàn thành được 1 bông hoa, đội đó thắng
MĨ THUẬT
Vẽ cá
I) Mục tiêu: 
Giúp HS
Nhận biết đặc điểm, hình dáng và các bộ phận của con cá.
Biết cách vẽ con cá
 Vẽ được con cá và vẽ màu theo ý thích.
II) Đồ dùng dạy học:
GV : Một số ảnh, tranh về các loại cá .
Tranh một vài loại cá để HS quan sát.
Hình minh hoạ các bước tiến hành vẽ cá.
HS: Vở Tập vẽ, bút chì đen, màu sáp
III) Các hoạt động dạy và học:
Hoạt đôïng
Hoạt động của gi¸o viªn
Hoạt động của häc sinh
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
Giới thiệu tranh ảnh về các loại cá
Hướng dẫn HS cách vẽ quả
Hoạt động 3:
Thực hành
Hoạt động 4:
Nhận xét đánh giá.
Kiểm tra dụng cụ học tập.
GV giới thiệu hình ảnh về cá và đặt câu hỏi để HS nhận xét về hình dáng và màu sắc của các loại cá. 
Con cá có dạng gì?
Con cá có các bộ phận nào?
Màu sắc của cá như thế nào?
*Kể một số loại cá mà em biết? 
*GV hướng dẫn HS vẽõ.
Vẽ mình cá trước.
Cá có nhiều loại nên mình cá cũng có nhiều hình dạng khác nhau, không nhất thiết phải giống nhau.
Vẽ đuôi cá.
Vẽ các chi tiết: mang, mắt, đuôi, vẩy.
Vẽ màu tuỳ ý
Yêu cầu HS vẽ vào phần giấy còn lại trong vở Tập vẽ.
 Gv giúp HS 
Yêu cầu HS vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau để màu không ra ngoài hình vẽ
Vẽ màu theo ý thích
GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ đạt yêu cầu về màu sắc.
Dặn dò: quan sát hình dáng các con vật xung quanh mình.
Vở vẽ, bút chì, sáp
Nhận xét về các loại cá
dạng gần tròn, dạng hình quả trứng hoặc gần như hình thoi..
đầu mình, đuôi và vây
có nhiều màu sắc khác nhau.
..cá thu, cá trê, cá rô, cá ngừ..
Vẽ vào phần giấy ở vở Tập vẽ 
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2005
Ngày soạn: 1 -12 - 2005
Ngày dạy: 2 -12 - 2005
HỌC VẦN
Vần om - am
I )Mục đích, yêu cầu:
HS đọc và viết được : om, am, làng xóm, rừng tràm.
Nhậân được vần om, am trong các tiếng, từ ngữ, sách báo bất kì.
Đọc được từ ứng dụng: chòm râu, quả trám, đom đóm, trái cam câu ứng dụng:
 Mưa tháng bảy gãy cành trám
 Nắng tháng tám rám trái bòng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nói lời cám ơn.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III)Các hoạt động dạy và học:
Tiết 1 
Hoạt động của gi¸o viªn
Hoạt động của häc sinh
Hoạt động 1: 
Kiểm tra đọc và viết: bình minh, nhà rông, nắng chang chang .
Đọc câu ứng dụng
Đọc SGK
GV nhận xét
Hoạt động 2:
1.Giới thiệu bài: 
Giờ trước các em đã họcôn các vần có kết thúc là ng và nh. Hôm nay chúng ta học hai vần mới, đó là vần: om, am
GV ghi: om am
 2.Dạy vần: 
om
 a.Nhận diện vần
GV tô lại vần om và nói: vần om được tạo nên bởi âm nào?
So sánh: om với on
 b. Đánh vần:
Vần om
 - GV đánh vần mẫu: o – mờ – om 
 Đánh vần tiếng khoá, từ ngữ khoá
Phân tích tiếng khoá: xóm
Đánh vần: xờ- om –xom – sắc – xóm 
Đọc trơn từ khoá: làng xóm
 c. Hướng dẫn viết chữ:
GV viết mẫu: om, làng xóm
 (GV hướng dẫn quy trình viết)
GV nhận xét chữa lỗi cho HS
 am ( Quy trình tương tự)
 a. Nhận diện vần:
 - Vần am được tạo nên bởi âm â và âm m
So sánh: am và om
Đánh vần: a – mờ- am
 b. Đánh vầøn tiếng khoá và từ ngữ khoá
Phân tích tiếng khoá: tràm
 - Đánh vần: trờ – am – tram – huyền – tràm
Đọc trơn từ khoá: rừng tràm
Hướng dẫn viết chữ:
GV viết mẫu: am, rừng tràm
 ( hướng dẫn quy trình viết)
GV nhận xét chữa lỗi cho HS
Đọc tiếng ứng dụng:
 chòm râu quả trám 
 đom đóm trái cam
GV giải nghĩa và cho xem tranh
Đọc mẫu
GV nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho HS.
Hoạt động 3:
Cho HS dùng bộ thực hành ghép từ
GV nhận xét sửa sai cho HS
Hoạt động 4: Nhận xét tiết học.
2 HS đọc
Cả lớp viết bảng con
1 HS
3 HS
HS đọc theo GV 
 gồm có âm o đứng trước và âm m đứng sau
Giống nhau: đều bắt đầu là o
Khác nhau: om kết thúc là m
HS đánh vần cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - x đứng trước vần om đứng sau, dấu sắc trên o 
HS đánh vần cá nhân, nhóm ,lớp
HS đọc trơn theo cá nhân, nhóm, lớp
 - HS viết bảng con: om, làng xóm
Giống nhau: đều có m đứng cuối
Khác nhau: am có đứng đầu a
HS đánh vần cá nhân, nhóm ,lơp
 tr đứng trước, vần am đứng sau.
HS đánh vần cá nhân, nhóm ,lớp
HS đọc trơn cá nhân, nhóm, lớp
HS viết vào bảng con: am, rừng tràm
HS đọc từ ngữ cá nhân, nhóm lớp.
 - HS ghép từ theo yêu cầu của GV
Tiết 2
Hoạt động 1: 
GV cho HS luyện đọc lại toàn bộ bài ở tiết 1 
 - Đọc câu ứng dụng:
 - Treo tranh và hỏi:
 - Tranh vẽ gì ?
 - Câu ứng dụng:
 Mưa tháng bảy gãy cành trám
 Nắng tháng tám rám trái bòng.
 - Trong câu trên tiếng nào mang vần mới học?
GV chỉnh sửa phát âm cho HS và đọc mẫu.
Hoạt động 2: 
Luyện viết
GV hướng dẫn HS viết vào vở
Hoạt động 3:
Luyện nói.
GV: trình bày tranh chủ đề luyện nói:
 - Tranh vẽ những ai ?
Những người đó đang làm gì?
Tại sao em bé lại cám ơn chị?
- Em đã nói “ cám ơn “ bao giờ chưa?
Em nói với ai điều đó bao giờ?
Thường khi nào ta nói lời cám ơn?
Hoạt động 4: 
HS đọc SGK .
Trò chơi: Tìm vần, tiếng vừa học trong đoạn văn hoặc một tờ báo bất kì.
Dặn HS học bài – Xem trước bài 61
HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ
 - HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - trám, tám, rám
HS viết vào vở Tập viết: om, am, làng xóm, rừng tràm.
HS đọc tên đề bài: Nói lời cám ơn
HS quan sát tranh và trả lời:
HS suy nghĩ và trả lời
TẬP VIẾT
con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng
I) Mục đích, yêu cầu:
Viết được chữ : con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng
Viết đúng chữ, biết nối nét, khoảng cách giữa các chữ đều. 
Nắm được hình dáng, kích thước chữ viết, rèn tư thế ngồi, tính cẩn thận.
II) Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu, phấn màu.
HS: Bảng con, vở viết .
III) Các họat động dạy học : 
Hoạt động của gi¸o viªn
Hoạt động của häc sinh
Hoạt động 1:
Tiết trước ta viết chữ gì?
Nhận xét.
Hoạt động2:
Cho HS xem chữ mẫu và hướng dẫn quan sát
con ong:
chữ con gồm những chữ nào ghép lại? Chữ ong gồm những chữ nào?
GV viết mẫu –Hướng dẫn quy trình viết.
 cây thông:
Chữ cây gồm những chữ nào ghép lại? Chữ thông gồm những chữ nào?
vầng trăng:
Chữ vầng gồm chữ nào ghép lại?
Chữ trăng gồm chữ nào?
GV viết mẫu -Hướng dẫn quy trình viết.
cây sung:
cây: gồm những chữ cái nào?
sung : gồm chữ gì?
GV viết mẫu -Hướng dẫn quy trình viết.
 củ gừng:
 - củ gồm những chữ cái nào?
gừng gồm những chữ cái nào?
GV viết mẫu -Hướng dẫn quy trình viết.
 củ riềng:
 - củ gồm những chữ cái nào?
 - riềng gồm những chữ cái nào?
GV viết mẫu -Hướng dẫn quy trình viết.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn viêt vào vở.
Tập thể dục chống mệt mỏi1phút.
Hoạt động 4: 
- Chấm điểm, nhận xét.
Dặn dò.
nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn
chữ c, chữ ghi vần on và thanh huyền
chữ o , chữ ghi âm ng
HS viết bảng con.
cây:viết c nối với ây 
thông: viết th nối với ông
HS viết bảng con.
Chữ v ghép với chữ ghi vần âng và dấu huyền trên â
Chữ tr và chữ ghi vần ăng
HS viết bảng con.
 - Chữ c ghép với chữ ghi vần ây
 s và chữ ghi vần ung 
HS viết bảng con.
Chữ c, chữ u và dấu hỏi
Chữ g và chữ ghi vần ưng
HS viết bảng con.
 - Chữ c, chữ u và dấu hỏi
Chữ r, chữ ghi vần iêng và dấu huyền
HS viết bảng con.
HS viết vào vở mỗi từ một hàng.
THỦ CÔNG
Các qui ước cơ bản về gấp giấy và gấp hình
I) Mục tiêu:
Học sinh hiểu các kí hiệu, qui ước về gấp giấy.
Gấp hình theo kí hiệu quy ước.
II) Chuẩn bị:
 GV: Mẫu vẽ những kí hiệu qui ước về gấp hình.
 HS: Giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công.
III) Các hoạt động dạy- học :
Thời gian
Hoạt động
Các hoạt động dạy và học:
Thầy
Trò
3ph
10ph
17ph
5 ph
Hoạt động1:
Hoạt động 2:
Ghi đề bài
Hoạt động 3:
Hướng dẫn thực hành 
Hoạt động 4: Nhận xét- Dăïn dò.
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
Nhận xét.
Để gấp hình, người ta qui ước một số kí hiệu về gấp giấy. GV giới thiệu từng mẫu kí hiệu.
GV ghi đề bài lên bảng 
1. Kí hiệu đường giữa hình
 Đường dấu giữa hình là đường có nét gạch, chấm ( - .- . - .- . )
GV hướng dẫn HS vẽ kí hiệu trên đường kẽ ngang và kẻ dọc của vở Thủ công.
 2 . Kí hiệu dường dấu gấp
Đường dấu gấp là đường có nét đứt. ( - - - - - )
3. Kí hiệu đường dấu gấp vào
Trên đường dấu gấp có mũi tên chỉ hướng gấp vào.
HS vẽ đường dấu gấp và mũi tên chỉ hướng gấp vào.
Kí hiệu gấp ngược ra phía sau:
- Kí hiệu gấp ngược ra phía sau là mũi tên cong
 - Nhận xét thái độ và sự chuẩn bị giấy màu, hồ dán, vở thủ công của HS.
Mức độ hiểu biết về các kí hiệu qui ước.
Đánh giá kết quả học tập của HS.
Chuẩn bị: Giấy có kẻ ô, giấy màu để học bài” gấp các đoạn thẳng các đều “
Giấy thủ công, giấy nháp có kẻ ô, vở thủ công, hồ dán..
HS quan sát và lắng nghe
HS vẽ kí hiệu trên đường kẽ ngang và kẽ dọc
HS vẽ đường dấu gấp
HS vẽ đường dấu gấp và dấu gấp ngược ra sau

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 CA NAM TAP 2.doc