Thiết kế bài học khối lớp 2 - Tuần học 21

Thiết kế bài học khối lớp 2 - Tuần học 21

 Tiết 2+3: Tập đọc

 Đ61+ 62 CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG

I. MỤC TIÊU:

1.KT- Hiểu câu chuyện muốn nói: Hãy để cho chim được tự do ca hát bay lượn; để cho hoa được tắm nắng mặt trời (trả lời được các câu hỏi 1,2,4,5).

2.KN- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

3.TĐ- HS yêu quý những sự vật trong môi trương thiên nhiên .

* HSKKVH: Đọc ở mức độ chậm .

 * THMT: (phần kết luận)

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ viết đoạn văn cần HD luyện đọc.

2.Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 28 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối lớp 2 - Tuần học 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 21
 Thứ hai, ngày 11 tháng 1 năm 2010
 Tiết 1:
	Chào cờ
 Tập trung toàn trường 
 Tiết 2+3:
 Tập đọc
 Đ61+ 62
 chim sơn ca và bông cúc trắng
I. Mục tiêu:
1.KT- Hiểu câu chuyện muốn nói: Hãy để cho chim được tự do ca hát bay lượn; để cho hoa được tắm nắng mặt trời (trả lời được các câu hỏi 1,2,4,5).
2.KN- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
3.TĐ- HS yêu quý những sự vật trong môi trương thiên nhiên .
* HSKKVH: Đọc ở mức độ chậm .
 * THMT: (phần kết luận)
II. chuẩn bị:
1.Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ viết đoạn văn cần HD luyện đọc.
2.Học sinh: SGK
III. các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
hoạt động của HS
A. Giới thiệu bài:
1.KT: Đọc bài: “Mùa xuân đến” và TLCH 
2. Giới thiệu bài: 
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Luyện đọc
 a.MT: HS đọc trơn bài, đọc đúng câu từ và hiểu nghĩa các từ mới.
 b.Các bước hoạt động:
 B1: GV đọc toàn bài
 B2: Đọc câu 
 - > GV hướng dẫn đọc đúng tiếng khó
 B3: Đọc đoạn trước lớp:
 - GV hướng dẫn đọc đúng một đoạn trên bảng phụ.
 B4: Đọc đoạn trong nhóm
 -> GV giúp đỡ các nhóm
 - 2 HS đọc và TLCH
 - Theo dõi
 - HS nối tiếp nhau.Đọc đúng tiếng khó 
 - Đọc tiếp nối kết hợp tìm hiểu từ mới
 - HS tổ chức đọc nhóm
 - Các nhóm thi đọc( ĐT, cá nhân)
 Tiết 2
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
a.Mục tiêu: HS trả lời đúng các câu hỏi 1, 2,4 5 trong bài
b.Các bước hoạt động:
B1: GV nêu yêu cầu đọc và TLCH
B2: GV lần lượt nêu hệ thống câu hỏi
3.Hoạt động 3: Luyện đọc lại
 a.Mục tiêu: Biết đọc đúng ngư điệu 
B1: GV nêu yêu cầu và hướng dẫn đọc
B2: GV nhận xét, cho điểm.
C. Kết luận:
- Nêu nội dung, ý nghĩa chuyện
*THMT: Lời khuyên từ câu chuyện cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên để cuộc sống thêm tươi đẹp giàu sức sống. 
- Nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết sau
*HSKKVH: Có thể trả lời được một số ý nhỏ.
 - HS đọc thầm, đọc thành tiếng và TLCH, HS khác nhận xét
* HS KKVH: Nghe và cảm thụ cách đọc của bạn.
 - 2,3 HS thi đọc 
 - HS nêu ý nghĩa 
 Tiết 4:
Toán
 Đ101
Luyện tập
i. Mục tiêu:
1.KT- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5 bằng thực hành tính và giải toán.
- Tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ đơn giản
2,KN- Rèn kĩ năng tính nhẩm, tính viết và kĩ năng giải toán.
3.TĐ - HS yêu thích học toán, tích cửctong giờ học.
* HSKK: Nhẩm đúng kết quả một số phép tính, 
II.chuẩn bị:
1.GV: Giáo án
2.HS: SGK, vở toán
iii. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài:
1.ổn định- kiểm tra: Đọc bảng nhân 5
2.bài mới: Giới thiệu bài:
- 2 HS đọc
B.Phát triển bài
 1.Hoạt động 1:Bài tập 1
a.MT: HS nêu đúng kết quả 9 phép tính
b.CTH:
 * HSKK: nhẩm đúng kết quả 4 phép tính.
B1: Tìm hiểu yêu cầu bài
- 1 HS đọc yêu cầu
B2:Yêu cầu HS tự nhẩm và nêu miệng
2.Hoạt động 2: bài 2
- HS làm bài nhiều em nối tiếp nhau đọc kết quả.
a.MT: HS biết tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ đơn giản
b.CTH:
B1; Tìm hiểu yêu cầu bài
- Hướng dẫn mẫu
 5 x 4 = 20 – 9
 = 11
*HSKK: tính đúng 1 phép tính.
- 1 HS đọc yêu cầu 
B2:Tổ chức cho HS làm vào vở
- Nhận xét, chữa bài.
 a)
5 x 7 – 15 = 35 – 15
 = 20
 b)
5 x 8 – 20 = 40 – 20 
 = 20
3.Hoạt động 3: Bài 3
a.MT: HS giải được bài toán có lời văn với phép tính nhân
b.CTH:
- HS đọc yêu cầu
 *HSKK: viết được phép tính giải
B1:Hướng dẫn HS phân tích đề toán.
- 1 HS điều khiển
B2: Tổ chức cho HS làm bài
Tóm tắt:
Mỗi ngày học: 5 giờ
Mỗi tuần học: 5 ngày
Mỗi tuần học:  giờ ?
- Nhận xét chữa bài.
Bài giải:
Số giờ Liên học trong mỗi tuần là:
5 x 5 = 25 (giờ)
Đáp số: 25 giờ
C.Kết luận:
- Củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học hướng dẫn học ở nhà.
 Tiết 5:	 Đạo đức
	Đ21	 Biết nói lời yêu cầu đề nghị (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Học sinh hiểu Cần nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp các tình huống khác nhau.
- Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng và tôn trọng người khác.
2. Kỹ năng- Học sinh biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.
3. Thái độ- HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu đề nghị.
II. chuẩn bị:
- Tranh tình huống cho hoạt động 1.
- Phiếu học tập.
II. hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài:
1.ổn định- kiểm tra:
-Khi nhặt được của rơi em cần làm gì ?
2.Bài mới: Giới thiệu bài
 - Cần tìm cách trả lại cho người mất. Điều 
đó mang lại niềm vui cho họ và cho chính
 mình.
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Thảo luận lớp 
*Mục tiêu :HS biết một số mẫu câu đề nghị và ý nghĩa của chúng .
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát tranh nội dung tranh vẽ gì ?
- HS quan sát tranh
- Trong giờ học các bạn đang vẽ tranh.
- Em đoán xem Nam muốn nói gì với Tâm ?
- Nam muốn mượn bút chì của bạn Tâm.
- Những em nào đã biết nói lời yêu cầu đề nghị ?
- HS nhiều em tiếp nối nhau.
*Kết luận :Muốn mượn bút chì của bạn Tâm , Nam cần sử dụng những yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng ,lịch sự . Như vậy là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng .
2.Hoạt động 2: Đánh giá hành vi:
*Mục tiêu :HS biệt phân biệt cá hành vi nên làm và không nên làm .
*Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
1. Em muốn hỏi thăm chú công an đường đến nhà 1 người quen.
- 1 vài cặp lên đóng vai.
- Em muốn nhớ em bé lấy hộ chiếc bút ?
*Kết luận: Khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành động cử chỉ phù hợp.
3.Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ 
 *Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp trước những hành vi , việc làm trong các tình huống cần đến sự giúp đỡ của người khác .
*Cách tiến hành:
Trò chơi: Văn minh lịch sự
- GV phổ biến luật chơi
- HS nghe và thực hiện trò chơi.
- GV nhận xét đánh giá.
*Kết luận: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác.
 C. kết luận:
- Nhận xét tiết học
 Thứ ba, ngày 12 tháng 1 năm 2010
Tiết 1: Thể dục
 Bài 41:	 Đi thường theo vạch kẻ thẳng
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức- Ôn 2 động tác đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ lên cao thẳng hướng và đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước sang ngang, lên cao thẳng hướng).
- Học đi thường theo vạch kẻ thẳng.
2. Kỹ năng- Thực hiện tương đối chính xác.
3. Thái độ- Tự giác tích cực học môn thể dục.
II. chuẩn bị:
1.GV- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ 2 vạch xuất phát.
2.HS- Vệ sinh an toàn nơi tập.
 Iii. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Đ/ lượng
Phương pháp
A.Giới thiệu bài:
1. KTBC: 
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
2.Bài mới: 
- GV phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Khởi động
a.MT:HS được khởi động giúp cho cơ thể mềm rẻo tránh chấn thương trong các hoạt động
b.CTH:
B1:Xoay các khớp cổ tay, cổ chân đầu gối, hông
B2: Ôn bài thể dục 
2.Hoạt động 2 : Bài tập vận động
a.MT: HS Ôn đứng đưa 1 chân sau hai tay giơ cao thẳng hướng. Ôn đứng 2 chân rộng bằng vai hai bàn chân thẳng hướng phía trước.
b.CTH:
6-7'
ĐHTT: X X X X X
X X X X X
X X X X X
D
 1 lần
 (2x8 n)
 - GV điều khiển
ĐHKĐ: X X X X X
X X X X X
X X X X X
 D
Bước 1: Ôn đứng đưa 1 chân sau hai tay giơ cao thẳng hướng.
3- 4 lần
Lần 1: GV làm mẫu
Lần 2, 3, 4: Cán sự điều
 khiển
Bước 2: Ôn đứng 2 chân rộng bằng vai hai bàn chân thẳng hướng phía trước.
- Cán sự lớp hô.
Bước 3: Đi thường theo vạch kẻ
- Cán sự điều khiển
C. kết luận:
- Cúi lắc người thả lỏng
- Nhảy thả lỏng
- Hệ thống bài
 Tiết 2:
Chính tả: (Tập chép)
 Đ41
Chim sơn ca và bông cúc trắng 
I. Mục tiêu :
1.KT- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- Làm đúng các bài tập 2a.BT3a.
2.KN: Biết trình bày đúng đoạn văn, viết hoa đúng các chữ đầu câu và tên riêng .
3.TĐ: Yêu quý chữ Việt có ý thức rèn luyện chữ viết, viết đúng chính tả.
* HS KKVH: - Chép lại được 3 câu.
II. chuẩn bị:
1.GV: - Bảng phụ viết đoạn văn cần tập chép. Giấy khổ to 
2.HS: - SGK, bảng con, phấn.
III. hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài:
1.ổn định- KTBC
- Đọc cho HS viết bảng con
 - Nhận xét, chữa lỗi
2.Bài mới: GV giới thiệu bài
B.Phát riển bài:
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị
a.MT: HS hiểu ND đoạn chép, biết cách trình bày đoạn văn, viết đúng những chữ dễ viết sai.
b.CTH:
B1: GV đọc bài và HD tìm hiểu nội dung và cách trình bày
 - Giáo viên đọc bài trên bảng lớp.
 - GV nêu câu hỏi HD nhận xét
B2: GV đọc cho HS viết từ khó
 - > GV kết hợp cùng HS nhận xét, chữa lỗi.
2.Hoạt động 2: Chép bài. 
a.MT:HS trình bày đúng đoạn văn, sử dụng đúng dấu câu.
b.CTH:
B1: GV cho HS chép bài vào vở.
- GV nhắc nhở cách trình bày 
 bài, uốn nắn tư thế ngồi viết
B2: Chấm chữa bài và nhận xét
3.Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả.
a.Mục tiêu: HS tìm được các tiếng chỉ loài vật bắt đầu băng ch/tr. Giải được câu đố bài tập 3a
Bài tập 2
B1: GV nêu yêu cầu với HS
- GV treo băng giấy hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài
B2: GV hướng dẫn và tổ chức cho HS làm bài
B3: GV cùng HS nhận xét, chữa bài
Bài tập 3.a 
B1: GV cho HS nêu yêu cầu bài
B2: GV tổ chức cho HS nêu miệng
- > Nhận xét, đánh giá.
C.Kết luận:
- GV khen những HS chép bài chính tả đúng, sạch đẹp.
- Nhận xét tiết học, nhắc HS chữa lỗi ở nhà.
sương mù, xương cá, đường xa, phù xa.
 - Theo dõi 
 - 1, 2 HS đọc lại
 - HS trả lời câu hỏi
 - HS viết chữ dễ viết sai
 * HSKK: chép được 3 câu
 - HS chép bài.
 - HS soát lỗi
* HS KK: tìm được một tiếng theo yêu cầu
 - HS nêu yêu cầu bài tập
 - HS làm theo nhóm
 - Dán kết quả lên bảng
+Có tiếng bắt đầu bằng chim chào mào, chích choè, chèo bẻo
+Có tiếng bắt đầu bằng tr: trâu, cá, trắm, cá trê, cá trôi
 - Nêu yêu cầu bài
Lời giải
 a) chân trời, (chân mây)
 Tiết 3:
Toán
 Đ102
đường gấp khúc độ dài đường gấp khúc
I. Mục tiêu:
1.KT- Nhận biết đường gấp khúc và gọi đúng tên đường gấp khúc. Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
2.KN- rèn kĩ năng nhận dạng đường gấp khúc, kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
3.TĐ-  ... điểm
2.Bài mới: Giới thiệu bài
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Bài tập 1
a.MT: HS biết thực hiện 2 phép tính phối hợp liên tiếp.
b.CTH:
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu bài 
- Gv hướng dẫn làm bài
Bứơc 2: Tổ chức cho HS làm bài 
- Gv chấm chữa bài và nhận xét.
2.Hoạt động 2: Bài tập 2
a.MT: HS giải được bài toán có lời văn với phép tính nhân
b.CTH:
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu bài
- Gv nêu câu hỏi
Bước 2: Tổ chức cho HS làm bài
- GV cùng HS chữa bài và nhận xét
C.Kết luận:
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn học ở nhà. 
 - 3HS làm trên bảng lớp ,dưới lớp làm vào bảng 
 con theo nhóm.
 - HS nêu thứ tự thực hiện phép tính. 
 4 x 5 – 15 = 20 – 15 3 x 7 + 38 = 21 + 38
 = 5 = 59
 2 x 9 + 19 = 18 + 19 5 x 8 – 17 = 40 - 17
 = 37 = 23
 - HS đọc bài toán
 - Phân tích đề
 Bài giải
 Bảy con lợn có số chân là
 4 x 7 = 28 ( chân )
 Đáp số: 28 chân. 
 Thứ sáu, ngày 15 tháng 1 năm 2010
 Tiết 1:
Chính tả: (Nghe – viết)
 Đ42
 Sân chim
I. Mục tiêu:
1.KT- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lần s/x, tìm tiếng bắt đầu bằng ch/tr.
2.KN: Rèn kỹ năng viết chữ, biết trình bày đúng văn bản , chữ viết tương đối đúng mẫu.
3.TĐ: HS yêu quý chữ Việt, có ý thức rèn luyện chữ viết .
* HS KKVH: Nghe viết được 3 câu trong bài
II.chuẩn bị:
1.GV: bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
2.HS: vở chính tả
III. các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài:
1.ổn định- KTBC: 
- GV đọc : luỹ tre, chích choè.
- GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: GV giới thiệu bài
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị
a.Mục tiêu: HS Nắm nội dung bài viết, nắm được cách trình bày và viết đúng các chữ dễ viết sai.
b.Cách tiến hành:
B1 :GV đọc bài viết
B2 : GV nêu câu hỏi cho HS tìm hiểu bài và nắm được cách trình bày
- GV cho HS nhận xét cách trình bày
B3 :GV đọc những từ HS dễ viết sai : tả xiết, thuyền, trắng xoá
- > sửa sai cho HS
2. Hoạt động 2 : Viết bài
a.MT: HS biết trình bày đúng nội dung bài.
b.CTH:
B1: GV đọc cho HS viết bài
 -> Theo dõi nhắc nhở.
B2: Chấm, chữa bài.
- GV đọc cho học sinh soát lỗi.
- GV chấm bài, nêu nhận xét
3.Hoạt động 3: Thực hành
a.MT: HS điền đúng các âm đầu ch/tr, tìm tiếng bắt đầu bằng ch/tr và đặt câu với các từ đó.
b.CTH:
Bài tập 2a	
B1: GV nêu yêu cầu với HS.
B2: GV giải thích và cho HS làm bảng con
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài tập 3a
B1: Tìm hiểu yêu cầu
- GV hướng dẫn yêu cầu bài
B2: Tổ chức cho HS làm bài
- GV cùng HS nhận xét, tuyên bố nhóm thắng cuộc.
C.Kết luận:
- GV nhận xét, tiết học
- Hướng dẫn HS chữa lỗi ở nhà.
 - 2 HS viết trên bảng, lớp viết bảng con.
 - Theo dõi SGK
 - HS trả lời câu hỏi
 - Nêu nhận xét
 - Viết bảng con 
 *HSKKVH: Viết được 3câu
 - Viết bài
 - HS soát lỗi
 * HSKK: điền đúng 2 từ
 - HS nêu yêu cầu bài tập
 - đánh trống, chống gậy
 - chèo bẻo, leo trèo
 - HS nêu yêu cầu
 - HS làm trên giấy khổ to
 - Trình bày trên bảng.
 Tiết 2:
Tập làm văn
 Đ21
Đáp lời cảm ơn tả ngắn về loài chim
I. Mục tiêu:
1.KT: Biết đáp lời cảm ơn trong giao tiếp đơn giản (BT1,BT2).
2.KN: Rèn kỹ năng viết: Bước đầu biết cách tả một loài chim.
3.TĐ- Biết đáp lại lời cảm ơn với thái độ lịch sự nhã nhặn. 
* HS KKVH: Biết đáp lời cảm ơn, nói được câu đơn giản về loài chim.
* THMT( Hoạt động 2,Bài tập 3)
II. chuẩn bị:
1.GV:Tranh minh hoạ SGK	
2.HS: SGK
III. các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài:
1.ổn dịnh- kiểm tra:
- Làm lại bài tập 1, 2 tuần 20
- 1 HS lên bảng
- Đọc đoạn văn viết về mùa hè
- 1 em đọc
2. Bài mới: Giới thiệu bài
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Bài tập 1,2
a.MT: HS biết đáp lại lời cảm ơn trong những trường hợp đơn giản.
b.CTH:
Bài 1: (Miệng)
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu bài
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK, đọc lời các nhân vật.
Bước 2: Tổ chức choHS thực hành đóng vai
a. Mình cho bạn mượn quyển truyện này hay lắm đấy ?
- "Cảm ơn bạn. Tuần sau mình sẽ trả", "Bạn không phải vội. Mình chưa cần ngay đâu".
- Phần b, c tương tự.
Bài 2: 
Bước 1: Hướng dẫn yêu cầu bài 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài.
Bước 2: Thực hành đóng vai
- Gọi 1 cặp HS đóng vai tính huống 1
+ Tuấn ơi, tớ có quyển truyện mới hay lắm, cho cậu mượn này.
+ Cảm ơn Hưng tuần sau mình sẽ trả.
+ Có gì đâu bạn cứ đọc đi.
- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
b. Có gì đâu mà bạn phải cảm ơn.
c. Dạ thưa bác, không có gì đâu ạ !
2.Hoạt động 2: Bài tập 3
a.MT: HS trả lời được 2 câu hỏi tròn SGK, viết được 2, 3 câu về một loài chim.
b.CTH:
Bước 1: Tổ chức cho HS đọc thầm để trả lời câu hỏi
Bước 2: Gv nêu câu hỏi
- 2 HS đọc yêu cầu
 * HSKK: nói được 2 câu về một loài chim
 - HS đọc thầm bài văn
a. Những câu văn nào tả hình dáng của chích bông
- Nhiều HS trả lời.
- Vóc người: Là con chim bé xinh đẹp
- Hai chân: xinh xinh bằng hai chiếc tăm.
- Hai cánh: nhỏ xíu
- Cặp mỏ: tí tẹo bằng mảnh vỏ trấu chắp lại.
b. Những câu tả hoạt động của chích bông ?
- Hai cái chân tăm: Nhảy cứ liên liến.
- Cánh nhỏ: xoải nhanh, vun vút.
- Cặp mỏ: tí hon, gắp sâu nhanh thoăn thoắt.
Bước 3: Gọi HS đọc yêu cầu c
- HS đọc yêu cầu.
- Viết 2, 3 câu về loài chim em thích?
- Để làm tốt bày này yêu cầu các em cần chú ý một số điều sau(SGV)
- HS viết đoạn văn tả một loài chim
- Nhận xét, đánh giá.
- Nhiều HS đọc bài viết
C. Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu về nhà hỏi thêm bố mẹ để tìm hiểu thêm một số loài chim
 Tiết 3:
 Toán
 Đ105
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1.KT- Ghi nhớ các bảng nhân đã học bằng thực hành tính và giải toán.
- Biết tên gọi, thành phần và kết quả của phép nhân. Biết giải toán có một phép nhân.
2.KN- Rèn kĩ năng tính nhẩm, so sánh các số, kĩ năng giải toán.
3.TĐ- HS tích cực trong giờ học, yêu thích học toán.
* HS KKVH: Nhẩm đúng kết quả một số phép tính, biết các thành phần của phép nhân.
II.chuẩn bị:
1.GV: Phiếu học tập
2.HS : SGK, vở 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài:
1.ổn định – kiểm tra:
- Kiểm tra HS đọc các bảng nhân 2, 3, 4, 5
- Nhận xét, cho điểm.
- 4 HS đọc
2.Bài mới: Giới thiệu bài
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Bài tập 1,2
Bài 1: Tính nhẩm
* HSKK: nêu đúng kết quả 6 phép tính
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tính nhẩm và nêu kết quả 
- HS nêu (cá nhân, nhóm)
2 x 5 = 10
3 x 7 = 21
2 x 9 = 18
3 x 4 = 12
2 x 4 = 8
3 x 9 = 27
2 x 2 = 4
3 x 2 = 6
- Nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
Bước 1 : tìm hiểu yêu cầu bài
Bước 2: Tổ chức cho HS làm trên phiếu
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS nêu các thành phần của phép nhân
- 2HS làm trên giấy khổ to, lớp làm trên phiếu
Thừa số
2
5
 4
3
5
Thừa số
6
9
8
7
8
Tích
12
45
32
21
40
2.Hoạt động 2: Bài tập 3
a.MT: HS biết thực hiện tính nhân ,so sánh kết quả rồi điền dấu thích hợp vào chỗ trống
b.CTH: 
 * HSKK: Điền đúng một phép tính
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu bài 
- 2 HS đọc yêu cầu
Bước 2: Tổ chức cho HS làm bài
- Nhận xét, chữa bài
3.Hoạt động 3: Bài tập 4
a.MT: HS giải được bài toán có lời văn với phép tính nhân.
b.CTH:
Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán
- Gv nêu câu hỏi
Bước 2: trình bày bài giải
 - HS nêu các bước thực hiện
 - HS điền dấu 
 - HS đọc bài toán
	 - HS phân tích đề
Tóm tắt:
Mỗi học sinh: 5 quyển
8 học sinh :.quyển ?
Bài giải:
8 học sinh mượn số quyển là:
5 x 8 = 40 (quyển)
- Nhận xét chữa bài.
 Đáp số: 40 quyển truyện
C. Kết luận:
- Củng cố nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
 Tiết 4:
Thủ công
 Đ21
Gấp, cắt, dán phong bì (t1)
I. Mục tiêu:
1.KT- HS biết cách gấp, cắt, dán phong bì.
2.KN - Thực hiện các thao tác đúng quyt trình kĩ thuật.
3.TĐ- Thích làm phong bì để sử dụng.
II. chuẩn bị:
1.GV: - Phong bì mẫu
2.HS: - Nháp, kéo, bút chì, thước kẻ.
II. hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
hoạt động của HS
A. Giới thiệu bài:
1.ổn định- kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
2 Bài mới: Giới thiệu bài
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
a.MT: HS biết nêu nhận xét mẫu phong bì
b.CTH:
Bước 1: Giới thiệu phong bì mẫu
- Phong bì có hình gì ?
- Mặt trước mặt sau của phong bì như thế nào ?
Bước 2: So sánh kích thước của phong bì và thiếp chúc mừng.
2Hoạt động 2:Hướng dẫn mẫu
a.MT: HS nắm được các bước gấp, cắt, dán phong bì
b.CTH:
Bước 1: Gấp phong bì
- GV hướng dẫn và làm mẫu các thao tác.
Bước 2: Cắt phong bì.
- Mở tờ giấy cắt theo đường dấu, bỏ phần gạch chéo ở (h4) được (h5)
Bước 3: Dán phong bì
- Dán 2 mép trên
- Mời HS lên thao tác lại các bước gấp ?
- GV tổ chức cho HS tập gấp.
- Gv quan sát nhắc nhở.
C. Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập gấp lại phong bì.
- HS quan sát.
- Hình chữ nhật
- Mặt trước ghi chữ người gửi, người nhận.
- Mặt sau dán theo 2 cạnh để đựng thiếp 
 chúc mừng sau khi cho thư vào phong bì ta
 dán nốt cạnh còn lại.
- Phong bì rộng hơn thiếp chúc mừng.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- 1 HS lên thao tác lại.
 - HS sử dụng giấy nháp thực hành.
 Tiết 5: Sinh hoạt lớp
 Đ 21	 Nhận xét tuần 21
I.Nhận xét chung:
1.Ưu điểm:
 - HS đi học đều và có ý thức học tập tương đối tốt.
 - HS ngoan , lễ phép, không có tình trạng vi phạm đạo đức.
 - Vệ sinh sạch sẽ, duy trì tốt hoạt động NGLL.
 2.Tồn tại:
 - Một số em chưa thật sự cố gắng trong học tập, chưa học bài và làm bài ở nhà.
 - Trong lớp vẫn còn hiện tượng HS chưa chú ý nghe giảng, còn mất trật tự.
II.Phương hướng tuần sau:
 - Duy trì tỉ lệ đi học chuyên cần đạt 100%.
 - Vệ sinh trường lớp, vệ sính cá nhân sạch sẽ.
 - Học bài và làm bài tập đầy đủ (ở lớp, ở nhà).
 - Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu.
 - Cố gắng rèn chữ viết nâng cao tỷ lệ VS CĐ.
 2.Tổng kết:
 - HS phát biểu và hứa 2, 3 em.
 - Cả lớp cùng GV bình chọn cá nhân, tổ xuất sắc trong tuần để tuyên dương.
 - GV nhắc nhở HS cố gắng thực hiện tốt phương hướng tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc