KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 16
Ngày dạy 29 tháng 11 năm 2010
Tên bài dạy : Kéo co
(chuẩn KTKN : 27 SGK : 155 )
A .MỤC TIÊU : (theo chuẩn kiến thức và kĩ năng)
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B .CHUẨN BỊ :
-Tranh minh hoạ SGK
C . CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 16 Ngày dạy 29 tháng 11 năm 2010 Tên bài dạy : Kéo co (chuẩn KTKN : 27 SGK : 155 ) A .MỤC TIÊU : (theo chuẩn kiến thức và kĩ năng) - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. - Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK) B .CHUẨN BỊ : -Tranh minh hoạ SGK C . CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : GIÁO VIÊN HỌC SINH I Kiểm tra - Yêu cầu HS đọc thuộc lòngbài “ Tuổi Ngựa “ và trả lời câu hỏi - GV nhận xét ghi điểm II / Bài mới : 1 / Giới thiệu bài học 2/ HD luyện đọc và tìm hiểu bài a.Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài , đọc 2 – 3 lượt . - Đoạn 1 : Năm dòng đầu - Đoạn 2 : Bốn dòng tiếp - Đoạn 3 : Sáu dòng cuối GV hướng dẫn Hs cách nghĩ hơi đúng nhanh tự nhiên trong câu sau : Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ - Luyện đọc theo cặp - Đọc lại cả bài . - Đọc diễn cảm toàn bài , giọng sôi nổi , hào hứng nhấn giọng những từ ngữ gợi tả , gợi cảm . b / Tìm hiểu bài : - HS đọc thành tiếng đoạn 1 : - Qua phần đầu bài văn , em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ? * Đoạn 2 : - Hãy giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ? * Đoạn 3 : phần còn lại - Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? * Yêu cầu HS đọc cả bài văn và trả lời câu hỏi. - Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ? - Ngoài kéo co , em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ? c / Hướng dẫn đọc diễn cảm - Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn bài thơ - GV hướng dẫn HS cả lớp đọc diễn cảm đoạn - Giọng đọc vui , hào hứng. Chú ý ngắt nhịp , nhấn giọng đúng khi đọc các câu sau : Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ , tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. // Có năm/ bên nam thắng, có năm / bên nữ thắng. - GV nhận xét và tuyên dương HS đọc tốt . - 2-3 HS đọc to và trả lời - 2 HS nhắc lại - 8-10 em luyện đọc - 1-2 HS đọc - 2 HS ngồi cùng bàn đọc - 1 -2 HS đọc to - Lớp chú ý lắng nghe - Kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau .. - HS tự giới thiệu - Kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui . - Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì có rất đông người tham gia ; không khí ganh đua rất sôi nổi ; vì những tiềng hò reo khích lệ của người xem. - Đá cầu, đấu vật, đu bay , múa võ , thổi cơm thi. . - 3 HS đọc nối tiếp nhau - HS cả lớp luyện đọc . - 3 tổ thi đọc diễn cảm D .CỦNG CỐ –DĂN DÒ - Nêu nội dung của bài ? - Giáo dục HS có lòng tự hào dân tộc . - GD ATGT : Chơi kéo co khơng nên chơi ngồi đường phố , nên chơi những nơi cĩ sân chơi rộng rãi để khơng ảnh hưởng tai nạn giao thơng . - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Trong quán ăn “ Ba cá bống “. DUYỆT :( Ý kiến góp ý ) Tổ Trưởng Ngày ..tháng năm 2010 Hiệu trưởng KẾ HOẠCH BÀI HỌC tiết 32 Ngày dạy 1 tháng 12 năm 2010 Tên bài dạy : Trong quán ăn “ Ba cá bống” (chuẩn KTKN : 28 SGK : 158 ) A .MỤC TIÊU : (theo chuẩn kiến thức và kĩ năng) - Biết đọc đúng tên riêng nước ngoài : (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la , Ba-ra-ba , Đu-rê-ma , A-li-xa , A-di-li-ô), bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. - Hiểu ý nghĩa truyện : Chú bé người gỗ Bu- ra- ti- nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình.(trả lời được các câu hỏi trong SGK). B .CHUẨN BỊ : -Tranh minh hoạ SGK C . CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : GIÁO VIÊN HỌC SINH I Kiểm tra - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. - GV nhận xét ghi điểm II / Bài mới : 1 / Giới thiệu bài : ghi tựa bài 2/ DH luyện đọc và tìm hiểu bài a.Luyện đọc Bài văn được chia làm ba đoạn - Đoạn 1 : Từ đầu đến . tốngvà lò sưởi - Đoạn 2 : Tiếp đến nhà bác các lô ạ - Đoạn 3 : Phần còn lại GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài học để nhận niết các nhân vật trong tranh . - Hướng dẫn HS đọc tên riêng nước ngoài - Luyện đọc theo cặp - Đọc lại cả bài . - Đọc diễn cảm toàn bài. b / Tìm hiểu bài : - Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba ? + Đoạn 1 : . . trong nhà bác Các-lô ạ . - Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật ? + Đoạn 2 : Phần còn lại -Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ? - Tìm những hình ảnh , chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh , lí thú ? c / Hướng dẫn đọc diễn cảm -GV hướng dẫn HS đọc theo cách phân vai HD cả lớp đọc diễn cảm đoạn : “ Cáo lễ phép .hết bài “ - GV nhận xét và tuyên dương HS đọc tốt . - 2-3 HS đọc to và trả lời - 2 HS nhắc lại - Một HS đọc phần giớí thiệu truyện , HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đọc 2-3 lượt - HS chỉ và nói được tên các nhân vật - HS luyện đọc - 2 HS ngồi cùng bàn đọc - 1 -2 HS đọc to - Lớp chú ý lắng nghe - Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu - Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn , ngồi im, đợi Ba-ra-ba uống rượu say, từ trong bình hét lên : Kho báu ở đâu, nói ngay, khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật. - Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất , đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền . Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. + Ba-ra-ba sau khi uống rượu say , ngồi hơ bộ râu dài. + Ba-ra-ba và Đu-rê-ma sợ tái xanh mặt khi nghe tiếng hét không rõ từ đâu. - 4 HS đọc ( người dẫn chuyện , Ba- ra- ba , Bu – ra –ti –na , cáo A li – xa) - HS luyện đọc 3- 5 em - Thi đọc diễn cảm D .CỦNG CỐ – DĂN DO: - Nêu ý nghĩa của truyện ? - Giáo dục HS biết lên án những kẻ độc ác . - Nhận xét tiết học. - Khuyên HS tìm đọc toàn truyện Chiếc chìa khoá vàng hay Chuyện li kì của Bu-ra-ti-nô để kể lại cho các bạn. - Chuẩn bị : Rất nhiều mặt trăng. DUYỆT :( Ý kiến góp ý ) Tổ Trưởng Ngày ..tháng năm 2010 Hiệu trưởng KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 16 Ngày dạy 29 tháng 11 năm 2010 Tên bài dạy : Yêu lao động (chuẩn KTKN : 87 SGK: 23 ) A .MỤC TIÊU : (theo chuẩn kiến thức và kĩ năng) Nêu được ích lợi của lao động. Tích cự tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng bản thân. *KNS: + Kĩ năng xác định giá trị của lao động. + Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường. II/ Đồ dùng dạy-học: 1 số đồ dùng phục vụ trò chơi đóng vai III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Biết ơn thầy giáo, cô giáo - Vì sao chúng ta phải kính trọng thầy giáo cô giáo? - Để tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo các em phải làm gì? Nhận xét B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) Bài mới: 1) Hoạt động 1: Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a *KNS: + Kĩ năng xác định giá trị của lao động. - GV đọc truyện - Gọi hs đọc lại - Chia nhóm thảo luận theo các câu hỏi: 1) Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong câu chuyện? 2) Theo em Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau câu chuyện xảy ra? 3) Nếu em là Pê-chi-a, em có làm như bạn không? - Gọi đại diện các nhóm trình bày Kết luận: Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Bởi vậy mỗi người phải yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng. - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK 2)Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT1) *KNS:+ Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường. - Nêu y/c: Các em hãy thảo luận nhóm 6 tìm những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động rồi ghi vào phiếu theo 2 cột (phát phiếu cho các nhóm) - Gọi các nhóm trình bày Kết luận: Trong cuộc sống và xã hội, mỗi người đều có công việc của mình, chúng ta đều phải yêu lao động, khắc phục mọi khó khăn thử thách để làm tốt công việc của mình 3) Hoạt động 3: Đóng vai (BT2) - Gọi hs đọc BT2 - Các em hãy thảo luận nhóm 4 thảo luận đóng vai 1 tình huống - Gọi các nhóm lên thể hiện - Hỏi: Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao? - Ai có cách ứng xử khác? C/ Củng cố, dặn dò - Gọi hs đọc lại ghi nhớ - Làm tốt các việc tự phục vu bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội. - Chuẩn bị BT 3,4,5,6 Nhận xét tiết học 2 hs lên bảng trả lời - Vì thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. - Em phải lễ phép với thầy cô, cố gắng học tập, rèn luyện để khỏi phụ lòng thầy, cô. - Lắng nghe - 1 hs đọc - Làm việc nhóm 4 1) Trong khi mọi người đều hăng say làm việc thì Pê-chi-a lại bỏ phí mất một ngày mà không làm gì cả 2) Pê-chi-a sẽ thấy hối hận nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày. Có thể Pê-chi-a sẽ bắt tay vào làm việc một cách chăm chỉ sau đó 3) Nếu là Pê-chi-a, em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. - Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nha ... giá sản phẩm - Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm về kĩ thuật, thời gian. - Hát. - 1 HS lặp lại. - Tùy khả năng và ý thích, HS có thể chọn thực hành những sản phẩm đơn giản như : + Cắt, khâu, thêu khăn tay. + Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác như váy liền áo cho búp bê, gối ôm - Trưng bày sản phẩm. - Tự đánh giá sản phẩm của mình và các bạn . D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ : - Nêu lại nội dung đã ôn tập. - Chuẩn bị bài : Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (TT). - Nhận xét lớp. DUYỆT :( Ý kiến góp ý ) Tổ Trưởng Ngày ..tháng năm 2010 Hiệu trưởng KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 16 Ngày dạy 2 tháng 12 năm 2010 Tên bài dạy : Thủ đô Hà Nội (chuẩn KTKN : 124 SGK: 109 ) A .MỤC TIÊU : (theo chuẩn kiến thức và kĩ năng) - HS xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam. - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội. - Biết một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học. B .CHUẨN BỊ Tranh ảnh về Hà Nội. C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : GIÁO VIÊN HỌC SINH I Kiểm tra - Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? - Em hãy mô tả qui trình làm ra một sản phẩm gốm? - Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? - GV nhận xét. II / Bài mới 1.Giới thiệu bài: 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 :làm việc cả lớp GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất miền Bắc. - GV treo bản đồ hành chính giao thông Việt Nam. - Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội ? - Cho biết Hà Nội giáp với các tỉnh nào ? Hoạt động 2 :Làm việc theo nhóm Bước 1 : Dựa vào vốn hiểu biếtvà SGK trả lời câu hỏi - Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi? - Khu phố cổ có đặc điểm gì? (Ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?) - Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố. Bước 2 - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày Hoạt động 3 :Làm việc theo nhóm Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: + Trung tâm chính + Trung tâm kinh tế lớn + Trung tâm văn hoá, khoa học - Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội. GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. GV kể thêm về các sản phẩm công nghiệp, các viện bảo tàng: bảo tàng HCM, bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc học...) - 3 HS trả lời . - HS chỉ vị trí - Thái Nguyên , Bắc Giang, Bắc Ninh , - Đại La , Thăng Long , Đông Đô , Đông Quan . -Nhà của xuống cấp , đường phố hẹp - Nhà của được xây dựng khang trang , phố rộng - Các nhóm HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, SGK và tranh ảnh thảo luận theo gợi ý của GV. - Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp - Nơi làm việc của các nha nước, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước - Công nghiệp , thương mại , giao thông - Viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng - HS tự nêu D .CŨNG CỐ - DẶN DÒ : - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học thuộc bài xem bài sau DUYỆT : ( Ý kiến góp ý ) Tổ Trưởng Ngày Tháng năm 2010 Hiệu Trưởng KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 16 Ngày dạy 2 tháng 12 năm 2010 Tên bài dạy : Luyện tập giới thiệu địa phương (chuẩn KTKN : 28 SGK: 160 ) A .MỤC TIÊU : (theo chuẩn kiến thức và kĩ năng) Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một trò chơi ( hoặc lễ hội ) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật. KNS*: + Tìm kiếm và xử lý thơng tin. + Thể hiện sự tự tin và giao tiếp B .CHUẨN BỊ Tranh minh họa một số trò chơi, lễ hội trong SGK. C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : GIÁO VIÊN HỌC SINH A/ KTBC: Quan sát đồ vật Gọi hs lên bảng trả lời - Khi quan sát đồ vật ta cần chú ý điều gì? - Gọi hs đọc dàn ý tả một đồ chơi mà em đã chọn. - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) HD hs làm bài tập Bài tập 1: KNS* + Tìm kiếm và xử lý thơng tin. - Gọi hs đọc y/c của bài - Gọi hs đọc bài tập đọc Kéo co - Bài "Kéo co" giới thiệu trò chơi của những địa phương nào? - Các em hãy nói cho nhau nghe cách chơi trò chơi kéo co ở mỗi vùng. - Gọi một vài hs thi thuật lại các trò chơi - Nhắc nhở: Các em giới thiệu tập quán kéo co rất khác nhau ở 2 vùng , các em cần giới thiệu tự nhiên, sôi động, hấp dẫn, có gắng diễn đạt bằng lời của mình. - Nhận xét, tuyên dương bạn kể hay, hấp dẫn Bài tập 2: KNS*: + Thể hiện sự tự tin và giao tiếp - Gọi hs đọc đề bài a) Xác định y/c của đề bài - Các em hãy quan sát các tranh minh họa trong SGK và cho biết tên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh - Ở địa phương em, hàng năm có những lễ hội nào? - Ở những lễ hội đó, có những trò chơi nào thú vị? - Nhắc nhở: Nếu em ở xa quê, biết ít về quê hương, các em có thể kể về một trò chơi hoặc lễ hội ở nơi em đang sinh sống, hoặc một trò chơi, lễ hội em đã thấy, đã dự ở đâu đó và để lại cho em nhiều ấn tượng - Treo bảng phụ viết gợi ý dàn ý chính - Gọi hs đọc - Y/c hs kể cho nhau nghe trong nhóm đôi - Tổ chức cho hs thi giới thiệu về lễ hội, trò chơi trước lớp - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn kể tốt 1 hs lên bảng trả lời - Khi quan sát đồ vật ta quan sát theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ,...) . Cần chú ý phát hiện những đặc điểm riêng biệt đồ vật này với những đồ vật khác. - 1 hs đọc dàn bài của mình - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - 1 hs đọc to trước lớp - Giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn thị xã Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh Phúc - HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi - Vài hs thi thuật lại các trò chơi Ví dụ: Kéo co là trò chơi dân gian rất khổ biến, người VN không ai không biết. Trò chơi này có rất đông người tham gia và rất đông người cổ vũ nên lúc nào cũng sôi nổi, rộn rã tiếng cười vui. Tục kéo co ở mỗi vùng mỗi khác . Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa một bên là phái nam và một bên là phái nữ. Có năm bên nam thắng, cũng có năm bên thắng là phái nữ.Lạ hơn nữa là tục lệ kéo co ở làng tích sơn thuộc thị xã Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh PHúc. Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng nhưng số người tham gia của mỗi bên rất thoải mái, hoàn toàn không hạn chế... - 1 hs đọc đề bài . Trò chơi: thả chim bồ câu, đu bay, ném còn . Lễ hội: hội bơi chảy, hội cồng chiêng, hội hát quan họ - HS phát biểu theo sự hiểu biết của mình - HS lắng nghe - 1 hs đọc + Mở đầu: tên địa phương em, tên lễ hội hay trò chơi + Nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội . Thời gian tổ chức . Những việc tổ chức lễ hội hoặc trò chơi . Sự tham gia của mọi người + Kết thúc: Mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình - Thực hành kể cho nhau nghe trong nhóm đôi - Vài hs thi kể trước lớp D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ : - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài giới thiệu của em. DUYỆT : ( Ý kiến góp ý ) Tổ Trưởng Ngày Tháng năm 2010 Hiệu Trưởng KẾ HOẠCH BÀI HỌC tiết 32 Ngày dạy 3 tháng 12 năm 2010 Tên bài dạy : Luyện tập miêu tả đồ vật (chuẩn KTKN : 28 SGK: 161 ) A .MỤC TIÊU : (theo chuẩn kiến thức và kĩ năng) - Dựa vào dàn ý đã lập trong tiết TLV tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đầy đủ 3 phần: mở bài – thân bài – kết bài. B .CHUẨN BỊ: - Bảng phụ viết dàn ý tả 1 đồ chơi C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : GIÁO VIÊN HỌC SINH I / Kiểm tra HS đọc bài giới thiệu một trò chơi , lễ hội ở quê em - GV nhận xét II / Bài mới 1 / Giới thiệu : ghi tựa bài 2 / Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài a/ HD HS nắm vững yêu cầu của bài - GV mời HS đọc dan bài của mình b / HD HS xây dựng kết cấu 3 phần của một bài - Chọn một cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp - Viết từng đoạn thân bài - Chọn cách viết kết bài 3 / HS viết bài - GV tạo không khí yên tĩnh cho HS viết bài - GV thu bài - 2 -3 HS thực hiện yêu cầu - Một HS đọc yêu cầu của bài. - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK . - Cả lớp theo dõi . HS đọc lại dàn bài đã làm của mình -HS đọc thầm lại mẫu a/ mở bài trực tiếp , b / mở bài gián tiếp trong SGK - Vài HS trình bày mở bài trực tiếp - Vài em trình bày mở bài gián tiếp - Một HS đọc mẫu SGK * 1 HS trình bày mẫu cách kết bài kiểu tự nhiên. (VD: ôm chú gấu như một cụ bông lớn vào lòng, em thấy rất dễ chịu). * 1 HS trình bày mẫu cách kết bài kiểu mở rộng (VD: Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi yêu thích. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi, vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi). -HS lấy vở dựa vào dàn bài trình bày lại bài văn hoàn chỉnh . D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ : - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS chưa làm bài xong về nhà viết tiếp cho hoàn chỉnh bài văn DUYỆT : ( Ý kiến góp ý ) Tổ Trưởng Ngày Tháng năm 2010 Hiệu Trưởng
Tài liệu đính kèm: