Tiết 2: Tập đọc.
Ôn tập giữa học kì II (tiết 1).
I. Mục tiêu:
1. KT : Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung của cả bài , nhận biết được một số hình ảnh , chi tiết cóa ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
2. KN : Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học ( tốc độ khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn , đoạn thơ phù hợp vớu nội dung đoạn đọc .
3. TĐ : Có ý thức luyện đọc và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
1. GV : 17 Phiếu ghi các bài tập đọc, HTL từ đầu học kì II.
2. HS : Ôn các bài tập đọc đã học .
Tuần 28 Ngày soạn : 13 - 3 - 2010 Ngày giảng : Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010 Tiết 1: Chào cờ Tập trung sân trường Tiết 2: Tập đọc. Ôn tập giữa học kì II (tiết 1). I. Mục tiêu: 1. KT : Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung của cả bài , nhận biết được một số hình ảnh , chi tiết cóa ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 2. KN : Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học ( tốc độ khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn , đoạn thơ phù hợp vớu nội dung đoạn đọc . 3. TĐ : Có ý thức luyện đọc và yêu thích môn học. II. Chuẩn bị : 1. GV : 17 Phiếu ghi các bài tập đọc, HTL từ đầu học kì II. 2. HS : Ôn các bài tập đọc đã học . III. Các hoạt động dạy học. A. Giới thiệu bài : 1. ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Giới thiệu bài : B. Phát triển bài : Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc và HTL . ( Khoảng 1/3 số học sinh trong lớp) MT : Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Tập đọc CTH : - Bốc thăm, chọn bài: - Hs lên bốc thăm và xem lại bài 1-2 - Đọc hoặc HTL 1 đoạn hay cả bài : - Hs thực hiện theo yêu cầu trong phiếu. - Hỏi về nội dung để hs trả lời: - Hs đọc và trả lời câu hỏi. - Gv đánh giá bằng điểm. - Hs nào chưa đạt yêu cầu về nhà đọc tiếp và kiểm tra vào tiết sau. Hoạt động 2 : Bài 2. MT : Kể được tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất CTH : - Hs đọc yêu cầu bài. ? Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất? - Bốn anh tài. - Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. - Tổ chức hs trao đổi theo N2: - Nêu nội dung chính và nhân vật trong 2 truyện. - Trình bày: - Lần lượt đại diện các nhóm nêu. Lớp nx bổ sung, - Gv nx chung chốt ý đúng C. Kết luận : - NX tiết học. VN đọc bài tập đọc HTL từ học kì II. Tiết 3: Toán Luyện tập chung. I.Mục tiêu: 1. KT : Nhận biết được một số một số tính chất của hình thoi . 2. KN : Tính được diện tích của hình vuông , hình chữ nhật, hình bình hành , hình thoi . 3. TĐ : Cẩn thận, chính xác , yêu thích môn học. * HSKKVH : Bước đầu tính được diện tích của hình vuông , hình chữ nhật, hình bình hành , hình thoi theo kích thước đã cho cụ thể . II. Chuẩn bị : GV : Bảng phụ HS : Học bài cũ, ôn các công thức tính diện tích các hình đã học. II. Các hoạt động dạy học. A. Giới thiệu bài : 1. ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu cách tính diện tích hình thoi và lấy ví dụ minh hoạ? 3. Giới thiệu bài : B. Phát triển bài : Hoạt động 1 : Bài 1, 2 MT : Nhận biết được một số một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi. CTH : - 2 Học sinh lên bảng, lớp làm ví dụ và nhận xét, bổ sung. Gv vẽ hình lên bảng. - Học sinh đọc yêu cầu bài. - Tổ chức học sinh làm bài theo cặp : - Học sinh làm bài theo cặp - Trình bày: -Lần lượt học sinh nêu từng câu. - Lớp nx, trao đổi bổ sung. - Gv n x chốt ý đúng. Bài 1: a,b,c - Đ; d- S. Bài 2: a - S; b,c,d - Đ. Hoạt động 2 : Bài 3. MT : Tính được diện tích của hình vuông , hình chữ nhật, hình bình hành , hình thoi . CTH : - Học sinh đọc yêu cầu bài. - Tổ chức hs trao đổi thêo nhóm: - Hs trả lời câu chọn để khoanh: Câu a. ? Nêu cách làm để chọn câu đúng? - Tính diện tích các hình rồi so sánh và chọn. ? Nêu cách tính diện tích của từng hình? - Lần lượt học sinh nêu: Gv cùng học sinh nx, chốt ý đúng. Bài 4. Dành cho HSKG ( nếu còn thời gian) - Học sinh đọc yêu cầu bài. - Trao đổi cách làm bài: - Tính nửa chu vi, tính chiều rộng rồi tính diện tích. - Học sinh làm bài vào vở: - 1 Học sinh lên bảng chữa bài. Gv thu vở chấm 1 số em: - Gv cùng hs nx chữa bài, ghi điểm. C.Kết luận : - Nx tiết học - Dặn chuẩn bị bài sau. Bài giải Nửa chu vi hình chữ nhật là: 56:2 = 28(m) Chiều rộng hình chữ nhật là: 28 - 18 = 10 (m) Diện tích hình chữ nhật là: 18 x10 = 180(m2) Đáp số: 180 m2 Tiết 4 : Mĩ thuật ( GV Mĩ thuật dạy) Tiết 5: Luyện từ và câu Ôn tập giữa học kì II (Tiết 2). I. Mục tiêu: 1. KT : Biết đặt câu theo các kiểu câu kể đã học (Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?.) để kể , tả hay giới thiệu . 2. KN : Nghe - viết đúng chính tả ( tốc độ khoảng 85 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài , trình bày đúng bài văn miêu tả. 3. TĐ : Cẩn thận, có ý thức rèn luyện chữ viết . * HSKKVH : Viết tốc độ khoảng 55 chữ/ phút. II. Chuẩn bị : 1. GV : Tranh ảnh minh hoạ về hoa giấy (nếu có). Giấy khổ to, bút dạ. 2. HS : Ôn tập bài , chuẩn bị cho tiết học. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài. 2. Nghe - viết chính tả (Hoa giấy). A. Giới thiệu bài : 1. ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Giới thiệu bài : B. Phát triển bài : Hoạt động 1 : Nghe - viết chính tả (Hoa giấy). MT : Nghe - viết đúng chính tả ( tốc độ khoảng 85 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài , trình bày đúng bài văn miêu tả. CTH : - Đọc đoạn văn: Hoa giấy. - 1 Hs đọc, lớp theo dõi. - Đọc thầm đoạn văn? - Cả lớp đọc thầm. ? Nêu nội dung đoạn văn? - Đoạn văn tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy. - Giới thiệu tranh ảnh để học sinh quan sát. - Hs quan sát. -Đọc thầm đoạn văn tìm từ dễ viết sai? - hs nêu: - VD: rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết, bốc bay lên, lang thang, tản mát,... - Gv nhắc nhở hs viết bài. - Hs nghe đọc để viết bài. - Gv đọc toàn bài: - Hs soát lỗi. - Gv thu chấm một số bài. - Hs đổi chéo soát lỗi bài bạn. - Gv cùng hs nx chung bài viết. Hoạt động 2 : Đặt câu. MT : Biết đặt câu theo các kiểu câu kể đã học (Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?.) để kể , tả hay giới thiệu . CTH : - Hs đọc yêu cầu bài 2/96. ? Mỗi bài tập yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã học? - Phần a. ...kiểu câu kể Ai làm gì? - Phần b. ...Kiểu câu kể Ai thế nào? - Phần c. .....Kiểu câu kể Ai là gì? - Thực hiện cả 3 yêu cầu trên. - 3 Hs làm bài vào phiếu, lớp làm bài vào nháp. - Trình bày: - Lần lượt nêu miệng và dán phiếu. - Gv cùng hs nx chốt bài làm đúng, ghi điểm. C. Kết luận : - Nx tiết học. VN hoàn thành bài tập 2 vào vở. VD: a. Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Riêng mấy đứa bọn em chỉ thích đọc truyện dưới gốc cây bàng. Ngày soạn : 13 - 3 - 2010 Ngày giảng : Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010 Tiết 1: kể chuyện Ôn tập giữa học kì II (Tiết 3). I.Mục tiêu: 1. KT : Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung của cả bài , nhận biết được một số hình ảnh , chi tiết cóa ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 2. KN : - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học ( tốc độ khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn , đoạn thơ phù hợp vớu nội dung đoạn đọc . - Nghe- viết đúng chính tả( tốc độ khoảng 85 chữ/ phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng bài thơ lục bát . 3. TĐ : Có ý thức rèn luyện kĩ năng đọc , viết. II. Chuẩn bị : 1. GV : 17 Phiếu ghi các bài tập đọc, HTL từ đầu học kì II. 2. HS : Ôn các bài tập đọc đã học . III. Các hoạt động dạy học. 3. Nêu tên các bài TĐ thuộc chủ điểm : Vẻ đẹp muôn màu, nội dung chính. A. Giới thiệu bài : 1. ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Giới thiệu bài : B. Phát triển bài : Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc và HTL (1/3 số học sinh trong lớp) MT : Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học ( tốc độ khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn , đoạn thơ phù hợp vớu nội dung đoạn đọc . CTH : Hoạt động 2 : Bài tập 2 MT : Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung của cả bài , nhận biết được một số hình ảnh , chi tiết cóa ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. CTH : - Tổ chức hs trao đổi: -HS còn lại tiếp tục bốc thăm , đọc bài . - Trình bày: - Thảo luận nhóm trước lớp, mỗi nhóm trao đổi 1 bài. Lớp nx, bổ sung. - Gv nx chốt ý đúng theo bảng sau: Tên bài Nội dung chính Sầu riêng Giá trị và vẻ đặc sắc của sầu riêng- loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước ta. Chợ Tết Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống thôn quê nhộn nhịp vào dịp Tết. Hoa học trò Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ- một loài hoa gắn với học trò Khúc hát... Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Vẽ về cuộc sống an toàn. Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề em muốn sống an toàn cho thấy: Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thức của mình = ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ. Đoàn thuyền... Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biển. Hoạt động 3 : Nghe - viết MT : Nghe- viết đúng chính tả( tốc độ khoảng 85 chữ/ phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng bài thơ lục bát . CTH : - 1 Hs đọc bài. - Đọc thầm bài: - Cả lớp đọc. ? Bài thơ nói lên điều gì? - ..Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ cha. - Đọc thầm và nêu các từ dễ viết sai? - Hs nêu, lớp luyện viết. - VD: ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết - Gv nhắc nhở hs cách viết bài và đọc: - Hs đọc bài. - Gv đọc: - Hs soát lỗi bài. - Gv chấm một số bài: - Hs đổi vở soát lỗi. - Gv cùng hs nx chung. C. Kết luận : - Nx tiết học, Vn ôn bài theo tiết 4. Tiết 2: Thể dục ( GV Thể dục dạy) Tiết 3: Toán Giới thiệu tỉ số. I. Mục tiêu: 1. KT : Biết cách đọc, viết tỉ số 2. KN : Lập được tỉ số của hai đại lượng cùng loại và đọc , viết được các tỉ số. 3. TĐ : Thấy được ý nghĩa , tác dụng của tỉ số , yêu thích môn học. * HSKKVH : Biết đọc, viết tỉ số . II. Chuẩn bị : GV : Bảng phụ. HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III. Các hoạt động dạy học : A. Giới thiệu bài : 1. ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu cách tính diện tích của hình vuông, hình thoi, hình bình hành? Lấy ví dụ minh hoạ? 3. Giới thiệu bài : B. Phát triển bài : Hoạt động 1 : Giới tiệu tỉ số 5:7 và 7:5. MT : Biết cách đọc, viết tỉ số CTH : - 2,3 Học sinh lên bảng nêu, lớp làm ví dụ, nx, bổ sung. VD: Một đội xe có 5 xe tải và 7 xe khá ... : Bãi biển Sầm Sơn ( Thanh Hoá), Cửa lò( NGhệ AN); Thiên Cầm (Hà tĩnh); Lăng Cô( Thừa Thiên Hếu)... - Giới thiệu tranh ảnh sưu tầm được về bãi biển: - Lần lượt nhiều hs giới thiệu. ? Điều kiện phát triển du lịch ở ĐBDHMT có tác dụng gì đối với người dân? * Kết luận: Gv tóm tắt lại ý trên. Hoạt động 2: Phát triển công nghiệp. MT : Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế : công nghiệp. Sử dụng tranh, ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía. CTH : - Người dân có thêm việc làm tăng thêm thu nhập... ? ở ĐBDHMT phát triển loại đường giao thông nào? - Giao thông đường biển. ? Việc đi lại bằng tàu thuyền là điều kiện phát triển nghành công nghiệp nào? - ...công nghệp đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền. ? Kể tên các loại hàng hoá, sản phẩm làm từ mía đường? - ...bánh kẹo, sữa, nước ngọt,... ? Quan sát H11, nêu một số công việc sản xuất đường từ cây mía? - Thu hoặch mía, vận chuyển mía, sản xuất đường thô, đường kết tinh, đóng gói sản phẩm. ? Cho biết khu vực này còn phát triển nghành công nghiệp gì? - ...nghành công nghiệp lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất. ? Người dân ở ĐBDHMT có những hoạt động sản xuất nào? * Kết luận: Gv tóm tắt ý chính trên. Hoạt động 3: Lễ hội ở ĐBDHMT. MT : Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội. CTH : - ...hoạt động kinh tế mới: pục vụ du lịch, làm việc trong nhà máy, đóng sửa, chữa tàu, nhà máy đường, các khu công nghiệp. ? Kể tên cá lễ hội nổi tiếng ở vùng ĐBDHMT? - Lễ hội Tháp Bà, lễ hội cá Ông, lễ hội Ka-tê mừng năm mới của người Chăm. ? Mô tả Tháp bà H13? - Tháp Bà là khu di tích có nhiều ngọn tháp nằm cạnh nhau. Các ngọn tháp không cao nhưng trông rất đẹp có đỉnh nhọn... ? Kể các hoạt động lễ hội Tháp Bà? * Kết luận: Hs nêu ghi nhớ bài. C. Kết luận : - Nx tiết học, Vn học bài và chuẩn bị bài sau. - Lễ ca ngợi công đức Nữ thần; -Thể thao: bơi thuyền, đua thuyền, cầu chúc cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tiết 5: Kĩ thuật Lắp cái đu (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. KT : Chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu. 2. KN : Lắp được cái đu theo mẫu 3. TĐ : Học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị : 1. GV : Mẫu cái đu lắp sẵn. 2. HS : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Các hoạt động dạy học. A. Giới thiệu bài : 1. ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh. 3. Giới thiệu bài : B. Phát triển bài : Hoạt động 1 : Quan sát và nhận xét mẫu. MT : Chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu. CTH : - Tổ chức hs quan sát mẫu cái đu lắp sẵn. - Cả lớp quan sát. ? Cái đu có những bộ phận nào? - Có 3 bộ phận: giá đỡ đu, ghế đu, trục đu. ? Tác dụng của cái đu trong thực tế? - Cho các em nhỏ ngồi chơi ở công viên, trường mầm non. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. MT : Lắp được cái đu theo mẫu CTH : a. Chọn các chi tiết: - Hs nêu các chi tiết để lắp cái đu. - Gọi hs lên chọn chi tiết: - 2 Hs lên chọn - Lớp hs tự chọn theo nhóm 2. b. Lắp từng bộ phận. * Lắp giá đỡ đu: - Hs quan sát hình 2. ? Để lắp giá đỡ đu cần chọn chi tiết nào? - 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu. ? Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý gì? - Chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài. * Lắp ghế đu: ? Lắp ghế đu cần chọn chi tiết nào? - Chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài. - Tổ chức hs quan sát hình 3 sgk/83. * Lắp trục đu vào ghế đu. - Hs quan sát hình 4 sgk/84. ? Để cố định trục đu cần bao nhiêu vòng hãm? - ...cần 4 vòng hãm. c. Lắp ráp cái đu. - Hs quan sát hình 1 để lắp ráp cái đu. - Gv cùng hs lắp hoàn chỉnh cái đu. - Gv cùng hs kiểm tra sự dao động của cái đu. d. Tháo các chi tiết. ? Nêu cách tháo? C. Kết luận : - Nx tiết học. Chuẩn bị giờ sau thực hành lắp cái đu. - Tháo rời từng bộ phận, rồi tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược trình tự lắp. - Tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp. Ngày soạn : 13 - 3 - 2010 Ngày giảng : Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010 Tiết 1: Tập làm văn Kiểm tra giữa học kì II (Chính tả - Tập làm văn ) ( Đề của tổ ) Tiết 2: Khoa học Ôn tập vật chất và năng lượng . I. Mục tiêu: 1. KT : Ôn tập các kiến thức về nước , không khí, âm thanh , ánh sáng, nhiệt 2. KN : Rèn luyện kĩ năng quan sát, thí nghiêm, bảo vệ môi trường, rèn luyện sức khỏe . 3. TĐ : yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật. II. Chuẩn bị : GV : Phiếu học tập 2. HS : Ôn các kiến thức đã học về nước , không khí, âm thanh , ánh sáng, nhiệt III. Các hoạt động dạy học. A. Giới thiệu bài : 1. ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Giới thiệu bài : B. Phát triển bài : Hoạt động 1 : Trò chơi đố bạn chứng minh được.... MT : Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát thí nghiệm. CTH : - Tổ chức hs hoạt động theo nhóm: - Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động. - Mỗi nhóm đưa ra một câu hỏi để hỏi nhóm bạn và yêu cầu nhóm bạn làm thí nghiệm để chứng minh? - VD: Chứng minh rằng: + Nước không có hình dạng xác định. + Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt. + Không khí có thể bị nén lại, giãn ra. - Tổ chức trình bày: - Lần lượt các nhóm trình bày thí nghiệm. - Lớp trao đổi theo yêu cầu và trả lời của nhóm bạn. - Các nhóm thực hiện. - Gv cùng hs nx, chốt ý đúng và bình chọn nhóm thắng cuộc. 2.Hoạt động 2: ứng dụng thực tế MT : Hs biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật. CTH : ? Quan sát bóng cây trong ngày nắng giải thích tại sao bóng cây thay đổi? - Nhiều hs giải thích, lớp nx, trao đổi, bổ sung. - Gv nx, chốt ý đúng: - Buổi sáng bóng cây ngả về tây. - Trưa bóng cây ngắn lại ở gốc cây. - Chiều bóng ngả về đông. - Nêu những ứng dụng về nước, nhiệt ... trong cuộc sống hàng ngày? C. Kết luận : - Nx tiết học. Chuẩn bị cho tiết học sau: Theo 5 nhóm các nhóm chuẩn bị theo sgk/114. - VD: đun nước không đổ nước đầy quá; Không nên ra trời nắng lâu quá; giàn giữ nước ấm lâu; nuôi trồng cây thích hợp. Tiết 3: Toán Luyện tập I. Mục tiêu: 1. KT : Khắc sâu kiến thức về giải toán"Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" 2. KN : Giải được bài toán về "Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó " 3. TĐ : Cẩn thận , yêu thích môn học. *HSKKVH : Giải được bài toán đơn giản về"Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó " II. Chuẩn bị : GV : Bảng phụ HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới . III. Các hoạt động dạy học. A. Giới thiệu bài : 1. ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số? Lấy ví dụ minh và giải? 3. Giới thiệu bài : B. Phát triển bài : Hoạt động 1 : Bài 1. MT : Giải được bài toán về "Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó " CTH : 1 Hs nêu và lớp giải ví dụ của bạn lấy. Lớp nx, bổ sung. - Hs đọc yêu cầu bài. - Tổ chức trao đổi và tìm các bước giải bài: - Vẽ sơ đồ, tìm tổng số phần bằng nhau; Tìm độ dài mỗi đoạn. - Lớp làm bài vào nháp. - Gv cùng hs nx, chữa bài. - 1 Hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo nháp kiểm tra trao đổi bài. Bài giải Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 1 = 4 ( phần ). Đoạn thứ nhất dài là: 28 : 4 x3 = 21(m) Đoạn thứ hai dài là: 28 - 21 = 7 (m). Đáp số: Đoạn 1: 21 m; Đoạn 2: 7 m. Bài 2: Làm tương tự bài 1.( Không bắt buộc ) - Hs làm bài vào nháp chữa bài. Hoạt động 2 : Bài 3. MT : Khắc sâu kiến thức về giải toán"Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" CTH : - Hs đọc yêu cầu bài, trao đổi để tìm lời giải bài toán. ? Nêu cách giải bài toán: - Xác định tỉ số, vẽ sơ đồ, tìm tổng số phần bằng nhau, Tìm hai số. - Lớp làm bài vào vở: - 1 Hs lên bảng chữa bài, - Gv thu một số bài chấm. - Gv cùng hs nx, chữa bài. Bài giải Vì số lớn giảm 5 lần, thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé. Tổng số phần bằng nhau là: 5+1 = 6 (phần) Số bé là: 72 : 6 = 12 Số lớn là: 72 - 12 = 60 Đáp số: Số lớn: 72; Số bé : 12. Bài 4. ( Không bắt buộc ) Tổ chức Hs đặt đề toán miệng rồi giải bài toán vào nháp, chữa bài. - Hs đặt đề toán. - Hs tự giải bài toán vào nháp, 2 Hs lên bảng giải bài. Gv cùng hs nx, chữa bài. C. Kết luận : - NX tiết học. - Dặn chuẩn bị bài sau. Tiết 4: âm nhạc Học hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan. I. Mục tiêu: 1. KT : Biết hát theo giai điệu và lời 1 bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát . 2. KN : Hs hát đúng nhạc và thuộc lời bài Thiếu nhi thế giới liên hoan. Hát đúng những tiếng có luyến hai nốt móc đơn. 3. TĐ : Hs biết bài hát có thể tình bày trong dịp gặp mặt thiếu nhi, trong các ngày, lễ hội, tập trình bày cách đối đáp và hoà giọng, thể hiện sự nhiệt tình sôi nổi. II. Chuẩn bị. 1. GV: Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh hoạ cho nội dung bài hát. 2. HS: Nhạc cụ gõ, vở chép nhạc. III. Các hoạt động dạy học. A. Giới thiệu bài : 1. ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Giới thiệu bài : B. Phát triển bài : Hoạt động 1 : Học hát bài thiếu nhi thế giới liên hoan. MT : Hs hát đúng nhạc và thuộc lời bài Thiếu nhi thế giới liên hoan. Hát đúng những tiếng có luyến hai nốt móc đơn. CTH : - Hs hát và gõ nhạc bài Chú voi con ở Bản Đôn. - Hs lắng nghe. - Gv hát từng câu. - Hs hát theo. - Gv hát cả đoạn bài hát: - Đoạn 1: gồm 4 câu. - Đoạn 2: Đoạn còn lại. - Gv hát từng đoạn. - Hs hát theo - Nhóm, dãy bàn, cả lớp hát. - Hướng dẫn học sinh hát đúng chỗ luyến hai nốt móc. - Hs thể hiện. - Gv thể hiện mẫu và đàn , hát cho hs thấy rõ. - Hs nghe và thực hiện theo. Hoạt động 2: Củng cố bài hát. MT : Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát . CTH : - Gv đệm: - Hs hát, cá nhân, nhóm, dãy bàn, cả lớp. - Chia lớp thàh hai nửa: - Đoạn 1 hát đối đáp, mỗi nửa hát một câu. - Đoạn 2: Tất cả cùng hát hoà giọng. - Lớp thể hiện theo hướng dẫn của giáo viên. C. Kết luận : - Trình bày bài hát theo cách hát đối đáp. - Chia lớp thành 2 nửa thực hiện. - Thuộc lời bài hát và tìm động tác phụ hoạ. - Lớp vn thực hiện. Tiết: 5 Sinh hoạt Sơ kết tuần 28 ban giám hiệu duyệt
Tài liệu đính kèm: