Thiết kế bài học khối lớp 4 - Tuần học 31

Thiết kế bài học khối lớp 4 - Tuần học 31

Tuần 31

Ngày soạn : 3 - 4 - 2010

Ngày giảng : Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010

Tiết 1: Chào cờ

Tập trung trên sân trường

Tiết 2: Tập đọc

Ăng - co Vát.

I. Mục tiêu :

1. KT : Hiểu nghĩa các từ trong bài; Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu- chia.

2. KN : Đọc lưu loát bài văn, đọc đúng tên riêng. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục; trả lời được các câu hỏi trong SGK.

3. TĐ : Có ý thức gìn giữ các công trình kiến trúc cổ.

* THGDBVMT : Khai thác trực tiếp nội dung bài.

II. Chuẩn bị :

1. GV : Ảnh khu đền (nếu có)

2. HS : Hộc bài cu, chuẩn bị bài mới.

 

doc 27 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối lớp 4 - Tuần học 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Ngày soạn : 3 - 4 - 2010
Ngày giảng : Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ
Tập trung trên sân trường
Tiết 2: Tập đọc
Ăng - co Vát.
I. Mục tiêu : 
1. KT : Hiểu nghĩa các từ trong bài; Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu- chia.
2. KN : Đọc lưu loát bài văn, đọc đúng tên riêng. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục; trả lời được các câu hỏi trong SGK.
3. TĐ : Có ý thức gìn giữ các công trình kiến trúc cổ.
* THGDBVMT : Khai thác trực tiếp nội dung bài.
II. Chuẩn bị : 
GV : ảnh khu đền (nếu có)
HS : Hộc bài cu, chuẩn bị bài mới.
III. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài : 
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: HTL bài thơ: Dòng sông mặc áo? Trả lời câu hỏi nội dung?
3. Giới thiệu bài : 
B. Phát triển bài : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
MT : Đọc lưu loát bài văn, đọc đúng tên riêng
CTH : 
- 2 hs đọc bài và trả lời câu hỏi, lớp nx.
- 1 Hs khá đọc.
- Chia đoạn:
- 3đoạn: Mỗi lần xuống dòng1 đoạn.
- Đọc nối tiếp : 2lần
- 3Hs đọc/ 1lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa phát âm:
- 3 hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- 3 Hs khác đọc.
- Đọc theo cặp:
- Từng cặp đọc bài.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu:
- Hs nghe.
* HSKKVH : Đọc trơn chậm.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
MT : Hiểu nghĩa các từ trong bài; Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu- chia.
CTH : 
- HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
- Đọc lướt đoạn 1 trả lời : Ăng - co Vát được xây dựng từ đâu và từ bao giờ?
- ...được xây dựng ở Cam-pu- chia từ đầu thế kỉ thứ 12.
? Nêu ý chính đoạn1?
- ý 1: Giới thiệu chung về khu đền Ăng-coVát.
- Đọc thầm đoạn 2 và trả lời:
? Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
- Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, 3 tầng hành lang dài gần 1500m; có 398 gian phòng.
? Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
- Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵng như mặt ghế đá, được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vưã.
? ý đoạn 2?
- ý 2: Đền Ăng-co Vát được xây dựng rất to đẹp.
- Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào thời gian nào trong ngày?
- Lúc hoàng hôn.
? Lúc hoàng hôn phong cảnh khu đền có gì đẹp?
- ... Ăng-co Vát thật huy hoàng, ánh áng chiếu soi vào bóng tối cửa đền; những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt lốt xoà tán tròn; ngôi đền to với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi và thâm nghiêm...
? Nêu ý đoạn 3?
- ý 3: Vẻ đẹp khu đền lúc hoàng hôn
* HSKKVH : Hoạt động cùng nhóm .
? ý chính của bài:
* Mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ các công trình kiến trúc cổ? 
- ý chính: MT
- HSTL
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
MT : Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục; trả lời được các câu hỏi trong SGK.
CTH : 
- Đọc nối tiếp:
- 3 hs đọc.
? Nêu cách đọc bài?
- Đọc chậm, nhấn giọng: tuyệt diệu, gần 1500 mét 398 gian phòng, kì thú, lạc vào, nhẵn bóng, kín khít, huy hoàng, cao vút, lấp loáng, uy nghi, thâm nghiêm,...
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3:
+ Gv đọc mẫu.
- Hs nêu cách đọc luyện đọc theo cặp.
+ Thi đọc:
- Cá nhân, nhóm đọc.
Gv cùng hs nx, khen hs đọc tốt.
C. Kết luận : 
- Nx tiết học, vn đọc bài và chuẩn bị bài 62.
Tiết 3: Toán
Thực hành ( Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
1. KT : Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.
2. KN : Biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước), một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.
3. TĐ : Cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị : 
GV : Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét.
HS : Ôn bài cũ, chuẩn bị dụng cụ thực hành 
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài : 
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Bước ước lượng chiều dài của lớp học, đo kiểm tra lại?
3. Giới thiệu bài : 
B. Phát triển bài : 
Hoạt động 1 : Vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ.
MT : Biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước) một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.
CTH : 
- 2 Hs thực hành, lớp nx.
*Ví dụ: Sgk/159.
- Hs đọc ví dụ.
? Tính độ dài thu nhỏ đoạn thẳng AB (theo cm)
- Đổi 20 m= 2000cm
Độ dài thu nhỏ: 2000 : 400 = 5 (cm)
? Vẽ vào tờ giấy hoạc vở 1 đoạn thẳng AB có độ dài 5cm:
- Lớp vẽ vào giấy, 1 Hs lên bảng vẽ.
Hoạt động 2 : Thực hành
MT : Vận dụng kiến thức , vẽ được trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước) một đoạn thẳng( phòng học) (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng ( phòng học) có độ dài thật cho trước.
CTH : 
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu.
- Tổ chức hs trao đổi cách làm bài:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Hs làm bài vào nháp, 1 Hs lên bảng:
 Đổi 3m= 300cm
Tính độ dài thu nhỏ: 300 : 50 = 6(cm)
Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6cm:
Bài 2. Làm tương tự bài 1.
- Hs làm bài vào vở.
- Gv thu bài chấm:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
C. Kết luận : 
- Nx tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.
- 1 Hs lên bảng chữa bài.
Bài giải
Đổi 8m=800cm; 6m=600cm
Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ là: 
800 : 200 = 4(cm)
Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ là:
600 : 200 = 3(cm)
Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm:
* HSKKVH : HSG giúp đỡ.
Tiết 4 : Mĩ thuật 
( GV Mĩ thuật dạy)
Tiết 5: Luyện từ và câu.
Thêm trạng ngữ cho câu.
I. Mục tiêu:
1. KT : Hiểu được thế nào là trạng ngữ ( ND Ghi nhớ)
2. KN : Nhận biết được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III) , bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ ( BT2)
3. TĐ : Yêu thích Tiếng Việt.
 II. Chuẩn bị : 
GV : Bảng phụ viết bài tập 1 LT.
HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài : 
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Câu cảm dùng khi nào? Nêu ví dụ?
3. Giới thiệu bài : 
B. Phát triển bài : 
Hoạt động 1 : Nhận xét.
MT : Hiểu được thế nào là trạng ngữ ( ND Ghi nhớ)
CTH : 
- 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Đọc các yêu cầu bài:
- 3 Hs đọc nối tiếp.
- Nêu lần lượt từng câu:
- Câu b có thêm bộ phận được in nghiêng.
- Đặt câu cho phần in nghiêng:
- Vì sao (Nhờ đâu/ Khi nào) I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
- Tác dụng của phần in nghiêng?
- Nêu nguyên nhân, và thời gian xảy ra sự việc nói ở CN và VN.
* Ghi nhớ:
- 3,4 Hs đọc.
Hoạt động 2 : Luyện tập.
MT : Nhận biết được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III) , bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ ( BT2)
CTH : 
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài vào nháp theo cặp 
- 3 cặp Hs định ở câu trên bảng phụ .
- Trình bày:
- Hs trình bày , và nhận xét, bổ sung. 
- Gv nx chốt bài đúng:
a. Ngày xưa,...
b. Trong vườn,...
c. Từ tờ mờ sáng,...
* HSKKVH : Xác định được 1 câu.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv nhắc lại yêu cầu bài,
- Lớp làm bài vào vở.
- Nêu miệng:
- Nhiều hs nối tiếp nhau đọc bài viết của mình, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gx nx chung, ghi điểm bài viết tốt.
C. Kết luận : 
- Nx tiết học, Vn hoàn thành tiếp bài 2 vào vở.
-VD: Tối thứ sáu tuần trước, mẹ bảo em: Sáng mai, cả nhà mình về quê thăm ông bà. Con đi ngủ sớm đi. Đúng 6 giờ sáng mai mẹ sẽ đánh thức con dậy đấy.
Ngày soạn : 3 - 4 - 2010
Ngày giảng : Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010
Tiết 1 : Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I.Mục tiêu : 
1. KT : Chọn được một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại, đi chơi xa mà em được tham gia ( hoặc chứng kiến )
2. KN : Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
3. TĐ : Ham tìm hiểu , khám phá .
II. Chuẩn bị : 
GV : ảnh về cuộc du lịch tham quan, cắm trại (nếu có).
HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài : 
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kể lại câu chuyện em được nghe hoặc được đọc nói về du lịch hay thám hiểm?
3. Giới thiệu bài : 
B. Phát triển bài : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài.
MT : Chọn được một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại, đi chơi xa mà em được tham gia ( hoặc chứng kiến )
CTH : 
- 2 Hs kể, lớp nx, trao đổi về nội dung câu chuyện của bạn kể.
- Gv viết đề bài lên bảng:
- Hs đọc đề bài.
- Gv hỏi học sinh để gạch chân những từ quan trọng trong đề bài:
*Đề bài: Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
- Hs trả lời:
- Đọc các gợi ý?
- 2 Hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 1,2.
+ Lưu ý : Hs có thể kể cả các câu chuyện đã được chứng kiến qua truyền hình và trên phim ảnh.
Một số em không tìm truyện có thể kể câu chuyện đã nghe, đã đọc.
- Giới thiệu câu huyện mình chọn kể:
- Nối tiếp nhau giới thiệu.
Hoạt động 2 : Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
MT : Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
CTH : 
- Nêu dàn ý câu chuyện:
- Kể chuyện theo cặp:
- Cặp kể chuyện.
- Thi kể:
- Đại diện các nhóm lên thi, lớp trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
* HSKKVH : Kể được một vài câu.
- Gv cùng hs nx, tính điểm, bình chọn bạn kể câu chuyện hay, hấp dẫn nhất.
C. Kết luận : 
Nx tiết học. VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Xem trước bài kể chuyện tuần 32.
- Nx theo tiêu chí: Nội dung, cách kể, cách dùng từ, điệu bộ khi kể chuyện.
Tiết 2 : Thể dục 
( GV Thể dục dạy)
Tiết 3: Toán
 Ôn tập về số tự nhiên
I.Mục tiêu:
1. KT : Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể; dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó 
2. KN : Đọc, viết số trong hệ thập phân.
3. TĐ : Cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị : 
GV : Bảng phụ BT1.
HS: Ôn về số tự nhiên.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài : 
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giới thiệu bài : 
B. Phát triển bài : 
Hoạt động 1 : Bài 1 
MT : Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể; dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó 
CTH : 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv treo bảng phu kẻ sẵn BT 1.
- H ... êu:
1. KT : Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ô tô tải.
2. KN : Lắp được ô tô tải theo mẫu . Ô tô chuyển động được.
3. TĐ : Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động trong tiết học.
II. Chuẩn bị : 
1. GV : Xe ô tô tải đã lắp sẵn.
2. HS : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài : 
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS.
3. Giới thiệu bài : 
B. Phát triển bài : 
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
MT : Biết cấu tạo và tác dụng của ô tô tải.
CTH : - Quan sát xe ô tô tải đã lắp sẵn:
- Lớp quan sát kĩ từng bộ phận.
? Để lắp được xe ô tô tải theo em cần có mấy bộ phận?
- Cần 5 bộ phận: Giá đỡ trục bánh xe, tầng trên của xe và giá đỡ, thành sau xe, càng xe, trục bánh xe.
Trong thực tế xe ô tô tải có tác dụng gì?
- Dùng xe chở hành lí...
Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật.
MT : Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ô tô tải.
Lắp được ô tô tải theo mẫu . Ô tô chuyển động được.
CTH : 
a. Chọn các chi tiết.
- Chọn các chi tiết theo sgk.
- Hs chọn. 2 Hs lên chọn bộ lắp ghép lớn.
- Gv cùng hs kiểm tra kết quả chọn các chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận:
*Lắp giá đỡ trục bánh xe:
? Cách lắp này giống lắp bộ phận nào của xe nôi?
- ...thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe.
- Gv lắp lại :
- Hs quan sát.
* Lắp tầng trên của xe và giá đỡ:
- Hs quan sát hình 3 sgk/89.
- Gv lắp :
- Hs quan sát.
* Lắp thành sau xe, trục xe.
- Hs quan sát hình 4- sgk/89.
- Yêu cầu hs lên chọn chi tiết và lắp bộ phận này?
- 2 Hs lên bảng làm mẫu, lớp quan sát, nx bổ sung.
* Lắp ráp xe ô tô tải :
- Nhóm hs tiến hành lắp ráp, lớp quan sát, nx, bổ sung.
- Gv và hs kiểm tra sự hoạt động của xe.
- Lớp quan sát, nx.
c. Tháo các chi tiết:
- Gv hướng dẫn hs cách tháo :
C. Kết luận : 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bộ lắp ghép để giờ sau thực hành lắp xe ô tô tải
- Hs quan sát.
Ngày soạn : 3 - 4 - 2010
Ngày giảng : Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010
Tiết 1: Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
1. KT : Nhận biết được đoạn văn, ý chính của đọan văn trong bài văn miêu tả con chuồn chuồn nước ( BT1 ) 
2. KN : Biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn ( BT2) ; bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn ( BT3).
3. TĐ : Yêu quý các con vật.
II.Chuẩn bị : 
GV : Bảng phụ viết câu văn bài tập 2.
HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài : 
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích?
3. Giới thiệu bài : 
B. Phát triển bài : 
Hoạt động 1 : Bài tập 1 
MT : Nhận biết được đoạn văn, ý chính của đọan văn trong bài văn miêu tả con chuồn chuồn nước
CTH : 
2,3 Học sinh nêu, lớp nx, bổ sung.
- Một HS đọc bài Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi:
Đọc bài Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi:
- Thảo luận nhóm 2 trong 4 p.
- Học sinh nêu miệng.
? Bài văn có mấy đoạn?
- Có 2 đoạn: Đ1: Từ đầu ...phân vân; Đ2: Còn lại.
? ý mỗi đoạn:
- GV nhận xét , KL .
ý 1: Tả ngoại hình chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ.
ý 2: Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn.
Hoạt động 2 : Bài 2.
MT : Biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn .
CTH : 
Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh trao đổi làm bài:
Trao đổi theo nhóm , xếp thứ tự.
- Trình bày:
Các nhóm nêu tóm tắt kết quả.
- Gv cùng học sinh nx, chốt ý đúng:
Thứ tự sắp xếp: b, a, c.
- Đọc lại đoạn văn đã sắp xếp:
2,3 Học sinh đọc.
Hoạt động 3 : Bài 3.
MT : Bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn ( BT3).
CTH : 
- Đọc yêu cầu bài và gợi ý.
-Viết đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn.
- Viết tiếp câu sau bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Đọc đoạn văn:
Nhiều học sinh đọc.
* HSKKVH : Đọc lại đoạn văn sắp xếp đúng.
Gv cùng học sinh nx, chữa mẫu , ghi điểm.
C. Kết luận : 
- Nx tiết học, vn hoàn thành tiếp bài tập 3 vào vở.
- Chuẩn bị tiết sau.
Tiết 2: Khoa học
Động vật cần gì để sống?
I.Mục tiêu:
1. KT : Biết những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
2. KN : Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
3. TĐ : Yêu quý và bảo vệ động vật
II. Chuẩn bị : 
GV : Phiếu học tập.
HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài : 
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu quá trình trao đổi chất ở thực vật?
3. Giới thiệu bài : 
B. Phát triển bài : 
Hoạt động 1: Cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống.
MT : Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật.
CTH : 
- 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Tổ chức hs hoạt động theo nhóm 4:
- N4 hoạt động phiếu.
- Gv phát phiếu và giao nhiệm vụ:
- Đọc mục quan sát và xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.
- Nêu nguyên tắc thí nghiệm, 
- Đánh dấu vào phiếu và thảo luận dự đoán kết quả.
- Hs trao đổi thảo luận:
- Nhóm làm theo yêu càu.
- Trình bày:
- Đại diện nhóm dán phiếu và trình bày, lớp nx, bổ sung.
- Gv chốt ý đúng: Phiếu học tập
Chuột sống ở hộp
Điều kiện được cung cấp
Điều kiện thiếu
1
ánh sáng, nước, không khí.
Thức ăn
2
ánh sáng, không khí, thức ăn.
Nước
3
ánh sáng, nước, không khí, thức ăn
4
ánh sáng, nước, thức ăn
Không khí
5
Nước, không khí, thức ăn
ánh sáng.
Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm.
MT: Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
CTH :
- Tổ chức hs trao đổi nhóm 3:
- N3 trao đổi dựa vào câu hỏi sgk/125.
- Trình bày:
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chốt ý đúng và ghi kết quả dự đoán vào bảng.
C. Kết luận : 
- Nx tiết học, vn học thuộc bài và chuẩn bị bài 63.
- Con 1:Chết sau con ở hình 2và 4.
- Con 2: Chết sau con hình 4.
Con 3: Sống bình thường.
- Con 4: Chết trước tiên.
- Con 5: Sống không khoẻ mạnh.
* Kết luận: Mục bạn cần biết.
Tiết 3: Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên.
I. Mục tiêu: 	
1. KT : Biết đặt tính và thực hiện cộng trừ các số tự nhiên
2. KN : Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện ; giải được các bài toán có liên quan đến phép cộng và phép trừ.
3. TĐ : Cẩn thận, kiên trì.
II. Chuẩn bị : 
GV : Bảng phụ 
HS : Học ôn về các phép tính cộng , trừ STN.
II. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài : 
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9? Lấy ví dụ minh hoạ?
3. Giới thiệu bài : 
B. Phát triển bài : 
Hoạt động 1 : Bài 1.
MT : Thực hiện thành thạo các phép tính cộng, trừ số tự nhiên.
CTH : 
3,4 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào bảng con:
- Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đổi.
- Cả lớp làm bài, 2 Hs lên bảng làm phần a,b dòng 1.
+
-
 6195 5342
 2785 4185
 8980 1157
Hoạt động 2 : Bài 2.
MT : Biết tìm thành phần chư biết trong phép cộng( trừ) số TN.
CTH : 
-Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu bài tự làm bài vào nháp theo cặp ; 2 cặp làm vào bảng phụ rồi trình bày .
a. x + 126 = 480 b. x-209=435
 x= 480 - 126 x=435+209
 x=354 x = 644
Bài 3.( dành cho HSKG)
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm bài, 3 hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, trao đổi phát biểu thành lời các tính chất:
a+b = b+a; a- 0 = a.
(a + b) + c = a + (b + c); a - a = 0
a + 0 = 0 + a = a.
Hoạt động 3 : Bài 4. 
MT : Biết vận dụng tính chất của phép cộng để tính nhanh.
CTH : 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở.
- Gv chấm 1 số bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đỗi cách làm bài thuận tiện.
- Hs đọc yêu cầu bài. 
- Làm bài theo nhóm vào bảng phụ dòng 1 ( dòng 2 dành cho HSKG)
a. 1268 + 99 + 501 = 1268 + ( 99 + 501 )
 = 1268 + 600 = 1868
b.168+2080+32 = (168+32) + 2080
 = 200 + 2080 = 2280.
* HSKKVH : HSG giúp đỡ.
Hoạt động 4 : Bài 5. 
MT : Giải được các bài toán có liên quan đến phép cộng và phép trừ.
CTH : 
- HDHS cách giải bài toán .
Gv chấm, cùng hs nx chữa bài.
C. Kết luận : 
- Nx tiết học, vn làm bài còn lại vào vở.
- Tìm hiểu bài sau.
- Hs giải bài vào vở.
Bài giải
 Trường tiểu học Thắng lợi quyên góp được số vở là:
1475 - 184 = 1291 (quyển)
 Cả hai trường quyên góp được số vở là:
1475 - 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển.
Tiết 4: Âm nhạc
Ôn tập 2 bài TĐN số 7 và số 8
I. Mục tiêu:
1. KT : Ôn tập 2 bài hát theo những cách hát  hoà giọng, lĩnh xướng và đối đáp.
2. KN : Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca một số bài hát đã học.
	 Tập biểu diễn bài hát kết hợp động tác phụ hoạ.
3. TĐ : Hào hứng trong học tập .
II. Chuẩn bị:
	1. GV : Nhạc cụ quen dùng.
	2. Hs: Thuộc lới bài hát, nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài : 
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày 2 bài hát:
3. Giới thiệu bài : 
B. Phát triển bài : 
Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát : Chú voi con ở Bản Đôn.
MT: Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca bài hát : Chú voi con ở Bản Đôn.
CTH : 
- Cả lớp.
- Hát lĩnh xướng và hát hoà giọng.
- Cả lớp thực hiện hát lĩnh xướng và hát hoà giọng.
- Hát dãy bàn, hát nhóm thực hiện.
- Hát lĩnh xướng và hát hoà giọng và động tác phụ hoạ.
Cả lớp thực hiện hát lĩnh xướng và hát hoà giọng kết hợp động tác phụ hoạ.
- Hát dãy bàn, hát nhóm thực hiện.
Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan.
MT : Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca bài hát : Thiếu nhi thế giới liên hoan.
CTH : 
- Phối hợp 3 cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng.
- Lời 1: 1 Hs lĩnh xướng đ1, tất cả hoà giọng đoạn 2.
- Lời 2: 2 nửa lớp hát đối đáp đ1, tất cả cùng hoà giọng đoạn 2.
- Trình bày:
- Hát lĩnh xướng, đối đáp, hoà giọng và kết hợp động tác phụ hoạ.
Hoạt động 3: Kiểm tra
MT : Đánh giá kết quả học tập của HS.
CTH : 
- Gv nx, đánh giá.
- Song ca, nhóm nhỏ, (tự nhận) trình bày một bài hát.
C. Kết luận : 
- Y/C HS hát lại hai bài vừa ôn tập
- GV nhận xét giờ học . Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS hát lại hai bài vừa ôn tập .
Tiết: 5 Sinh hoạt
Sơ kết tuần 31
ban giám hiệu duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan31.doc