Thiết kế bài học lớp 1 - Tuần học 34

Thiết kế bài học lớp 1 - Tuần học 34

Tập đọc

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I/ Mục tiêu:

 -Biết đọc diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).

 - Hiểu nội dung :Sự quan tâm tới trể em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê -mi .(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

HS khá,giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trr em(câu hỏi 4)

II/Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Hai tập truyện Không gia đình.

III/ Hoạt động dạy học:

A/ Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)

 - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ: "Sang năm con lên bảy", trả lời câu hỏi.

B/ Bài mới: ( 30 phút)

1/ GV giới thiệu bài:

 - Một trong những quyền của trẻ em là quyền được học tập. Nhưng vẫn có những trẻ em nghèo không được hưởng quyền lợi này. Rất may, các em lại gặp được những con người nhân từ. Truyện Lớp học trên đường kể về cậu bé nghèo Rê-mi biết chữ nhờ khao khát học hỏi, nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy Vi-ta-li trên quãng đường hai thầy trò hát rong kiếm sống.

 

doc 20 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài học lớp 1 - Tuần học 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Thứ hai, ngày 2 tháng 05 năm 2011.
Nghỉ bù ngày lễ 30.4
Thứ ba, ngày 3 tháng 05 năm 2011.
Nghỉ bù ngày lễ 1.5
Thứ tư, ngày 4 tháng 05 năm 2011.
Tập đọc
Lớp học trên đường
I/ Mục tiêu:
	-Biết đọc diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).
	- Hiểu nội dung :Sự quan tâm tới trể em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê -mi .(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
HS khá,giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trr em(câu hỏi 4)
II/Chuẩn bị:	
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Hai tập truyện Không gia đình.
III/ Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
	- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ: "Sang năm con lên bảy", trả lời câu hỏi.
B/ Bài mới: ( 30 phút)
1/ GV giới thiệu bài:
	- Một trong những quyền của trẻ em là quyền được học tập. Nhưng vẫn có những trẻ em nghèo không được hưởng quyền lợi này. Rất may, các em lại gặp được những con người nhân từ. Truyện Lớp học trên đường kể về cậu bé nghèo Rê-mi biết chữ nhờ khao khát học hỏi, nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy Vi-ta-li trên quãng đường hai thầy trò hát rong kiếm sống.
2/ HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
	- Một HS đọc toàn bài.
	- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nói về bức tranh: (Một bãi đất rãi những mảnh gỗ vuông, mỗi mảnh khắc một chữ cái. Cụ Vi-ta-li trên tay có 1 chú khỉ, đang hướng dẫn Rê-mi và con chó Ca-pi học. Rê-mi đang ghép chữ "Rê mi". Ca-pi nhìn cụ Vi-ta-li, vẻ phấn chấn).
	- Một HS đọc xuất xứ của trích đoạn. GV giới thiệu 2 tập truyện Không gia đình của tác giả người Pháp Héc-to Ma-lô một tác phẩm được trẻ em và người lớn trên toàn thế giới yêu thích.
	- GV ghi bảng các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi. HS cả lớp đọc đồng thanh.
	- HS đọc theo đoạn.
	+ Đoạn 1: Từ đầu đến không phải ngày một ngày hai mà đọc được.
	+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi.
	+ Đoạn 3: Phần còn lại.
	- GV giải thích một số từ: Ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng.
	- HS luyện đọc theo cặp.
	- Một HS đọc lại toàn bộ bài.
	- GV đọc diễn cảm bài văn.
b) Tìm hiểu bài:
	- HS đọc thầm theo nhóm và thảo luận câu hỏi.
	- Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào? (Rê-mi học chữ trên đường hai thầy tro đi hát rong kiếm sống).
	- Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh? (Lớp học rất đặc biệt: Học trò là Rê-mi và chú chó là Ca-pi - sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được lấy từ những mảnh gỗ nhặt được trên đường - Lớp học ở trên đường đi)
	- Kết quả học tập của Rê-mi và Ca-pi khác nhau như thế nào? (Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca-pi có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quên). Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, Rê-mi quyết chí học. Kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca-pi chỉ biết "viết" tên mình bằng cách ghép những chữ gỗ.
	- Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học? (Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái. - Bị thầy chê trách, "Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi", từ đó, Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được. - Khi thầy hỏi có thích học hát không, Rê-mi trả lời: Đấy là điều con thích nhất).
	- Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em? (Để thật sự là chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành).
c) Luyện đọc diễn cảm:
	- GVHD 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 3 đoạn truyện.
	- GVHD cả lớp đọc diễn cảm đoạn cuối.
	- GV nhận xét.
3/ Cũng cố, dặn dò: ( 2 phút)
	- Một vài HS nhắc lại ý nghĩa truyện.
	- GV nhận xét tiết học. Dặn HS sưu tầm truyện Không gia đình.
Toán
166. luyện tập.
I/ Mục tiêu:
	-Biết giải bài toán chuyển động đều.
II/ Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: ( 5 phút)Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số đó?
	Gọi hs lên giải bài tập 2 tiết trước.
Nhận xét bài
B. Bài mới: ( 30 phút)1 GTB:
2.Nội dung:	 
a/ Ôn lại kiến thức về chuyển động đều: Tính V = ? T = ? S= ?và một số công thức mở rộng.
b. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS vận dụng được công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian.
a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.
	Vận tốc của ô tô là: 120 : 2,5 = 48 (km/giờ)
b) Nửa giờ = 0,5 giờ.
	Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là: 15 x 0,5 = 7,5 (km).
c) Thời gian người đó đi bộ là: 6 : 5 = 1,2 (giờ) hay 1 giờ 12 phút.
Bài 2: GVgợi ý cho HS:
	Muốn tính thời gian xe máy đi phải tính vận tốc xe máy, vận tốc ô tô bằng hai lần vận tốc xe máy. Vậy trước hết phải tính vận tốc của ô tô.
	Vận tốc của ô tô là: 90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
	Vận tốc của xe máy là: 60 : 2 = 30 (km/giờ)
	Thời gian xe máy đi quãng đường AB là:
	90 : 30 = 3 (giờ)
	Vậy ô tô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là:
	3 - 1,5 = 1,5 (giờ)
Bài 3: Đây là dạng toán "Chuyển động ngược chiều".
A
B
VB
VA
180 km
Gặp nhau
C
	- GV gợi ý cho HS biết: "Tổng vận tốc hai ô tô bằng độ dài quãng đường AB chia cho thời gian đi để gặp nhau:
	Từ đó có thể tìm tổng vận tốc hai ô tô là:
	180 : 2 = 90 (km/giờ)
90km/giờ
? km/giờ
? km/giờ
VA
VB
	Dựa vào bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" để tính vận tốc của ô tô đi từ A và ô tô đi từ B:
	Vận tốc của ô tô đi từ B là:
	90 : (2 + 3) x 3 = 54 (km/giờ)
	Vận tốc của ô tô đi từ A là:
	90 - 54 = 36 (km/giờ)
4/ Cũng cố, dặn dò: ( 1 phút)
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn ôn luyện ở nhà.
Đạo đức
Dành cho địa phương
Vệ sinh môi trường.
I/Mục tiêu:
-Giúp hs có ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp
-Giữ vs trường học.
-Thu gom rác thải.
II/ Hoạt động dạy và học:
GV tổ chức hs tổng vệ sinh xung quanh lớp học; sân,cổng trường.
VS khu vực công trình phụ.
HS làm theo tổ.
*Nhân xét dặn dò:
 GV nhận xét;	
Chính tả
Nhớ - viết: sang năm con lên bảy.
I/ Mục tiêu:
	- Nhớ - Viết đúng bài chính tả ;trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng.
	Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2);viết được một tên cơ quan ,xí nghiệp ,công tiở địa phương(BT3)
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ cho HS làm BT 2.
III/ Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
	- HS luyện viết tên các cơ quan, tổ chức ở BT2 tiết trước.
A/ Bài mới: ( 28 phút)
1/ Giới thiệu bài:
	- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2/ HDHS nhớ - viết:
	- Một HS đọc khổ thơ 2, 3 trong SGK.
	- Một HS khác đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối của bài " Sang năm con lên bảy "
	- Lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ trong SGK. GV nhắc các em quan sát cách trình bày, các chữ cần viết hoa, các dấu câu...
	- HS gấp SGK, nhớ lại và tự viết bài.
	- GV chấm, chữa 7 - 10 bài.
	- GV nêu nhận xét chung.
3/ HDHS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: HS đọc nội dung BT 2.
	- 1 HS đọc tên các cơ quan, tổ chức (Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ y tế, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam).
	- HS lên bảng viết:
	- GV nhận xét và sửa chữa:
Tên viết chưa đúng
Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
Uỷ ban bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
Bộ y tế
Bộ giáo dục và Đào tạo
Bộ lao động - Thương binh và Xã hội
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Tên viết đúng
Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Bộ Y tế
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Bài tập 3:
	- HS đọc yêu cầu bài tập.
	- HS làm BT.
	- HS trình bày, GV nhận xét.
4/ Cũng cố, dặn dò: ( 3 phút)
	- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ghi nhớ quy tắc viết hoa tên các tổ chức, cơ quan vừa luyện viết.
Buổi chiều:
(Cô Tuyên dạy)
Thứ năm, ngày 5 tháng 5 năm 2011
Toán
168. ôn tập về biểu đồ.
I/ Mục tiêu:
Biết đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Cho HS sử dụng các biểu đồ, bảng số liệu điều tra có trong SGK.
	- GV có thể vẽ biểu đồ trên bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: ( 3 phút) Nêu công tính S=? v= ? T = ?
B. Bài mới: ( 30 phút)1.GTB
2. Nội dung ôn tập biểu đồ
	- GVHDHS quan sát biểu đồ hoặc bảng số liệu rồi tự làm bài và chữa bài.
Bài 1: HS tự làm và nêu.
Bài 2: HS làm trên bảng phụ và trình bày.
(Số học sinh)
16
14
12
10
8
6
4
2
0
	 Cam	 Táo	 Nhãn	 Chuối	 Xoài	(Loại quả)
Bài 3: HS tự làm rồi chữa bài. HS giải thích vì sao lại khoanh vào C ?
	- Vì một nửa diện tích hình tròn biểu thị là 20 HS, phần hình tròn chỉ số lượng HS thích đá bóng lớn hơn một nửa hình tròn nên khoanh vào C là hợp lí.
4/ Cũng cố, dặn dò: ( 1 phút)
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn ôn luyện ở nhà.
Kể chuyện
Kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia
I/Mục tiêu:Kể được câu chuyện về việc gia đình,nhà trường ,xã hội chăm sóc ,bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội .
-Biết trao đổi về nội dung ,ý nghĩa câu chuyện.
II/Đồ dùng: Tranh ảnh về các tổ chức ,cá nhân tham gia ,chăm sóc,bảo vệ thiếu nhi
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ: ( 5 phút)1-2 HS kể chuyện ở tuần trước.
B.Bài mới: ( 28 phút)
1/GTB:GV nêu mục đích giờ học.
2.HD hs tìm hiểu yêu cầu đề bài:
1-2 hs đọc đề bài.
Gv y/c hs phân tích đề bài.
Gạch chân những từ quan trọng 
HS nối tiếp đọc các gợi ý ở SGK.
Mỗi hs lập nhanh dàn ý cho câu chuyện.
3.Hướng dẫn hs thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa .
a/Kể chuyện theo nhóm
b/Kể chuyện trước lớp.
HS thi kể chuyện trước lớp-Kể xong cùng các bạn đối thoại về nội dung-ý nghĩa câu chuyện 
HS nhận xét;GV nhận xét.
4/Củng cố dặn dò: ( 3 phút)Nhận xét giờ học.
Tiếng Anh
Cô Hiền dạy
Tập đọc
Nếu trái đất thiếu trẻ em
I/Mục tiêu: -Đọc diễn cảm bài thơ,nhấn giọng được ở những chi tiết ,hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
-Hiểu ý nghĩa:Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em .(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II/Đồ dùng:Tranh minh hoạ
III/Hoạt động dạyvà học:
A.Bài cũ: ( 5 phút)2hs đoc nối tiếp bài thơ: Lớp học trên đường.
B/Bài mới: ( 29 phút)
1/GT ... được làm, được đòi hỏi.
quyền lợi, nhân quyền.
b) Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.
quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền.
* Chú giải một số từ:
	- Quyền hạn:
Bài tập 2:
	- HS đọc yêu cầu BT.
	- Các nhóm thi nhau làm bài trên bảng phụ. Các em trao đổi để tìm những từ đồng nghĩa với từ "trẻ em", sau đó đặt câu với từ tìm được.
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả, GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
Các từ đồng nghĩa với từ "trẻ em"
trẻ, trẻ con, con trẻ, ...
Không có sắc thái nghĩa coi thường hay coi trọng.
- trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, ...
Có sắc thái coi trọng
- con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con, ...
Có sắc thái coi thường.
	- Đặt câu:
	+ Trẻ con thời nay rất thông minh.
	+ Bọn trẻ nay rất tinh nghịch.
Bài tập 3:
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	- GV gợi ý để HS tìm. (So sánh để làm nổi bật hình dáng, tâm hồn, tính tình, ...)
	- HS trao đổi nhóm, ghi lại những hình ảnh so sánh vào bảng phụ.
	- HS và GV nhận xét, bổ sung.
VD:	Trẻ em như tờ giấy trắng.
	Trẻ em là tương lai của đất nước.
	Trẻ em như búp trên cành.
	Cô bé trông giống hệt bà cụ non.
Bàitapj 4:
	- HS đọc yêu cầu của bài và làm vào VBT.
	- HS trình bày, GV chốt lại.
a) Tre già măng mọc.	- Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.
b) Tre non dễ uốn.	- Dạy trẻ từ lúc còn trẻ dễ hơn.
c) Trẻ người non dạ.	- Còn ngây thơ, dại dột chưa biết suy nghĩ chín chắn.
d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói.	- Trẻ lên ba học nói khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
3/ Cũng cố, dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau
Khoa học
67. tác động của con người
đến môi trường không khí và nước
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
	- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm
	- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
KNS: Kĩ năng phân tích, xử lí các thông tin và kih nghiệm của bản thân để nhận ra những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 138, 139 SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
	- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 138, 139 SGK và thảo luận các câu hỏi:
	- Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nước?
	- Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
	- Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 SGK bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
	- Các nhóm trình bày kết quả làm việc, các nhóm khác bổ sung.
Gợi ý:
	- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra.
	- Nguyên nhân gây ô nhiễm nước: Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hoá học chảy ra sông ra biển; Sự đi lại của tàu thuyền trên sông, biển, thải ra khí độc, dầu nhớt...
	- Tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng biển bị ô nhiễm làm chết những động vật, thực vật sống ở biển và chết cả những loài chim kiếm ăn ở biển.
	- Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước, khiến cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết.
Kết luận:
	- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
* Mục tiêu: Giúp HS:
	- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
	- Nêu được tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
	GV nêu câu hỏi, cả lớp thảo luận.
	- Liên hệ những việc làm của người dân ở địa phương dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường nước và không khí và nước. (đun than tổ ong, vứt rác xuống ao, hồ, nước thải từ các gia đình, trạm xá ... thải trực tiếp ra sông, hồ...)
	- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
	- GV kết luận và bổ sung.
IV/ Cũng cố, dặn dò:
	- GV hệ thống lại bài học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều:
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu(Dấu gạch ngang)
I/Mục tiêu:Lập được bảng tổng kêt về tác dụng của dấu gạch ngang(BT1);tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng(BT2)
II/Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ:2-3hs đọc đoạn văn ;trinh bày suy nghĩ của em về nhân vật Ut Vịnh.
B/Bài mới:1/GTB:GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/HD hs làm bài:
Bài1:HS đọc yêu cầu bài tập 
GV gọi hs đọc nội dung ghi nhớvề dấu gạch ngang:Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu :
-Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
-Phần chú thích trong câu.
-Các ý trong 1 đoạn liệt kê.
HS đọc từng câu ,từng đoạn làm bài rồi chữa bài.
Bài 2:GV hd hs làm bài tập
KQ:-Tác dụng2:
Chào bác -EM bé nói với tôi.(Chú thích lời chào ấy là của em bé,em chào tôi.
Cháu đi đâu vậy?-Tôi hỏi em.(chú thích lời hỏi đó là lời “Tôi”
-Tác dụng 1:Trong tất cả các trường hợp còn lại 
-Tác dụng 3: không có.
3/Củng cố dặn dò:HS đọc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang 
GV nhận xét tiết học.
Mỉ thuật
(Cô Thuý dạy)
Thứ 6 ngày 14 tháng 5 năm2010
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I/ Mục tiêu:Biết kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người;nhận biết và sửa được lỗi trong bài;viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
 II/Hoạt động dạy và học:
 A-Bài cũ: 
 GV nhận xét bài tiết trước.
 B- Bài mới:
 HĐ 1: Nhận xét:
 -GV ghi đề bài lên bảng và gạch dưới những từ ngữ cần lưu ý.
 -GV nhận xét về ưu điểm,nhược điểm về nội dung,hình thức và cách trình bày.
-GV thông báo điểm cụ thể.
HĐ 2: Hướng dẫn HS chữa lỗi chung.
-GV trả bài cho từng HS.
-HS đọc 5 gợi ý trong SGK.
-Một số HS lên chữa lỗi
-Lớp nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
HĐ 3: HS chữa lỗi trong bài
-HS đọc lời nhận xét của thầy cô trong bài của mình.
-HS tự chữa lỗi trong bài.
-Từng cặp HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
HĐ 4: Đọc những đoạn văn hay,bài văn hay.
-GV đọc một số đoạn văn,bài văn của HS : Khánh Linh, Hửu, Bền,.
-HS trao đổi thảo luận tìm ra cái hay,cái đáng học tập ở bài văn đó.
HĐ 5: HS viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
-HS đọc lại đoạn văn vừa viết.
-GV chấm điểm một số đoạn văn.
III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học.
 -HS viết bài văn chưa đạt về nhà viết lại.
Địa lí
ôn tập cuối năm
I/ Mục tiêu:
-Tìm được các châu lục ,đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới.
-Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí,đặc điểm thiên nhiên ),dân cư ,hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp )của các châu lục :châu á,châu Âu,châu Phi,châu Mĩ,châu Đại Dương,châu Nam Cực.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ thế giới.
	- Quả địa cầu.
III/ Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoặc cả lớp.
Bước 1: GV gọi một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt nam trên bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu.
	- GV tổ chức cho HS trò chơi: "Đối đáp nhanh" để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào?
Bước 2: GV nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b SGK.
Bước 2:
	- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
	- GV giúp HS hoàn thành bảng thống kê.
IV/ Nhận xét, dặn dò:
	- GV dặn HS ôn tập ở nhà chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
Buổi chiều:
Toán
170. luyện tập chung.
I/ Mục tiêu:
	Biết thực hiện phép tính nhân, chia và vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Thực hành:
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
	a) 0,12 x = 6	b) : 2,5 = 4
	 = 6 : 0,12	 	 = 4 x 2,5
	 = 1,4	 	 = 10
	c) 5,6 : = 4	d) x 0,1 = 
	 = 5,6 : 4	 	 = 
	 = 1,4	 	 = 4
Bài 3: Cho HS tự nêu tóm tắt rồi giải:
	Bài giải:
	Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu là:
	2400 : 100 x 35 = 840 (kg)
	Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ hai là:
	2400 : 100 x 40 = 960 (kg)
	Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong hai ngày đầu là:
	840 + 960 = 1800 (kg)
	Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ ba là:
	2400 - 1800 = 600 (kg)
	Đáp số: 600 kg.
Bài 4: Cho HS tự nêu tóm tắt rồi giải:
	Bài giải:
	Vì tiền lãi bằng 20% tiền vốn, nên tiền vốn là 100% và 1 800 000 đồng bao gồm:
	100% + 20% = 120% (tiền vốn)
	Tiền vốn để mua số hoa quả đó là:
	1 800 000 : 120 x 100 = 1 500 000 (đồng)
	Đáp số: 1 500 000 đồng.
4/ Cũng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn ôn luyện ở nhà.
Kĩ thuật
lắp ghép mô hình tự chọn (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
HS cần phải:
	- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp mô hình tự chọn
	- Lắp được mô hình tự chọn.
Với hs khéo tay :
-Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn .
-Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
 II/ Đồ dùng dạy học:
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài.
	- GV giới thiệu bài nêu mục tiêu bài học.
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp mô hình tự chọn
a) Chọn các chi tiết:
	- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
	- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
	- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận:
	- Trước khi thực hành, GV:
	- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để các em nắm vững quy trình lắp 
	- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
c/HS lắp ráp mô hình tự chọn.	
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
	- GV tổ chức cho SH trưng bày sản phẩm theo nhóm.
	- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá theo mục III - SGK.
	- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
	- GV nhắc HS tháo rời các bộ phận, sau đó tháo rời các chi tiết và xếp đúng vị trí vào ngăn hộp.
IV/ Nhận xét dặn dò:
	- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 34 lop 5.doc